Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM_ “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức của học sinh trường Tiểu học hiện nay”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.32 KB, 21 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục nhằm nâng cao phẩm chất
đạo đức của học sinh trường Tiểu học hiện nay”
PHẦN A

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già mn vàn kính u của dân tộc, Người
đã phất cao ngọn cờ cách mạng đưa đất nước ta thốt khỏi ách áp bức, bóc lột
của giặc ngoại xâm giặc đói và giặc dốt, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc,
tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc
biệt quan tâm đến việc đào tạo thế hệ trẻ. Người đặt việc bồi dưỡng thế hệ cách
mạng kế tục cho đời sau là mối quan tâm thứ hai, sau phần dặn dò về Đảng,
Người viết: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan
trọng và cần thiết...Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho
thanh niên, đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng xã hội chủ nghĩa
vừa “Hồng” vừa “Chuyên”.
Học tập Bác là phải noi gương Bác, làm theo lời Bác dạy. Sinh thời, Bác
coi giáo dục là sự nghiệp trồng người. Bác dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây,
vì lợi ích trăm năm trồng người”. Để giáo dục đạt kết quả tốt, Bác phát động
phong trào thi đua Hai tốt: “Dạy tốt - Học tốt” trong toàn ngành giáo dục,
nhằm động viên, phát triển nhũng mặt tích cực ở họ.
Văn kiện đại hội VII ĐCSVN đã nêu rõ: Mục tiêu cơ bản của giáo dục và
đào tạo “ Nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài, hình
thành đội ngũ lao động có trí thức và tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ,
năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, có tinh thần yêu nước, yêu chủ
nghĩa xã hội” Để đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người hồn thiện lớp
người cho tương lai có đủ phẩm chất năng lực như đã nêu ở trên. Những con
người ấy trong tương lai sẽ lái cỗ máy đất nước phát triển theo hướng cơng


nghiệp hóa – hiện đại hóa và xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội. đó là
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các nhà trường phổ thông, đặc biệt là bậc
tiểu học.
Chỉ thị 2737/BGD&ĐT ngày 27/7/2012 về nhiệm vụ trọng tâm của
giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông năm học 2012 – 2013: Toàn ngành
Giáo dục và Đào tạo quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng
lần thứ XI, triển khai thực hiện Chương trình hành động đổi mới căn bản và
toàn diện giáo dục đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng
yêu cầu của cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố, hội nhập kinh tế quốc tế
của đất nước. Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và
phong cách Hồ Chí Minh; đẩy mạnh cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một
tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực".
1


Tăng cường cơng tác giáo dục tồn diện và quản lý học sinh, sinh viên.
Chú trọng và tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, văn hóa truyền
thống, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng thực hành, ý thức trách
nhiệm xã hội; tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao,
cơng tác chăm sóc sức khỏe; chú trọng cơng tác bảo đảm an ninh, trật tự trường
học; giáo dục an tồn giao thơng; phòng chống bạo lực, tệ nạn xã hội, tai nạn
thương tích, đuối nước, dịch bệnh đối với học sinh, sinh viên.
Là hiệu trưởng trường tiểu học của một xã có nhiều đồng bào dân tộc
sinh sống – một xã thuần nông cuộc sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông
nghiệp trồng trọt và chăn nuôi phong tục tập quán mỗi dân tộc một khác nhau.
Xây dựng cho mình một đề án quản lý dạy và học trong nhà trường là một khâu
then chốt của yêu cầu quản lý giáo dục ở trường học. Trong thời đại ngay nay
nhà trường có trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nâng
cao dân trí là nhiệm vụ hàng đầu qua thực tiễn công tác quản lý ở trường Tiểu

học, bản thân tôi chọn nghiên cứu đề tài “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
trong giáo dục nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức của học sinh trường Tiểu
học hiện nay” Đề tài này với mục đích để áp dụng trong công tác quản lý của
bản thân nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường để đáp
ứng nhu cầu thực tế từng bước xây dựng nhà trường trở thành trường TH đạt
chuẩn quốc gia theo chủ trương của địa phương – kế hoạch của ngành và của
huyện. Đề tài này gửi đến ban tổ chức, ban giám khảo, các bạn đồng nghiệp
một cơ sở trong việc quản lý dạy và học trong nhà trường tiểu học nhằm nâng
cao phẩm chất đạo đức của hoc sinh bậc tiểu học để đáp ứng nhu cầu thực tế
của đất nước.
Được sự giúp đỡ của tập thể sư phạm trường Tiểu học ............., của lãnh
đạo địa phương xã ............, của Phòng giáo dục huyện Krơng Păk. Tuy nhiên
trong q trình nghiên cứu và thực hiện khơng tránh khỏi thiếu sót rất mong
nhận được sự góp ý của Ban giám khảo và của quý thầy cô giáo trong nhà
trường để đề tài được hồn chỉnh hơn và có đầy đủ cơ sở để áp dụng vào thực
tiễn trong nhà trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
2- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
Những biện pháp chỉ đạo công tác giáo dục, nâng cao phẩm chất đạo đức
của học sinh trường Tiểu học hiện nay của hiệu trưởng trường tiểu học
3- PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
Do thời gian cũng như khả năng của bản thân nên tôi chỉ nghiên cứu đề tài
này ở phạm vi trường tiểu học ............. huyện Krông pắk
4- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp xử lý thơng tin
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp đối chiếu
5- KẾT CẤU CỦA TIỂU LUẬN

2


- Phần mở đầu
- Phần nội dung
- Phần kết luận và kiến nghị
PHẦN B

NỘI DUNG
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN
Đạo đức là một thành phần cơ bản của nhân cách con người và gắn bó
chặt chẽ với các mặt khác. Nói về đạo đức, nhân cách của con người Bác Hồ đã
dạy “ Đạo đức là cái gốc của cách mạng” “ Người có tài mà khơng có đức là
người vơ dụng. Người có đức mà khơng tài làm việc gì cũng khó”. Vì vậy việc
giáo dục nhân cách đạo đức cho hoc sinh giữ một vị trí rất quan trọng. Mỗi lớp
học cấp học có nhiệm vụ giáo dục khác nhau, bởi giáo dục Tiểu học đặt nền
móng cho giáo dục phổ thơng. Giáo dục Tiểu học góp phần quan trọng vào sự
phát triển những cơ sở đầu của nhân cách con người. Q trình giáo dục ở Tiểu
học khơng những phải giúp cho hoc sinh nắm vững được những, kỹ năng, kỹ
xảo, phát triển năng lực trí tuệ mà cịn phải giúp cho các em hình thành được cơ
sở ban đầu của thế giới quan khoa học, những phẩm chất nhân cách của con
người. Quá trình giáo dục tiểu học, về bản chất là q trình chuyển hố tự giác,
tích cực, độc lập những yêu cầu về chuẩn mực hành vi đạo đức đã được quy
định theo những hành vi, thói quen ứng xử ở học sinh dưới động giáo dục của
giáo viên mà chủ yếu là giáo viên chủ nhiệm. Nhưng thực trạng hiện nay nhiều
giáo viên xem nhẹ nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong sự
phát triển vươn lên của xã hội có những yếu tố, những biểu hiện tiêu cực tác
động xấu đến học sinh và ảnh hưởng đến quá trình giáo dục, xây dựng nhân
cách cho học sinh
Điều 2 luật giáo đã nêu“ Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người

Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ
và nghề nghiệp – trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc dân chủ và chủ
nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất năng lực của
công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc”
Điều 23 luật giáo dục đã khẳng định “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông
là giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ
và kĩ năng hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị cho học sinh tiếp tục
học lên và đi vào cuộc sống tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Nhiệm vụ của trường Tiểu học: Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động
giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu chương trình giáo dục do Bộ trưởng Bộ
giáo dục và đào tạo ban hành ( mục1 điều 3 điều lệ trường tiểu học). Hiệu
trường tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và
chất lượng giáo dục của nhà trường.
Với chủ đề năm học 2012 – 2013 “Tiếp tục đổi mới công tác quản lý nâng
cao chất lượng giáo dục” Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm
3


theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ” cuộc vận động 2 khơng với 4 nội dung “
Nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” “ Nói
khơng với vi phạm đạo đức nhà giáo và tình trạng học sinh khơng đạt chuẩn lên
lớp” Cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và
sáng tạo”
Làm thế nào để khắc phục những thực trạng hiện nay? Làm thế nào để
chống lại những tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình giáo dục học sinh? Làm thế
nào để quản lý chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho
học sinh, để kết quả giáo dục học sinh đạt chất lượng cao cả hai mặt giáo dục
học lực và hạnh kiểm? Chỉ thị 06/CT/TƯ ngày 07/11/2006 của bộ chính trị triển
khai cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Đó

là những vấn đề bản thân tơi là người quản lý chỉ đạo các hoạt động giáo dục
trong nhà trường cần quan tâm và tìm cách giải quyết, vì vậy bản thân tơi chọn
nghiên cứu đề tài “ Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc giáo dục, nâng
cao phẩm chất đạo đức của học sinh trường Tiểu học hiện nay”. Đề tài này
với mục đích để áp dụng trong công tác quản lý của bản thân nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường để đáp ứng nhu cầu thực tế từng
bước xây dựng nhà trường trở thành trường TH đạt chuẩn quốc gia
II/ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TH
LA VĂN CẦU HIỆN NAY
a/ Tình hình nhà trường
- Tình hình địa phương
Xã ............ nằm ở phía đơng của huyện Krơng Păk. Có địa giới hành
chính giáp với ba huyện ……. huyện …… và thị xã Buôn Hồ, diện tích đất tự
nhiên rộng 5541 ha, đơn vị hành chính có 25 thơn bn (trong đó có 5 bn
đồng bào dân tộc tại chỗ, 7 thôn đồng bào dân tộc phía bắc). Có trên 90% số hộ
dân là sản xuất nông nghiệp, 5 trường học (1 trường Trung học cơ sở, 3 trường
tiểu học, 1 trường mầm non) 19/25 thôn bn có điện lưới quốc gia, đường giao
thơng đi lại đã được đầu tư, nâng cấp xong vẫn còn gặp nhiều khó khăn về mùa
mưa. Dân số tồn xã là 14.250 nhân khẩu/ 2.852 hộ, gôm 11 dân tộc anh em
cùng sinh sống đan xen. Có 3 tơn giáo chính: phật giáo, cơng giáo, tin lành.
Là một xã có đơng thành phần dân tộc nên trình độ dân trí nhìn chung
cịn thấp, khơng đồng đều, tập tục, tập qn trong sinh hoạt, đời sống có nhiều
điểm khơng tương đồng. số hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số còn ở
mức cao. Ý thức tự giác, tự lực, tự cường vươn lên trong cuộc sống của bà con
đang còn hạn chế.
- Tình hình nhà trường.
Trường Tiểu học ............. được thành lập từ ngày 02 tháng 10 năm 1997
tách ra từ 3 phân hiệu trường Tiểu học …………. của xã ............ sau 15 năm
xây dựng và phát triển từ một điểm trường lẻ với 2 phòng học tạm bợ hiện nay
đã có 19 phịng học với 6 phịng cao tầng, với tạm đủ các phương tiện dạy và

học .
* Những thuận lợi và khó khăn
4


+ Thuận lợi:
Nhà trường thực hiện nhiệm vụ dạy và học cho học sinh 7 thôn thuộc
xã ............: thôn 5-8-10-12-19-20- thôn ……. và một số học sinh các thôn khác.
Trong các năm gần đây số học sinh vào lớp 1 theo độ tuổi là 98 – 99%
khơng có học sinh bỏ học Trường được sự quan tâm giúp đỡ của Huyện Ủy –
UBND huyện – Phịng Giáo Dục huyện Krơng Pắc. Cán bộ giáo viên công nhân
viên trong nhà trường nhiệt tình trong quản lý dạy và học, có trình độ chuyên
mônđáp ứng cơ bản với yêu cầu dạy và học.
Đại bộ phận nhân dân quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Cán bộ giáo viên
nhiệt tình có trách nhiệm trong quản lý dạy và học, có trình độ chun môn đáp
ứng cơ bản yêu cầu dạy học.
Đội ngũ cán bộ Đảng, chính quyền và các ban ngành ở địa phương quan
tâm và chỉ đạo kịp thời các hoạt động của nhà trường. nhận thức về cơng tác xã
hội hóa giáo dục của nhân dân trong các năm qua có chuyển biến tích cực, tạo
điều kiện thuận lợi cho nhà trường trong quá trình thực hiện kế hoạch dạy và
học.
Chất lượng đại trà hàng năm đã được nâng lên. Trường có học sinh giỏi
các cấp từ trường đến huyện và Tỉnh. Số học sinh được khen thưởng hàng năm
từ 25 – 30%. Học sinh toàn trường qua các năm cơ bản có đạo đức tốt, ngoan
ngỗn, lễ phép chưa có học sinh vi phạm về qui chế phải xem xét kỷ luật.
Cơ sở vật chất trường đáp ứng đủ cho việc dạy 2 buổi/ngày. Hiện có 19
phịng xây. Cán bộ quản lý nhiệt tình, có trách nhiệm có năng lực quản lý dạy
và học, nhà trường tham mưu đúng và kịp thời cho các cấp, các ngành trong chỉ
đạo các hoạt động của nhà trường.
- Những khó khăn

Địa bàn trường trải rộng, giao thơng đi lại khó khăn, lầy lội về mùa mưa,
bụi về mùa khơ. Từ trường chính đến phân hiệu thôn Eakung 8 km đến phân
hiệu thôn 19 quá xa 18 km, đã ảnh hưởng đến quá trình dạy học của giáo viên
và học sinh.
Học sinh của trường gồm 62 % là con em dân tộc: Tày, Nùng, Dao, ÊĐê,
Mường nên phong tục tập quán cuộc sống có nhiều sự khác nhau vấn đề giáo
dục nhân cách sống của cha mẹ học sinh đối với con em cũng khác nhau. Bên
cạnh đó ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh. Kinh tế của nhân dân
còn thấp đã ảnh hưởng đến việc đầu tư cho giáo dục. có 4 thơn chưa có diện ảnh
hưởng lớn đến việc học tập cho học sinh tại nhà.
Cơ sở vật chất của trường tuy đủ để dạy 2 buổi/ ngày nhưng thiết bị dạy
và học còn thiếu nhiều. Học sinh nhiều em ở xa trường có em cách 5 km những
buổi học cả ngày các em phải mang theo cơm trưa đi để ở lại học cả ngày, nhà
trường chưa có điều kiện mở bán trú cho các em ỏ lại. Trường liên tục thiếu
giáo viên từ 2- 4 người/năm. Hàng năm tuy có giáo viên chuyển đến song thời
gian cơng tác ngắn( Hợp đồng ngắn hạn) do vậy tạo ra thế không ổn định trong
nhà trường. Giáo viên phần lớn ở địa bàn xa trường giao thông đi lại vất vả, ảnh
hưởng lớn đến việc dạy học.
b/ Về học sinh: Năm học 2011-2012
5


– Tồn trường có : 366 em trong đó
+ Nữ:
192 em
+ Dân tộc :
242em
+ Nữ dân tộc: 133 em
Chia thành 17 lớp cụ thể như sau:
KHỐI


LỚP

TSHS

NỮ

DÂN
TỘC

NỮ DT

TUYỂN
MỚI

GHI
CHÚ

I
4
84
43
68
36
75
II
4
75
40
58

29
1
III
3
65
34
42
24
2
IV
3
70
35
36
28
6
V
3
72
40
38
23
3
CỘNG
17
366
192
242
133
87

c/ Về cán bộ giáo viên – công nhân viên
* Tổng số: 31 CBGV – CNV
Trong đó: + Hiệu trưởng :
01
+ Phó hiệu trưởng :
02
+ Giáo viên đứng lớp : 22
+ Tổng phụ trách đội : 01
+ Nhân viên :
05
2/ Kết quả giáo dục trong 3 năm học gần đây
Đây là nhiệm vụ trọng tâm trong nhà trường. Ngay từ đầu các năm học
nhà trường đã xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục, đã triển khai lấy ý kiến
của tập thể sư phạm nhà trường 6hong qua các tổ chuyên môn – 6hong qua hội
nghị công nhân viên chức đầu năm học và đưa ra chỉ tiêu chung cho cả năm
học.
Hằng năm có 99,7% học sinh Thực hiện đầy đủ về hạnh kiểm. Riêng môn
đạo đức ở HKI năm học 2011-2012 được xếp loại A + : 101/321, tỉ lệ 31,5,%,
loại A: 219/321, tỉ lệ 68,2 %
Kết quả đạt được về hai mặt giáo dục
Cụ thể như sau:
Hạnh kiểm
Thực
hiện đủ

Học lực

Thực hiện Giỏi
chưa dủ


khá

Trung
bình

Yếu

2008-2009
356
349
7
41
150
148
17
2009-2010
324
320
4
50
109
130
35
2010-2011
299
297
2
58
116
112

13
2011-2012
321
320
1
59
124
118
20
3. Tồn tại – nguyên nhân
a. Tồn tại
Trong thực tế hiện nay, chất lượng giáo dục đạo đức của học sinh nói
chung và của học sinh trường Tiểu học ............. nói riêng có phần giảm sút
6


- Một số giáo viên: Nhận thức về vị trí, vai trị và nhiệm vụ của cơng tác
giáo dục đạo đức cho học sinh chưa đầy đủ, chưa thực sự tích cực tham gia hoạt
động giáo dục ngồi giờ lên lớp, chưa thấy rõ vai trị của cơng tác giáo dục đạo
đức cho học sinh trong công tác chuyên môn của mình.
- Ban giám hiệu: Chưa được bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
quản lý cao cấp. Có nhận thức đúng về vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh
giáo dục đạo đức cho học sinh, song chưa thực hiện đủ chức năng và nhiệm vụ
của mình; việc hướng dẫn và tổ chức hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp cho
học sinh cịn mang tính tự phát, thiếu kế hoạch.
Nhà trường thiếu kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên
tổng phụ trách đội. Kế hoạch công tác năm học của nhà trường thể hiện khá đầy
đủ nội dung các hoạt động giáo dục, song vấn đề bồi dưỡng giáo dục đạo đức
cho học sinh chưa được đề cập một cách đúng mức. chưa phân công cụ thể
người thực hiện, chưa chỉ rõ tiến độ thời gian, chưa xây dựng kế hoạch chi tiết

cho học kỳ, quý, tháng, tuần; kế hoạch của các hoạt động còn chung chung.
b. Nguyên nhân
Sự cạnh tranh của cơ chế thị trường: mặt tích cực thúc đẩy sự phát triển
của nền kinh tế, song lại là mảnh đất tốt cho cơ hội thực dụng, vụ lợi phát triển
chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, coi đồng tiền là trên hết dẫn đến sự xuông cấp về đạo
đức xã hội từ người lớn đến trẻ em và mọi mặt của xã hội- Trong gia đình ơng
bà, cha mẹ của một số học sinh thiếu gương mẫu về đạo đức, chửi mắng lẫn
nhau, có gia đình khốn trăng việc giáo dục con cái cho nhà trường và xã hội,
nuông chiều con cái q mức, có những hành vi thiếu văn hố dẫn đến một số
học sinh vô lễ với người lớn, nhiều em không nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô,
lười lao động, lười học trộm cắp, trong giao tiếp nói năng thơ lỗ, cọc cằn –
Ngồi xã hội: hiện tượng tiêu cực, các hành vi đạo đức thiếu văn minh, các tụ
điểm intenet tràn lan thiếu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước gây ảnh hưởng lớn
đến hành vi đạo đức của các em. Trường được xây dựng gần khu vực chợ nga
ba thôn 10.
Trong nhà trường: Học sinh phần lớn là ngoan, biết vâng lời thầy cô, thực
hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường đề ra. Tuy nhiên đánh giá một cách
khách quan mà nói học sinh hiện nay rất nhạy cảm rất dễ thích ứng với các hiện
tượng tiêu cực ngoài xã hội như hiện tượng nói tục, gây gổ với bạn bè, các
hành vi thiếu văn hố vẫn cịn. Đặc biệt học sinh khơng biết áp dụng kiến thức
đã học vào thực tế. Chẳng hạn học sinh vừa được học bài “ Giữ trật tự vệ sinh
nơi công cộng” nhưng lại mất trật tự trong giờ học hoặc vứt rác bừa bãi ở lớp
học, sân trường. Họăc vừa được học bài “ Lễ phép vâng lời thầy cô giáo”
nhưng lại chỉ chào hỏi thầy cơ giáo dạy mình, khơng biết cảm ơn khi được
người khác giúp hoặc nói lời xin lỗi khi làm điều gì đó khơng phải đối với
người khác. Sở dĩ vẫn cịn các hiện tượng trên là do gia đình chưa thật sự quan
tâm đến đời sống tinh thần của con cái. Do tác động mặt trái của cơ chế thị
trường vào môi trường sống của học sinh. Mặt khác do giáo viên chưa quan
tâm nhiều đến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh mà chỉ quan tâm đến
việc truyền thụ kiến thức văn hoá, chưa thực sự chú trọng đến việc giảng dạy

7


tốt mơn học đạo đức cho các em. Nếu có dạy chỉ cung cấp cho các em về mặt lý
thuyết mà coi nhẹ thực hành. Trong giờ học, giáo viên chủ yếu sử dụng phương
pháp thuyết trình, giảng giải. Hình thức tổ chức dạy học đơn điệu, thực hiện
việc học chưa đi đôi với hành, bài soạn chưa sát với mục đích yêu cầu thực tế
của học sinh từng lớp.
Do một số giáo viên chưa thấy hết tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng
chuyên môn trong hoạt động giáo dục nhà trường; chưa thực sự thích thú và
hăng hái tham gia hoạt động thi đua về giáo dục đạo đức cho học sinh; biện
pháp tổ chức chưa phù hợp với mọi hoạt động nên chưa kích thích được tính
tích cực của mỗi cá nhân; việc xây dựng kế hoạch thường dựa vào kinh nghiệm
làm việc; trình độ, năng lực của giáo viên trong trường cịn hạn chế; hình thức
động viên khen thưởng và nhắc nhở phê bình thiếu phong phú, chưa thiết thực.
Do nhận thức chưa rõ ràng về vai trị, nhiệm vụ của cơng tác giáo dục đạo
đức cho học sinh trong nhà trường nên chưa phát huy được tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của giáo viên đối với công tác chuyên môn.
Thực tế trên đã đặt ra yêu cầu cán bộ quản lý nhà trường: Phải tích cực tổ
chức và bồi dưỡng trong việc giáo dục, nâng cao phẩm chất đạo đức của học
sinh trong trường ngay và lâu dài để có đội ngũ học sinh toàn diện về mọi mặt.
III/ PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU - GIẢI PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỆN NAY
1- Phương hướng , mục tiêu
* giáo dục tư tưởng chính trị đạo đức
Tiếp tục thực hiện lời dạy của bác “ Vì lợi ích mười năm trồng cây – vì
lợi ích mười năm trồng người” và “ Dù khó khăn đến đâu thì cũng phải thi đua
dạy tốt học tốt” đồng thời thực hiện phong trào “ Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” “ Sửa đổi lề lối làm việc” và “ Xây dựng Đảng ta
thật trong sạch, thật vững mạnh” Bồi dưỡng và nâng cao nhận thức chính trị

cho cán bộ và giáo viên. Xây dựng nhà trường trở thành “ Trường học thân thiện
– Học sinh tích cực” Triển khai thực hiện tốt chủ đề năm học “ Tiếp tục đổi
công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục ” thực hiện nghiêm túc,
hiệu quả các cuộc vận động “ Hai không” “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương
đạo đức, tự học và sáng tạo”, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là
giáo dục đạo đức, nhân cách và kỷ năng sống cho học sinh, nâng cao chất lượng
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đẩy mạnh đổi mới trong quản lý,
chấn chỉnh kỷ cương, nề nếp, nâng cao hiệu lực quản lý, thực hiện tốt phương
châm “ Kỷ cương nghiêm – Chất lượng thật – Hiệu quả cao ” Tập trung đổi
mới toàn diện nhà trường, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, Tiếp tục
thực hiện các nghị quyết của Đảng về đổi mới giáo dục và đào tạo, thực hiện
luật giáo dục đã được ban hành năm 2005. Bám sát chỉ thị số 2737/CTBGD&ĐT ngày 27 tháng 7 năm 2012 nhiệm vụ năm học: 2012 – 2013 của bộ
giáo dục và đào tạo và hướng đẫn 5289/BGDĐT-GDTrT ngày 16/8/2012 hướng
đẫn thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2012-2013. Quán triệt tốt chỉ thị 40,
ngày 15/6/2004 của Bí thư TW Đảng.
8


Đối với CBGV – CNV có lập trường tư tưởng vững vàng nghiêm túc
thực hiện chủ trương 2 không “ Nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh
thành tích trong giáo dục” “ Nói khơng với vi phạm đạo đức nhà giáo và tình
trạng học sinh khơng đạt chuẩn lên lớp” . Mỗi thầy cô giáo là “Một tấm gương
sáng cho học sinh noi theo” Quán triệt yêu cầu dạy chữ đi đơi với dạy người.
Phải hình thành cho các em có sự phát triển tồn diện nhân cách, đó là sự
thống nhất biện chứng giữa đức với tài hay là sự toàn vẹn về phẩm chất và
năng lực. Sự hài hồ giữa đức và tài có ý nghĩa xã hội, có giá trị xã hội con
người. Như Bác Hồ nói: “ Có tài mà khơng có đức là người vơ dụng. Có đức
mà khơng có tài làm việc gì cũng khó” Vì vậy việc quản lý hoạt động giáo dục
đạo đức trong nhà trường là một trong những biện pháp quản lý rất quan trọng
đối với người quản lý.

Công tác bồi dưỡng và nâng cao phẩm chất đạo đức học sinh hiện nay là
công việc không bao giờ kết thúc. Mục đích của cơng tác này là nhằm đẩy
mạnh sự phát triển về hai mặt giáo dục trong nhà trường, giúp học sinh phát
triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kĩ năng hình thành nhân
cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xây dựng tư cách và trách nhiệm
công dân chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên và đi vào cuộc sống tham gia
xây dựng và bảo vệ tổ quốc theo đúng mục tiêu của giáo dục phổ thông, giúp
học sinh theo kịp và đáp ứng tốt các yêu cầu đòi hỏi của xã hội, theo kịp sự phát
triển của khoa học kỹ thuật và khoa học giáo dục.
Để công tác bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh đạt kết quả tốt
đòi hỏi:
- Hiệu trưởng phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác giáo
dục đạo đức cho học sinh.
- Ban giám hiệu nhà trường cần xác định đúng nhu cầu, mục tiêu, nội
dung của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Tổ chức và chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch của công tác giáo dục
đạo đức cho học sinh đạt hiệu quả. Kế hoạch của công tác giáo dục đạo đức cho
học sinh phải là một phần trong kế hoạch chung, để thể hiện rõ trong các hoạt
động giáo dục của nhà trường, của các tổ, khối chuyên môn. Mỗi hoạt động
giáo dục đều có mục đích riêng, nội dung và phương pháp, phương tiện thực
hiện riêng và cuối cùng phải được Hiệu trưởng đánh giá.
* Nhiệm vụ dạy và học
Thực hiện đúng kế hoạch giảng dạy theo chương trình giáo dục phổ thơng
ban hành theo số 16/QĐ BGD&ĐT.
Giáo viên tăng cường tự học, tự bồi dưỡng nâng cao chun mơn của bản
thân có biện pháp khắc phục khó khăn yếu kém.
Giáo viên phải dạy đúng chương trình thời khóa biểu, biết vận dụng linh
hoạt các phương pháp dạy học vào thực tế lớp mình phụ trách. Soạn bài phải
thể hiện rõ hoạt động của thầy và trò, đặc biệt là thể hiện rõ sự hỗ trợ đặc biệt
đối với học sinh vùng đồng bào dân tộc. Tích cực chấm chữa bài cho học sinh

trong mỗi buổi học. Tổ chức sinh hoạt tập thể, ngoại khóa, phân loại trình độ
học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém
9


nhằm đẩy lùi hiện tượng học sinh lưu ban bỏ học, ngồi nhầm lớp. Sử dụng đồ
dùng dạy học trong mỗi tiết học một cách linh hoạt.
Hiệu trưởng, hiệu phó, tổ khối tăng cường dự giờ thăm lớp, kiểm tra giáo
viên – 100% giáo viên được thanh kiểm tra 2 lần/năm. Đa dạng hóa hình thức
sinh hoạt chun mơn – Tránh lối sinh hoạt hình thức mất thời gian. Giáo viên
tăng cường tự học, tự bồi dưỡng nâng cao chuyên mơn của bản thân có biện
pháp khắc phục khó khăn, yếu kém.
Thường xun trau dồi tư tưởng chính trị khơng ngừng học tập, lí luận ra
sức tự học tự rèn luyện nâng cao trình độ chính trị, chun mơn, nghiệp vụ.
ngay từ đầu năm nhà trường đã triển khai cho tới toàn bộ CBGV–CNV chỉ thị
33/CT–TTg ngày 08/09/2006. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ” cuộc vận động hai không. Tổ chức
học tập chuyên đề “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về
thực hành tiết kiệm chống tham ơ, lãng phí, quan liêu” đồng thời viết bài tự liên
hệ và phương hướng phấn đấu của bản thân cuối năm học sơ kết 2 năm thực
hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tìm
ra các mặt mạnh và hạn chế cần khắc phục đồng thời xây dựng kế hoạch năm
sau. Dịp kỉ niệm ngày thành lập Đảng nhà trường tổ chức mời ban tuyên truyền
giáo xã về triển khai cho tập thể CBGV–CNV chuyên đề học tập làm theo tấm
gương đạo đức Hồ CHí Minh về xây dựng Đảng ta thật trong sạch, thật vững
mạnh.
Thực hiện công văn số: 287/CV-SGD đánh giá 3 năm sơ kết cuộc vận
động xây dựng “ Trường học thân thiện – học sinh tích cực ” Tăng cường cơng
tác chủ nhiệm lớp, bồi dưỡng năng lực quản lý năng lực chủ nhiệm cho giáo
viên bằng những tấm gương sáng trong công tác chủ nhiệm sự phối kết hợp

giáo viên và gia đình học sinh để nâng cao hiệu quả giáo dục. làm tốt công tác
thi đua, biểu dương, khen thưởng kịp thời cho CBGV-CNV và học sinh, kiên
quyết xử lí những đối tượng vi phạm qui chế chun mơn. Thực hiện đánh giá
xếp loại CBGV-CNV theo định kì tháng. Học kì/cả năm. Trên cơ sở những chỉ
tiêu phấn đấu để đánh giá thực chất khách quan.
Tổ chức các kỳ thi nghiêm túc. Thông qua các Nghị quyết, Chỉ thị hướng
dẫn tiết đạo đức, hoạt động ngoại khóa đề giáo dục đạo đức tác phong cho học
sinh.
Mở lớp dạy Tiếng dân tộc Tày, Nùng mời giáo viên người dân tộc dạy
cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong các ngày thứ 7 và dịp hè trang bị
cho giáo viên vốn ngôn ngữ của địa phương để cán bộ, giáo viên, cơng nhân
viên có điều kiện giao tiếp với phụ huynh học sinh nắm bắt tư tưởng của phụ
huynh và học sinh giúp cho công tác giảng dạy được tốt hơn.
Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm về việc thực hiện các phong trào thi
đua đã phát động ngay từ đầu năm học và 3 cuộc vận động lớn do ngành phát
động.
2- Biện pháp
2.1- Vai trò của cán bộ quản lý:
10


Ban giám hiệu phải lấy mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung công tác giáo dục
phẩm chất đạo đức làm kim chỉ nam xun suốt q trình chỉ đạo cơng tác giáo
dục đạo đức cho học sinh. Người quản lý cần có quan điểm nhất qn, xun
suốt trong q trình xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi và bồi dưỡng giáo dục
đạo đức cho học sinh.
Nhà trường và ban giám hiệu cần chú trọng công tác phát triển Đảng viên
tạo cho nhà trường có tổ chức cơ sở Đảng mạnh về số lượng vững về chất
lượng – nhà trường vừa Hồng vừa Chuyên. Tạo điều kiện tốt nhất để cán bộ
giáo viên công nhân viên coi nhà trường là một khối thống nhất.

Nâng cao nhận thức cho mọi thành viên về công tác giáo dục đạo đức.
Xây dựng đề án kế hoạch cho cả năm học, từng tháng từng kỳ và cả năm học.
Thiết kế các biện pháp, hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch giáo
dục.
Quán triệt và thực hiện nghị quyết TW2 khoá VIII. Quán triệt nội dung
thông tư 32 về tiêu chuẩn xếp loại đạo đức học sinh và quyết định số
41/2010/BGD&ĐT về điều lệ trường Tiểu học.
Tổ chức tốt đại hội giáo dục cơ sở, chú trọng cơng tác xã hội hố giáo dục.
Hàng tháng tổ chức bàn về công tác giáo dục đạo đức học sinh, có biện pháp xử
lý kịp thời những biểu hiện sai trái. Biểu dương những cán bộ giáo viên có
thành tích tốt trong cơng việc thực hiện về công tác giáo dục đạo đức học sinh.
Cán bộ quản lý trước hết phải là tấm gương tiêu biểu phẩm chất đạo đức
về quá trình “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đúc Hồ Chí Minh” Quan
trọng nhất là phải ln khẳng định trình độ năng lực chun mơn của mình
trong tập thể sư phạm. Ban giám hiệu gương mẫu, có trách nhiệm cao, quan tâm
đến đời sông vật chất, tinh thần của giáo viên và học sinh. Ban giám hiệu muốn
thực hiện thành công trong công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức trong nhà trường
đòi hỏi phải có tâm, có tầm và có tài.
Tổ chức các hoạt động sư phạm trong nhà trường gắn với việc học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thơng qua các phong trào thi giáo
viên giỏi cấp trường cấp huyện, việc thăm lớp dự giờ đúc rút kinh nghiệm. Xây
dựng một cơ chế, chính sách, đánh giá thi đua hoặc gắn lợi ích vật chất đối với
việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên……
Ban giám hiệu cần coi việc xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm là nhiệm
vụ quan trọng hàng đầu của mình, bởi nó khơng chỉ tạo nên những học sinh giỏi
tồn diện mà quan trọng hơn nhiều là nó nâng cao mặt bằng giáo viên cho tất cả
các lớp trong trường. Có thể nói, tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá giáo viên là sự
tiến bộ về mọi mặt của học sinh do mình phụ trách “ Muốn có học sinh giỏi
phải có thầy giáo giỏi” Người cán bộ quản lý coi việc xem xét, đánh giá giáo
viên theo chất lượng giảng dạy là biện pháp cốt lõi của công tác quản lý.

2.2. Tăng cường sự lãnh đạo của chi bộ Đảng trường học
Xây dựng chi bộ Đảng nhà trường thành tổ chức cơ sở Đảng trong sạch
vững mạnh có ý nghĩa tăng cường hiệu quả cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng
đạo đức trong nhà trường.
11


Xây dựng chương trình hành động của chi bộ về công tác giáo dục đạo đức
cho học sinh, chỉ đạo các hoạt động cơng đồn, đồn thanh niên.
2.3. Đổi mới hoạt động của đội thiếu niên TPHCM
Đội thiếu niên trong nhà trường là tổ chức có uy tín, là chỗ dựa tin cậy
của học sinh. Để hoàn thành nhiệm vụ của mình đội phải ln ln cải tiến nội
dung chương trình hoạt động đáp ứng nhu cầu sở thích của học sinh. Đôị phải
xây dựng kế hoạch cụ thể trong công tác tuyên truyền giáo dục rèn luyện đội
viên cho học sinh. Tổ chức kết nạp Đội cho học sinh lớp 3 vào đội nhân dịp 26
thánh 3 hàng năm. Xây dựng các chương trình hoạt động của đội để học sinh
tham gia
Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục lý tưởng, truyền thống của đội cho học
sinh noi theo, phát động phong trào thi đua theo chủ điểm 20/11-22/12-3/2-8/326/330/4-1/5-15/5-19/5. Nội dung các phong trào phải thiết thực hấp dẫn, có
sức thu hút, có phát động, có tổng kết đánh giá, khen chê kịp thời. Tổ chức các
cuộc thi tìm hiểu về Đảng - Đoàn – truyền thống địa phương, nhà trường.
Học sinh tiểu học ở lứa tuổi sao nhi đồng và Đội thiếu niên: Ngoài hoạt
động ở trường, các em cịn tham gia các hoạt động ngoại khóa do giáo viên tổng
phụ trách Đội hướng dẫn với những nội dung mang tính giáo dục như giúp đỡ
bà mẹ Việt nam anh hùng, gia đình chính sách …/ Phối hợp với hội Cựu chiến
binh xã mời các bác về nói chuyện truyền thống cách mạng của dân tộc và
truyền thong địa phương để từ đó hình thành và rèn luyện các hành vi, thói quen
đạo đức cho học sinh góp phần phát triển nhân cách đồng thời giúp các em phát
triển thành những con người có nhân cách tồn diện.
2.4 . Phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để nâng cao

chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.
a/ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
* Thành lập ban đại diện cha mẹ học sinh
Đầu mỗi năm học kiện toàn Ban đại diện cha mẹ học sinh từng lớp. Lập
kế hoạch tổ chức cho giáo viên chủ nhiệm họp phụ huynh 3 lần/ năm. Tạo điều
kiện cho cha mẹ học sinh thực hiện tốt theo điều lệ. Từng thành viên trong ban
đại diện nắm bắt kịp thời tình hình rèn luyện của học sinh thơng qua báo cáo
của giáo viên.
* Thực hiện sổ liên lạc
Quán triệt giáo viên sử dụng có hiệu quả của sổ liên lạc. Trên cơ sở đó,
giáo viên thơng báo tới các bậc phụ huynh về tình hình học tập, rèn luyện, ý
thức từng em đồng thời giáo viên cũng năm bắt được các thơng tin về hồn
cảnh, cá tính, sự ham thích của học sinh từ phía phụ huynh cung cấp qua đó
giáo viên tìm những biện pháp giáo dục phù hợp với từng học sinh.
* Thông qua các buổi họp phụ huynh:
Tại các buổi họp phụ huynh. Nhà trường nhắc nhở giáo viên chủ nhiệm
thông báo tới các bậc phụ huynh nội quy, quy định về học tập, nề nếp và các
yêu cầu cần thiết của nhà trường tới các bậc phụ huynh để đơn đốc học sinh
thực hiện. Ngồi ra cịn thơng báo với gia đình về các chuẩn mực đạo đức mà
học sinh phải đạt được ở từng chương, từng học kỳ. Tạo điều kiện cho phụ
12


huynh trao đổi với giáo viên về việc rèn luyện đạo đức của từng em trong
khơng khí thoải mái, chân tình. Đối với những học sinh có cá tính, giáo viên
cần trao đổi cụ thể với gia đình và kết hợp chặt chẽ với gia đình tìm ra các biện
pháp cụ thể để giáo dục và uốn nắn (có thể mềm dẻo nhưng thật kiên quyết với
những em có hành vi khơng đúng).
Ngồi ra nhà trường và giáo viên tun truyền cho các bậc cha mẹ học
sinh cần quan tâm hơn nữa đến đời sống tình cảm của học sinh. Tạo cho các

em có góc học tập, có một mơi trường sống lành mạnh. Cha mẹ anh chị em cần
có mối quan hệ thân thiết, quan tâm đến nhau từ đó có tác dụng tới việc hình
thành nhân cách cho các em.
2,5. Phối kết hợp với các lực lượng trong nhà trường:
a) Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên
Để làm tốt điều này, đã thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở trong cán
bộ giáo viên thấy được trách nhiệm của mình trong việc giáo dục đạo đức cho
học sinh. Đối với giáo viên không chỉ thực hiện nội dung bài giảng mà phải rèn
cho học sinh biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Học sinh tiểu học rất
nghe lời và làm theo thầy cô giáo. Các em coi thầy cô giáo là thần tượng và
luôn luôn đúng. Chính vì vậy mỗi giáo viên phải là tấm gương sáng cho học
sinh học tập và noi theo. Đó là tấm gương trong lời nói, cách cư xử, thái độ
trong giao tiếp giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh, giáo viên
với các tầng lớp nhân dân. Mỗi giáo viên cần có thái độ kiên quyết với những
học sinh có biểu hiện hành vi thiếu văn hố và cùng có trách nhiệm phối hợp
với cộng đồng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Thực hiện việc đánh
giá xếp loại hạnh kiểm học sinh theo qui định trên tinh thần khách quan và
trung thực.
b) Nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức
Chỉ đạo thực hiện đúng nội dung chương trình, sách giáo khoa mơn đạo
đức ở từng khối lớp. Thông qua các bài học đạo đức hình thành cho các em
những chuẩn mực ban đầu về đạo đức. Từ đó các em có thể thực hành thông
qua hoạt động giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày.
Bài soạn của giáo viên phải chi tiết thể hiện rõ mục đích yêu cầu và hoạt
động của thầy - trò trên lớp, thể hiện được đơn vị kiến thức phù hợp với yêu
cầu của chương trình, của từng bài. Đảm bảo dạy đúng theo chương trình qui
định, đủ thời gian trong 1 tiết, tránh cắt xén thời gian để dạy các môn khác.
Vận dụng linh hoạt các bước lên lớp.
Ngay từ đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm sinh hoạt nội qui của nhà
trường đối với học sinh. Xây dựng cho học sinh nề nếp học tập, chuyên cần, giữ

vở sạch chữ đẹp, nề nếp sinh hoạt Đội...
Yêu cầu học sinh phải có đủ sách giáo khoa các mơn học (trong đó có
mơn đạo đức). Giáo dục cho học sinh ý thức học tập, thể hiện thái độ học tập
đúng đắn, tự giác, rèn luyện nề nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà.
Xây dựng cho các em ý thức học tập đầy đủ, đúng giờ. Khi nghỉ học phải xin
phép. Xây dựng phong trào hoạt động Đội có nề nếp. Tổng phụ trách Đội tổ
chức các hoạt động Đội sao cho phong phú đa dạng bởi đây là hoạt động rất
13


phù hợp với lứa tuổi của học sinh tiểu học. Hoạt động này nếu làm tốt sẽ có tác
dụng rất lớn trong giáo dục đạo đức cho học sinh.
Tuy nhiên để việc thực hiện của giáo viên có hiệu quả thì BGH phải xây
dựng lịch kiểm tra, nội dung kiểm tra cụ thể nhất là kiểm tra đột xuất các tiết
sinh hoạt lớp cuối tuần.
Tận dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học mơn
đạo đức. Bởi vì tư duy của học sinh tiểu học là tư duy trực quan hình ảnh. Muốn
giờ dạy được thành cơng thì việc chuẩn bị đồ dùng dạy học là vô cùng cần thiết.
Giáo viên cần phải coi trọng việc sử dụng trang thiết bị dạy học như tranh ảnh,
mơ hình để minh hoạ cho các giờ dạy đồng thời còn phải nghiên cứu tự làm đồ
dùng dạy học đơn giản. Thư viện mua sắm thêm sách báo, truyện tranh phù hợp
với lứa tuổi thiếu niên nhi đồng, giới thiệu và khuyến khích cho học sinh đọc
sách trong giờ nghỉ giải lao hoặc trước buổi học.
Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện để tổ chức cho học sinh tham gia các lễ
hội truyền thống ở địa phương như lễ hội “ Lồng tồng” (Hội xuống đồng) của
người dân tộc Tày–Nùng. Lễ hội cồng chiêng – cúng bến nước của người EĐê.
Hội ném còn của người Dao người Mường. Qua đó giáo dục cho các em truyền
thống về quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, giúp các em thêm yêu quê
hương đất nước mình hơn. Song song với việc cải tiến nội dung chương trình
thì việc đổi mới phương pháp, các hình thức tổ chức dạy các môn học cũng cần

triển khai, nhà trường cần tổ chức nhiều tiết thao giảng (trong đó có mơn đạo
đức) từ đó giúp giáo viên cùng với các tổ chun mơn trao đổi về nội dung
chương trình cũng như thống nhất phương pháp giảng dạy. Nhưng trong thực
tế ở đơn vị trường Tiểu học ............., giáo viên vẫn còn lúng túng khi sử dụng
phương pháp vào bài giảng, các hình thức dạy học chưa thật sự phong phú. Để
khắc phục tồn tại trên Ban giám hiệu cũng đã quan tâm sâu sát tới công tác
chuyên môn cụ thể:
Đầu năm học giao chỉ tiêu cho giáo viên đăng ký thao giảng tổ trong cả
năm học mỗi người 3 tiết trong đó quan tâm đến môn đạo đức. Qua giờ dạy
trong tổ cần thống nhất được phương pháp dạy học môn đạo đức để từ đó giáo
viên áp dụng vào việc giảng dạy trên lớp. Chỉ đạo cải tiến, đổi mới hình thức
các buổi sinh hoạt chun mơn tới từng tổ. Ngồi nội dung chính của các buổi
họp chun mơn là trao đổi rút kinh nghiệm những tiết dạy khó, kế đến cần
chia xẻ với nhau những kinh nghiệm giáo dục đạo đức cho những học sinh cá
biệt. Từ đó các thành viên trong tổ đưa ra những ý kiến để cả tổ cùng nhau bàn
bạc, thống nhất cách giải quyết phù hợp với từng đối tượng.
Để có tiết dạy đạt hiệu quả cao người quản lý cần phải chỉ đạo giáo viên
cần chuẩn bị chu đáo trước khi lên lớp:
- Nghiên cứu nội dung bài giảng trước khi lên lớp. Xác định rõ mục đích
yêu cầu, kiến thức trọng tâm từng bài, từng phần. Soạn bài chi tiết cụ thể.
- Căn cứ vào nội dung bài học chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh, sách báo,
trang phục và các đồ dùng phụ trợ khác để phục vụ cho các tiết học có tổ chức
trò chơi.
14


- Tuỳ từng nội dung bài học, đối tượng học sinh, điều kiện về cơ sở vật
chất của lớp, người giáo viên lựa chọn và sử dụng linh hoạt các phương pháp
cũng như các hình thức dạy học. Ngồi ra cịn phải tham khảo tìm đọc thêm
truyện, sách báo, các thơng tin về sách giáo khoa hoặc có thể sưu tầm những

câu chuyện về những gương tốt người thật, việc thật kể cho học sinh nghe để
qua đó cung cấp thêm những hiểu biết bên ngoài cuộc sống và giáo dục cho các
em theo nội dung, chủ đề của bài học.
- Ban giám hiệu chỉ đạo thực hiện sinh hoạt chuyên môn đúng lịch, đúng
kỳ (một tháng 1 lần). Nội dung sinh hoạt chuyên môn đều được Ban giám hiệu
phê duyệt và có ý kiến với các tổ. Điều này sẽ giúp chất lượng các buổi sinh
hoạt chuyên môn không ngừng được nâng cao. Nội dung sinh hoạt luôn được
cập nhật, đổi mới không ngừng: triển khai các văn bản hướng dẫn về chuyên
môn, kiểm điểm công tác giảng dạy trong thời gian qua, thảo luận đúc rút kinh
nghiệm góp ý cho nhau về chuyên môn nghiệp vụ. Nhà trường luôn tạo điều
kiện trang bị sách vở, tài liệu cho giáo viên học tập, tham khảo. Chính vì vậy
mà tất cả giáo viên, cán bộ hoàn thành tốt các đợt bồi dưỡng khi có tổ chức.
Phổ biến, chỉ đạo giáo viên đánh giá xếp loại học sinh môn đạo đức cũng như
xếp loại hạnh kiểm theo đúng các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
PHẦN C

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
I / KẾT LUẬN
Vận dụng các lý luận và thực tiễn vào chỉ đạo dạy và học trong nhà
trường bản thân tôi rút ra bài học sau:
Trong công tác quản lý các hoạt động dạy và học trong nhà trường của
người hiệu trưởng phải làm tốt công tác tư tưởng: Yêu trường, yêu lớp của
CBCNV. Thực hiện tốt lời dạy của Bác “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi
ích trăm năm trồng người” và “ Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua
dạy tốt, học tốt” đồng thời thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tìm ra các mặt mạnh và hạn chế cần khắc
phục đồng thời xây dựng kế hoạch năm sau.
Thực hiện công văn số287/CV-SGD đánh giá 3 năm sơ kết cuộc vận
động xây dựng “ Trường học thân thiện – học sinh tích cực”

Đối với CBGV-CNV, có lập trường tư tưởng vững vàng nghiêm túc thực
hiện chủ trương 2 khơng “ Nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành
tích trong giáo dục” “ Nói khơng với vi phạm đạo đức nhà giáo và tình trạng học
sinh không đạt chuẩn lên lớp”. Mỗi thầy cô giáo là “Một tấm gương sáng cho
học sinh noi theo”. Quán triệt yêu cầu dạy chữ đi đôi với dạy người.
Việc quản lý thông qua sự chỉ đạo cho từng tháng – tuần, thơng qua phó
hiệu trưởng phụ trách chun mơn và các tổ khối trưởng giúp giáo viên đưa ra
15


các biện pháp cụ thể hợp lý để nâng cao chất lượng dạy và học nhất là môn đạo
đức, đây là chức năng quan trọng của người hiệu trưởng.
Tư tưởng chỉ đạo của người hiệu trưởng chú ý tác động trực tiếp vào hoạt
động dạy và học thì hiệu quả càng cao. Dành nhiều thời gian xây dựng kế hoạch
thanh kiểm tra nội bộ trường học chú ý tăng cường công tác dự giờ thăm lớp,
đánh giá công tác dạy của giáo viên, học sinh kịp thời uốn nắn những thiếu sót
đồng thời biểu dương những cá nhân có nhiều biện pháp hay trong dạy học điển
hình tiên tiến.
Trong cơng tác chỉ đạo cụ thể có ý nghĩa quyết định đến sự tiến bộ của
giáo viên và học sinh tạo bầu khơng khí vui tươi, lành mạnh và đồn kết thống
nhất giữa trong nhà trường tạo điều kiện cho sự hành thành nhân cách của học
sinh.
Tổ chức tốt các chuyên đề về giáo dục thi giáo viên giỏi, học sinh giỏi
trường. Dạy học có hiệu quả, giúp học sinh tự tin trong học tập, giáo viên tích
cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm khuyến khích sự chuyên cần tích cực
chủ động sáng tạo và ý thức vươn lên – rèn luyện khả năng tự học của học sinh.
Hiệu trưởng dành thời gian nhất định để xây dựng và chỉ đạo hoạt động ngoài
giờ lên lớp xuyên suốt năm học tổng phụ trách Đội xây dựng các hoạt động
TDTT và đưa các trò chơi dân gian vào hoạt động ngoại khóa tạo sân chơi cho
các em.

Muốn cho nhà trường ngày một phát triển chất lượng giáo dục đạo đức cho
học sinh ngày một tốt hơn đòi hỏi các nhà trường phải làm tốt và làm thường
xuyên công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên .
Cán bộ quản lý nhà trường phải là những người có tâm với cơng việc và có
ý thức học hỏi vươn lên trong cơng tác. Ngồi năng lực quản lý nhà trường, mọi
thành viên trong Ban giám hiệu phải có năng lực chun mơn thật vững vàng
phẩm chất đạo đức trong sáng thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Có như vậy mới đẩy mạnh cơng tác giảng dạy trong nhà trường mình phụ trách
- Nhiệm vụ trung tâm của mỗi nhà trường.
Ban giám hiệu cần có quan niệm đúng đắn về xây dựng đội ngũ giáo viên.
Phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, có khen thưởng, động viên kịp thời để
ngày càng có nhiều giáo viên dạy giỏi các bộ mơn.
Lấy việc sinh hoạt nhóm, tổ chun mơn và tăng cường việc thăm lớp, dự
giờ là phương tiện hữu hiệu nhất để nâng cao năng lực chuyên môn của các
thầy cô giáo. Đây cũng là phương pháp tốt nhất để xây dựng đội ngũ giáo viên .
Nhà trường và giáo viên có vai trò quan trọng trong việc tổ chức chặt chẽ
để hợp nhất các yếu tố chủ quan, khách quan ( học sinh, nhà trường, gia đình),
tạo ra mơi trường sư phạm với điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh để có thể
phát huy hết nội lực của bản thân đạt hiệu quả cao nhất trong việc học tập.
Trong công tác giảng dạy, nhà trường giữ vai trò chủ đạo và quyết định
thông qua việc tổ chức thực hiện kế hoạch; là nhân tố quy tụ các yếu tố hợp
thành thể thống nhất, phát huy tổng hợp sức mạnh từng thành tố cùng hướng
vào mục tiêu chung; kích thích tính tích cực cao độ nhân tố chủ quan học sinh
16


để đạt hiệu quả, chất lượng học tập tốt. Với vai trị như vậy, về phía nhà trường,
cần tập trung chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học.
Tích cực tham mưu với chính quyền địa phương – Phịng giáo dục –
UBND huyện đầu tư thêm CSVC thiết bị dạy học từng bước hồn chỉnh các

tiêu chí trường chuẩn quốc gia
II/ KIẾN NGHỊ
Để thực hiện được mục đích quan trọng là giáo dục học sinh Tiểu học phát
triển toàn diện tôi mạo muội có những kiến nghị như sau:
1. Đối với chính quyền địa phương
- Quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ nhà trường có đủ CSVC phục vụ cho dạy
và học.
- Làm tốt công tác XHHGD để cha mẹ học sinh- các tổ chức xã hội cùng
vào cuộc phối hợp cùng nhà trường giáo dục tư tưởng đạo đức chăm lo sức
khỏe cho học sinh
- Xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm văn hóa tạo mơi
trường xã hội lành mạnh góp phân giáo dục nhân cách cho học sinh.
- Đối với UBND huyện: Tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất cho các nhà
trường có đủ các phịng chức năng để giáo viên học sinh có diều kiện học tập
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ - làm nhà công vụ cho các trường để
giáo viên có nơi ở và yên tâm công công tác lâu dài.
- Đối với nhà trường: Cần tăng cường công tác bồi dưỡng giáo viên và phải
thực hiện thường xuyên công tác này. Cần làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục
tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí, có kế hoạch đồng bộ về việc bời
dưỡng phát triển giáo viên.
2. Phịng giáo dục đào tạo huyện
- Giúp đỡ cho nhà trường có đủ giáo viên bộ môn - giáo viên các môn tự
chọn.
- Giúp các trường có đủ CSVC trang thiết bị phục vụ cho dạy và học
- Thường xuyên tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học –
chuyên đề ngoài giờ lên lớp- thi giáo viên giỏi các cấp mơn đạo đức - các điển
hình tiên tiến nhằm nhân rộng mơ hình.
- Xây dựng đề án và tác động với các cấp chính quyền hỗ trợ thêm kinh
phí phụ cấp cho giáo viên dạy vùng có nhiều đồng bào dân tộc, vùng kinh tế
khó khăn để giáo viên yên tâm giảng dạy.

3. Với ngành giáo dục
- Với Bộ giáo dục, vụ GDTH của Bộ sớm ban hành nội dung, chương trình
bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tiểu học để các nhà trường có điều kiện
thực hiện thuận lợi.
- Đối với Sở Giáo dục - Đào: Đề nghị Sở GD-ĐT kịp thời triển khai các nội
dung bồi dưỡng giáo viên, thường xuyên cung cấp thông tin cập nhật, tổ chức
nhiều hơn nữa các chuyên đề bồi dưỡng bằng nhiều hình thức để giáo viên có
điều kiện nâng cao trình độ. Nhất là chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy
học. Cho phép các trường được tham gia trong công việc tuyển giáo viên và
nhân viên.
17


Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tơi trong q trình làm
cơng tác quản lí trường học. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy
cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn
............, ngày 10 tháng 1 năm 2013
NGƯỜI VIẾT

Phụ lục
Phần A : PHẦN MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài
2- Đối tượng nghiên cứu
3- Phạm vi nghiên cứu
4- Phương pháp nghiên cứu
5- Kết cấu tiểu luận
Phần B: NỘI DUNG
I- Cơ sở lý luận
II- Thực trạng vấn đề đạo đức của học sinh ở trường Tiểu học ............. hiện

nay
1- Tình hình nhà trường
2- Kết quả đạt được
3- Tồn tại
III- hương hướng mục tiêu và những giải pháp giáo dục đạo đức học sinh
trường TH ............. hiện nay
1- Phương hướng, mục tiêu
2- Biện pháp
Phần c: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1- Kết luận
2- Kiến nghị
Phần d ; PHỤ LỤC
Phần e : TÀI LIỆU THAM KHẢO

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Chỉ thị số2737/2012/CT-BGD&ĐT ngày 27/7/2012 thực hiện nhiệm vụ
năm học 2012-2013
2- Hướng dẫn số 5289/BGD&ĐT-GDTH ngày 16/8/2012 hướng dẫn nhiệm
vụ năm học 2012-2013 đối với bậc tiểu học
3- Hướng dẫn số 378/PGD ĐT ngày 07/09/2012 Hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ trọng tâm cấp Tiểu học
4- Chủ đề năm học “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất
lượng giáo dục”. Với phương châm “Kỷ cương nghiêm – Chất lượng
thật – Hiệu quả cao”
5- Công văn 896/BGD&ĐT về diều chỉnh phương pháp dạy học cho học
sinh tiểu học.
6- Chỉ thị 40/CT-TƯ của ban bí thư TƯ Đảng chỉ rõ “ Xây dựng đội ngũ nhà

giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ
về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh
chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo thông
qua việc quản lý phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp
giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những
địi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp cơng nghiệp hoá – hiện đại hoá đất
nước”
7- Căn cứ vào thông tư số: 41/TT-BGD&ĐT ban hành điều lệ trường Tiểu
học
8- Chỉ thị 06/CT-TƯ của bộ chính trị về cuộc vận động “ Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

19


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
20


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


21



×