SÁCH TỐ VẤN
Thiên ba mươi lăm: NGƯỢC LUẬN
Hoàng Đế hỏi:
“Hài, Ngược” đều sinh ra bởi phong. Lúc phát lúc không, không có kỳ
hạn, là vì sao? (Hài cũng là ngược, nhưng chứng phát về đêm gọi là Hài,
phát về ngày gọi là Ngược) [17].
Kỳ Bá thưa rằng:
Khí ngược mới phát, trước khởi sự từ các chân lông (ghê, rợn) vươn
vai và ngáp, rồi mới phát Rét run lập cập, yêu tích đều đau, sau khi lạnh rét
thời trong ngoài đều nóng, đầu nhức như muốn vỡ, khát muốn uống nước
lạnh [18].
Vì Khí gì gây nên thế? [19]
Aâm, Dương, trên dưới tranh giành lẫn nhau, hư, thực lần lượt thay
đổi, Aâm, Dương lần lượt chuyển đi [20]. Dương dồn vào Aâm, thời Aâm
thực mà Dương hư [21]. Dương minh hư thời rét run cằm cập; Cự dương hư
thời đầu, cổ yêu, tích đều đau [22]. Tam dương đều hư thời Aâm Khí thắng;
Aâm Khí thắng thời xương lạnh mà đau, hàn sinh ra từ bên trong, cho nên
trong ngoài đều hàn [23]. Dương thịnh thời ngoại nhiệt, Aâm hư thời nóäi
nhiệt [24]. Ngoại nóäi đều nhiệt thời suyễn mà khát, nên muốn uống nước
lạnh [25]. Bệnh đó gây nên, đều bởi mùa Hạ bị thương vì Khí thử, nhiệt Khí
chưa nhiều ở bên trong bì phu, bên ngoài Trường, Vị, và tà Khí luôn luôn ký
túc ở nơi Vinh. Nhân đó khiến người dễ ra mồ hôi, tấu lý rỗng mở Nhân
gặp Thu Khí, mồ hôi ra lại gặp gió, hoặc do khi tắm, thủy Khí cũng ký túc ở
khoảng bì phu, cũng ở chen với Vệ Khí [26]. Vệ Khí, ban ngày dẫn hành ở
dương phận, đêm dẫn hành ở Aâm phận. Khí đó gặp dương thời tiết ra
ngoài, gặp âm thời bách vào trong, trong ngoài cùng bách lẫn nhau, nên
hằng ngày bệnh phát [27].
Hoàng Đế hỏi:
Có chứng, cách ngày mới phát là vì sao? [28]
Kỳ Bá thưa rằng:
Khí đó ký túc ở nơi sâu, bên trong bách vào khí âm, dương khí một
mình phát ra, âm tà bám ở bên trong. Aâm với dương tranh giành nhau,
không thể ra được, nên cách một ngày bệnh mới phát [29].
Bệnh phát có khi muộn, có khi sớm, khi nào làm nên thế? [30]
Tà khí ký túc ở Phong phủ, theo thăn thịt mà dẫn xuống. Vệ khí một
ngày một đêm đại hội ở Trong phủ. Đến ngày hôm sau, tức là qua một ngày,
mới xuống được một đốt (đốt xương sống), nên bệnh phát muộn. Đó là do
tà khí trước ký túc ở Tích bối, nên mới khiến như vậy [31]. Mỗi khi dẫn đến
Phong phủ, thời tấu lý mở, tấu lý mở thời tà khí vào, tà khí vào thời bệnh
phát. Vì cớ đó, nên có mỗi ngày mỗi lui muộn dần [32]. Do phát ra từ phong
phủ, mỗi ngày mỗi xuống thấp một đốt, qua hai mươi mốt ngày, tới Cầu cốt
(tức xương khu), hai mươi ngày vào trong xương sống, lẩn vào trong mạch
Phục lữ, chân khí dẫn lên, qua chín ngày, lên tới huyệt khuyết bồn, khí đó
càng ngày càng cao cho nên bệnh phát càng ngày càng sớm [33].
Hoàng Đế hỏi:
Phu tử nói, vệ khí mỗi khi đi đến Phong phủ, Tấu lý mới mở, mở thời
tà khi lọt vào, lọt vào thời phát bệnh. Giờ Vệ khí mỗi ngày đi xuống một đốt,
khí của nó phát ra, không đúng Phong phủ. Vậy mà hàng ngày phát lệnh, là
vì sao? [34]
Kỳ Bá thưa rằng:
Đó là do tà khí ký túc ở đầu, cổ, theo thăn thịt mà dẫn xuống, hư thực
không giống nhau, tà trúng không nhất định một chỗ, nên không thể đúng
với Phong phủ [35]. Tà trúng ở đầu và cổ, khí đến đầu và cổ thời bệnh phát,
tà trúng ở lưng, khí đến lưng thời bệnh phát, tà trúng yêu tích, khí đến yêu
tích thời bệnh phát, tà trúng ở tay chân, khí đến tay chân thời bệnh phát [36].
Vệ khí ở vào nơi nào, với tà khí tương hợp thời bệnh phát. Cho nên
phong không nhất định lấy đâu làm “phủ”, theo khí phát ở nơi nào, tất mở cả
tấu lý Vậy cái nơi mà tà khí hợp nơi đó tức là phủ [37].
Hoàng Đế hỏi:
Phong với ngược, tựa như cùng một loài. Vậy mà bệnh phong không
thay đổi, đến bệnh ngược, có lúc phát, có lúc không, là vì sao? [38]
Kỳ Bá thưa rằng:
Phong khí thường lưu ở một nơi, nên bệnh không thay đổi, ngược khí
theo kinh lạc, chìm mạch vào bên trong, nên khí nào gặp vệ khí mới phát
[39].
Bệnh ngược, trước hàn mà sau nhiệt, là vì sao? [40]
Mùa Hạ bị thương vì đại thử (nắng quá) hãn ra quá nhiều tấu lý khai
phát, nhân lại gặp cái khí hàn thủy lạnh lẽo của mùa Hạ, chứa ở bên trong
tấu lý bì phu, tới mùa Thu lại bị thương vì phong, do đó gây nên bệnh [41].
Hàn là âm khí, phong là dương khí. Trước bị thương vì hàn, sau bị
thương vì phong, nên bệnh phát trước hàn mà sau nhiệt, và bệnh phát có
từng lúc., gọi là hàn ngược [42].
Trước nhiệt mà sau hàn là vì sao? [43]
Đó là do trước bị thương vì phong, sau mới bị thương vì hàn, nên
trước nhiệt mà sau hàn. Bệnh đó cũng phát có tứng lúc, gọi là ôn ngược [44].
Nếu chỉ nhiệt mà không hàn, là âm khí tuyệt trước, dương khí phát ra
một mình. Do đó mới có chứng thiểu khí, phiền oan, tay chân nóng mà
muốn ọe. Bệnh đó gọi là Đan ngược [45].
Hoàng Đế hỏi:
Kinh nói: “hữu dư thời tả, bất túc thời bổ”, giờ nhiệt là hữu dư, hàn là
bất túc. Ngẫm như chứng hàn của bệnh Ngược, nước nóng lửa đốt không thể
làm cho ấm, đến khí nhiệt thời dù nước băng cũng không thể làm cho hàn.
Nó đều thuộc về cái loại “hữu dư, bất túc”. Gặp trường hợp đó, dù lương
công cũng đành chịu bó tay, phải đợi bệnh khí tự suy giảm, rồi mới thích, là
vì cớ sao? xin cho biết rõ[46].
Kỳ Bá thưa rằng:
Kinh nói: Đừng thích lúc nhiệt đương bừng bừng, mạch đương cuồn
cuộn, và hãn đương đầm đìa “Vì lúc đó, tà khí dương mạnh, chính khí
đương nghịch, nên không thể thích [47]. Ngẫm như chứng Ngược khi mới
phát, dương khí dồn vào âm, đương lúc đó âm hư mà dương thịnh, bên ngoài
không dương khí, nên rét run trước, Aâm khí đã nghịch đến cực điểm rồi,
thời lại Quày ra với Dương. Dương với Aâm lại dồn cả bên ngoài, thời âm
hư mà dương thực, cho nên trước nhiệt mà khát [48]. Ngẫm như ngược khí
dồn vê dương thời dương thắng, thời nhiệt [49]. Ngược phát sinh do sự bất
thường của khí phong hàn, khí nó phát tới cực điểm thời khí kia đến. Lúc
bệnh phát như lửa bốc cháy, như mưa sa gió táp không thể ngăn cản. Cho
nên kinh nói” Bệnh lúc dương hăng, chính khí đương bị suy tổn, phải đợi lúc
tà khi giảm, sẽ thích, mới được an toàn ” tức là nghĩa đó [50].
Ngược lúc chửa phát, âm chửa dồn vào Dương, Dương chửa dồn vào
âm, nhân lúc đó, thừa cơ mà làm cho điều hòa, chân khí được yên, tà khí sẽ
hết. Cho nên không trị giữa lúc bệnh đã phát, vì phòng nghịch khí vậy [51].
Hoàng Đế hỏi:
Dùng phép “Công” thế nào? [52]
Kỳ Bá thưa rằng:
Chứng Ngược lúc sắp phát, âm dương lúc sắp di dịch, tất từ “từ mạt”
trước. Dương đã thương, âm sẽ theo, nên trước khi đó, buộc chặt nơi đó cho
tà khí không dẫn vào, âm khí không thể ra xét rõ các Tôn lạc thấy nó có vẻ
“thinh kiên”, thời thích ngay, đó là làm cho nó không kịp dồn vào nhau [53].
Hoàng Đế hỏi:
Lúc Ngược chửa phát, mạch ứng thế nào? [54]
Kỳ Bá thưa rằng:
Ngược khí tất có lúc thịnh, lúc hư Bệnh tại dương, thời nhiệt mà
mạch táo, bệnh tại âm, thời hàn mà mạch tĩnh. Đến thời kỳ cùng cực thời âm
dương đều suy. Lúc vệ khí rời xa thời bệnh được bớt, vệ khí họp lại thời
bệnh lại phát [55].
Hoàng Đế hỏi:
Có khi cách hai ngày hoặc ba ngày bệnh mới phát. Lúc bệnh phát, có
người khát, có người không khát, là vì sao? [56]
Kỳ Bá thưa rằng:
Cách ngày bệnh phát là do Tà khí với Vệ khí ký túc ở sáu phủ, có lúc
tương thất, không được tương đắc Cho nên khỏi vài ngày rồi mớt phát
[57].
Bệnh Ngược, do Aâm dương thay đổi về sự “thắng” hoặc thắng nhiều
hoặc thắng ít, nên mới có khát với không khát, khác nhau [58].
Hoàng Đế hỏi:
Ở luận nói: “mùa Hạ thương vì thử, thời mùa thu tất phát bệnh
Ngược”… Giờ xem như chứng ngược, lại không đúng như thế, là vì sao?
[59]
Kỳ Bá thưa rằng:
Đó là theo về bốn mùa. Đến các chứng trạng khác, lại là trái với bốn
mùa. Nếu phát về mùa Thu thời rét nhiều, phát về mùa Đông thời rét ít, phát
về mùa Xuân thời ố phong, phát về mùa Hạ thời nhiều hãn [60].
Hoàng Đế hỏi:
Oân ngược với Hàn ngược, tà khi đều có nơi ký túc, vậy ký túc ở
Tàng nào? [61]
Kỳ Bá thưa rằng:
Oân ngược, gây nên bởi mùa Đông trúng phải phong hàn khí tiền tàng
ở trong cốt tủy. Đến mùa Xuân thời Dương khí phát ra mạnh, tà khí không
thể tự tiết ra, nhân gặp đại thử, não tủy hun nóng, cơ nhục tiêu mòn, tấu lý
phát tiết, hoặc vì sự nhọc mệt, tà khí theo với hãn cùng tiết ra Đó là bệnh
khí tiềm tàng ở Thận Rồi do từ trong mà tiết ra ngoài [63]. Như thế thời
âm hư mà dương thịnh, dương thịnh thời sẽ phát nhiệt [64]. Đến lúc khí đã
suy thời lại quay trở vào trong, do đó dương sẽ lại hư, dương hư thời lại
hàn Cho nên trước nhiệt mà sau Hàn, gọi là Oân ngược [65].
Hoàng Đế hỏi:
Đan ngược như thế nào? [65]
Kỳ Bá thưa rằng:
Về Đan ngược, do Phế vốn có nhiệt, khí thịnh ở mình, quyết nghịch
xung lên, Trung khí thực mà không tiết ra ngoài, vì có sự nhọc mệt, tấu lý
mở ra, phong hàn ký túc ở trong bì phù, và khoảng phận nhục, thừa cơ phát
ra, lúc phát ra thời dương khí thịnh. Dương khi thịnh mà không suy thời sẽ
thành bệnh. Khí đó không trở vào với âm, cho nên nhiệt mà không hàn.
Nhiệt khí đó, bên trong thời tàng ở Tâm, bên ngoài thời lý túc ở khoảng
phận nhục, khiến bệnh nhân cơ nhục tiêu mòn, nên gọi là Đan ngược [66].