Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

SÁCH TỐ VẤN - Thiên hai mươi sáu - BÁT CHÍNH THẦN MINH LUẬN ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.72 KB, 8 trang )

SÁCH TỐ VẤN
Thiên hai mươi sáu: BÁT CHÍNH THẦN MINH LUẬN

Hoàng Đế hỏi:
Về việc dùng châm phải có phương pháp và chuẩn tắc, xin cho biết rõ
[1].
Kỳ Bá thưa rằng:
Về phương pháp thích, phải chờ ở nhật, nguyệt, tinh, thần và cái khí
“bát chính” (tức gió của tám phương). Khi khí đã định rồi sẽ thích [2]. Gặp
những ngày ấm áp sáng sủa, thời huyết dịch điều hòa mà vệ khí nóåi ra bên
ngoài, thời huyết ngừng trệ mà vệ khí chìm vào bên trong [3]. Khi nguyệt
mới sinh (trăng nón) thời huyết khí mới tinh (khiết) vệ khí mới hành. Khi
nguyệt đầy, huyết khí thực, cơ nhục bền chặt, khí nguyệt khuyết, thời cơ
nhục giảm sút, kinh lạc hư, vệ khí tán, chỉ còn hình ở lại. Đó là nhân thiên
thời để điều hòa khí huyết [4].
Bởi vậy, trời rét đừng thích, trời ấm khí huyết không ngưng trệ, lúc
trăng nón chớ tả, lúc trăng đầy chớ bổ, lúc trăng khuyết chớ trị. Cần phải
theo đúng thiên thời để điều khí huyết [5]. Nhận thứ tự của trời, và cái thời
hư, thực, để thi hành việc thích [6]. Cho nên nóùi: lúc trăng nón chớ tả, e âm
khí của Tàng sẽ bị hư, lúc trăng đầy chớ bổ, e huyết khí càng thêm đầy ràn,
nếu để cho “lạc” còn có huyết ứ lại, đó là đã thực lại làm cho thêm thực, tức
là “trùng thực”. Lúc trăng khuyết mà trị, đó làm loạn kinh mạch, âm dương
lẫn lộn, chân với tà không phân biệt, chìm lăn và ngừng trệ, ngoài hư trong
loạn, bệnh tà do đó càng tăng tiến [6].
Hoàng Đế hỏi:
Tinh thần bát chính để “hậu: gì? [7]
Kỳ Bá thưa rằng:
Tinh thần cốt để ghi sự vận hành của nhật, nguyệt, Bát chính cốt để
“hậu” cái hư tà của tám phương. Bốn mùa cốt để chia cái khí của Xuân, Hạ,
Thu, Đông, để điều hòa cho nóù quân bình, và xa lách cái hư tà bát chính
đừng để mắc phải [8].


Đương lúc khí ở con người hư, lại gặp hư tà của trời, hai “hư” cùng
“cảm” lẫn nhau, sẽ suốt tới xương, và làm thương tới năm Tàng Lương
công cứu ngay, đừng để cho bị thương. Cho nên nóùi: những ngày “thiên
kỵ” cần phải biết rõ (1) [9].
Hoàng Đế hỏi:
Xin cho biết thế nào là “bắt chước đời xưa”? [10]
Kỳ Bá thưa rằng:
Bắt chước đời xưa, tức là bắt chước ở Châm kinh. Ngoài đó lại còn
phải nghiệm về sau này, biết ngày nào hàn hay ôn, nguyệt bao giờ hư hay
thịnh, để “hậu” xem khí phù, trầm thế nào, rồi mới thi hành phép điều trị, sẽ
được hiệu nghiệm ngay. Vì thế nên lương công khác hẳn mọi người, trong rõ
từ vô hình, nghe tỏ từ vô thanh, thật là thần tình, ít ai bì kịp [11].
Hư tà tức là cái khí của “bát chính”. Chính tà là do sự nhọc mệt, mình
thoát mồ hôi, tấu lý mở rộng, gặp phải hư phong, nóù phạm vào người nhẹ
nhàng Những trường hợp đó, người ta chỉ có thể biết được tính, nào ai còn
trông thấy hình [12].
Bực Thượng công chữa bệnh ngay từ lúc mới nảy mầm, trước phải
biết cái khí của ba bộ, chín hậu, để điều hòa cho khỏi gây thành bệnh lớn
[13].
Còn kẻ Hạ công thời chi cứu chữa khi bệnh đã thành, khí thế đã bại,
có hiểu biết gì đến sự trái ngược của ba bộ chín hậu đâu [14].
Hoàng Đế hỏi:
Xin cho biết rõ phương pháp bổ, tả [15]
Kỳ Bá thưa rằng:
Tả phải dùng “phương” (tức là đương), dùng ngay vào lúc khí “đương
thịnh), lúc nguyệt đương đầy, lúc nhật đương ôn, và lúc khí ở con người
đương thịnh, đúng vào lúc hơi đương hút vào, liền cắm châm vào, chờ lúc
thở ra từ từ rút châm có như thế, khí mới thịnh mà dẫn hành được [16].
Bổ phải dùng “viên” (1) viên tức là chuyển di là lưu hành [17].
Thích đã trúng vào Vinh, lại phải chờ lúc hút vào để xoay chuyên

mũi châm [18].
Cho nên muốn nuôi thần khí tất phải biết rõ thân hình con người gầy
hay béo, vinh vệ khí huyết thịnh hay suy. Mới có thể dùng châm được trúng
[19].

Thiên hai mươi bảy: LY HỢP CHÂN TÀ LUẬN

Hoàng Đế hỏi:
Xin cho biết tà khí ở kinh, gây nên bệnh thế nào, và nên thích như
sao? [1]
Kỳ Bá thưa rằng:
Thánh nhân đặt ra độ số, tất ứng với trời đất. Trời có Tú độ (độ đi của
sao) đất có kinh thủy (các giòng sông), người có kinh mạch [2].
Trời đất ôn hòa thời kinh thủy yên tĩnh, trời rét đất nứt, thời kinh thủy
ngừng trệ, trời thử đất nhiệât, thời kinh thủy tràn lan, gió bão bốc to, thời
sóng nước dồn cao Tà khí phạm vào mạch ở con người cũng vậy [3]. Hàn
thời huyết ngừng trệ, thử, thời khí lỏng loãng [4]. Tà nhân hư mà phạm vào,
cũng như kinh thủy bị gió thổi giạt [5]. Động mạch của Kinh, lúc đến cũng
cồn lên, khí đi trong mạch thời đều đều trôi chảy [6].
Khí dẫn đến Thốn khẩu, lúc đại, lúc tiểu, đại là tà khí đến, tiểu thời
vô sự [7].
Lúc lưu hành không có nơi nhất định, lúc ở Aâm, lúc ở Dương không
thể chia rõ độ số [8].
Theo tà ở vào bộ phận nào để xét, ba bộ, chín hậu cho đúng, nếu vụt
thấy tà khi ở bộ phận nào, kíp chặn ngay đi, đừng để lây láng [9].
Lúc hút vào thời dùng châm, đừng để khí nghịch [10].
Yên lặng để châm thong thả, đừng để tà khí tán bố. Tới khi một hút
vào nữa, lại xoay chuyển châm, đó là muốn chờ được khí [11].
Chờ lúc thở ra, sẽ rút châm, thở ra hết, châm rút ra hết, tà khí cũng ra
hết, nên gọi là Tả [12]

Hoàng Đế hỏi:
Bất túc thời bổ, bổ như thế nào? [13]
Kỳ Bá thưa rằng:
Trước phải dùng tay vuốt lên huyệt định châm, miết mạnh tay xuống
cho khí tan, đẩy lên đẩy xuống cho huyết lưu thông, đập mạnh lên cho bệnh
nhân chú ý, rồi “bấu” (cấu) lấy da lôi cao lên, tức thời hạ châm Sau khi hạ
châm, để yên cho khí lưu thông Khi khí đã đến, đừng để biến chuyển. Chờ
hút dẫn châm, khí không tiết ra, rút châm vít huyệt, để khí khỏi kiệt. Như thế
gọi là bổ [14].
Hoàng Đế hỏi:
Phép hậu khí như thế nào? [15]
Kỳ Bá thưa rằng:
Khi tà khí lìa khỏi lạc để vào kinh, ký túc ở trong huyết mạch, khí hàn
ôn chưa hợp nhau, lúc đó tà khí sẽ cuộn lên, lúc lại lúc đi, nên không có nơi
nhất định. Cho nên cần phải ngay từ lúc tà khí nóù mới lại án cho nóù ngưng
lại, rồi thừa thế mà thích ngay. Đừng đón tả vào lúc tà khí đương thịnh [16].
Chân khí tức là kinh khí, khi kinh khí đã quá hư, thời cũng không nên
tả bỏ tà khí giữa lúc đương thịnh [17].
Nếu “hậu” tà khí không tinh, khi đại khí đã quá rồi mới tả, thời chân
khí sẽ thoái, thoát thời không thể hồi phục, do đó tà khí lại đến, bệnh càng
tăng tiến [18].
Vậy cần phải tả ngay lúc tà khí mới đến. nếu hoặc sớm quá, hoặc
muộn quá, thời khí huyết đã đến hết, bệnh ấy không thể hạ được nữa [19].
Hoàng Đế hỏi: Bổ với tả, nên dùng phép nào trước? [20]
Kỳ Bá thưa rằng:
Về phép công tà, thích bớt bỏ huyết cho tà khí tiết ra, rồi sau mới bổ
chân khí. Nhưng đó thuộc về tân tà, nên mới thích như vậy, bệnh sẽ khỏi
ngay [21].
Hoàng Đế hỏi:
Nếu chân khí với tà khí đã trộn lẫn, không còn nóåi cuộn lên nữa, thời

làm thế nào? [22]
Kỳ Bá thưa rằng:
Phải xét rõ thịnh suy của ba bộ, chín hậu, để điều hòa cho quân bình,
xét rõ sự “tương thất, tương giảm” của tả, hữu, trên, dưới và bệnh ở Tàng
nào, để định đoạt sự sống chết [23].
Nếu không biết được ba bộ, thời không biết được âm dương, không
phân được trời đất. Phải lấy đất để “hậu” đất, trời để “hậu” trời người để hậu
người. Rồi điều hòa trung phủ (vị) để ấn định ba bộ [24].
Vậy nếu thích mà không biết bệnh mạch về ba bộ, chín hậu ở nơi nào,
dù có sự thái quá hay bất cập cũng không sao ngăn ngừa được [25].

×