Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

HDI - chỉ số phát triển con ngươi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.24 KB, 25 trang )

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI
(HUMAN DEVERLOPMENT INDEX - HDI)
I.1. Sự cần thiết phải đánh giá chỉ số phát triển con người
Tài sản thực sự của một quốc gia là con người và mục đích của phát triển
là tạo môi trường cho phép người dân được hưởng thụ một cuộc sống trường
thọ, mạnh khoẻ và sáng tạo. Con người là vốn quý nhất, là mục tiêu phải
hướng tới của mọi hoạt động kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và toàn thế giới.
Việc lựa chọn chỉ tiêu phản ánh sự phát triển con người có ý nghĩa rất quan
trọng, đặc biệt là trong xã hội hiện đại ngày nay. Trước đây, người ta thường
dựa vào các chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người
(GDP/người) hoặc tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (NGI/người)
để phân chia thành các nhóm nước giàu, nghèo. Nhưng trên thực tế, không
phải cứ nước nào có thu nhập cao thì trình độ dân trí đều cao và đều chú ý
chăm lo sức khoẻ, phúc lợi xã hội cho con người. Ngược lại, không ít nước tuy
có thu nhập bình quân đầu người thấp, đời sống vật chất còn khó khăn, nhưng
lại quan tâm tới mục tiêu giáo dục, y tế, sức khoẻ cho mọi thành viên.
Chính vì vậy, Cơ quan Báo cáo phát triển con nguời của chương trình
phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) đã lựa chọn và đưa ra chỉ số phát triển
con người (Human Development Index - HDI). Việc đưa ra chỉ số này là vô
cùng cần thiết, bởi việc xếp hạng về HDI toàn cầu giúp cho các nước biết được
kết quả phát triển con người của mình trong một giai đoạn dài, giúp các nước
có thể đề ra các chính sách và chiến lược phát triển hợp lý trong thời gian tiếp
theo nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi thành viên trong xã hội.
1.2 Quan niệm về HDI và chỉ số đánh giá, đo lường HDI
* Chỉ số phát triển con người (HDI) là thước đo tổng hợp về sự phát
triển con người, phản ánh mức độ đạt được những khát vọng của họ. Chỉ số
HDI được Cơ quan Phát triển con người của Liên Hợp quốc đưa ra để kiểm
soát, đánh giá tiến bộ trong sự phát triển con người. HDI đo thành tựu trung
bình của mỗi quốc gia trên 3 phương diện của sự phát triển, đó là:
- Một cuộc sống dài lâu và khoẻ mạnh được đo bằng tuổi thọ trung bình
dự kiến từ lúc sinh.


- Kiến thức của dân cư được đo bằng tỷ lệ người lớn biết chữ (với trọng
số 2/3) và tỷ lệ nhập học các cấp (với trọng số 1/3). Theo công thức tính:
1
G =
2a + b
3
- Mức sống của con người được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội (Gross
Domestic Product - GDP) bình quân đầu người và điều chỉnh theo phương
pháp sức mua tương đương (Purchasing Power Parity - PPP), tính bằng đôla
Mỹ (USD). Trong đó:
+ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng sản lượng hàng hoá và dịch vụ
tiêu dùng cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bên trong một quốc gia, trong
một thời kỳ nhất định, thường là một năm.
+ Phương pháp sức mua tương đương (PPP) do Liên Hợp Quốc đưa ra
cho phép có sự so sánh chuẩn về giá thực tế giữa các quốc gia.
+ GDP và PPP bình quân đầu người, được tính bằng tổng sản phẩm
quốc nội và GDP được chuyển đổi theo phương pháp sức mua của một quốc
gia chia cho tổng số dân cư ở một thời kỳ nhất định, đơn vị tính là USD/người.
Như vậy, HDI là thước đo tổng hợp so với các chỉ tiêu khác. Thu nhập
và thu nhập bình quân chỉ là phương tiện để có được sự phát triển con người,
còn các chỉ tiêu phản ánh nhu cầu cơ bản của con người lại chỉ phản ánh từng
mặt cụ thể. Chính vì vậy, bắt đầu từ năm 1990, cơ quan báo cáo phát triển con
người của Liên Hợp Quốc đã sử dụng chỉ tiêu này để thực hiện việc xếp thứ
hạng các nước theo tình trạng phát triển con người.
Ở Việt Nam, chỉ số HDI được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1996, căn
cứ vào kết quả tổng điều tra dân số 1989. Lần thứ hai dựa vào tổng điều tra dân
số năm 1999, được tính HDI vào năm 2001.
* Để tính được giá trị HDI, trước hết cần phải tính ba chỉ số thành phần:
tuổi thọ, kiến thức và thu nhập. Quy tắc chung để tính các chỉ số thành phần
này là sử dụng các giá trị tối thiểu và tối đa cho từng chỉ số theo công thức sau:

Chỉ số thước đo thành phần =
Giá trị thực - Giá trị tối thiểu
Giá trị tối đa - Giá trị tối thiểu
Các giá trị biên (tối đa - max và tối thiểu - min) của tuổi thọ, kiến thức
và GDP/ người thực tế theo PPP là giá trị quốc tế, chung cho tất cả các nước.
2
Trong đó, G: Chỉ số phát triển giáo dục
a: tỉ lệ người lớn biết chữ (%)
b: tỉ lệ nhập học các cấp (%)
Các giá trị quốc tế để tính chỉ số HDI
Chỉ tiêu Max Min
Tuổi thọ (năm) 85 25
Tỷ lệ người lớn biết chữ (%) 100 0
Tỷ lệ nhập học các cấp (%) 100 0
GDP thực tế/ người (PPP. USD) 40.000 100
(GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng - Giáo trình Kinh tế phát triển, 2005)
Việc tính chỉ số thu nhập có phức tạp hơn, được thống nhất tính theo
công thức sau:
I
3
=
log (giá trị thực) - log (giá trị tối thiểu)
log (giá trị tối đa) - log (giá trị tối thiểu)
Tổng hợp ba chỉ số thành phần, có được chỉ số HDI theo công thức sau:
Giá trị của chỉ số HDI dao động trong phạm vi từ 0,000 đến 1,000. Trên
cơ sở giá trị này, Cơ quan báo cáo con người của Liên Hợp Quốc đã phân chia
thành 3 nhóm như sau:
+ Nhóm HDI thấp, có giá trị từ 0,000 đến 0,499.
+ Nhóm HDI trung bình, có giá trị từ 0,500 đến 0,799.
+ Nhóm HDI cao, có giá trị từ 0,800 đến 1,000.

Việc đánh giá chỉ số HDI cho thấy, quốc gia nào có thu nhập cao, có
chính sách giáo dục và chăm sóc sức khoẻ dân cư thích đáng thì vị trí HDI sẽ
cao. Một số nước có mức thu nhập cao, nhưng không quan tâm đầy đủ tới việc
nâng cao dân trí và chăm sóc sức khoẻ dân cư thì vị trí HDI sẽ giảm đi. Đối với
một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, tuy mức thu nhập thấp nhưng do chính
sách của nhà nước quan tâm đến y tế, giáo dục nên giá trị HDI tăng lên. Như
vậy thách thức đặt ra với mỗi quốc gia trên toàn thế giới là phải tìm ra những
giải pháp để rút ngắn khoảng cách về HDI nhằm nâng cao chất lượng cuộc
sống toàn diện của mỗi người dân trong xã hội.
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ SỰ PHÂN HOÁ CHỈ SỐ
PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI - HDI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
3
HDI = I
1
+ I
2
+ I
3
3
Trong đó, I
1
: Chỉ số tuổi thọ
I
2
: Chỉ số giáo dục
I
3
: Chỉ số thu nhập
II.1. Sự phân hoá HDI trên thế giới
II.1.1. Sự phân hoá HDI trên thế giới theo thời gian

II.1.1.1. Khái quát chung
Kể từ năm 1990, Cơ quan Báo cáo phát triển con nguời của chương trình
phát triển của Liên Hợp Quốc bắt đầu dùng chỉ số HDI để đánh giá các thành
tựu trong phát triển con người qua ba chỉ số thành phần và để thực hiện xếp
thứ hạng các nước. Về cơ bản, những số liệu tổng hợp về HDI trên toàn thế
giới từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay đã có những tiến bộ vượt bậc. Tuổi
thọ trung bình tăng lên và đạt mức 68,1 tuổi cho toàn thế giới (năm 2005), tỷ lệ
biết chữ của người lớn và tỷ lệ nhập học các cấp cũng được tăng lên rõ rệt,
GDP bình quân đầu người được cải thiện với mức tăng trung bình năm 1%.
Giá trị của HDI cũng thay đổi đáng kể.
Chỉ số phát triển con người thời kì 2001 - 2005
Nhóm nước
2001 2005
HDI
Tuổi
thọ
Tỉ lệ
biết
chữ
Tỷ lệ
nhập
học
Thu
nhập
HDI
Tuổi
thọ
Tỉ lệ
biết
chữ

Tỷ lệ
nhập
học
Thu
nhập
Thế giới 0,722 67 79,0 64,0 7.370 0,743 68,1 78,6 67,8 9,543
Đang phát triển 0,655 65 74,5 60,0 5.390 0,691 66,1 76,7 64,1 5,282
Kém phát triển 0,448 52 53,3 43,0 2.190 0,488 54,5 53,9 48,0 1,499
Phát triển 0,929 78 99,0 93,0 26.650 0,947 79,4 99,0 99,0 33.831
(Nguồn: Human Development Reports 2007)
Thứ bậc xếp hạng về chỉ số HDI của các quốc gia trên thế giới có sự thay
đổi tương đối mạnh mẽ theo thời gian. Sự thay đổi này diễn ra đối với cả
những quốc gia có giá trị HDI cao nhất thế giới cũng như các quốc gia có giá
trị HDI thấp nhất thế giới. Sự thay đổi thứ bậc này được thể hiện qua các bảng
số liệu dưới đây:
Sự thay đổi thứ bậc của 10 nước có giá trị HDI đứng đầu thế giới
giai đoạn 1990 - 2003
STT Tên nước 1990 1995 2000 2003
1 Na Uy 0.912 0.936 0.956 0.963
2 Aixơlen 0.915 0.919 0.943 0.956
3 Ôxtrâylia 0.893 0.933 0.960 0.955
4 Lucxembua 0.884 0.911 0.929 0.949
4
5 Canada 0.929 0.934 …. 0.949
6 Thuỵ Điển 0.897 0.929 0.958 0.949
7 Phần Lan 0.910 0.921 0.940 0.947
8 Ailen 0.870 0.894 0.929 0.946
9 Bỉ 0.899 0.929 0.949 0.945
10 Hoa Kỳ 0.916 0.929 0.938 0.944
Đối với 10 đứng đầu thế giới về chỉ số HDI giai đoạn 1990 - 2003 có sự

thay đổi về thứ bậc. Năm 1990, Hoa Kỳ là nước đứng đầu thế giới về chỉ số
HDI, tiếp theo là Aixơlen, Na Uy, Phần Lan… Đến năm 2003, Na Uy vươn lên
đứng đầu thế giới về HDI, tiếp theo là Aixơlen, Ôxtrâylia, Lucxembua…, Hoa
Kỳ đứng ở vị trí thứ 10.
Sự thay đổi thứ bậc của 10 nước có giá trị HDI thấp nhất thế giới
giai đoạn 1990 - 2003
STT Tên nước 1990 1995 2000 2003
1 CH Côngô 0.422 0.393 …. 0.385
2 Môdămbich 0.311 0.328 0.360 0.379
3 Burundi 0.353 0.324 …. 0.378
4 Êtôpia 0.311 0.323 0.352 0.367
5 CH.Trung Phi 0.383 0.367 …. 0.355
6 Ghinê - Bitxau 0.313 0.341 0.353 0.348
7 Mali 0.283 0.307 0.330 0.333
8 Bukinafaso 0.305 0.311 0.328 0.317
9 Seria Leon …. …. …. 0.298
10 Nigiê 0.249 0.256 0.271 0.281
Đối với 10 quốc gia có chỉ số HDI thấp nhất thế giới. Năm 1995, Nigiê
là nước có giá trị thấp nhất, tiếp đó là Mali, Bukinafaso…, Đến năm 2003,
nước có giá trị HDI thấp nhất thế giới vẫn là Nigiê, tiếp đó là Seria Leon,
Bukinafaso, Mali…, CH Côngô đứng ở vị trí thứ 10 từ dưới lên. Các nước có
chỉ số HDI thấp nhất thế giới tập trung hầu hết ở Châu Phi. Sự thay đổi về thứ
bậc của 10 nước có giá trị HDI thấp nhất thế giới diễn ra chậm chạp.
II.1.1.2. Sự phân hoá HDI theo các chỉ tiêu
a. Về chỉ tiêu y tế, chăm sóc sức khoẻ
Sự phân hoá chỉ số HDI trên thế giới thông qua các chỉ tiêu về y tế, chăm
sóc sức khoẻ được thể hiện qua 2 biểu đồ dưới đây:
5
Biểu đồ thể hiện mức tử vong của
trẻ em trên thế giới năm 2003


Biểu đồ thể hiện tuổi thọ thế giới
năm 2003
Thông qua, hai biểu đồ trên ta thấy, về mặt y tế chăm sóc sức khoẻ thế
giới đã đạt được những tiến bộ to lớn:
- Mức độ tử vong trẻ em, từ năm 1960 đến năm 2003 có xu hướng giảm
liên tục, đặc biệt từ những năm 80 của thế kỉ XX trở lại đây. Mức độ giảm
nhanh nhất, đó là các nước thuộc khu vực Tây Á, Nam Á, Trung Đông do
những công bước đầu của công cuộc, cải cách xã hội ở các nước này. Tuy
nhiên thông qua biểu đồ này chúng ta cũng thấy, có sự phân hoá giữa các khu
vực trên thế giới. Tỉ lệ tử vong trẻ em ở châu Phi vẫn là cao nhất khoảng
170
o
/
oo
, tỉ lệ này thấp nhất ở các nước phát triển chỉ khoảng dưới 10
o
/
oo
.
- Về tuổi thọ của các nhóm nước chúng ta lại thấy có chiều hướng trái
ngược với biểu đồ tỉ lệ tử vong trẻ em. Tuổi thọ bình quân của tất cả các nhóm
nước đều tăng (trừ khu vực châu Phi nghèo đói), thể hiện được thành công
trong lĩnh vực y tế của thế giới. Cao nhất trong chỉ tiêu này là các nước phát
triển với tuổi thọ đạt khoảng xấp xỉ 80 tuổi. Thấp nhất là các nước châu Phi
nghèo đói, con số này chỉ dừng lại ở khoảng 47 tuổi. Với hiện tượng châu Phi
nghèo đói tuổi thọ có giảm đi đôi chút so với năm 1990 có thể là một trường
hợp cá biệt do sự khó khăn khắc nghiệt về tự nhiên, dịch bệnh đặc biệt là đại
dịch HIV - ADSIA đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến tuổi thọ của các
quốc gia ở khu vực này.

Một vài chỉ tiêu về y tế thế giới giai đoạn 1990 - 2000
Bình quân tính trên 1 vạn dân Ngân sách dành
cho y tế (% GDP)
Bác sĩ Y tá
6
Thế giới 12,2 24,1 2,5
Thu nhập thấp 1,4 2,6 1,3
Thu nhập trung bình 7,6 8,5 3,1
Thu nhập cao 28,7 78,0 6,2
Như vậy sự chênh lệch về các chỉ tiêu là rất lớn giữa các quốc gia trên
thế giới. Về chỉ tiêu bình quân bác sĩ/1 vạn dân của các nước thu nhập cao cao
gấp 20,5 lần so với các nước thu nhập thấp. Sự chênh lệch về bình quân y tá/1
vạn dân giữa hai nhóm nước này chênh nhau tới 30 lần.
b. Về chỉ tiêu giáo dục
Biểu đồ số năm đến trường trung bình của các khu vực trên thế giới
năm 1990 và năm 2001
Thông qua biểu đồ trên ta thấy, giữa năm 1990 và 2001, số năm đến
trường trung bình của người dân các khu vực trên thế giới đều có sự gia tăng
đáng kể (trừ các nước thuộc khu vực Trung Á). Mức trung bình của thế giới
hiện nay là 11 năm: các khu vực thấp hơn mức trung bình của thế giới là Nam
Á, Tây Á, các nước Trung Đông và khu vực châu Phi nghèo đói; trong khi đó
các nước ở khu vực châu Âu, châu Mỹ lại có mức trung bình cao hơn thế giới.
Bên cạnh đó, chúng ta còn nhận thấy số năm đến trường của khu vực Mỹ
latinh và Cribê có tốc độ tăng nhanh nhất do sự cải cách các chính sách giáo
dục thuộc các gia này. Đồng thời, dẫn đầu về số năm đến trường vẫn thuộc về
nhóm nước OECD, với số năm trung bình đến trường của người dân đạt
khoảng từ 16 - 17năm. Tuy nhiên ở đây, trường hợp của các nước ở khu vực
Trung Á, ta thấy số năm đến trường năm 2001 so với năm 1990 không thay đổi
và có chiều hướng giảm do một số biến động về tình hình xã hội, suy thoái,
biến động kinh tế….

c. Về chỉ tiêu thu nhập quốc dân và thu nhập bình quân đầu người
7
Về chỉ số này chúng ta cũng nhận thấy sự phát triển chung của thế giới,
tổng giá trị thu nhập của các quốc gia đều tăng qua các năm, trong đó các nước
phát triển (OECD) vẫn là khu vực có mức thu nhập bình quân theo đầu người
là cao nhất trên 30.000 USD/năm; trong khi đó các quốc gia thuộc khu vực
châu Phi thì ngược lại có sự gia tăng không đáng kể qua các năm và nhìn
chung cư dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ.
Tóm lại, về sự phân hoá các chỉ tiêu theo thời gian, chúng ta có thể rút ra
những nhận xét tổng quát đó là: chỉ số HDI của các nước trên thế giới đều có
sự gia tăng qua các năm. Trong đó chất lượng cuộc sống cao nhất vẫn thuộc về
các quốc gia thuộc nhóm OECD, còn lại các quốc gia khác trên thế giới đều có
sự phát triển nhưng nhìn chung, chất lượng cuộc sống ở nhiều quốc gia còn
hạn chế, đặc biệt là các nước thuộc khu vực châu Phi (khu vực Sahara) vẫn là
nơi có chất lượng cuộc sống thấp nhất thế giới do nguyên nhân khó khăn về tự
nhiên - thiên tai, dịch bệnh kết hợp cùng với những bất ổn về mặt chính trị…
II.1.2. Sự phân hoá HDI trên thế giới theo không gian
Trong số 177 quốc gia cung cấp số liệu để xây dựng HDI cho năm 2003,
57 nước được xếp hạng HDI cao với giá trị từ 0,801 đến 0,963; 88 nước (trong
đó có Việt Nam) được xếp hạng HDI trung bình với giá trị từ 0,505 đến 0,799
và 32 nước được xếp hạng HDI thấp với giá trị từ 0,275 đến 0,499. Theo Báo
cáo năm 2005 có 18 nước, với tổng cộng số dân là 460 triệu người, đã bị thụt
lùi về HDI kể từ năm 1990 khi Báo cáo Phát triển con người đầu tiên được
xuất bản. Tuy nhiên, xét về tổng thể đã đạt được một số tiến bộ: nói chung,
người dân ở các nước đang phát triển đã có cuộc sống khoẻ mạnh hơn, được
học hành tốt hơn và ít bị nghèo túng hơn.
Sự chênh lệch về giá trị HDI giữa các quốc gia và khu vực trên thế giới
là rất lớn, được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Mười nước đứng đầu thế giới về chỉ số HDI năm 2005
STT Tên nước HDI

Tuổi thọ
trung bình
Tỉ lệ
người lớn
biết chữ
Tỉ lệ
nhập học
các cấp
Thu nhập
bình quân
(PPP)
1 Aixơlen 0,968 82 100,0 95,4 36.510
2 Na Uy 0,968 80 100,0 99,2 41.420
3 Ôxtrâylia 0,962 81 100,0 100,0 31.794
4 Canada 0,961 80 100,0 99,2 33.375
8
5 Ai len 0,959 78 100,0 99,9 38.505
6 Thuỵ Điển 0,956 81 100,0 95,3 32.525
7 Thuỵ Sĩ 0,955 81 100,0 85,7 35.633
8 Nhật Bản 0,953 82 100,0 85,9 31.267
9 Hà Lan 0,953 79 100,0 98,4 32.684
10 Pháp 0,952 80 100,0 96,5 30.684
(Nguồn: Human Development Reports 2007)
Mười nước có chỉ số HDI thấp nhất thế giới năm 2005
STT Tên nước HDI
Tuổi thọ
trung
bình
Tỉ lệ
người

lớn biết
chữ
Tỉ lệ
nhập học
các cấp
Thu nhập
bình quân
(PPP)
1 CH Côngô 0,411 46 67,2 33,7 714
2 Êtôpia 0,406 52 35,9 42,1 1.055
3 Sát 0,388 50 25,7 37,5 1.427
4 CH.Trung Phi 0,384 44 48,6 29,8 1.244
5 Môdămbích 0,384 43 38,7 52,9 1.242
6 Mali 0,380 53 24,0 36,7 1.033
7 Nigiê 0,374 56 28,7 22,7 781
8 Ghinê - Bitxau 0,374 46 - 36,7 827
9 Buốckinafasô 0,370 51 23,6 29,3 1.213
10 Siera Leon 0,336 42 34,8 44,6 806
(Nguồn: Human Development Reports 2007)
Qua hai bảng số liệu trên ta thấy, chỉ số HDI của nước đứng thế giới là
Aixơlen cao gấp 2,88 lần so với nước có chỉ số HDI thấp nhất thế giới là Xiera
Leon. Chênh lệch HDI giữa các quốc gia trong phạm vi một khu vực cũng
đáng kể. Ở khu vực Đông Nam Á, giá trị HDI cao nhất thuộc về Singapo
(0,884), còn thấp nhất là Lào (0,525). Trong thế giới Ả Rập, quốc gia có giá trị
HDI cao nhất là Baranh (0,839), thấp nhất là Gibuti (0,462).
Đáng chú ý là mối quan hệ giữa các chỉ số thành phần tạo nên giá trị
HDI ở mỗi quốc gia rất khác nhau, nên có những nước có chỉ số HDI như
nhau, song mức thu nhập lại không giống nhau; nhưng có những nước có cùng
mức thu nhập, song lại khác nhau về giá trị HDI.
9

Các nước có cùng giá trị HDI nhưng khác nhau về mức thu nhập
Tên nước Giá trị HDI
GDP/người thực tế
(PPP.USD)
Côoét 0,891 26.321
Cộng hoà Séc 0,891 20.538
Thổ Nhĩ Kỳ 0,755 8.407
Acmênia 0,755 4.945
CH Nam Phi 0,674 11.110
Vanuatu 0,674 3.225
Bảng số liệu trên phản ánh rất rõ những nước có chỉ số HDI như nhau,
nhưng mức thu nhập lại không giống nhau, thậm chí có mức chênh lệch nhau
khá cao về chỉ tiêu này.
Các nước có cùng mức thu nhập nhưng khác nhau về giá trị HDI
Tên nước
GDP/người
theo PPP.USD
Tuổi thọ
trung bình
(năm)
Tỉ lệ
người lớn
biết chữ (%)
Giá trị
HDI
Việt Nam 3.071 74 90,3 0,733
Lêsôthô 3.335 43 82,2 0,549
Như vậy, sự phân hoá chỉ số HDI giữa các quốc gia và khu vực trên thế
giới là rất sâu sắc. Các nước đứng đầu thế giới về HDI thường tập trung ở
Châu Âu và khu vực Bắc Mỹ. Các nước có giá trị HDI thấp nhất thế giới là các

nước khu vực Châu Phi.
II.1.3. Những thách thức trong việc phát triển chỉ số phát triển con
người (HDI) của thế giới
Việc các chỉ số phát triển nhân bản của thế giới đều có xu hướng tăng
qua các năm đã đánh dấu những thành tựu to lớn của con người trong nỗ lực
phấn đấu không ngừng nghỉ cho việc cải thiện nâng cao cuộc sống về mọi mặt.
Tuy nhiên bên cạnh những đặc điểm như chúng ta vừa phân tích ở trên, chúng
ta cũng gặp những thách thức to lớn trong việc cải thiện đời sống xã hội, đó là:
- Sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia và khu vực trên thế
giới. Thách thức đặt ra với các nước là phải tìm các giải pháp hữu hiệu để giảm
khoảng cách này trong sự phát triển con người.
- Sự bất bình đẳng trong một số khía cạnh của các quốc gia trên thế giới.
Chẳng hạn như ở Việt Nam: "Mỗi lần đi bệnh viện tiêu tốn 40% thu nhập hàng
10
tháng của người dân trong số 20% nghèo nhất ở Việt Nam. Mức chi của hộ gia
đình cho việc khám chữa bệnh cao như vậy đã đẩy 3 triệu người dân lâm vào
cảnh nghèo túng".
- Những thách thức về thương mại quốc tế đối với các nước đang phát
triển trong đó có Việt Nam. Việc đánh thuế "đánh thuế bấp hợp lý" đối với các
nước nghèo nhất trên thế giới chưa hợp lí. Chẳng hạn thuế nhập khẩu của Hoa
Kỳ áp dụng cho những nước như Việt Nam và Băng-la-đét cao hơn khoảng 10
lần so với hầu hết các nước trong Liên minh Châu Âu.
- Tình trạng giá cả thị trường bị bóp méo do chính sách trợ cấp trong lĩnh
vực xuất khẩu cũng có tác động trực tiếp đến các nhà sản xuất nhỏ. Trong năm
2002 - 2003, giá thành sản xuất lúa gạo ở Hoa Kỳ là 415 USD/tấn và xuất khẩu
với giá 275 USD/tấn, buộc các đối thủ xuất khẩu gạo như Thái Lan và Việt
Nam phải điều chỉnh theo sự cạnh tranh bất bình đẳng này.
II.2. Sự phân hoá chỉ số HDI ở Việt Nam
II.2.1. Thành tựu phát triển con người của Việt Nam
Kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế - xã hội đất nước. Đặc

biệt là trong vòng một thập kỷ trở lại đây, Việt Nam đã đạt được những thành
tựu đáng kể trong sự nghiệp phát triển con người. Điểm đáng chú ý là chỉ số
HDI đang tăng lên đáng kể, vị trí về chỉ số HDI của Việt Nam so với các quốc
gia được đánh giá trên thế giới đã không ngừng tăng lên qua các năm. Thể hiện
qua bảng số liệu sau:
Thành tựu phát triển con người (HDI) của Việt Nam
giai đoạn 1995 - 2005
Chỉ số 1995 1999 2000 2001 2003 2005
Tuổi thọ trung bình 65,2 67,4 67,8 67,8 68,6 73,7
Tỷ lệ người lớn biết chữ 91,9 91,9 92,0 93,1 92,0 90,3
Tỷ lệ nhập học các cấp 49,0 62,0 63,0 67,0 63,9
GDP/người theo PPP 1.010 1.630 1.860 1.860 2.070 3.071
Chỉ số phát triển con người 0,611 0,666 0,671 0,682 0.688 0,733
Xếp hạng HDI 121/174 110/174 108/177 101/162 109/175 105/177
(Nguồn: Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2007 và VnExpress)
Giá trị HDI của Việt Nam tăng liên tục từ 0,611 năm 1995 lên 0,671 năm
2000 và đạt 0,733 năm 2005. Nước ta duy trì được mức xếp hạng về phát triển
con người ở vị trí trung bình là 105 trong tổng số 177 nước được xếp hạng. Giá
trị HDI của Việt Nam tăng, phản ánh mức tăng về tuổi thọ từ 67,8 năm 2000
11
lên 73,7 năm 2005 và GDP theo đầu người tăng từ 1.860 năm 2000 lên 2.070
(2003) và 3.071 USD/người vào năm 2005.
Những thay đổi tích cực trong chỉ số HDI của Việt Nam phản ánh những
thành tựu đạt được trong các lĩnh vực phát triển chủ chốt như mức sống, y tế,
giáo dục. Giá trị HDI tăng từ 0,583 năm 1985 lên 0,605 năm 1990; 0,611 năm
1995 và 0,733 vào năm 2005. Xếp hạng HDI của Việt Nam trong các nước và
vùng lãnh thổ đã tăng từ 120/174 quốc gia năm 1992 lên 105/177 quốc gia
trong năm 2005.
Trong khu vực ASEAN, so sánh về thứ hạng chỉ số phát triển con người
(HDI), Việt Nam chưa bằng Singapore, Brunei, Thái Lan hay Malaysia, nhưng

với chỉ số HDI đạt mức 0,733 trong năm 2005 thì Việt Nam có kết quả phát
triển con người liên tục tăng hằng năm khá cao, (chỉ số này là 0,583 năm 1985
và 0,691 năm 2004). Tuổi thọ trung bình ở Việt Nam từ 68,6 tuổi vào năm
2003 tăng lên 69 tuổi năm 2004, và năm 2005 là 73,3 tuổi. Giá trị HDI của
Việt Nam đã tăng từ thứ 7 lên thứ 6 trong các quốc gia ASEAN. Ở Châu Á, giá
trị HDI của Việt Nam đã tăng từ 32 lên 28.
Mức thu nhập bình quân đầu người tính theo sức mua của Việt Nam tăng
từ 2.070 USD/người năm 2003 lên 3071 USD/người năm 2005. Thống kê của
UNDP cho biết 1 USD ở Việt Nam có thể mua được lượng hàng gấp 4,5 đến 5
lần ở nước khác. Do đó, tuy thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam thấp
hơn nhiều nước như Nam Phi, Indonesia, Ai Cập, nhưng vị trí của Việt Nam
trong bảng xếp hạng theo chỉ số HDI lại cao hơn. Chính vì vậy, thứ bậc về
HDI đã cao hơn thứ bậc về GDP/người tính theo PPP tới 18 bậc (xếp theo
GDP/người Việt Nam đứng thứ 123/177).
Theo báo cáo phát triển con người của UNDP năm 2005, Việt Nam được
coi như một ví dụ thành công tiêu biểu cho nhóm các nước đang phát triển về
khả năng tương tác cân bằng giữa phát triển kinh tế và phát triển con người.
Báo cáo của UNDP nêu rõ tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm mạnh. Với mức
tăng trưởng kinh tế tương đương và mức thu nhập thấp hơn, Việt Nam đã vượt
qua Trung Quốc về giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Điều này khẳng định tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam hướng vào sự phát triển xã hội, sự phát triển con
người, phù hợp với nền kinh tế mà Việt Nam lựa chọn đó là nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
12
II.2.2. Sự phân hoá chỉ số HDI ở Việt Nam
II.2.2.1. Về chỉ tiêu thu nhập quốc dân và vấn đề xoá đói giảm nghèo
Những thành tựu đạt được trong việc phát triển con người ở Việt Nam
trong gần hai thập kỷ qua là rất to lớn và đáng tự hào với nhân dân thế giới.
Nhưng trên phạm vi cả nước, sự phân hoá về chỉ số HDI giữa các vùng miền
vẫn còn tương đối lớn và đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Trong đó, những

vấn đề về thu nhập của người dân, vấn đề xoá đói giảm nghèo và đảm bảo
công bằng xã hội luôn là vấn đề cấp thiết.
GDP và GDP bình quân đầu người theo giá thực tế
giai đoạn 1991 - 1995
Năm 1991 1995 2000 2005
GDP (triệu đồng) 76.707 288.892 441.646 837.858
GDP/người (triệu đồng) 1,141 3,179 5,659 10,083
Như vậy, trên phạm vi toàn quốc, GDP và GDP bình quân đầu người của
nước ta đạt tốc độ tăng trưởng cao trong gần hai thập kỷ trở lại đây. Tuy nhiên
thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng lãnh thổ còn rất lớn, thể hiện qua
bảng số liệu sau đây:
Thu nhập và chênh lệch thu nhập bình quân đầu người
giữa các vùng theo giá thực tế giai đoạn 1995 - 2005
Các vùng
Thu nhập bình quân
đầu người (triệu
đồng)
Chênh lệch của từng
vùng so với cả nước
(lần)
1995 1999 2005 1995 1999 2005
Cả nước 2,47 3,54 5,50 1,00 1,00 1,00
Đồng bằng sông Hồng 2,41 3,36 6,30 0,97 0,95 1,14
Đông Bắc 1,93 2,52 4,60 0,78 0,71 0,83
Tây Bắc 1,93 2,52 3,20 0,78 0,71 0,58
Bắc Trung Bộ 1,92 2,55 3,80 0,78 0,72 0,69
Duyên hải Nam Trung Bộ 2,11 3,03 5,00 0,85 0,86 0,90
13
Tây Nguyên 2,89 4,14 4,70 1,17 1,17 0,85
Đông Nam Bộ 4,07 6,33 10,00 1,64 1,79, 1,82

Đồng bằng sông Cửu Long 2,66 4,10 5,70 1,08 1,16 1,04
Về thu nhập và chênh lệch trong thu nhập bình quân đầu người có thể
chia làm 3 nhóm vùng: Nhóm có mức thu nhập cao là Đông Nam Bộ. Nhóm có
mức thu nhập trung bình là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu
Long. Nhóm có mức thu nhập thấp là Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ,
Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Khoảng cách về thu nhập giữa vùng thấp nhất (Tây Bắc) và vùng cao
nhất (Đông Nam Bộ) ngày càng lớn: từ 2,1 lần năm 1995 lên 2,5 lần năm 1999
và 3,1 lần năm 2003.
Trong khi khoảng cách về thu nhập giữa các vùng miền trong cả nước
vẫn còn cao, thì đói nghèo là một trong những thách thức lớn đối với sự nghiệp
phát triển con người Việt Nam, tác động trực tiếp tới chỉ số HDI của VIệt Nam
trong bảng xếp hạng thế giới. Mặc dù thời gian qua Việt Nam được đánh giá là
một trong những quốc gia đạt được những thành tựu xoá đói giảm nghèo ấn
tượng, nhưng thực tế cho thấy Việt Nam vẫn đang là một trong những nước
nghèo nhất thế giới với mức thu nhập bình quân đầu người khoảng 520 USD
(2005), trên 76% dân số sống ở các vùng nông thôn có thu nhập bình quân đầu
người dưới 200 USD, 32/64 tỉnh thành với 32 triệu dân có mức thu nhập bình
quân dưới 200 USD/ năm.
Tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam theo ngưỡng “1 USD/người/ngày”
và “2 USD/người/ngày” thời kỳ 1990 - 2004
(đơn vị %)
Năm
Tỉ lệ dân số sống dưới mức
1 USD/người/ngày 2 USD/người/ngày
1990 50,8 87,0
1993 39,9 80,5
1996 23,6 69,4
1999 16,9 65,9
2000 15,2 63,5

14
2002 13,6 58,2
2004 10,6 54,3
(Nguồn: www.worldbank.org.vn)
Bảng số liệu trên cho thấy, thành tích đạt được trong công tác xoá đói
giảm nghèo của nước ta là khá ngoạn mục. Song công tác xoá đói giảm nghèo
chưa thật vững chắc. Tỉ lệ hộ nghèo vẫn còn cao, tính trung bình cứ 5 người
dân thì có 1 người nghèo.
Tổng số hộ và tỷ lệ hộ nghèo toàn quốc thời kỳ 1992 - 2004
Năm 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004
Tổng số hộ
nghèo (hộ)
3810,7 2633,2 2387,1 1615,0 2800,0 2056,7 1416,0
Tỷ lệ hộ
nghèo (%)
28,2 17,7 15,7 10,0 17,2 13,0 8,3
Qua bảng số liệu ta thấy: Trong giai đoạn 1992 - 1997, có hai chuẩn
nghèo, song chênh lệch không lớn; thành tựu xoá đói giảm nghèo là đáng kể, tỉ
lệ đói nghèo giảm 12,3%, bình quân mỗi năm giảm gần 2,5% với 235,5 nghìn
hộ/năm. Giai đoạn 1998 - 2000, chuẩn nghèo có sự thay đổi nhưng không
nhiều; tỉ lệ hộ nghèo tiếp tục giảm nhưng giảm chậm (5,7%). Giai đoạn 2000, -
2004, được tính theo chuẩn nghèo mới; cả nước giảm gần 1/2 hộ nghèo và gần
9% tỉ lệ hộ đói nghèo; đây là thời kỳ thành công nhất trong quá trình xoá đói
giảm nghèo của nước ta.
Tỷ lệ đói nghèo các vùng theo chuẩn năm 2005
(đơn vị %)
Các vùng Tỉ lệ đói nghèo
Cả nước 21,9
Đông Bắc 32,6
Tây Bắc 44,0

Đồng bằng sông Hồng 13,8
Bắc Trung Bộ 36,1
Duyên hải Nam Trung Bộ 23,7
15
Tây Nguyên 36,5
Đông Nam Bộ 8,7
Đồng bằng sông Cửu Long 19,0
Sang năm 2005, chuẩn mới cao hơn, phù hợp với phát triển kinh tế và
mức sống; tỉ lệ hộ nghèo tăng lên từ 8,3% năm 204 lên 21,9% năm 2005;
chuẩn nghèo mới cao hơn chuẩn nghèo cũ tạo điều kiện cho các hộ nghèo tiếp
tục được hưởng lợi từ các chính sách xoá đói giảm nghèo để nâng cao mức
sống lên ngang với mặt bằng chung của xã hội. Tuy nhiên, tỉ lệ đói nghèo
trong một số dân tộc còn cao, như Vân Kiều (82,2%), Pakô (76,5%), Dao
(54,3%), Bana (53,3%)…
Trong khi tình trạng đói nghèo vẫn còn là một thách thức lớn đối với
Việt Nam thì vấn đề chênh lệch giàu nghèo đang có chiều hướng gia tăng trên
phạm vi cả nước, giữa thành thị và nông thôn, cũng như giữa các tỉnh và địa
phương trong cả nước. Nếu như trong năm 1994, thu nhập bình quân đầu
người của 20% dân cư giàu nhất của tỉnh giàu nhất gấp 25 lần thu nhập bình
quân đầu người của 205 dân cư nghèo nhất của tỉnh nghèo nhất thì con số này
đã tăng lên 34 lần năm 1996 và 50 lần năm 1999. Đặc biệt sự chênh lệch giầu
nghèo trong nội bộ các tỉnh cũng đã gia tăng. Mức chênh lệch về thu nhập giữa
20% giầu nhất và 20% nghèo nhất của tất cả các tỉnh đều tăng trong thời gian
từ 1994 đến 1996 và càng trở nên sâu sắc hơn trong những năm gần đây. Trong
đó mức chênh lệch tuyệt đối cao nhất là các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long.
Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo có xu hướng gia tăng so với mức
thu nhập bình quân đầu người. Một trong những nguyên nhân tạo ra sự chênh
lệch về thu nhập là khả năng tiếp cận những cơ hội phát triển và tạo thu nhập
không giống nhau. Cơ hội tìm kiếm thông tin và việc làm ở nông thôn và khu

vực miền núi rất hạn chế, hiệu quả kinh tế đem lại chưa cao mặc dù lực lượng
lao động tập trung chủ yếu ở các khu vực này. Nhiều nguyên nhân đói nghèo
chưa được khắc phục một cách triệt để, nguy cơ tái nghèo còn lớn, đặc biệt là
khu vực nông thôn, miền núi.
Có rất nhiều nguyên nhân đói nghèo ở Việt Nam, trong đó có thể nêề lên
một số nguyên nhân chính, như sau:
16
+ Đói nghèo do thiếu thu nhập và tài sản: ở đây bao gồm thiếu thu nhập
và những tài sản của con người, tài sản của tự nhiên, tài sản vật chất, tài sản tài
chính, tài sản xã hội…
+ Thiếu tiếng nói và quyền lực: người nghèo rất bị hạn chế về tiếng nói
và quyền lực của mình, họ không được hoặc không chủ động thể hiện quyền
làm chủ của mình.
+ Dễ bị tổn thương trước các cú sốc bất lợi, không có khả năng chống
chọi, khả năng chịu tổn thất và rủi ro của người nghèo là rất cao, rủi ro về thiên
tai đi liền với tình trạng phát triển thấp kém, sự thiếu vắng các cơ chế thích
ứng dự phòng để giảm thiểu các rủi ro đó…
II.2.2.2. Về giáo dục
Số lượng học sinh qua các năm học của Việt Nam
(đơn vị: nghìn học sinh)
Năm học 1992 - 1993 Năm học 2005- 2006
Tổng số học sinh cả nước 12910,9 16649,2
Học sinh Tiểu học 9527,2 7304,0
Học sinh Trung học cơ sở 2813,4 6371,0
Học sinh Trung học PT 570,4 2973,9
So với năm học 1992 - 1993, từ sau năm học 1999 - 2000, số lượng học
sinh Tiểu học bắt đầu giảm, số lượng học sinh Trung học cơ sở và Trung học
phổ thong bắt đầu tăng dần. Các hệ thống giáo dục phát triển và mở rộng để
khai thác các nguồn lực của xã hội, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.
Tuy nhiên, mặc dù tỷ lệ biết chữ của dân số từ 10 tuổi trở lên khá cao

(91,1% năm 1999), nhưng số năm học bình quân lại thấp, mới đạt 6,2 năm. Số
người có trình độ cao còn ít, chỉ có 2,8 % dân số tốt nghiệp cao đẳng, đại học,
còn trình độ trung cấp kỹ thuật là 8,1%.
Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp so với tổng số học sinh tuy khá cao
nhưng có sự khác biệt giữa các vùng. Năm học 2001 - 2002, tỉ lệ này ở bậc tiểu
học là 99,4%, Trung học cơ sở là 96,9% và Trung học phổ thông là 89,8%.
Vùng Đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp cao nhất,
vùng Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ tốt nghiệp thấp nhất.
17
Về cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ học vấn và chuyên môn kỹ
thuật có sự chênh lệch giữa các vùng. Cao nhất là Đồng bằng sông Hồng,
Đông Nam Bộ, thấp nhất là Tây Bắc và Tây Nguyên. Cơ cấu lao động đã qua
đào tạo còn bất hợp lý, dẫn đến tình trạng thừa thầy - thiếu thợ (theo chuẩn
mực thế giới, tỉ lệ người tốt nghiệp các cấp là 1 cao đẳng hoặc đại học/4 trung
cấp chuyên nghiệp/110 đào tạo nghề; trong khi đó ở Việt Nam, tỉ lệ này là
1/0,98,3,02).
Theo tạp chí “Nghiên cứu con người” số tháng 6(21)2005, chỉ số về giáo
dục của nước ta đang có dấu hiệu giảm đi: 0,83% năm 2000, 0,84% năm 2001,
0,831% năm 2003, 0,815% năm 2004 và 2005, chỉ đứng thứ 6 trong khối
ASEAN, thấp hơn Trung Quốc và kém xa Cuba.
Hệ thống giáo dục đào tạo còn nhiều bất cập. Đối chiếu với các đòi hỏi
phát triển, những điểm yếu kém và bất cập của hệ thống giáo dục và đào tạo
hiện nay là nghiêm trọng và đang bộc lộ ngày càng rõ. Yêu cầu đặt ra cho lĩnh
vực này không còn là tiến hành đổi mới hay cải tiến một cách cục bộ. Một
cuộc cải cách toàn diện và căn bản, từ chương trình giáo dục và cách dạy cách
học, cơ sở vật chất nhà trường, đến đội ngũ giáo viên… là vấn đề cấp bách.
Khoảng cách giáo dục năm 1999
Lai
Châu
Gia

Lai
Bình
Phước
Trà
Vinh
Toàn
quốc

Nội
Thái
Bình
Nghệ
An
Đồng
Nai
Tỷ lệ biết chữ của
người lớn (%)
51,31 69,29 88,24 82,54 90,29 96,93 94,60 92,80 92,52
Tỷ lệ đi học ròng
(năm học 1998-
1999) (%)
27,98 38,56 43,36 42,88 69,95 76,19 67,91 55,67 54,89
Số người có trình
độ trên đại học
13 51 10 0 28.569 15.872 265 363 100
Thứ hạng
GDP/người trong
61 tỉnh, thành.
58 42 50 22 3 25 39 5
18

Vấn đề khoảng cách về dân trí và giáo dục hiện rất gay gắt vì tính phổ
biến của nó. Cuộc tổng điều tra dân số tháng 4 năm 1999 cho thấy 32/61 Tỉnh,
thành có tỷ lệ người đi học thấp hơn mức bình quân cả nớc (54,2%) còn 23
tỉnh có tỷ lệ người lớn biết chữ thấp hơn mức bình quân (90%).
Cơ hội tiếp cận thông tin và tri thức còn hạn chế. Khi thông tin và tri
thức đã trở nên phổ biến hơn nhiều thì 3 yếu tố cơ bản quyết định việc tiếp cận
thông tin và tri thức cho người dân là: trình độ văn hoá, mức thu nhập, cơ chế
chính sách tạo điều kiện tiếp cận. Mặc dù cả 3 yếu tố này đã có những biến đổi
tích cực trong qua trình đổi mới vừa qua song còn chứa đựng nhiều hạn chế so
với mức độ mở rộng luồng thông tin thực tế và yêu cầu phát triển trong điều
kiện hội nhập quốc tế.
Ngân sách đầu tư cho giáo dục ở Việt Nam ngày càng tăng, nhưng chưa
đáp ứng được yêu cầu và so với nhiều nước trên thế giới, còn ở mức thấp. Báo
cáo phát triển con người của Liên Hiệp Quốc năm 1998 cho biết ngân sách đầu
tư cho giáo dục (% trong GDP) năm 1995 của toàn thế giới là 4,9%, các nước
công nghiệp 5,2%, các nước đang phát triển 3,8% trong khi Việt Nam còn khá
khiêm tốn ở mức 2,1%.
II.2.2.3. Về y tế và chăm sóc sức khoẻ
So với thế giới, các chỉ tiêu về y tế, chăm sóc sức khoẻ của nước ta vẫn
còn thua kém và cần được cải thiện nhằm nâng cao sức khoẻ và tuổi thọ cho
người dân.
Một vài chỉ tiêu tổng hợp về y tế Việt Nam
Năm Bình quân tính trên 1 vạn dân Ngân sách
dành cho y tế
(% GDP)
Bác sĩ Y tá Giường bệnh
1995 4,3 12,9 98,9 1,0
1999 4,8 12,6 97,0 1,2
2002 5,6 12,2 98,6 1,3
2005 6,2 12,2 98,0 1,5

So với mức bình quân đảm bảo y tế/1 vạn dân của thế giới (12,2 bác sĩ;
24,1 y tá) thì ở Việt Nam mới bằng 1/2. Tình trạng thể lực chung của người
Việt Nam tuy đã được cải thiện đáng kể, song tầm vóc và thể trạng vẫn còn
19
nhiều hạn chế, chiều cao và trọng lượng cơ thể thấp hơn so với những người
cùng lứa tuổi ở các nước , tỉ lệ người gầy còn cao. Các tệ nạn xã hội chưa được
kiểm soát, đến cuối năm 2004, số người nhiễm HIV của Việt Nam đã lên tới
con số 84 nghìn người.
Cũng như chỉ số thu nhập bình quân đầu người, chỉ số tuổi thọ trung
bình có sự phân hoá giữa các vùng trong nước cũng như theo giới tính. Tuổi
thọ trung bình không đồng đều giữa các vùng được thể hiện qua bảng sau:
Sự phân hoá tuổi thọ trung bình giữa các vùng ở Việt Nam
thời kỳ 1989 - 2005
Vùng
Tuổi thọ trung bình (năm)
1989 1999 2002 2005
Toàn quốc 65,3 68,6 68,9 71,3
Tây bắc 63,0 63,1 64,7 66,6
Đông Bắc 65,5 67,5 68,2 69,1
Đồng bằng sông Hồng 69,8 71,5 71,5 73,3
Bắc Trung Bộ 65,3 68,5 68,8 71,2
Duyên hải Nam Trung Bộ 66,2 67,4 68,2 73,6
Tây Nguyên 58,5 61,6 63,6 68,9
Đông Nam Bộ 69,2 72,4 72,4 73,9
Đồng bằng sông Cửu Long 66,4 68,9 69,1 73,0
(Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu con người 1(22)2006)
Giữa 2 giới, tuổi thọ bình quân nữ cao hơn nam ( 74 - 67,4). Trong đó,
Bắc Trung Bộ có độ chênh lệch về tuổi thọ trung bình giữa nam và nữ cao nhất
(7,9), thấp nhất ở Đông Bắc (3,0). Sở dĩ có sự chênh lệch này nguyên nhân là
do cơ cấu nghề nghiệp, chất lượng lao động, đặc điểm phân bố dân cư, sự thay

đổi cơ cấu bệnh tật, thiếu điều kiện y tế chăm sóc sức khoẻ, tai nạn… ở các địa
phương, các vùng khác nhau.
Mặt khác, tuổi thọ bình quân còn chịu sự chi phối của tỷ lệ tử vong sơ
sinh và tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi. Theo Niên giám Thống kê, tỷ suất chết
20
sơ sinh của nước ta đã giảm nhưng còn ở mức cao 21%o (2003), 18%o(2004).
Tỷ lệ chết chu sinh chiếm 58% tổng số chêt dưới 1 tuổi và 38% tổng số trẻ
dưới 5 tuổi. Đẻ non và ngạt thai chiếm 67% tổng số chết dưới 5 tuổi, số tử
vong trẻ em dưới 2 tuổi do viêm đường hô hấp cấp và tiêu chảy chiếm 71,2%
tổng số tử vong dưới 5 tuổi. Đây quả là những con số đáng lo ngại, báo động
về chất lượng chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em.
Hiện nay người dân đã tiếp cận nhanh chóng với phương thức chăm sóc
sức khoẻ người dân bằng dịch vụ thẻ Bảo hiểm y tế. Tuy nhiên chất lượng
phục vụ y tế cho người sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế còn nhiều vấn đề bất cập
như thái độ nhân viên y tế, cũng như chất lượng thuốc chữa bệnh. Hơn nữa sự
biến động về giá thuốc trong thời gian qua đã ảnh hưởng không nhỏ tới khả
năng chăm sóc sức khoẻ của phần lớn người nghèo.
Nhìn về góc độ quản lý, mức độ bao phủ của các chương trình chăm sóc
sức khoẻ cộng đồng không đồng đều do ảnh hưởng của điều kiện địa lý, sinh
thái, học vấn, mức sống dân cư. Nhìn chung các chương trình ở đô thị thường
xuyên và đều đặn hơn ở nông thôn, miền núi và những vùng khó khăn. Các
nhân viên của các chương trình được đào tạo nghiệp vụ, chuyên môn song mức
độ khác nhau giữa các trạm y tế xã phường và phòng khám đa khoa thôn bản…
II.2.3. Các giải pháp nhằm nâng cao chỉ số phát triển con người ở Việt Nam
II.2.3.1. Đẩy mạnh quá trình đổi mới thể chế kinh tế thúc đẩy điều chỉnh
cơ cấu kinh tế
Việc đẩy mạnh đổi mới thể chế kinh tế tạo điều kiện quyết định thúc đẩy
điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Đến lượt mình, cơ cấu kinh tế sẽ có tác động tích
cực đến việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực tạo việc làm và thu nhập, nâng
cao năng lực cạnh tranh và năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế

trong giai đoạn tới. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế
cao góp phần tăng trưởng nhanh và bền vững của GDP, đồng thời sẽ tạo thêm
nhiều việc làm mới góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm
của một bộ phận lớn dân cư. Mặt khác sẽ tạo ra những yêu cầu mới cho nên
kinh tế và lực lượng lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sản phẩm
hàm lượng chất xám cao, đẩy nhanh và mạnh quá trình công nghiệp hoá - hiện
đại hoá đất nước.
- Cải cách khu vực Doanh nghiệp nhà nước.
21
- Cải cách hệ thống tài chính ngân hàng.
- Phát triển mạnh kinh tế dân doanh, nhất là các công ty tư nhân vừa và
nhỏ; thu hút và sử dụng có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Điều chỉnh cơ cấu đòi hỏi phải đổi mới chức năng và vai trò của Nhà
nước nhằm tạo dựng một môi trường kinh doanh cạnh tranh, năng động và
thực hiên tốt mục tiêu phát triển con người. Trong quá trình chuyển dịch cơ
cấu và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ không tránh khỏi những chi phí xã hội phát
sinh, nhất là về ngắn hạn. Chính vì vậy, việc thiết lập một mạng lưới an sinh là
hết séc cần thiết. Những yếu tố chính của mạng lưới này bao gồm hệ thống bảo
hiểm, quỹ hỗ trợ và sự giúp đỡ, cung cấp nhu cầu thiết yếu cho những người
nghèo; sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp và của người dân cũng cần
được đặc biệt chú trọng. Tuy nhiên, việc hạn chế những chi phí xã hội chỉ có
thể được giải quyết một cách vững chắc thông qua sự thúc đẩy phát triển có
hiệu quả của khu vực kinh tế tư nhân, tạo ra các kx năng lao động mới.
II.2.3.2. Phát triển bền vững khu vực nông thôn
Trong những năm qua, việc mở rộng cơ hội lựa chọn và khuyến khích
lao động và sự sáng tạo của người nông dân trên cơ sở các trao đổi thị trường
và mở cở đã tạo ra những thành tựu đáng ghi nhận trong phát triển nông
nghiệp; đời sống nông dân ở nhiều vùng đã được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên
trong thập niên tới, nông thôn vân là địa bàn và lĩnh vực sinh sống của đa số
dân cư và người nghèo, trong khi khoảng cách về mức sống giữa thành thị và

nông thôn có nguy cơ gia tăng mạnh do chênh lệch cao về tốc độ tăng trưởng
kinh tế giữa hai khu vực. hơn nữa, người nông dân vẫn phải đối mặt với những
rủi ro phát sinh do thiên tai và những biến động bất thường của thị trường nông
sản thế giới.
- Nâng cao hiệu lực các quyền đối với ruộng đất của nông dân nhằm tạo
thuận lợi cho nông dân sử dụng ruộng đất một cách hiệu quả, hướng vào
những sản phẩm có giá trị, kích thích quá trình đa dạng hoá sản xuất trong khu
vực nông thôn và phát triển thị trường nông thôn…
- Mở rộng cơ hội cho người nông dân đa dạng hoá sản xuất, theo hướng
phá thế độc canh cây lương thực, chuyển sang phát triển mạnh những ngành,
sản phẩm có giá trị gia tăng và thu nhập cao hơn: trợ giúp kỹ thuật, cung cấp
22
thông tin thị trường, hỗ trợ tài chính, tín dụng…và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm,
cải thiện điều kiện mua bán sản phẩm của người nông dân…
II.2.3.3. Chuyển dịch căn bản và toàn diện về giáo dục và đào tạo, khoa
học và công nghệ
Nhà nước đóng vai trò cơ bản, nhất là thông qua chi tiêu cho giáo dục;
củng cố vững chắc kết quả xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, từng bước
phổ cập trung học cơ sở trong cả nước… Đây là giải pháp quan trọng giúp
đông đảo người nghèo, trước hết là các trẻ em nghèo có cơ hội tiếp cận tri thức
cơ bản cũng như giúp nâng cao năng lực phát triển chung của xã hội.
Sự giúp đỡ, hỗ trợ quốc tế cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo của Việt Nam,
nhất là trong giai đoạn tới đóng vai trò tất quan trọng.
Cải cách chương trình giáo dục, đào tạo và cách dạy và học đang là yêu
cầu bức xúc và có tầm quan trọng hàng đầu trong toàn bộ nhiệm vụ đổi mới hệ
thống giáo dục - đào tạo.
Mối liên hệ cần thiết giữa cung cấp nhân lực được đào tạo với nhu cầu
sử dụng nhân lực sẽ được thiết lập và trở nên chặt chẽ thông qua việc phát triển
thị trường lao động và thị trường sản phẩm khoa học, công nghệ.
Lựa chọn hướng phát triển khoa học và công nghệ ưu tiên hất quàn với

nhiệm vụ tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo… Tạo dựng sự gắn kết có hiệu quả
giữa hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ với các nhu cầu
kinh tế - xã hội.
II.2.3.4. Hoàn thiện hệ thống y tế, chương trình dân số và các hoạt động
bảo trợ xã hội
Đối với hệ thống y tế, chăm sóc sức khoẻ và chương trình dân số: trong
giai đoạn tới, đòi hỏi cấp thiết trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khoẻ chưa
phải là việc phát triển các dịch vụ cao cấp và nâng cao chất lượng, mà là những
nỗ lực mở rộng diện cung cấp và nâng cao chất lượng các dịch vụ cơ bản. Tính
ưu tiên của sự lựa chọn này xuất phát từ quan điểm phát triển vì tất cả mội
người và cũng nhằm giảm thiểu mức độ bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư
có thu nhập khác biệt thuộc các vùng và các tầng lớp khác nhau. Các mục tiêu
cụ thể: mở rộng cơ hội để người dân tiếp cận dễ dàng đến y tế dự phòng, bảo
đảm mọi người dân được chữa các bệnh thông thường, giảm nhanh tỷ lệ trẻ em
23
và bà mẹ có thai bị suy dinh dưỡng, thực hiện tốt chương trình kế hoạch hoá
gia đình. Một số giải pháp cần thực hiện là:
Tăng mức chi ngân sách cho lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khoẻ, trong
đó cần ưu tiên hơn cho các vùng bị cô lập, các dịch vụ chăm sức khoẻ ban đầu,
củng cố và nâng cấp mạng lưới y tế ở cấp thôn, bản và xã, các chương trình
cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cho phép khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực y tế, mở rộng phạm vi
bảo hiểm y tế. Tăng cường năng lực bộ máy y tế và chăm sóc sức khoẻ thông
qua việc mở rộng đào tạo cán bộ y tế, đặc biệt là đào tạo y tá và cán bộ bảo vệ
sức khoẻ cho các vùng nông thôn, miền núi…
III. KẾT LUẬN
Chỉ số phát triển con người - HDI là thước đo tổng hợp của ba khía cạnh
về phát triển con người, đó là: tuổi thọ; tri thức (được đo bằng tỷ lệ biết chữ ở
người lớn cũng như tỷ lệ nhập học tổng hợp ở các cấp); và mức sống (được đo
bằng GDP bình quân đầu người và chi phí sinh hoạt thể hiện qua chỉ số sức

mua ngang bằng - PPP). Việc xếp hạng về HDI toàn cầu giúp cho các nước
biết được kết quả phát triển con người của mình trong một giai đoạn dài, còn
những thay đổi qua từng năm không có nhiều giá trị về mặt phân tích vì các số
liệu căn bản được xem xét, chỉnh lý theo từng giai đoạn.
Việc phân tích, nghiên cứu về thực trạng phân hoá HDI trên thế giời và
Việt Nam trong những năm qua cho thấy, chỉ số HDI của thế giới đã có những
thay đổi, về cơ bản theo chiều hướng tốt lên. Mức HDI trung bình của thế giới
tăng từ 0.722 (2001) lên 0.741(2003), đã chứng tỏ những thành công to lớn của
thế giới trong việc, cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Tuy
nhiên, trong sự phát triển này, thế giới phải đối mặt với hàng loạt các thách
thức như khoảng cách giàu nghèo quá lớn giữa các quốc gia, sự phát triển
không bền vững về các mặt kinh tế - xã hội, môi trường… đòi hỏi các quốc gia
phải có quyết sách phát triển hợp lí trong thời gian tới. Ở Việt Nam, trong
những năm qua nhờ sự quan tâm đúng mức của Đảng và nhà nước chúng ta đã
có những thành tựu đáng tự hào trong công cuộc phát triển, góp phần thực hiện
mục tiêu của Đảng ta là xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân, tạo điều
kiện cho con người phát triển toàn diện về cả mặt thể chất và tinh thần.
24
Thông qua chuyên đề này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng và sâu
sắc nhất tới PGS. TS Nguyễn Minh Tuệ, là người đã trực tiếp giảng dạy,
hướng dẫn và cung cấp cho tôi những tư liệu hết sức cần thiết và quý báu trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề. Tuy nhiên, do
những hạn chế về thời gian nghiên cứu và nguồn tài liệu thu thập được, nên đề
tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vậy tôi kính mong nhận
được những ý kiến nhận xét đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và bạn bè
đồng nghiệp kết quả nghiên cứu đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Hà Nội, tháng 01 năm 2008
Học viên:
Vũ Kim Đức
25

×