Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.29 KB, 5 trang )
SÁCH TỐ VẤN
Thiên hai mươi mốt: KINH MẠCH BIỆT LUẬN
Hoàng Đế hỏi rằng:
Người ta: động, tĩnh, dũng, khiếp mạch có biến đổi không? [1]
Kỳ Bá thưa rằng:
Phàm người, gặp những sự kinh, khủng, nóä, lao động, tĩnh v.v
mạch cũng đều biến [2]. Vì vậy, đi đêm thời hơi thở phát ra ở Thận, khí bốc
lên gây bệnh cho Phế. Có sự sợ hãi, hơi thở phát ra ở Thận, khí bốc lên gây
bệnh cho Phế [3]. Có sự vấp ngã mà sợ, hơi thở phát ra ở Can, khí bốc lên
làm hại Ty [4]ø. Có sự sợ hãi, hơi thở phát ra Phế, khí bốc lên làm hại Tâm
[5]. Lội nước, lăn ngã, hơi thở phát ra ở thận và xương [6]. Gặp trường hợp
đó, người dũng, khí hành được thời vô sự, nếu là người khiếp, khí ngừng lại,
sẽ mắc bệnh [7].
Cho nên, về phép chẩn mạch, xem ngươi dũng hay khiết và nhận cả ở
cốt, nhục, bì phu Sẽ hiểu được bệnh tình, để giúp thêm về phép chẩn [8].
Uống ăn quá nó, hãn phát ra ở Vị, sợ quá mất tinh thần, hãn phát ra ở
Tâm, mang nặng đi xa, hãn phát ra ở Thận, chạy vội, sợ hãi, hãn phát ra ở
Can, làm lụng vất vả, hãn phát ra ở Tỳ [7].
Cho nên Xuân, Thu, Đông, Hạ bốn mùa âm dương đều không làm hại
người. Sở dĩ sinh bệnh, chỉ vì quá độ, trái mất lẽ thường [8].
Khí vị của thức ăn, sau khi vào Vị, tán “tinh” vào Can, tràn khí vào
Cân [9].
Khí vị của thức ăn, sau khi vào Vị, các khí “trọc” dẫn lên tâm, tràn
chất “tinh” vào mạch [10].
Mạch dẫn theo Kinh. Kinh khí dẫn lên Phế. Phế tổng hợp trăm luồng
mạch, du chuyển tinh khí ra bì mao. Mao (khí) với mạch (huyết) hợp tinh,
dẫn khí về Phủ (phủ thuộc dương, khí là dương). Phủ chứa thần minh, để
giúp ích bốn tàng [11].
Khí cốt ở quân bình, sự quân bình hiện lên khí khẩu, nhờ đó để quyết
tử sinh [12].
Thức uống sau khi vào Vị bao chất tinh khí tràn lan ra, du chuyển