Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thuốc nhỏ mắt và cách sử dụng (Kỳ 4) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.46 KB, 5 trang )

Thuốc nhỏ mắt và cách sử dụng
(Kỳ 4)

K. Nước mắt nhân tạo:
- Methylcellulose 0.1–1%: Celluvisc 1%, Cellufresh 0.1%, Tears Natural
- Hyaluronate Na: Sanlein
- Polyvinyl alcohol: Tears plus, Liquifilm tears
-
- Chỉ định: Khô mắt, hở mi do hôn mê, liệt dây VII, bỏng mắt, sau phẫu
thuật khúc xạ (LASIK)

L. Thuốc điều trị bệnh lý thủy tinh thể và pha lê thể:
- Có tác dụng chống đục thủy tinh thể ?
- Bao gồm: Catacol, Catarstat, Cataline, Vitaphakol, Vitreolent
- Hiệu quả không rõ ràng, dùng 4lần/ngày

M. Kháng Histamine:
- Pemiolast potassium 0,1%: Alegysal.
- Cromoglycate Sodium: Opticron, Cromptic
- Olopatadine hydrochloride 0,1%: Patanol
Dùng trong điều trị viêm kết mạc, viêm giác mạc do dị ứng. Thường dùng
cho những bệnh nhân bị dị ứng theo mùa, kéo dài vì thuốc không có tác dụng phụ.

N. Những thuốc khác:
- V Rhoto (gồm a.boric, clopheniramine, epinephrine), Visine, Daigaku
- Các thuốc này thường có tác dụng chữa triệu chứng, làm cho mắt dễ chịu,
bớt ngứa, bớt cương tụ (đỏ mắt).
- Tuy nhiên, nếu lạm dụng các thuốc này thì nếu bị nhiễm bệnh thực sự thì
ta sẽ bỏ qua không điều trị lúc bệnh còn nhẹ, sẽ khó khăn hơn khi việc điều trị bị
chậm trễ.


III. Cách nhỏ thuốc:

- Tư thế bệnh nhân: Nằm ngửa hoặc ngồi ghế có tựa đầu.
- Tay cầm lọ thuốc có điểm tựa để tránh đụng chai thuốc vào mắt.
- Tay kia kéo mi dưới xuống.
- Nhỏ 1 giọt thuốc vào mắt hoặc 1 cm thuốc mỡ vào cùng đồ dưới (mặt
trong của mi dưới).
- Nhắm mắt nhẹ, nằm nghỉ.
IV. Cách dùng thuốc nhỏ mắt:

A. Chia đều số lần nhỏ mắt trong ngày:
Thí dụ: Ngày nhỏ 2 lần thì nhỏ 1 lần buổi sáng và 1 lần buổi tối
Ngày nhỏ 3 lần thì nhỏ: sáng-chiều-tối
Ngày nhỏ 4 lần thì nhỏ: sáng-trưa-chiều-tối
Ngày nhỏ 5 lần thì nhỏ: sáng-trưa-chiều-tối-khuya.

B. Không nhỏ 2 hoặc 3 loại thuốc cùng lúc:
Hai loại thuốc phải nhỏ cách nhau tối thiểu 15 phút để tránh phản ứng thuốc
với nhau và tránh lãng phí thuốc do bị trào ra ngoài.

C. Một lọ thuốc sau khi đã mở nắp thì không dùng quá 15-20 ngày
Thuốc sau khi ra khỏi lọ thì sẽ có một ít không khí bị hút vào, đem theo các
vi khuẩn, vi nấm có trong không khí vào lọ thuốc, gây nhiễm bẩn lọ thuốc.
D. Không cất trữ lọ thuốc dùng dở dang sau khi đã khỏi bệnh.
-Lọ thuốc đã mở rất dễ bị nhiễm các tác nhân gây bệnh có trong không khí
và sẽ là nguồn gây bệnh cho mắt. Khi Khisử dụng, tránh đụng chạm vào đầu lọ
thuốc nhỏ mắt vì sẽ gây nhiễm bẩn lọ thuốc và lọ thuốc lúc này sẽ trở thành nguồn
gây bệnh.

E. Khi đi khám bệnh, nên mang theo toa cũ hoặc các chai thuốc đã

dùng để người thầy thuốc tiện theo dõi việc sử dụng thuốc vì:
+ Bệnh nhân không bị lặp lại các thuốc không có tác dụng, tránh lãng phí.
+ Không bị dùng quá liều, gây bệnh nguy hiểm cho mắt như Cườm khô,
Cườm nước do Steroides.v.v.

F. Khi thấy bệnh không giảm mà có vẻ nặng hơn, khó chịu hơn sau khi nhỏ
thuốc (mờ mắt, đau nhức, chảy nước mắt, cộm xốn) thì ngưng ngay và tham khảo
ý kiến bác sĩ điều trị.

G. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt, không chỉ dẫn cho người khác cách tự
điều trị bệnh.
“Thuốc nhỏ mắt dùng không đúng có thể làm bệnh nặng hơn là không điều
trị”.

×