I- SINH HỌC TẾ BÀO:
Câu 1: a/.Các tế bào 1,2,3 trong hình đang ở kì nào, thuộc kiểu phân bào gì ? ( Cho biết bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài
này 2n = 4).
S
b/. Một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, mà mỗi nhiễm sắc thể có 400 nuclêôxôm. Mỗi đoạn nối ADN trung bình có 80 cặp nu.
Số đoạn nối ít hơn số nuclêôxôm. Khi các cặp NST đó tái bản 2 lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tạo
nên các nuclêôxôm tương đương với bao nhiêu nuclêôxôm? Số lượng prôtêin histon các loại cần phải cung cấp là bao nhiêu?
a/. Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân 2.
Tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân.
Tế bào 3 đang ở kì sau giảm phân 1.
b/. Tổng số nu có trên cả sợi ADN của 1 NST: [400 x 146 x 2] + [ 80 x 2 x (400 – 1)] = 180640 nu.
Khi các cặp NST đó tái bản 2 lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tạo nên các nulêôxôm tương đương
với số lượng như sau: (2
2
-1) 400 x 2 = 2400 nuclêôxôm.
Số lượng prôtêin histon các loại cần cung cấp: (2
2
– 1) 400 x 2 x 8 = 19200 prôtêin.
Câu 2. a/. Vận chuyển phân tử protein ra khỏi tế bào cần các bào quan nào?
b/. Mô tả quy trình vận chuyển này.
a/. Vận chuyển protein ra khỏi tế bào cần các bào quan:
- Hệ thống mạng lưới nội chất hạt;
- Bộ Golgi;
- Màng sinh chất.
b/. - Protein tổng hợp bởi riboxom được vận chuyển trong mạng lưới nội chất hạt đến bộ Golgi
- Ở bộ Golgi, phân tử protein được gắn thêm cacbohydrat tạo ra glycoprotein được bao gói trong túi tiết và tách ra khỏi
bộ Golgi và chuyển đến màng sinh chất.
- Chúng gắn vào màng sinh chất phóng thích protein ra bên ngòai tế bào bằng hiện tượng xuất bào
Câu 3: So sánh hiệu suất tích ATP của quy trình đường phân, chu trình Crep và chuỗi truyền electron trong hô hấp tế bào.
Nêu ý nghĩa của chu trình Crep.
a/. So sánh: - Đường phân tạo 2ATP
→
7,3 x 2 / 674
≈
2,16%
- Chu trình Crep 2ATP
→
7,3 x 2 / 674
≈
2,16%
- Chuỗi truyền electron
→
7,3 x 34 / 674
≈
36,82%
- Hô hấp hiếu khí 38ATP
→
7,3 x 38 / 674
≈
41,15%
b/. Ý nghĩa chu trình Crep
- Phân giải chất hữu cơ, giải phóng năng lượng, một phần tích lũy trong ATP, một phần tạo nhiệt cho tế bào, tạo nhiều
NADH, FADH
2
dự trữ năng lượng cho tế bào.
- Tạo nguồn C cho các quá trình tổng hợp sản phẩm hữu cơ trung gian.
II- SINH HỌC VI SINH
Câu 1.Hãy kể một số enzym vi sinh vật được dùng phổ biến trong đời sống và trong công nghiệp.
+ Trong đời sống: amilaza được dùng trong rượu nếp, làm tương; amilaza và proteaza được dùng làm chất trợ tiêu hoá.
+ Trong công nghiệp:
- amilaza được dùng trong công nghiệp bánh kẹo, công nghiệp dệt;
- amilaza và proteaza được dùng trong công nghiệp sản xuất tương;
- proteaza và lipaza được dùng trong công nghệ thuộc da;
-amilaza, proteaza,lipaza được dùng trong công nghiệp chất tẩy rửa; xenlulaza được dùng trong công nghiệp chế biến
rác thải…
Câu 2: Các vi sinh vật thường gặp trong đời sống hằng ngày thuộc nhóm dinh dưỡng nào? Tại sao?
+ Hóa dị dưỡng
+ Vì chúng thường sinh trưởng trên các loại thực phẩm chứa các chất hữu cơ.
III- SINH HỌC ĐỘNG VẬT
Câu 1: Ở người nữ, hormone của buồng trứng có tác động ngược như thế nào đến tuyến yên và vùng dưới đồi?
+Dưới tác dụng của hormone GnRH của vùng dưới đồi ,tuyến yên tiết ra FSH và LH kích thích buồng trứng tiết
oestrogen (do nang noãn) và progesteron (do thể vàng).
+Ở giai đoạn đầu chu kỳ kinh nguyệt: lượng oestrogen do nang noãn tiết ra sẽ tác động ngược lên tuyến yên, kích thích
tăng tiết LH,có tác dụng kích thích trứng chín,rụng.
+Ở giai đoạn sau của chu kì: hàm lượng estrogen và progesteron tăng cao,gây tác động ngược lên vùng dưới đồi và thùy
trước tuyến yên, ức chế tiết FSH,LH ức chế rụng trứng.
Câu 2: Hãy cho biết đặc điểm cấu tạo,hoạt động của hệ hô hấp ở lớp chim và thú. Ưu điểm quan trọng giúp đảm bảo hiệu quả
trao đổi khí ở mỗi lớp là gì?
* Chim: - Phổi: + Là hệ thống ống khí bao bọc bởi hệ mao mạch,liên hệ với các túi khí.
+ dán sát vào hốc xương sườn khó thay đổi thể tích.
- Hoạt động phối hợp của các túi khí giúp không khí qua phổi khi hít vào thở ra đều theo một chiều, giàu O
2
hiệu quả trao đổi khí cao.
* Thú:- Phổi: + Cấu tạo bởi các phế nang tổng diện tích bề mặt lớn.
+ Biến thiên thể tích dễ dàng theo thể tích lồng ngực Khí lưu thông tạo sự chênh lệch khí ở bề mặt trao đổi tốt
- Tổng diện tích bề mặt trao đổi khí lớn + đảm bảo sự chênh lệch khí hiệu quả trao đổi khí
Câu 3: Là một hình thức sinh sản vô tính đặc biệt, trinh sinh có đặc điểm gì khác biệt so với các hình thức sinh sản vô tính
khác ở động vật?
- Từ tế bào của cơ thể mẹ trải qua giảm phân nguyên phân,chuyên hóa cơ thể mới.
- Các cá thể sinh ra trong cùng một lứa không hoàn toàn giống nhau,do cơ thể mẹ có khả năng tạo ra 2
n
loại trứng khác nhau.
IV- SINH HỌC THỰC VẬT
Câu 1:Khi đưa cây từ ngoài sáng vào trong tối thì sức căng trương nước của tế bào lỗ khí tăng hay giảm? Giải thích?
Tăng, do lỗ khí đóng lại thoát hơi nước giảm), trong khi đó quá trình hút nước của rễ vẫn tiếp tục, nước từ rễ theo mạch
dẫn dồn lên trên làm sức căng của tế bào lỗ khí tăng
Câu 2: a/ Nguyên nhân chính giúp thực vật C
4
và CAM không có hiện tượng hô hấp sáng là gì?
b/Tại sao đều không có hiện tượng hô hấp sáng,nhưng thực vật C
4
có năng suất cao còn thực vật CAM lại có năng suất thấp?
a/ Do ở 2 nhóm thực vật này có hệ enzim phosphoenolpyruvat cacboxylaz với khả năng cố định CO
2
trong điều kiện hàm
lượng CO
2
thấp, tạo acid malic là nguồn dự trữ CO
2
cung cấp cho các tế bào bao quanh bó mạch,giúp hoạt tính carboxyl của
enzim RibDPcarboxilaz luôn thắng thế hoạt tính ôxy hóa nên ngăn chận được hiện tượng quang hô hấp.
b/ Thực vật CAM sử dụng sản phẩm cuối cùng của quá trình quang hợp tích lũy dưới dạng tinh bột làm nguyên liệu tái tạo
chất nhận CO
2
của chu trình CAM, điều này làm giảm chất hữu cơ tích lũy trong cây năng suất thấp.
Câu 3: Người ta đã tiến hành thí nghiệm trên 2 nhóm thực vật như sau:
* Nhóm ngày ngắn:- thời gian chiếu sáng < 12 giờ: ra hoa.
- thời gian chiếu sáng > 12 giờ: không ra hoa.
- thời gian chiếu sáng < 12 giờ nhưng thời gian tối bị gián đoạn: không ra hoa.
* Nhóm ngày dài: - thời gian chiếu sáng >12 giờ: ra hoa.
- thời gian chiếu sáng < 12 giờ: không ra hoa.
- thời gian chiếu sáng < 12 giờ nhưng thời gian tối bị gián đoạn: ra hoa.
a/ Thí nghiệm trên chứng minh điều gì?
b/ Thời gian chiếu sáng và thời gian tối có vai trò gì đối với sự ra hoa của cây?
a/ Thí nghiệm chứng minh chính thời gian tối mới quyết định sự ra hoa của cây.
b/ - Thời gian tối là yếu tố cảm ứng ảnh hưởng đến sự xuất hiện mầm hoa.
- Thời gian chiếu sáng làm tăng số lượng hoa.
V-DI TRUYỀN HỌC
Câu 1: Một tế bào sinh dưỡng của lúa 2n = 24 NST. Nguyên phân liên tiếp 6 lần. Nhưng khi kết thúc lần phân bào 3; trong số
tế bào con, do tác nhân đột biến có 1 tế bào bị rối loạn phân bào xảy ra trên tất cả các cặp nhiễm sắc thể.
a/. Tìm số lượng tế bào con hình thành?
b/. Tính tỉ lệ tế bào đột biến với tế bào bình thường.
c/. Trong các lần phân bào môi trường tế bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương để tạo ra bao nhiêu nhiễm sắc thể
đơn mới?
a/. Kết thúc nguyên phân lần 3 tạo 8 tế bào: 7 tế bào vẫn nguyên phân bình thường, còn 1 tế bào bị rối loạn.7 tế bào bình
thường nguyên phân tiếp 3 lần tạo ra: 7 x 2
3
= 56 tế bào.
Một tế bào bị rối loạn phân bào lần thứ 4 tạo ra bộ nhiễm sắc thể 4n = 48 nhiễm sắc thể tồn tại trong 1 tế bào. Tế bào này tiếp
tục trải qua lần phân bào 5 và 6 tạo nên 4 tế bào tứ bội. Vậy tổng số tế bào con hình thành: 56 + 4 = 60 tế bào.
b/. Tỉ lệ tế bào đột biến với tế bào bình thường bằng 4/56 = 1/14.
c/. Số lượng NST đơn cần cung cấp: [(2
3
– 1) x 24] + [(2
3
– 1) x 24 x 7] + [ (2
2
– 1) 24 x 2] = 1488 NST.
Câu 2: Một phân tử prôtêin ở sinh vật nhân chuẩn khi tổng hợp đã phải huy động 499 tARN. Các anticôđon trong các lượt
của tARN có 498 U, 3 loại ribônu còn lại có số lượng bằng nhau. Mã kết thúc trên mARN là UAG.
a/. Xác định chiều dài của gen cấu trúc? Biết rằng kích thước của các đoạn intron = 25% kích thước của các đoạn êxon.
b/. Tính số lượng nuclêôtit mỗi loại trên gen cấu trúc? Biết rằng trong các đoạn intron có tỉ lệ A:U:G:X = 2:1:1:1.
c/. Khi gen nói trên tái bản 3 lần, mỗi gen con phiên mã 2 lần. Xác định số lượng nuclêôtit mỗi loại cần cung cấp để tái
bản và số lượng ribônu mỗi loại cần cung cấp để phiên mã bằng bao nhiêu? Không tính tới các đoạn ARN mồi.
a/. Chiều dài gen : 6375 A
0
.
b/. Số lượng nu mỗi loại .
A = T = 1058 nu .
G = X = 817 nu.
c/ Số lượng nu cung cấp cho gen tái bản.
A = T = 7406 nu.
G = X = 5719 nu.
- Số lượng ribônu mỗi loại cung cấp cho phiên mã.
rA = 10384 ribônu. rU = 6544 ribônu. rG = 6544 ribônu. rX = 6528 ribônu.
Câu 3: Một loài thú, locut qui định màu lông gồm 3 alen và theo thứ tự át hoàn toàn như sau: A > a’ > a ,trong đó alen A qui
định lông đen; alen a’ qui định lông xám; alen a qui định lông trắng. Quá trình ngẫu phối ở 1 quần thể có tỉ lệ kiểu hình
là:0,51 lông đen: 0,24 lông xám : 0,25 lông trắng.
a/. Xác định tần số tương đối của 3 alen trên.
b/. Thành phần kiểu gen của quần thể trên như thế nào?
a/. Tần số tương đối của alen A là 0,3.
Tần số tương đối của alen a’ là 0,2.
Tần số tương đối của alen a là 0,5.
b/. Thành phần kiểu gen của quần thể: 0,09 AA + 0,12 Aa’ + 0,3 Aa + 0,04 a’a’ + 0,2 a’a + 0,25 aa =1.
Câu 4: a/.Các phép lai ứng với những quy luật di truyền nào sẽ cho tỷ lệ phân tính kiểu hình ở đời con là 9:3:3:1?
Nêu ví dụ minh họa và viết sơ đồ lai tóm tắt cho từng trường hợp.
b/ Điều kiện cơ bản để có được tỷ lệ phân tính 9:3:3:1 là gì?
a/ + Quy luật Di truyền độc lập.Ví dụ và sơ đồ lai tóm tắt.
+ Quy luật Di truyền liên cả 2 bên đều hoán vị với tần số hoán vị = 50%.Ví dụ và sơ đồ lai tóm tắt.
+ Quy luật Di truyền tương tác bổ trợ.Ví dụ và sơ đồ lai tóm tắt.
+ Quy luật Di truyền liên kết,một bên có tần số HV gen= 12,5%,bên còn lại không hoán vị.Ví dụ và sơ đồ lai tóm tắt.
b/ Điều kiện để có tỷ lệ 9:3:3:1.
+ Bố mẹ đều dị hợp 2 cặp gen,gen trội hoàn toàn lấn át gen lặn.
+ Gen nằm trên NST trong nhân.
VI-TIẾN HÓA
Câu 1: Sự tiến hóa của sinh giới được xác định dựa trên những bằng chứng nào?
1. Bằng chứng khoa học về giải phẫu so sánh.
2. Bằng chứng khoa học về phôi sinh học so sánh.
3. Bằng chứng khoa học về địa lý sinh học.
4. Bằng chứng khoa học về tế bào.
5. Bằng chứng khoa học về sinh học phân tử.
Câu 2: Hãy nêu nhận định bằng chứng sinh học phân tử chứng tỏ nguồn gốc thống nhất của các loài?
Sự thống nhất về cấu tạo chức năng ADN của các loài.
Sự thống nhất về cấu tạo chức năng của prôtêin của các loài.
Sự thống nhất về mã di truyền của các loài.
Các loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự, tỉ lệ các axit amin và các nucleotit càng giống nhau và ngược lại.
VII-SINH THÁI HỌC
Câu 1: Kể các đặc điểm hình thái, sinh lí và tập tính của động vật thích nghi với môi trường nóng khô.
Ở động vật: - Cơ thể bọc vỏ sừng (bò sát)
- Giảm tuyến mồ hôi
- Nhu cầu nước thấp, tiểu ít, phân khô
- Tạo nước nội bào nhờ phản ứng phân hủy mỡ (lạc đà)
- Chuyển hoạt động vào ban đêm, trốn nóng trong hang
Câu 2: Trong phòng ấp trứng tằm, người ta giữ ở nhiệt độ cực thuận 25
0
C và cho thay đổi độ ẩm tương đối của không khí,
thấy kết quả như sau:
Độ ẩm tương đối của không khí Tỉ lệ trứng nở
74%
76%
…
86%
90%
…
94%
96%
Khơng nở
5% nở
90% nở
90% nở
5% nở
Không nở
a/. Tìm giá trị độ ẩm không khí gây hại thấp, gây hại cao và cực thuận đối với việc nở của trứng tằm.
b/.Giả thiết máy điều hoà nhiệt độ của phòng không giữ được ở nhiệt độ cực thuận 25
0
C nữa ,kết quả nở của trứng tằm còn
như ở bảng trên nữa không? Nó sẽ như thế nào nếu nhiệt độ thấp hơn hay cao hơn?
a/. - Gía trị độ ẩm không khí gây hại thấp ở trong khoảng từ 74% đến 76% :
%75
2
%76%74
≈
+
- Giá trị độ ẩm không khí gây hại cao ở trong khoảng từ 94% đến 96%:
%95
2
%96%94
≈
+
- Giá trị độ ẩm không khí cực thuận từ 86% đến 90%:
%88
2
%90%86
≈
+
b/. -Nếu nhiệt độ không còn giữ được ở điểm cực thuận nữa thì tỉ lệ nở của trứng tằm sẽ không như bảng trên.
-Nếu ở nhiệt độ thấp hơn hoặc cao hơn, nhưng vẫn nằm trong giới hạn chịu đựng về nhiệt độ của sự phát triển trứng
tằm thì giới hạn chịu đựng đối với độ ẩm không khí của sự phát triển trứng tằm sẽ thu hẹp lại (từ 95% - 75%).
- Nếu ngoài giới hạn chịu đựng về nhiệt độ thì trứng tằm sẽ không nở và chết.
I. SINH HỌC TẾ BÀO
1.1. Nêu cấu tạo chung của các enzim trong cơ thể sống và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của chúng.
- Cấu tạo chung của một enzim:
+ Enzim có thể được cấu tạo hoàn toàn từ protein hoặc protein kết hợp với các chất khác không phải là protein.
+ Trong mỗi enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt chuyên liên kết với các cơ chất được gọi là trung tâm hoạt động.
- Các yếu tổ ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim gồm có: Nhiệt độ, độ pH, nồng độ cơ chất, nồng độ enzim, chất ức chế enzim
1.2. Trình bày khái quát về tế bào. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giưa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
Tế bào là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên mọi cơ thể sống , Các tế bào có thể khác nhau về hình dạng và kích thước, nhưng đều
có cấu trúc chung gồm ba phần : Màng sinh chất, tế bào chất và nhân hoặc vùng nhân.
Điểm khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực:
-Cấu trúc của nhân :
+ Tế bào nhân sơ chưa phân hóa và chưa có màng nhân
+ Tế bào nhân thực đã phân hóa và có màng nhân
-Các bào quan:
+ Tế bào nhân sơ co bao quan duy nhat la riboxom 70s
+Tế bào nhân thực nhieu bao quan:ti the,luc lap,trung the,lizoxom,peroxixom,lui noi chat,
1.3 : Một cá thể của một loài sinh vật khi giảm phân tạo giao tử, người ta nhận thấy số loại giao tử chứa 2 NST có nguồn gốc
từ mẹ là 36. Biết rằng trong giảm phân NST giữ nguyên cấu trúc không đổi kể cả ở cá thể đực và cơ thể cái.
a.Xác định bộ NST lưỡng bội của loài?
b.Tính tỷ lệ các loại giao tử:
-Loại giao tử có 2 NST có nguồn gốc từ bố
-Loại giao tử có 5 NST có nguồn gố từ mẹ.
a.Gọi bộ NST lưỡng bội của loài là 2n với n nguyên dương
Ta có: C
2
n
=
)!2!.(2
!
−n
n
= 36 <==> n(n-1) =36.2= 72 <==> n
2
–n – 72 = 0 =====> n =9
Bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 18 NST
.Tỷ lệ loại giao tử có 2 NST có nguồn gốc từ bố
-Số giao tử khác nhau về nguồn gốc NST 2
n
= 2
9
-Số giao tử có 2 NST có nguồn gốc từ bố C
2
n
=
)!2!.(2
!
−n
n
= 36
Tỷ lệ loại giao tử có 2 NST có nguồn gốc từ bố 36/2
9
-Số giao tử có 5 NST có nguồn gốc từ mẹ C
5
n
=
)!5!.(5
!
−n
n
=
)!59!.(5
!9
−
=126
Tỷ lệ loại giao tử có 5 NST có nguồn gốc từ mẹ. 126/2
9
II. SINH HỌC VI SINH VẬT
2.1. Vi khuẩn có những đặc điểm cơ bản nào mà người ta đã sử dụng rộng rãi chúng trong các nghiên cứu di truyền học hiện
đại.
- Bộ gen đơn giản, thường gồm một NST và ở trạng thái đơn bội
- Sinh sản nhanh vì vậy có thể nghiên cứu trên một số lượng cá thể lớn trong thời gian ngắn. Có thể nuôi cấy trong phòng TN
một cách dễ dàng
- Dễ tạo ra nhiều dòng biến dị
- Là vật liệu sinh học nghiên cứu các quá trình biến nạp, tải nạp và tiếp hợp trong di truyền VSV
2.2. Tìm nội dung phù hợp điền vào Ô trống hoàn chỉnh bảng : Diễn biến của các pha sinh trưởng ở vi sinh vật ( 1đ)
STT Tên các pha Diễn biến các pha
1 Pha tiềm phát
2 Pha lũy thừa
3 Pha cân bằng
4 Pha suy vong
Bài giải
STT Tên các pha Diễn biến các pha
1 Pha tiềm phát (pha lag) Vi khuẩn thích ứng với môi trường mới, chúng phải tổng hợp mạnh mẽ ADN và các enzim
chuẩn bị cho phân bào
2 Pha lũy thừa (pha log) Vi khuẩn bắt đầu phân chia, số lượng tế bào tăng theo lũy thừa , thời gian thế hệ đạt tới
hằng số . Quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh nhất
3 Pha cân bằng Tốc độ sinh trưởng và trao đổi chất giảm, số lượng tế bào chết cân bằng với số lượng tế bào
sống, kích thước tế bào nhỏ hơn pha log
4 Pha suy vong Số lượng tế bào chết vượt số lượng tế bào mới được hình thành . Một số vi khuẩn chứa
enzim tự phân giải tế bào, một số khác có hình dạng thay đổi do thành tế bào bị hư hại
III. SINH HỌC CƠ THỂ ĐỘNG VẬT
3.1 Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao Mielin khác với sợi thần kinh không có bao mielin như thế nào?
3.2 Sau 45 phút học bài trên lớp học sinh cần 5 đến 10 phút giải lao. Tại sao?
Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh
không có bao Mielin
Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao Myelin
-Xung thần kinh xuât hiện nơi bị kích thích sẽ lan
truyền dọc theo sợi thần kinh một cách liên tục
-Bản thân xung thần kinh không chạy trên sợi thần
kinh mà nó chỉ kích thích vùng màng kế tiếp ở phía
-Sự lan truyền xung thần kinh được thực hiên theo lối nhảy cóc từ eo
ranvie này sang eo ranvie khác
-Sự lan truyền xung thần kinh được thực hiên theo lối nhảy cóc giũa
các eo ranvie, sợi thần kinh bị bao bọc bằng bao mielin cách điện .
trước làm thay đổi tính thấm của màng ở vùng này
làm xuất hiện xung thần kinh tiếp theo và cứ tiếp tục
như vậy trên suốt dọc sợi thần kinh
-Tiêu tốn năng lượng cho hoạt động của bơm Na
+
/K
+
Sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tạy các eo
-Tiêu tốn ít năng lượng cho hoạt động của bơm Na
+
/K
+
vì bơm cỉ
hoạt động taiọ các eo ranvie
- Sau khi hoạt động tích cực một thời gian dài hưng tính của tế bào thần kinh giảm xuống, đẫn đến khả năng tiếp thu bài
giảm.
- Vì vậy cần phải nghỉ ngơi để khôi phục lại hứng tính của tế bào thần kinh
IV SINH HỌC CƠ THỂ THỰC VẬT
-So sánh những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa nhóm thực vật C
4
và CAM
Bài giải:
-Những điểm giống nhau:
+ Có pha sáng giống nhau : Đều quan phân ly nước tạo ATP và giải phóng oxy . Giai đoạn quang hóa dều tạo ATP,
NADPH cung cấp cho pha tối
+ Đều sử dụng năng lượng và lực khử do pha sáng cung cấp
+ Pha tối đều là những phản ứng men cố định CO
2
tổng hợp chất hữu cơ
+ Đều không xảy ra hô hấp sáng
-Những điểm khác nhau:
Dấu hiệu so sánh Nhóm thực vật C
4
Nhóm thực vật CAM
Đới tượng Thực vật nhiệt đới Thực vật sống ở sa mạc
Sản phẩm đầu tiên Photpho Enol Piruvat (PEP) -Ban ngày : Axit photphoglỷeic (APG)
-Ban đêm: Axit Oxalo axtic (AOA)
Nhu cầu ánh sáng Cao Từ trung bình đến cao
Tốc độ đồng hóa Nhanh Chậm
Năng suất Cao Thấp
V. TIẾN HÓA
-Trình bày những nội dung chủ yếu và những đóng góp mới của học thuyết tiến hóa tổng hợp và thuyết tiên hóa bằng đột biến
trung tính của Kimura
-Thuyết tiến hóa tổng hợp
Các nhân tố tiến hóa chủ yếu và vai trò của chúng
+Đột biến cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa
+Giao phối tạo ra các biến dị tổ hợpcung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa
+ Quá trình chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu tiến hóa.
+ Các cơ chế cách ly góp phần thúc đẩy sự phân hóa kiểu gen tròn quần thể gốc
Cơ chế tiến hóa : Sự tác động tổng hợp của bốn nhân tố chủ yếu trên làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể gốc
và hình thành loài mới.
Đóng góp mới
+ Làm sáng tỏ cơ chế tiến hóa nhỏ diễn ra trong lòng quần thể
+Bắt đầu làm rõ những nét riêng của tiến hóa lớn
-Thuyết tiến hóa bằng đột biến trung tính của Kimura
+ Nhân tố tiến hóa là quá trình đột biến làm phát sinh các đột biến trung tính.
+ Cơ chế tiến hóa : Tiến hóa diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính, không liên quan đến tác dụng
của chọn lọc tự nhiên.
Đóng góp mới
+ Giả thuyết về cơ chế tiến hóa ở cấp độ phân tử .
+ Giải thích sự đa dạng các phân tử protein
+Giải thích sự đa hình cân băng trong quần thể
VI. SINH THÁI HỌC
6.1 Nêu ý nghĩa sinh học và thực tiễn của hiện tượng khống chế sinh học. Cho ví dụ về hiện tượng khống chế sinh học
trong sản xuất nông nghiệp.
- Ý nghĩa sinh học:
+ Phản ánh mối quan hệ đối địch trong quần xã
+ làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động trong thế cân bằng, từ đó tạo nên trạng thái cân bằng sinh học trong
quần xã
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Là cơ sở khoa học cho biện pháp đấu tranh sinh học nhằm chủ động kiểm soát số lượng cá thể của mỗi quần thể theo hướng
có lợi cho con người.
+ Nêu được ví dụ
6.2 a.Nếu nhiệt độ môi trường sống thay đổi trong phạm vi giới hạn sinh thái thích hợp thì tổng lượng nhiệt cần cung cấp
cho chu kỳ phát triển của một loài động vật biến nhiệt sẽ thay đổi như thế nào ?
b.Viết công thức tính tổng lượng nhiệt ấy.
c.Ở ruồi giấm thờii gian phát triển từ trứng đến trưởng thành tỏng môi trường có nhiệt độ 25
o
C là 10 ngày đêm, còn ở
18
o
C là 17 ngày đêm.
-Xác định ngưỡng nhiệt phát triển của rồi giấm
-Xác định tổng nhiệt hữu hiệu cho giai đoạn phát triển từ trúng đến ruồi trưởng thành
-Xác định số thế hệ trung bình của ruồi giấm trong năm
a. Giải thích : Tổng lượng nhiệt cần cung cấp cho q trình phát triển của một lồi động vật biến nhiệt (tổng nhiệt hữu hiệu)
là một hằng số do đó cho dù nhiệt độ của mơi trường có thay đổi như thế nào thì tổng lượng nhiệt ấy vẫn khơng thay đổi.
b.Cơng thức : S = (T – C).D
S = Tổng nhiệt hữu hiệu.
T = Nhiệt độ mơi trường.
C = Ngưỡng nhiệt phát triển.
D = Thời gian phát triển.
c Ngưỡng nhiệt phát triển của ruồi giấm
S = ( T – C ).D
+ Ở nhiệt độ 25
o
C: S = ( 25 – C ) 10
+ Ở nhiệt độ 18
o
C: S = ( 18 – C ) 17 ====> (25 – C ) 10 = (18 – C ) .17 =====> C = 8
Vậy ngưỡng nhiệt phát triển ở ruồi giấm là 8
o
C
-Tổng nhiệt hữu hiệu cho giai đoạn phát triển từ trúng đến ruồi trưởng thành: S = ( 18 – 8 ) 17 = 170 độ - ngày
-Số thế hệ trung bình của ruồi giấp trong năm
+Ở nhiệt độ 25
o
C: 365: 10 = 36,5 thế hệ (Khoảng 36 thế hệ)
+Ở nhiệt độ 18
o
C: 365 : 17 = 21,47 thế hệ (Khoảng 21 thế hệ)
I. SINH HỌC TẾ BÀO
Câu1: Tại sao nói màng sinh chất có tính khảm động? Phân biệt chức năng của các loại protein màng?
-Màng sinh chất có tính khảm vì chen lẫn lớp kép photpholipit là các phân tử protein. Các phân tử protein có thể khảm
nửa mặt ngoài, nửa mặt trong hay xuyên qua cả đôi photpholipit.
-Màng sinh chất có tính động vì các phân tử photpholipit lên kết nhau bằng tương tác kò nước-loại liên kết yếu nên các
phân tử lipit và protein và có thể di chuyển dễ dàng bên trong lớp màng làm cho màng sinh chất có độ nhớt (0.5đ)
-Protein màng có nhiều loại với các chức năng khác nhau .
+Các protein bám màng:
• Mặt ngoài: ghép nối các tế bào với nhau, tín hiệu nhận biết tế bào.
• Mặt trong: bám vào khung xương tế bào ổn đònh hình dạng tế bào.
+Các protein xuyên màng:
• Chất mang: vận chuyển các chất qua màng.
• Tạo kênh dẫn truyền các chất qua màng.
• Thụ quan: dẫn truyền thông tin vào tế bào.
Câu 2: Một tế bào sinh dục sơ khai của một cá thể đực qua các giai đoạn phát triển từ vùng sinh sản đến vùng chín đòi
hỏi môi trường nội bào cung cấp tổng cộng 240 NST đơn. Số NST đơn có trong một giao tử được tạo ra ở vùng chín gấp
đôi số tế bào tham gia vào đợt phân bào cuối cùng tại vùng sinh sản.
a. Số NST đơn mà môi trường nội bào cung cấp cho mỗi giai đoạn phát triển của tế bào sinh dục trên?
b. Cá thể trên có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử nếu trong quá trình giảm phân tạo giao tử có 2 cặp NST trao đổi
chéo tại một điểm, một cặp NST có trao đổi chéo tại 2 điểm không cùng lúc và 1cặp NST không phân li trong lần giảm
phân 1.
a. Đặt x là số NST lưỡng bội của loài
k là số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục (x, k là số nguyên dương).
Theo đề bài: 2
k
-1)x +x2
k
= 240.
x/2=2.
2k-1
Vậy: bộ NST lưỡng bội của loài có16 NST, k=3.
Số NST môi trường nội bào cung cấp cho sự phân bào:
+ Ở vùng sinh sản: x(2
k
-1) =112NST
+ Ở vùng sinh trưởng: 0 NST.
+ Ở vùng chín: x.2
k
=128 NST
b. Số loại giao tử có thể được tạo thành: 2
4
.4.4. 6.2= 3072 (loại).
II. SINH HỌC VI SINH VẬT
Câu1: Nội bào tử là gì? Đây có phải là hình thức sinh sản của vi khuẩn không? Vì sao? Nêu một số phương pháp tiêu
diệt bào tử vi khuẩn bằng nhiệt ?
-Nội bào tử là loại bào tử được hình thành trong tế bào vi khuẩn.
-Đây không phải là hình thức sinh sản của vi khuẩn vì mỗi tế bào vi khuẩn chỉ tạo một nội bào tử và đây là hình thức bảo
vệ tế bào vượt qua những điều kiện bất lợi của môi trường: chất dinh dưỡng cạn kiệt, nhiệt độ cao, chất độc hại…
-Khử trùng các dụng cụ mổ xẻ, vật liệu nuôi cấy…bằng:
+Sấy khô trong tủ sấy ở 165
0
C – 170
0
C trong 2h .
+Hấp ướt bằng nồi hấp áp lực ở 120
0
C trong 20-30 phút.
Câu2: Phân biệt 3 kiểu chuyển hoá vật chất ở vi sinh vật: lên men, hô hấp hiếu khí, hô hấp kò khí (chất cho e
-
, chất
nhận e
-
cuối cùng, năng lượng, vsv thực hiện) với nguyên liệu là cacbohidrat (gluco).
x
2
-x-240=0 x=16.
Chỉ tiêu so sánh
Chất
cho e
-
Chất nhận e
-
cuối cùng
Năng lượng thu được
từ 1mol gluco
VSV thực hiện
Hô hấp hiếu khí CHC O
2
38ATP (40%NL) Phần lớn VSV
Hô hấp kò khí CHC Oxi liên kết (SO
-
4
, NO
3
-
, CO
2
…) 22-25ATP (25-30%NL) Các VK khử nitrat khử sunphat…
Lên men CHC CHC (axitpiruvic, aldehyt axetic…) 2ATP (2%NL) VK, nấm men
III.SINH HỌC CƠ THỂ ĐỘNG VẬT : Giải thích câu: “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”bằng kiến thức sinh học.
a.Trời nóng chóng khát:
-Khi trời nóng, cơ thể tiết mồ hơi sẽ làm cho cơ thể hạ nhiệt (khi mồ hơi bay hơi sẽ toả nhiệt), ta có cảm giác mát, dễ chịu.
-Mồ hơi tiết ra nhiều dẫn đến tình trạng thiếu nước, sẽ có cảm giác khát nước.
b.Trời mát chóng đói:
-Khi trời lạnh, q trình trao đổi chất trong cơ thể tăng, đảm bảo tăng sinh nhiệt vì cơ thể ln mất nhiệt do lạnh.
-Do đó, cơ thể phải sử dụng một lượng lớn glucoz để cung cấp năng lượng nên nồng độ glucoz trong máu giảm, gây cảm giác
đói nhanh.
IV. SINH HỌC CƠ THỂ THỰC VẬT
Câu1: Hàm lượng axit abxixic thay đổi như thế nào khi cây bò hạn? Ý nghóa và cơ chế của hiện tượng này?
-Hàm lượng a.abxixic được tích luỹ và tăng lên trong các tế bào khí khổng của lá khi cây bò hạn.
-Gây mất sức trương của tếbào khí khổng và đóng khí khổng hạn chế sự mất nước.
+Axit abxixic gây ức chế tổng hợp enzym amylaza→ ngưng sự thuỷ phân tinh bột thành đường → giảm ASTT tế bào
khí khổng → sức trương nước giảm và lỗ khí đóng lại.
+Tăng cường bài tiết K
+
qua màng→ tế bào khí khổng mất K
+
→ mất sức trương nước → lỗ khí đóng lại.
Câu 2: Phân biệt hai hình thức ứng động ở thực vật.
Ứng động sinh trưởng Ứng động không sinh trưởng
Do sự phân chia không đồng đều của các tế bào đối diện gây
nên tốc độ sinh trưởng khác nhau ở 2 phía.
Phản ứng do sự thay đổi độ trương nước của tế bào.
Thường các vận động có tính chất chu kì theo sự thay đổi có
tính chu kì của môi trường như vận động quấn vòng, vận động
nở hoa
Vận động không có tính chu kì và thường là các phản
ứng chức năng hay tự vệ như đóng mở khí khổng,
cụp lá khi va chạm
V. DI TRUYỀN HỌC
Câu 1: Cho biết các câu sau đây là đúng hay sai? Giải thích rõ từng trường hợp.
a.Sự tương tác giữa các gen mâu thuẫn với qui luật phân li của các alen (qui luật Menđen).
b.Hai alen thuộc cùng một gen có thể tương tác với nhau.
a.Sự tương tác giữa các gen mâu thuẫn với qui luật phân li của các alen (qui luật Menđen): Sai. Sự tương tác giữa các gen
khơng mâu thuẫn với qui luật phân li của các alen (qui luật Menđen) vì tương tác gen là sự tương tác qua lại giữa các sản
phẩm của gen chứ khơng phải là sự tương tác bản thân của các gen.
b.Hai alen thuộc cùng một gen có thể tương tác với nhau: Đúng. Vì hai alen thuộc một gen có thể tương tác với nhau theo
kiểu : + trội lặn hồn tồn.
+ trội lặn khơng hồn tồn.
+ đồng trội.
+ gen đa alen có thứ bậc trội lặn khác nhau
Câu 2: a.Có thể dùng những phép lai nào để xác định khoảng cách giữa hai gen trên một NST? Phép lai nào hay được dùng
hơn? Vì sao?
b.Làm thế nào để chứng minh được hai gen có khoảng cách bằng 50cM lại cùng nằm trên một NST?
a Để xác định khoảng cách giữa hai gen trên một NST có thể dùng các phép lai như: phép lai phân tích, phép lai F
1
x F
1
.
-Phép lai phân tích hay được dùng hơn vì:
+sự trao đổi chéo có thể xảy ra ở một giới, như vậy dùng phép lai F1 x F1 có thể sẽ khơng phát hiện ra.
+nếu trao đổi chéo xảy ra ở hai giới với tần số thấp thì phải cần có một số lượng rất lớnca1 thể ở F
2
mới có thể phát hiện
được những tổ hợp gen mới xuất hiện do hốn vị gen.
-Nếu dùng phép lai phân tích, do cơ thể có kiểu gen đồng hợp lặn chỉ tạo một loại giao tử lặn nên sẽ dễ dàng phát hiện ra
các tổ hợp gen mới ở Fb.
b. Hai gen có khoảng cách bằng 50cM lại cùng nằm trên một NST, nghĩa là hai gen có tần số hốn vị bằng 50%, tế bào có
kiểu gen này lai với nhau sẽ tạo thế hệ con có số loại và tỉ lệ kiểu hình giống như khi hai gen phân li độc lập, khó nhận biết
được hai gen này cùng nằm trên một NST. Ta chỉ có thể nhận biết được hai gen nào đó có tần số hốn vị bằng 50% thực chất
cùng nằm trên một NST khi hai gen đó cùng liên kết với một gen thứ ba nằm giữa hai gen đó. VD: Tần số hốn vị giữa A và
B là 50%, giữa A và C là 30% , giữa B và C là 20%gen C nằm giữa hai gen A và B Hai gen A và B cùng nằm trên một
NST.
Câu 3: Ở nòi bồ câu Rosy, người ta cho con mái đầu xám lai với con trống đầu vàng thu được F
1
phân li với tỉ lệ: 1chim trống
đầu xám: 1chim trống đầu vàng: 1chim mái đầu xám. Hãy giải thích kết quả trên.
-F
1
phân li 1: 1: 1 P tạo 2 loại giao tử ở cả cha và mẹ Tính trạng do một cặp gen qui định và có hiện tượng gen gây chết.
-F
1
có kiểu hình phân li khơng đều ở con đực và cái Gen nằm trên NST X.
-Ở lồi chim, con trống có cặp NST XX, con mái có cặp XY. Chim mái đầu xám F
1
nhận giao tử Y từ mẹ đầu xám, nó nhận
giao tử X mang gen đầu xám từ P con trống đầu vàng P đầu vàng có kiểu gen dị hợp và có kiểu hình trội. Vậy tính trạng
đầu vàng trội hồn tồn so với đầu xám.
Đặt gen A: đầu vàng; a: đầu xám.
-Chim mái P đầu xám có kiểu gen: X
a
Y; chim trống P đầu vàng có kiểu gen X
A
X
a
. Sơ đồ lai:
VI. TIẾN HĨA
a.Thú có túi bay ở châu Đại dương và sóc bay ở Bắc Mĩ có quan hệ họ hàng với nhau khơng? Giải thích.
b.Hãy xếp các cơ quan sau đây thành nhóm thuộc cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, cơ quan thối hố :
lơng trên bề mặt cơ thể; nếp thịt nhỏ ở kh mắt người; cánh chim; xương cùng; cánh dơi; cánh bướm; lơng dài, rậm che phủ
mặt mày; tuyến nọc độc của rắn; tua cuốn của đậu Hà Lan; tuyến nước bọt ; gai xương rồng; răng khơn; cánh sâu bọ.
c.Tại sao những cơ quan thối hố khơng còn giữ chức năng gì lại vẫn được di truyền từ đời này sang đời khác mà khơng bị
chọn lọc tự nhiên đào thải?
a.Thú có túi bay ở châu Đại dương và sóc bay ở Bắc Mĩ khơng có quan hệ họ hàng với nhau mặc dù chúng có đặc điểm giống
nhau là cả hai đều bay được vì :
- Chúng ko phải tiến hố từ một tổ tiên chung (Thú có túi bay thuộc nhóm thú bậc thấp còn sóc bay thuộc nhóm thú bậc cao)
- Cả hai đều sống trong mơi trường giống nhau nên chọn lọc tự nhiên đã giữ lại những đặc điểm tương tự (tiến hố hội tụ hay
tiến hố đồng qui)
b. -Cơ quan thối hố: lơng trên bề mặt cơ thể; nếp thịt nhỏ ở kh mắt người; xương cùng; răng khơn.
-Cơ quan tương đồng:
+gai xương rồng - tua cuốn của đậu Hà Lan.
+tuyến nọc độc của rắn - tuyến nước bọt của động vật.
+cánh chim- cánh dơi.
-Cơ quan tương tự: cánh dơi - cánh sâu bọ.
c. Những cơ quan thối hố khơng còn giữ chức năng gì lại vẫn được di truyền từ đời này sang đời khác mà khơng bị chọn lọc
tự nhiên đào thải vì:
g-các gen quy định các cơ quan thối hố khơng bị chọn lọc tự nhiên đào thải do các cơ quan này thường khơng gây hại cho
cơ thể sinh vật.
-những gen này chỉ có thể bị loại khỏi quần thể bởi các yếu tố ngẫu nhiên, có thể thời gian tiến hố chưa đủ dài để các yếu tố
ngẫu nhiên loại bỏ các gen này.
VII. SINH THÁI HỌC
Câu1: Trên các cây có rệp sáp thì cũng thường có mặt của bọ rùa. Hãy cho biết quan hệ giữa 2 loài này và ý nghóa
của mối quan hệ của chúng.
Quan hệ giữa bọ rùa và rệp sáp: động vật ăn thòt và con mồi.
Ý nghóa: đây là hình thức đấu tranh sinh học dùng loài thiên đòch diệt sinh vật gây hại cây trồng.
Câu2: Một khu vườn cây ăn quả rộng 1000 m
2
, thống kê cho thấy số lượng chuột ban đầu khoảng 10 con (5 con
đực:5con cái). Trung bình tuổi đẻ của chuột là 3 tháng, mỗi năm là 4 lứa, mỗi lứa 6 con (50% đực:50% cái). Giả sử quần
thể chuột không tử vong và phát tán. Ước tính số lượng chuột sau 2 năm?
Em nhận xét gì về sức tăng trưởng của quần thể chuột từ đó đề ra biện pháp tiêu diệt có hiệu quả?
a. Số lượng chuột sau 2 năm:
Sau 3 tháng: 10 + 5(6)= 40 con.
Sau 6 tháng: 40 + (40/2)6= 160 con.
Sau 9 tháng: 160 + (160/2)6= 640 con.
Sau 12 tháng: 640 + (640/2)6= 2560 con.
Sau 15 tháng: 2560 + (2560/2)6= 10240 con.
Sau 18 tháng: 10240 + (10240/2)6= 40960 con.
Sau 21 tháng: 40960 + (40960:2)6= 163840 con.
Sau 24 tháng: 163840 + (163840:2)6= 655360 con.
b. Sức tăng trưởng của quần thể chuột rất nhanh.
Để diệt chuột có hiệu quả phải diệt liên tục và thường xuyên để chúng còn khả năng phục hồi.
Phối hợp nhiều biện pháp cơ học, sinh học… đặc biệt phải đẩy mạnh biện pháp đấu tranh sinh học như bảo vệ các
loài mèo, rắn…
Câu I: Câu A: 1/ Vẽ sơ đồ tóm tắt chu trình Canvin trong Quang hợp?
2/ Cho biết năng lượng nhận từ pha sáng là loại năng lượng nào & được sử dụng vào giai đoạn nào của pha tối?
1/ Vẽ sơ đồ đúng trình tự (như SGK 10 Nâng cao), có gọi tên các giai đoạn:
+ Giai đoạn cố định CO
2
+ Giai đoạn khử APG (Axit photphoglixêric) AlPG (Anđêhit phophoglixêric
+ Giai đoạn tái sinh chất nhận
2/ * NL nhận từ pha sáng: NADPH, ATP
* Sử dụng vào 2 giai đoạn (gđ):
- Gđ khử APG (Axit photphoglixêric) AlPG (Anđêhit phophoglixêric: sử dụng ATP, NADPH
- Gđ tái sinh chất nhận (Ribulơzơ 1,5 điphơtphat ) (ATP)
Câu B: 1/ Ở một loài, trong quá trình phát sinh giao tử nếu có trao đổi chéo tại một điểm trên một cặp nhiễm sắc thể tương
đồng thì số loại giao tử tối đa đã có thể đạt được là 32. Hãy xác định tên của loài đó.
2/ Trong vùng sinh sản của ống dẫn sinh dục của một cá thể đực thuộc loài nói trên có một số tế bào sinh dục sơ khai đều
nguyên phân 5 lần liên tiếp. Có 87,5% tế bào con tạo ra được chuyển sang vùng chín trở thành tế bào sinh tinh. Trong số các
tinh trùng tạo ra chỉ có 25% số tinh trùng chứa X và 12,5% số tinh trùng chứa Y thụ tinh tạo ra tổng số 168 hợp tử. Tính số tế
bào sinh dục đực sơ khai đã phát sinh ra các loại tinh trùng nói trên và số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho quá trình
phát sinh đó.
3/ Cho biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 75%. Tất cả các trứng được tạo ra phát sinh từ 14 tế bào sinh dục sơ khai cái và tất
cả các tế bào con được tạo ra ở vùng sinh sản đều trở thành tế bào sinh trứng. Xác định số lần nguyên phân của của mỗi tế bào
sinh dục sơ khai cái.
1/ Số loại giao tử được tạo ra khi có trao đổi chéo tại 1 điểm trên 1 cặp NST tương đồng 2
n+1
Ta có : 2
n+1
=32 n = 4 2n = 8 Vậy loài đó là Ruồi giấm
2/ Gọi a là số tinh trùng tạo ra ( số tinh trùng X = số tinh trùng Y = a/2)
Ta có : 25% a/2 + 12,5% a/2 = 168 a = 896 tinh trùng
Số TB con đc tạo ra chuyển sang vùng chín : a/4 = 224 TB con
Số TB con thật sự được tạo ra : (224 x 100)/87,5 = 256 TB
Ta có một số tế bào sinh dục sơ khai đực (TBSDSK) nguyên phân 5lần tạo ra 256 TB con số TB SDSK : 256/25 = 8
Số NST môi trường cung cấp cho quá trình phát sinh giao tử: (2
5+1
- 1 )* a* 2n = 4032 NST
3/ Số trứng thực sự được tạo ra : 168 x 100/75 = 224 trứng
Số tế bào sinh trứng = số trứng = 224
Gọi x là số là NP của 14 TBSDSK cái: Ta có : 14 * 2
x
=224 x = 4
Vậy số lần nguyên phân của TBSDSK cái là 4.
Câu II: Câu A: Trong nuôi cấy không liên tục vi sinh vật có trường hợp xảy ra hiện tượng sinh trưởng kép. Cho biết đặc
điểm của hiện tượng này?
- Trong nuôi cấy không liên tục vi sinh vật (VSV), khi có hiện tượng sinh trưởng kép thì đường cong sinh trưởng của quần
thể VSV gồm: 2 pha lag và 2 pha log
- Vi khuẩn sinh trưởng kép khi môi trường chứa nguồn cacbon gồm hỗn hợp 2 chất hữu cơ khác nhau. Khi sinh trưởng, vi
khuẩn sẽ đồng hóa trước tiên nguồn cacbon nào mà chúng “ưa thích” nhất.
Khi nguồn cacbon thứ nhất cạn nguồn cacbon thứ hai cảm ứng tổng hợp E cần cho chuyển hóa chúng.
- Hiện tượng sinh trưởng kép không chỉ hạn chế ở nguồn cacbon và năng lượng mà thấy ở các nguồn Nitơ & Phôtpho.
Câu B: Hoá tự dưỡng là gì? Viết phương trình tổng quát?. Kể tên một số hóa tự dưỡng?
- Hóa tổng hợp: là kiểu dinh dưỡng của 1 số vi sinh vật, chúng đồng hóa CO
2
(hoặc sử dụng nguồn cacbon là CO
2
) nhờ năng
lượng (NL) từ các phản ứng oxi hóa các hợp chất vô cơ như NH
4
+
, NO
2
-
, H
2
, H
2
S, S, Fe
2+
,… ) để tổng hợp các chất hữu cơ
khác nhau của cơ thể.
- PTTQ : A (chất hữu cơ) + O
2
VSV AO
2
+ NL (Q)
CO
2
+ H
2
+ Q VSV Chất hữu cơ
- Một số vi khuẩn hóa tự dưỡng:
+ VK lấy NL từ hợp chất chứa Nitơ. (Nitrosomonas) hoặc ( Nitrobacter)
+ VK lấy NL từ hợp chất chứa S , Fe ( Thiobacillus)
+ VK lấy NL hợp chất chứa hiđro (Hidrogenomonas)
Câu III: Trình bày tiến hoá của hệ tuần hoàn (từ Giun đốt đến Thú).
Tiến hoá của hệ tuần hoàn (từ Giun đốt đến Thú)
• Ở Giun đốt đã có hệ mạch kín nhưng sự vận chuyển máu vẫn nhờ các cử động của cơ thể và của ống ruột. Ở phần đầu
đã xuất hiện một số điểm đã phồng lên của hệ mạch được coi là hình ảnh của tim.
• Ở chân khớp hệ mạch hở, mạch lưng có các chỗ phồng giữ vai trò của tim.
• Ở thân mềm đã xuất hiện tim và phân biệt giữa động mạch, tỉnh mạch.
• Ở cá, tim có hai ngăn: một tâm nhĩ nhận máu về qua một khoan tỉnh mạch, một tâm thất đẩy máu đi qua hệ động mạch
lên khe mang.
• Ở lưỡng cư, tim có ba ngăn: hai tâm nhĩ và một tâm thất. Cùng với sự di chuyển lên cạn, phổi xuất hiện và hình thành
hai vòng tuần hoàn. Máu pha do tâm thất thông với cả hai tâm nhĩ.
• Ở bò sát, sống trên cạn, hô hấp bằng phổi, tim có bốn ngăn: 2 tâm nhĩ và hai tâm thất. Vách ngăn tâm thất là vách ngăn
không hoàn toàn, chính vì còn lỗ thông liên thất nên máu vẫn bị pha ít nhiều. Hai vòng tuần hoàn đã riêng biệt.
• Ở chim và động vật có vú, tim có bốn ngăn riêng biệt: hai tâm nhĩ và hai tâm thất. Hai vòng tuần hoàn hoàn chỉnh và
riêng biệt. Máu tỉnh mạch ở tâm nhĩ và tâm thất phải, máu động mạch ở tâm nhĩ và tâm thất trái.
Câu IV: Thực vật C4 là “thực vật có hiệu suất cao”, điều này đúng hay sai? Hãy chứng minh.
-Thực vật C4 là “thực vật có hiệu suất cao”.
Chứng minh:
Cây C4 tế bào bao bó mạch phát triển mạnh, chứa nhiều lục lạp lớn, nhiều hạt tinh bột, trong khi ở cây C3 tế bào bao bó
mạch kém phát triển, tế bào mô giậu có lục lạp nhỏ, ít hạt tinh bột.
Cường độ quang hợp cây C4 cao hơn cây C3. Trong điều kiện CO
2
bình thường và đủ ánh sáng, cường độ quang hợp
của cây C4 là 65- 80mg CO
2
/dm
2
/giờ, còn ở cây C3 là 40-60mg CO
2
/dm
2
/giờ.
Điểm bù CO
2
của cây C4 rất thấp (nhỏ hơn 5ppm). Còn cây C3 từ 30-70ppm.
Điểm no ánh sáng của cây C4 cao hơn cây C3. Khi ánh sáng có cường độ gần bảo hoà cây C4 vẫn quang hợp trong khi
C3 ngưng quang hợp.
Cây C4 có thể quang hợp ở nhiệt độ từ 30 – 40
o
C, trong khi cây C3 giảm quang hợp khi nhiệt độ trên 25
o
C.
Cường độ thoát hơi nước cây C4 thấp hơn cây C3.
Cây C4 không có hô hấp sáng, trong khi cây C3 có hô hấp sáng, quá trình này tiêu hao 20 - 50% sản phẩm quang hợp.
Câu V:
Câu 1 : Ở 1 loài thực vật 2n, do đột biến đã tạo cơ thể có kiểu gen Aaaa
1/ Xác định dạng đột biến và giải thích cơ chế hình thành?
2/ Để gây đột biến dạng nêu trên, cần sử dụng loại hóa chất nào? Và tác động vào giai đoạn nào của chu kì tế bào ?
1) Aaaa :
Lệch bội thể 4 nhiễm ( 2n + 2 )
Cơ chế :
- Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, 1 cặp NST nào đó không phân li : 2 lgt: gtử mang 2 NST ( n + 1 ) và
gtử khuyết nhiễm ( n – 1 )
- Thụ tinh: gtử ( n + 1 ) của cặp NST nầy x gtử ( n + 1 ) của cặp NST khác
Tứ bội ( 4n )
Cơ chế : NST nhân đôi, nhưng thoi vô sắc không hình thành bộ NST tăng gấp đôi.
- Nguyên phân: Hợp tử 2n thể 4n
- Giảm phân: tạo giao tử 2n, giao tử 2n x giao tử 2n hợp tử 4n
Giai đoạn tác động:
- Thường xử lý cônsixin vào pha G
2
của chu kì tế bào vì sự tổng hợp các vi ống để hình thành thoi vô sắc xảy ra ở pha G
2
- Mà NST đã nhân đôi => Xử lý cônsixin lúc nầy sẽ ức chế sự hình thành thoi phân bào mạnh tạo thể đa bội với hiệu quả
cao.
Câu 2 : F
1
: 100% A_B_
1) Xác định kiểu gen có thể có của P
2) Kiểu hình tương ứng với kiểu gen trên được chi phối bởi quy luật di truyền nào? So sánh các quy luật di truyền đó.
1) Kiểu gen có thể có của P:
ABB X AABB
AABB X AABb
AABB X AAbb
AABB X AaBB
AABB X AaBb
AABb X AaBB
AABB X Aabb
AAbb X AaBB
AABB X aaBB
AABB X aaBb
AABb X aaBB
AABB X aabb
AAbb X aaBB
2) Chi phối bởi quy luật: phân li độc lập, tương tác gen không alen.
Giống nhau:
- 2 cặp gen không alen nằm trên 2 cặp NST khác nhau phân li độc lập và tổ hợp tự do. (1/8đ)
- F
1
: AaBb → 4 loại giao tử, tỉ lệ =
F
2
cho : 16 tổ hợp giao tử và 9 kiểu gen tỉ lệ (1:2:1)
2
- Lai thuận nghịch kết quả không thay đổi
- Phổ biến
- Tạo biến dị tổ hợp
Khác nhau:
Phân li độc lập Tương tác gen
- Mỗi gen quy định 1 tính trạng
- F
2
cho 4 kiểu hình với tỉ lệ 9:3:3:1
- F
1
lai phân tích: cho 4 kiểu gen và 4 kiểu
hình đều có tỉ lệ 1:1:1:1
- Biến dị tổ hợp: là do sự tổ hợp lại những
tính trạng đã có ở bố mẹ.
- 2 gen không alen quy định 1 tính trạng nằm trên 2 NST khác nhau hoặc
trên cùng 1 NST.
- F
2
cho từ 2 đến 4 kiểu hình tùy dạng tương tác:
+ Bổ trợ: 9:6:1, 9:7, 9:3:3:1
+ Át chế: 12:3:1, 13:3, 9: 3:4
+ Cộng gộp: 15:1
- Lai phân tích: cho 4 kiểu gen tỉ lệ 1:1:1:1, kiểu hình tùy dạng tương tác:
+ 2 kiểu hình 3:1
+ 3 kiểu hình 1:2:1
+ 4 kiểu hình 1:1:1:1
- Biến dị tổ hợp: tạo kiểu hình mới không có ở bố mẹ
Câu 3 : Giao phối gần dẫn đến kết quả gì về mặt di truyền? Nêu ý nghĩa.
1) Khái niệm: Giao phối gần là giao phối giữa các cá thể có quan hệ họ hàng gần với nhau (F
1
x F
1,
F
1
X P)
2)Về mặt di truyền:
- Ảnh hưởng đến kiểu hình: giao phối gần qua nhiều thế hệ, con cháu sẽ có hiện tượng thoái hóa giống, sinh trưởng, phát
triển chậm, sức sống giảm, khả năng chống chịu giảm, sức đẻ giảm, phẩm chất giảm.
- Ảnh hưởng đến kiểu gen: tỉ lệ dị hợp giảm, tỉ lệ đồng hợp tăng, trong đó có đồng hợp lặn gây hại xuất hiện làm giảm sức
sống, gây chết
3.Ý nghĩa:
- Củng cố 1 đặc tính mong muốn do các gen quy định chúng ở trạng thái đồng hợp tử
- Tạo dòng thuần chủng trong chọn giống để:
* Đảm bảo duy trì các gen quí ở trạng thái đồng hợp, tránh hiện tượng phân tính ổn định giốg. *
* Thuận lợi cho việc đánh giá kiểu gen của từng dòng, để loại bỏ những gen không mong muốn trong chọn giống.
* Làm nguyên liệu để tạo ưu thế lai và tạo giống mới.
* Dùng đồng hợp lặn trong lai phân tích để kiểm tra kiểu gen của cơ thể có kiểu hình trội.
* Về mặt di truyền: sử dụng dòng thuần khác nhau về 1 hay nhiều cặp tính trạng tương phản để phát hiện các quy
luật di truyền.
* Cơ sở khoa học để cấm kết hôn gần, tránh xuất hiện đồng hợp lặn gây hại.
Câu 4 : Giả sử ở loài bí, quả màu vàng là tính trạng trội so với quả màu xanh. Những màu này bị gen trội I nằm trên cùng
một NST với các gen trên át chế, nên bí có quả màu trắng. Khi lai thứ bí thuần chủng quả trắng với thứ bí quả xanh, người ta
thu được toàn bộ F1 có quả trắng. Lai phân tích F1, người ta thu được đời con phân ly theo tỷ lệ: 4 bí quả trắng: 3 bí quả
xanh: 1 bí quả vàng. Hãy xác định khoảng cách giữa hai gen I và gen quy định màu quả nói trên. Viết sơ đồ lai.
- Lai phân tích F1 F
b
có 4 bí quả trắng: 3 bí quả xanh ( ia/ia ): 1 bí quả vàng (iA/i- )
Fb nhận giao tử ia/ và 1/8 giao tử iA/ từ F1 => F1 quả trắng có kiểu gen IA/ia và 1/8 giao tử iA/ là giao tử hoán vị
=> tần số hoán vị gen là 1/8 x 2 = 2/8
Từ F1 có kiểu gen IA/ia => P
TC
quả trắng IA/IA x quả xanh ia/ia
Sơ đồ lai. - Kiểu gen F
2
- Kiểu hình F
2
Câu VI: Nguồn gốc thống nhất của sinh giới được thể hiện ở những bằng chứng sinh học phân tử nào?
1/ ADN . a/ Giống nhau giữa các loài SV
+ Đa số các loài sinh vật đều chứa vật chất di truyền ADN ( trừ 1 số virut có vật chất di truyền là ARN )
+ ADN mang và truyền đạt thông tin di truyền.
+ ADN của các loài đều được cấu tạo từ 4 loại nu A,T,G, X.
b/ ADN khác nhau giữa các loài SV:
Do SL, TP, trật tự sắp xếp nuclêôtit trong ADN (tính đặc trưng của ADN). Sự sai khác càng ít quan hệ họ hàng càng gần.
Ví dụ:
Trình tự các nuclêôtit trong mạch mang mã gốc của người, tinh tinh, gorila, đười ươi cho thấy:
Tinh tinh có quan hệ họ hàng gần người nhất (vì chỉ khác 1 bộ ba), tiếp đến gôrila (khác 2 bộ ba), sau cùng là đười ươi (khác
4 bộ ba).
Cây sơ đồ phản ánh mối quan hệ đó là:
Dạng tổ tiên chung
2/ Mã di truyền: Mã di truyền của các loài đều có đặc điểm giống nhau, thể hiện rõ nhất là tính phổ biến của thông tin di
truyền: đó là mã bộ ba. VD : Bộ ba AAT của tất cả các loài đều mã hoá cho aa lơxin.
3/ Prôtêin: Prôtêin có nhiều chức năng : Như cấu trúc, xúc tác, điều hoà Nhưng Prôtêin các loài đều được cấu tạo từ hơn
20 loại axit amin. Tính đặc trưng của mỗi loại prôtêin do: số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp của các loại axit amin.
* Cây sơ đồ phản ánh quan hệ nguồn gốc giữa các loài.
Dạng tổ tiên chung
Kết luận: Các loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì trình tự, tỉ lệ các axit amin và các nuclêôtit càng giống nhau.
Các bằng chứng sinh học phân tử cho thấy nguồn gốc thống nhất của các loài.
Gôrila
Đười ươi
Người
Tinh tinh
Người
Chó
Kỳ nhông
Cá chép
Cá mập