Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM_ Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo hoạt động của tổ khối chuyên môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.96 KB, 28 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo hoạt động của tổ khối chuyên môn
MỤC LỤC
TT NỘI DUNG TRANG
MỤC LỤC 1
PHẦN I MỞ ĐẦU 2
I.1 Lý do chọn đề tài 3
I.2 Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài 3
I.3 Đối tượng nghiên cứu 3
I.4 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 3
I.5 Phương pháp nghiên cứu 3
Phần II NỘI DUNG 4
II.1 Cơ sở lý luận của một số Biện pháp chỉ đạo hoạt động của
tổ khối chuyên môn ở Trường Tiểu học
4
II.1.1 Cơ sở pháp lý
Trang 4
4
II.1.2 Cơ sở thực tiễn 4
II.2 Thực trạng hoạt động tổ khối chuyên môn ở trường Tiểu
học huyện Krông Păc tỉnh Dak Lak.
4
a Đặc điểm và tình hình trường Tiểu học 5
b Những thuận lợi khó khăn 6
c Những mặt mạnh - Thành công 7
d Những hạn chế - Mặt yếu 7
e Nguyên nhân và các yếu tố tác động 8

Người thực hiện: Trang 1
II.3 Một số giải pháp, biện pháp 9
II.3.1 Nhóm biện pháp 1 9


II.3.2 Nhóm biện pháp 2 14
II.4 Kết quả 16
II.5 Bài học kinh nghiệm 17
Phần III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 18
III.1 Kết luận 18
III.2 Kiến nghị 18
Danh mục tài liệu tham khảo 18
Phần phụ lục 20



Người thực hiện: Trang 2
I. PHẦNMỞ ĐẦU
I .1.Lý do chọn đề tài
Năm học 2012-2013 là năm toàn ngành giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển
khai thực hiện nghị quyết Đại Hội lần thứ XI của Đảng, Tiếp tục thực hiện chỉ
thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với cuộc vận động của ngành là thực hiện
cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và
sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”. Đồng thời, cũng là năm học triển khai thực hiện chương trình hành động
đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế
của đất nước, năm học tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác quản lí chỉ đạo, đề cao
trách nhiệm, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục.
Tiếp tục thực hiện dạy học bám chuẩn kiến thức – kỹ năng, tích cực đổi mới
phương pháp dạy học, tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng dạy và
học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lí một
cách sáng tạo.
Nói đến hoạt động quản lý của nhà trường thì hoạt động của các tổ khối

chuyên môn là vô cùng quan trọng và luôn luôn đặt lên hàng đầu bởi vì hoạt
động chuyên môn tác động trực tiếp tới chất lượng dạy học của giáo viên và học
tập của học sinh. Hoạt động quản lý các tổ khối chuyên môn trực tiếp là Phó
hiệu trưởng phụ trách chuyên môn có vai trò đặc biệt quan trọng, tác động đến
đội ngũ giáo viên và học sinh của nhà trường. Chính vì lẽ đó người cán bộ quản
lý chỉ đạo hoạt động của tổ khối chuyên môn của trường phải là hạt nhân chủ
yếu trong việc vận dụng linh hoạt các biện pháp quản lý nhằm thực hiện mục
tiêu giáo dục đề ra.
Trọng trách thực hiện nhiệm vụ của ngành, chủ yếu là do các nhà trường,
các cơ sở Giáo dục – Đào tạo gánh vác. Để mỗi nhà trường đi vào thực hiện một
cách có hiệu quả những nhiệm vụ này thì đòi hỏi Ban giám hiệu nhà trường phải
có sự quản lí, chỉ đạo một cách toàn diện trên tất cả các hoạt động, đặc biệt là
hoạt động chuyên môn .Và muốn hoạt động chuyên môn đi vào chiều sâu, có
tính thiết thực thì không thể không nói đến vai trò hết sức to lớn của tổ khối
trưởng và mọi hoạt động chuyên môn diễn ra trong tổ. Có thể nói rằng, tổ khối
trưởng chuyên môn là tổ chức quan trọng nhất đảm bảo chức năng thực thi

Người thực hiện: Trang 3
nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Tổ khối chuyên môn là trung tâm thu
thập thông tin từ giáo viên, học sinh. Thông qua nguồn thông tin này, lãnh đạo
nhà trường xây dựng được kế hoạch hoạt động một cách sát thực và triển khai
được kế hoạch đó. Cũng thông qua đó, nhà trường chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra,
đánh giá việc thực hiện kế hoạch một cách chính xác, đầy đủ và có hiệu quả cao.
Vì vậy, nếu các tổ khối chuyên môn có sự đoàn kết, phối hợp chặt chẽ, nhịp
nhàng chắc chắn rằng hiệu quả công việc thực hiện sẽ như mong muốn.
Tuy nhiên trong những năm qua trường Tiểu học đã có những thay
đổi nhất định về công tác quản lý các hoạt động của tổ khối chuyên môn, nhưng
vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế hiện nay. Do đó để đáp ứng được
nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, quản lý hoạt động chuyên môn của nhà
trường phải có những cải tiến nhằm phát huy những nội lực sẵn có của nhà

trường, hạn chế những yếu kém để đưa nhà trường ngày càng phát triển đáp ứng
với tình hình thực tế hiện nay.
Vì lý do trên, tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo hoạt
động của tổ khối chuyên môn”, mong rằng sẽ góp một phần cải thiện, nâng cao
chất lượng hiệu quả hoạt động của tổ khối chuyên môn trong nhà trường.
I.2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài
Xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ khối chuyên
môn nói chung và tổ trưởng chuyên môn nói riêng.
Tìm hiểu nội dung và cách tiến hành biện pháp thực hiện hoạt động của tổ
khối chuyên môn.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động dạy và học.
Đánh giá thực trạng hoạt động của tổ khối chuyên môn tại trường Tiểu
học Đề xuất những biện pháp quản lí, chỉ đạo hoạt động của tổ khối
chuyên môn và khảo sát tính khả thi của biện pháp đó.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
Việc quản lý, chỉ đạo hoạt động chuyên môn của trường tiểu học
Giáo viên của năm tổ khối chuyên môn thuộc trường Tiểu học
Học sinh thuộc năm tổ khối quản lí của trường Tiểu học
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Người thực hiện: Trang 4
Giới hạn về nội dung: Biện pháp quản lý, chỉ đạo hoạt động của tổ khối
chuyên môn của trường Tiểu học
Giới hạn về thời gian: Khảo sát hoạt động chuyên môn của trường Tiểu
học từ năm học 2011-2012 đến năm học 2012-2013.
I.5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc tài liệu sách báo, sách tham khảo.
- Phương pháp quan sát: thông qua dự, quan sát hoạt động của 5 tổ khối
chuyên môn.
- Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng sinh hoạt chuyên môn của các

tổ khối.
- Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức sinh hoạt tổ khối chuyên môn để
nắm bắt các mặt khó khăn của năm học trước để có biện pháp quản lý chỉ đạo
kịp thời.
- Phương pháp thống kê: Thống kê kết quả dạy và học hai năm liền kề của
các tổ khối.


Người thực hiện: Trang 5
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1.Cơ sở lý luận và thực tiễn của một số Biện pháp chỉ đạo hoạt động của
tổ khối chuyên môn ở Trường Tiểu học
II.1.1.Cơ sở pháp lý
Theo điều 18, Điều lệ trường Tiểu học ban hành theo thông tư số
41/2010-TT-BGD&ĐT, ngày 30/12/2010, xác định nhiệm vụ của tổ chuyên
môn:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học
nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục;
b) Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất
lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các
thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;
c) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp
giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.
II.1.2.Cơ sở thực tiễn
Biện pháp là cách thức, con đường, một phương tiện mang tính điều kiện,
do con người sáng tạo ra, nó có thể được sử dụng tiến hành một hoạt động
hướng đích nào đó nhằm đem lại hiệu quả cho người sử dụng.
Quản lý hoạt động của tổ khối chuyên môn đó là công tác chỉ đạo việc xây
dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chuyên môn, chỉ đạo hoạt động chuyên môn
của các tổ khối chuyên môn.

Biện pháp quản lý chỉ đạo hoạt động của tổ khối chuyên môn là tổ hợp các
phương pháp tiến hành của cán bộ quản lý nhằm tác động đến các tổ khối trưởng
để hoạt động chuyên môn của các tổ khối đạt hiệu quả cao nhất. Các biện pháp
quản lý phải có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, có cơ sở khoa học và thực tiễn, biện
pháp có tính khả thi và đạt được mục tiêu đề ra.
Trong các nhà trường ở nước ta hiện nay, SHCM là hoạt động được tổ
chức thường xuyên với những hình thức và nội dung khác nhau: các GV cùng tổ
bộ môn, cùng khối hay GV của toàn trường cùng tham gia học các chuyên đề,
tham dự các khoá tập huấn về chuyên môn, tham dự các hội thi - thao giảng,
cùng thảo luận về kế hoạch, nhiệm vụ chuyên môn trong tuần, trong tháng, năm

Người thực hiện: Trang 6
học, hay cùng trao đổi về kế hoạch bài học, dự giờ dạy và rút kinh nghiệm về
quá trình lên lớp, .v.v. Đặc biệt, hình thức tổ chức để GV dự giờ dạy của nhau và
rút kinh nghiệm về giờ học là hình thức được tổ chức thường xuyên ở hầu hết
các trường học. Tuy có sự khác nhau ở nội dung và cách tổ chức nhưng trong
các buổi SHCM, GV được làm việc cùng với nhau, cùng học tập, trao đổi, phân
tích và giải quyết những vấn đề của thực tiễn dạy học và giáo dục đang đặt ra đối
với trường, lớp, chương trình môn học mà họ đang chịu trách nhiệm thực hiện.
Đây là cơ hội để các GV làm việc tập thể, chia sẻ ý kiến với nhau về việc dạy và
học đối với những nội dung học tập cụ thể trong chương trình và qua đó, các GV
học tập và giúp đỡ lẫn nhau. Vì thế, SHCM được xem là một hình thức tự bồi
dưỡng, nâng cao năng lực của đội ngũ GV tại trường. Về mặt quản lý, SHCM có
khả năng xây dựng nên bầu không khí sư phạm trong đời sống nhà trường. Điều
đó có nghĩa là SHCM được tổ chức tốt có thể mang lại lợi ích thiết thực cho
không chỉ HS mà cả GV và nhà trường. Tuy nhiên, chất lượng SHCM phụ thuộc
rất nhiều vào công tác quản lý của nhà trường, vào việc Ban giám hiệu có chiến
lược tổ chức và quản lý SHCM thường xuyên và quán triệt mục tiêu chất lượng
giáo dục cũng như quan tâm thúc đẩy động lực học tập - phát triển của GV hay
không. Điều này có liên quan rất nhiều đến sự quyết tâm của tập thể sư phạm

nhà trường để cải tạo thực tiễn theo mục tiêu phát triển chất lượng dạy học
Hoạt động của tổ khối chuyên môn trong nhà trường có ý nghĩa vô cùng
quan trọng. Thông qua hoạt động chuyên môn sẽ giúp giáo viên phát huy được
ý tưởng, kinh nghiệm của mình để trao đổi, bộc bạch và giúp đỡ nhau trong việc
bồi dưỡng nâng cao nghiệm vụ chuyên môn được tốt hơn.
Cần có những biện pháp trong việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho
khối trưởng để chủ động trong việc chỉ đạo hoạt động của tổ khối một cách đa
dạng, phong phú nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả dạy và học.
II.2.Thực trạng hoạt động của tổ khối chuyên môn
a. Đặc điểm của trường Tiểu học
Trường Tiểu học đóng trên địa bàn Xã , có khuôn viên rộng với
diện tích 13564m
2
. Trường có 3 phân hiệu; điểm chính ở Buôn A; điểm lẻ 1 ở
Buôn B; điểm lẻ 2 ở thôn Thạch Lũ; học sinh phần lớn là con em nông dân; dân
tộc thiểu số chiếm đến 77,9%. Địa bàn của trường chủ yếu ở 8 thôn, buôn, có 4
dân tộc cùng tham gia học tại trường là: Êđê, Tày, Nùng và dân tộc Kinh, ngôn
ngữ bất đồng nên công tác dạy và học còn gặp nhiều khó khăn.

Người thực hiện: Trang 7
Điểm chính của trường xây dựng tương đối khang trang song vẫn có hai
điểm trường Buôn B và Thạch Lũ còn gặp nhiều khó khăn. Đó là ở Buôn B còn
5 phòng học xuống cấp nặng, ở phân hiệu Thạch Lũ đường sá đi lại vào mùa
mưa còn khó khăn nên không thuận tiện cho công tác đi lại của giáo viên cùng
như học sinh. Một số phụ huynh chưa quan tâm nhiều tới việc học tập của con
em mình, phần đa đều phó mặc cho thầy cô giáo và nhà trường. Chính điều đó
đã ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng của học sinh hàng năm.
Về tổ chức bộ máy của trường tiểu học :
* Về học sinh năm học 2012 -2013
Khối Số lớp TSHS Nữ Dân tộc

Nữ
dân tộc Ghi chú
1 05 83 39 64 29
2 05 80 30 59 23
3 05 98 55 87 47
4 05 87 40 65 34
5 05 84 47 72 40
Tổng cộng 25 431 211 347 173
*Đội ngũ CBQL –GV- NV
Chức năng
Tổng
số
Nữ
Dân
tộc
Đảng
viên
Trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ
Ghi
chú
Đại
học
Cao
đẳng
Trung
cấp
Tổng số CBQL-GV-
NV
49 38 16 18 15 11 18

P.HT-PTT 01 01 01 01

Người thực hiện: Trang 8
Chia
ra
Phó HT 01 1 1
GV đứng lớp 32 28 9 15 10 9 9
GV CTP Cập 01 1 1
GV Tin 01 1 1 1
Nhạc 02 2 2
Mĩ thuật 02 1 2
Anh Văn 01 1 1
Thể dục 01 1
Kế toán 01 1 1 1
Văn thư 01 1 1
Bảo vệ 01 1
Thư viện 01 1 1 1
Thiết bị 01 1 1
Y tế 01 1 1 1
TPT 01 1 1
Các đoàn thể trong nhà trường hoạt động đồng bộ theo đúng chức năng,
nhiệm vụ và có trách nhiệm cao trong công việc của mình.
* Cơ sở vật chất của trường.
*Tổng số điểm trường: 03 điểm
*Tổng số phòng: 34 phòng, trong đó: Tổng số phòng học văn hoá: 25
phòng, trong đó: cấp 4: 17 phòng; Kiên cố: 15 phòng.; Thư viện: 01 phòng;
Thiết bị: 01 phòng; Văn phòng:01; Phòng Hiệu trưởng:01, Phó hiệu trưởng:01;
Tin học:01; Y tế&đoàn đội:01;Phòng chờ GV: 02;
Trường chưa có phòng hành chính và các phòng chức năng, phòng hiệu
bộ. Hiện nay, trường sử dụng 7 phòng học làm phòng hội đồng, thư viện, thiết bị

và phòng làm việc cho Ban giám hiệu của trường.

Người thực hiện: Trang 9
Đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ để phục vụ cho giảng dạy của giáo viên.
b.Thuận lợi và khó khăn
b.1.Thuận lợi
Được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương xã Đặc
biệt có sự chỉ đạo sát sao của phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Krông Pắc trong
các hoạt động dạy và học.
Đội ngũ giáo viên tích cực, nhiệt tình có trình độ đào tạo chuẩn và trên
chuẩn 100%. Có tinh thần trách nhiệm với công việc. Các tổ khối trưởng đều có
trình độ cao đẳng và đại học, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng.
Phụ huynh học sinh ở những năm gần đây đã có sự quan tâm nhiều đến
việc học tập của con em mình nên công tác xã hội hóa có nhiều thuận lợi.
Cơ sở vật chất ngày càng được cải thiện khang trang, công tác đầu tư từng
bước theo định hướng nâng chuẩn.
b.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi có được nhưng đơn vị trường còn gặp một số
khó khăn sau:
Cơ sở vật chất đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được với yêu
cầu đổi mới, đặc biêt vẫn còn thiếu như phòng làm việc cho các bộ phận, phòng
hội họp, phòng chức năng, phòng sinh hoạt chuyên môn.
Địa bàn nơi nhà trường quản lý gồm 8 thôn buôn, hầu hết các hộ gia đình
làm nông, một số gia đình nương rẫy lại ở xa nên mỗi khi mùa màng đến việc
giao khoán cho nhà trường lại tiếp diễn. Một số lượng không nhỏ có cuộc sống
khó khăn, bố mẹ đi làm ăn ở xa để con ở nhà với ông bà nên dẫn đến việc phối
hợp giáo dục học sinh học tập ở nhà còn nhiều hạn chế.
Vẫn còn một số giáo viên chưa chịu tìm tòi và mạnh dạn trong công tác
đổi mới phương pháp dạy học, việc vận dụng các sách tham khảo, tài liệu hướng
dẫn dạy học còn máy móc, chưa linh hoạt.

Các khối lớp được rải đều ở 3 điểm trường, điểm lẻ ở buôn B còn thiếu
phòng học nên các buổi học của các khối lớp không đồng nhất, dẫn đến khó
khăn trong việc tập trung vào một buổi để sinh hoạt chuyên môn.
c. Những mặt mạnh, thành công

Người thực hiện: Trang 10
Tổ khối trưởng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, 100% đạt
trình độ trên chuẩn. Đa số đều là đảng viên. Nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm
với công việc được giao.
Có 5 tổ khối chuyên môn sinh hoạt độc lập. Các tổ khối đều có giáo viên
giỏi huyện và tỉnh.
Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, có trình độ chuẩn và trên chuẩn 100% và
đủ về số lượng.
Cơ cấu lớp gọn về số lượng, học sinh chăm ngoan và có ý thức trong học
tập.
Số lượng lớp 2 buổi /ngày và trên 5 buổi đạt tỷ lệ trên 100% .
d. Những hạn chế và mặt yếu
Trường Tiểu học có tổng số 41 giáo viên, trong đó 10 giáo viên là
người dân tộc tại chỗ, được chia theo 5 khối: khối Một, khối Hai, khối Ba, khối
Bốn và khối Năm và một tổ Ê đê. Các lớp trong một khối nằm rải rác ở 3 điểm
trường nên việc chỉ đạo các mặt hoạt động cũng như sinh hoạt chuyên môn của
khối còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, khối trưởng lại chưa được bồi dưỡng
và tập huấn về kỹ năng quản lí, chỉ đạo hoạt động chuyên môn. Do chưa được
bồi dưỡng và tập huấn nên các khối trưởng chủ yếu tự học hỏi kinh nghiệm của
người đi trước, thiếu kỹ năng lập kế hoạch và chưa mạnh dạn trong việc đề xuất
hoạt động của tổ chuyên môn mà phần lớn đều dựa vào kế hoạch chung của nhà
trường.
Một thực tế nữa cho thấy là hoạt động của tổ khối chuyên môn trong nhà
trường còn chưa đồng đều. Một số tổ khối chuyên môn hoạt động còn mang tính
hình thức, vai trò còn mờ nhạt, hạn chế và chưa nhận thức được tầm quan trọng

của tổ chuyên môn trong nhà trường nên đôi khi còn xem nhẹ. Bên cạnh đó, vẫn
còn không ít số giáo viên chưa có ý thức trong việc đóng góp ý kiến mang tính
xây dựng cho sinh hoạt chuyên môn, thậm chí còn có tính ỷ lại, thờ ơ, sao cũng
được. Hơn nữa, việc tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học vẫn chưa được
chú trọng, lối mòn của kiểu dạy “Thầy nói, trò nghe”, “Thầy đọc, trò chép” đã ăn
sâu khó thay đổi. Chính điều này ảnh hưởng rất lớn đến các buổi sinh hoạt
chuyên môn trong khối và cả việc nâng cao chất lượng dạy – học của nhà
trường.

Người thực hiện: Trang 11
Tuy các tổ khối trong nhà trường đã bám sát nội dung, chương trình các
môn học; các công văn hướng dẫn thực hiện, điều chỉnh nội dung dạy học theo
chuẩn kiến thức - kỹ năng và cũng đã xây dựng được các phong trào thi đua dạy
và học trong năm học. Các hoạt động và sinh hoạt chuyên môn từng bước đã đi
vào nề nếp. Tuy nhiên, chất lượng và nội dung sinh hoạt chuyên môn còn nghèo
nàn, hạn chế, chưa bổ ích. Sự chỉ đạo của khối trưởng còn chung chung, rập
khuôn chưa tạo cơ hội để các thành viên trong khối phấn đấu và sáng tạo trong
mọi vấn đề.
e. Nguyên nhân và các yếu tố tác động
Từ thực trạng đã nêu ở trên, qua quản lí, chỉ đạo hoạt động chuyên môn
của tổ khối, tôi đã rút ra được các nguyên nhân sau:
Sự chỉ đạo của nhà trường xuống các tổ khối chuyên môn còn chưa sát
sao, công tác đôn đốc và kiểm tra chưa thường xuyên. Việc kiểm tra, giám sát
còn hạn chế như việc điều chỉnh những thiếu sót và rút kinh nghiệm chưa kịp
thời.
Các khối trưởng chưa được tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên và có hệ
thống về cách quản lí, chỉ đạo hoạt động chuyên môn của tổ khối.
Các tổ khối của nhà trường nằm rải đều cả 3 ở cả 3 điểm trường, điểm
trường ở buôn B còn thiếu phòng học nên một số lớp trong khối lại học khác
buổi nên việc dành thời gian cho buổi sinh hoạt chuyên môn chưa đảm bảo

được nội dung yêu cầu.
Một số khối trưởng chưa biết kết hợp hài hòa, đồng bộ giữa kinh nghiệm
và khoa học quản lí hoạt động khối chuyên môn. Còn hạn chế và chưa mạnh
dạn trong việc điều hành hoạt động của khối, đôi lúc phụ thuộc hoàn toàn vào
kế hoạch chung của nhà trường.
Do điều kiện hoàn cảnh gia đình nên việc phát huy năng lực của khối
trưởng chuyên môn bị hạn chế.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nhà trường chưa đáp ứng yêu cầu của
việc đổi mới phương pháp dạy học, chưa có phòng để các khối sinh hoạt chuyên
môn theo kế hoạch. Đây cũng là điều mà chất lượng sinh hoạt chuyên môn của
các khối chưa hiệu quả.
Tài liệu tham khảo để khối trưởng nghiên cứu chưa nhiều, vẫn còn thiếu.

Người thực hiện: Trang 12
Vẫn còn một số giáo viên trong các khối chưa nhận thức sâu sắc và tầm
quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học và các buổi sinh hoạt chuyên môn
của khối nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng. Chưa mạnh
dạn và chưa có tinh thần đóng góp ý kiến trong việc xây dựng nội dung sinh hoạt
của khối.
Như vậy, không phải những nguyên nhân có ảnh hưởng ít thì ta xem nhẹ
mà cũng phải từng bước có những giải pháp phù hợp nhằm giảm đi những bất lợi
hoặc không đáng có ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn trong tổ khối nói
riêng và toàn trường nói chung. Điều muốn nói ở đây là tìm ra các giải pháp
khắc phục phù hợp để đạt mục tiêu giáo dục của nhà trường cũng như toàn
ngành giáo dục.
Việc chuẩn bị nội dung cho các buổi sinh hoạt chuyên môn của các tổ
khối còn hời hợt, chưa có sức thuyết phục nên không thu hút được sự quan tâm
trao đổi của giáo viên. Nội dung đưa ra trao đổi chưa được phong phú, chưa đi
sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ khó khăn
cho giáo viên trong tổ; những vấn đề mới và khó ít mang ra bàn bạc, thảo luận.

II.3. Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo hoạt động của tổ khối chuyên môn
II.3.1. Nhóm biện pháp 1: Về phía nhà trường
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Giúp tổ khối trưởng có kỹ năng và năng lực quản lí, chỉ đạo hoạt động
chuyên môn của khối mình phụ trách.
Tạo không khí sôi nổi và tinh thần trách nhiệm trong việc đóng góp ý kiến
xây dựng cho sinh hoạt chuyên môn có chất lượng.
b. Nội dung cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
a.1. Biện pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho tổ khối trưởng.
Chọn tổ trưởng, tổ phó chuyên môn để làm sao đưa chất lượng chuyên
môn của nhà trường đạt kết quả tốt. Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn phải có năng
lực thực sự, giúp cho nhà trường thực hiện tốt các hoạt động quản lý chuyên
môn của nhà trường.
Để hoạt động chuyên môn của các tổ khối thực sự có chất lượng, hiệu quả
thì không thể không nói đến vai trò quan trọng mà khối trưởng phải đảm nhiệm.
Vì vậy, việc bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho khối trưởng là yêu cầu cần

Người thực hiện: Trang 13
thiết và phải làm thường xuyên. Muốn vậy, hằng năm Ban giám hiệu cần theo
dõi sát hoạt động chuyên môn của từng khối dưới sự quản lí, chỉ đạo của khối
trưởng để tìm được những ưu điểm, thế mạnh ở vị trí của khối mình phụ trách
đồng thời cũng nêu ra những tồn tại cần khắc phục để có những khích lệ và điều
chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó, cần xem xét, bố trí giáo viên theo khối đúng năng
lực để đặt ra yêu cầu, mục tiêu phấn đấu phù hợp với các đối tượng khác nhau
trong khối nhằm khích lệ sự sáng tạo và đổi mới tư duy đồng thời phát huy được
năng lực cá nhân của mỗi giáo viên.
Trang bị tài liệu cung cấp kiến thức về khoa học quản lí, khoa học giáo
dục, tâm lí học đối với học sinh Tiểu học. Tài liệu về đổi mới giáo dục, đổi mới
cách dạy và học, tài liệu vùng miền, tài liệu hỗ trợ học sinh khó khăn để khối
trưởng nghiên cứu và chỉ đạo hoạt động của khối. Tạo điều kiện về thời gian để

khối trưởng cập nhật thông tin và xây dựng các chuyên đề mang tính cấp thiết
trong khối nhằm tổ chức các chuyên đề đạt hiệu quả.
Khối trưởng là lực lượng nòng cốt trong nhà trường, là hạt nhân động viên
thúc đẩy chất lượng dạy học và giúp giáo viên trong khối trau dồi nghề nghiệp.
Vì vậy, BGH cần quan tâm đến việc quy hoạch, ưu tiên bồi dưỡng nâng cao trình
độ lý luận chính trị, chuyên môn, tin học, tiếng dân tộc để họ vững vàng trong
quản lí và chỉ đạo hoạt động của khối. Bên cạnh việc bồi dưỡng năng lực chuyên
môn và trình độ lý luận thì cũng cần quan tâm tìm hiểu về điều kiện, hoàn cảnh
của từng đối tượng một để hỗ trợ vật chất, tinh thần để họ dốc toàn tâm, toàn lực
vào công việc được giao.
*Với biện pháp mà đã định hướng ngay từ đầu năm học, kết quả khảo
nghiệm cho thấy các khối trưởng được kiêm nhiệm ở các khối đều phù hợp và
năng lực chuyên môn vững vàng. Đặc biệt đã chủ động và tự tin đối với công
việc được đảm nhận một cách linh hoạt.
a.2. Biện pháp quản lí,chỉ đạo kế hoạch hoạt động của khối
- Để đạt được hiệu quả, chất lượng hoạt động của từng khối và các thông
tin cần thiết được thuận tiện trong chỉ đạo thực hiện thì ngay đầu năm nhà trường
cần quy định về hồ sơ, sổ sách theo mẫu chung để khối trưởng cập nhật thông
tin, theo dõi, kiểm tra được thuận lợi. Trong việc quy định các loại sổ cần chú ý
đến sổ kế hoạch của khối bảo đảm được yêu cầu sau:
*Phần chung.

Người thực hiện: Trang 14
Cần bám sát vào mục tiêu và nhiệm vụ năm học của ngành.
* Phần cụ thể.
I.Đặc điểm tình hình của khối: Nêu rõ những thuận lợi và khó khăn của
khối.
II.Đánh giá kết quả đạt được của năm học trước.
III.Phương hướng nhiệm vụ của năm học mới.
Đối với định hướng, kế hoạch cần dựa vào tiền đề của năm học trước và

bám sát tình hình thực tế của khối, của trường để xây dựng chỉ tiêu phấn đấu cho
phù hợp.
Có sự phân công cụ thể nhiệm vụ cho các thành viên trong khối phù hợp
để mỗi giáo viên phát huy tối đa năng lực của họ.
Xây dựng biện pháp cụ thể cho từng hoạt động để đạt chỉ tiêu xây dựng.
Về những yêu cầu chung phải thực hiện thì khối trưởng cần cụ thể hóa cho
phù hợp với thực tế của khối mình phụ trách một cách linh động và sáng tạo.
Nhà trường cần theo dõi, kiểm tra kế hoạch thực hiện của các tổ khối để kịp thời
điều chỉnh cho phù hợp.
* Kết quả khảo nghiệm cho thấy hồ sơ của các khối đều thể hiện về mặt
hình thức, nội dung đẹp và khoa học. Thông tin cần thiết đều cập nhật kịp thời
và có sự so sánh để đưa ra giải pháp phù hợp.
a.3. Biện pháp quản lí, chỉ đạo sinh hoạt của tổ khối chuyên môn
Một thực tế cho thấy việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn của các khối chỉ
mang tính hình thức là nhiều. Nội dung sinh hoạt thì nghèo nàn, chưa chú trọng
hoặc xoáy sâu vào một nội dung nào đó. Chính vì vậy, hiệu quả công việc chưa
cao và chưa thực sự bổ ích. Để thực sự có chất lượng và đưa vào nề nếp sinh
hoạt chuyên môn thì nhà trường cần quy định rõ số lần sinh hoạt chuyên môn và
định hướng nội dung sinh hoạt cho các khối ít nhất là 2 lần/tháng (theo điều lệ là
2lần/tháng) và BGH sắp xếp thời gian tham dự.
Khối trưởng phải chuẩn bị nội dung sinh hoạt mang đậm màu sắc chuyên
môn mà không bị nhàm chán đó là: Nội dung sinh hoạt chuyên môn có thể là
bình giá, nhận xét rút kinh nghiệm qua tiết dạy; thiết kế giáo án tốt; thảo luận
tháo gỡ những vướng mắc trong phương pháp dạy học; tổ chức nghiên cứu và áp

Người thực hiện: Trang 15
dụng các phương pháp giảng dạy theo hướng đổi mới, xây dựng các chuyên đề
đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học để nâng cao chất lượng dạy học;
lập kế hoạch dạy học,…
Trước khi tổ chức chuyên đề của các tổ khối, nhà trường cần xem xét kế

hoạch để ký duyệt và sắp xếp thời gian tham dự cùng đóng góp ý kiến xây dựng
cho hoàn thiện nội dung. Sau khi thực hiện xong cần có báo cáo cụ thể về nhà
trường để có hướng chỉ đạo kịp thời.
Hàng tháng phải xây dựng và tổ chức được một số chuyên đề cần thiết phù
hợp theo từng thời điểm nhằm đúc rút kinh nghiệm và thống nhất nội dung đã
chọn. Phải làm sao cho giáo viên trong khối tranh luận khi sinh hoạt chuyên môn
bằng quan điểm của chính mình thì buổi sinh hoạt chuyên môn mới có hiệu quả.
Còn nếu có sự nhất trí hoàn toàn thì coi như thất bại. Vì vậy, việc tìm ra các tình
huống có vấn đề từ thực tế giảng dạy các bài học mà giáo viên rút ra là “Tài
liệu” để sinh hoạt chuyên môn một cách hữu hiệu nhất và các phong trào chuyên
môn cũng được nhân rộng hơn.
Ví dụ 1: Chuyên đề về nâng cao chất lượng hiệu quả giờ dạy.
+ Trước hết khối trưởng lên kế hoạch xây dựng chuyên đề, nêu rõ mục
đích, ý nghĩa của việc dự giờ, thời gian thực hiện và xin ý kiến, phê duyệt của
BGH.
+ Giao nhiệm vụ cho giáo viên trong khối thiết kế giáo án (lưu ý chọn bài
có tính chất đại diện cho một dạng bài, kiểu bài hoặc theo chủ đề mà giáo viên
trong khối còn thấy khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ và thống nhất.
+ Yêu cầu giáo viên thực hiện tiết dạy và giáo viên toàn khối tham gia dự
giờ đầy đủ, nghiêm túc. Khi dự giờ đề nghị giáo viên bên cạnh việc quan sát
cách tổ chức lớp học, các hành động, ngôn ngữ, cử chỉ của giáo viên cần tập
trung vào việc quan sát thực tế học tập của học sinh, quan sát cử chỉ, thái độ, nét
mặt, hoạt động của học sinh. Do đó các tổ khối cần lưu ý sắp xếp chỗ ngồi cho
giáo viên ngồi dự cho phù hợp để dễ quan sát nhất và phù hợp với không gian
lớp học. Có thể ngồi hai bên hoặc ở dưới lớp. Người dự không nên ngồi chung
với học sinh, không được mượn sách vở của học sinh, không được trao đổi với
nhau khi dự đang dự giờ làm người dạy cũng như học sinh mất tập trung.
+ Tổ chức góp ý tiết dạy (khối trưởng chủ trì)

Người thực hiện: Trang 16

Đầu tiên cần tạo điều kiện cho giáo viên nêu mục tiêu, ý tưởng xây dựng
trong thiết kế bài dạy, những ý tưởng đã thực hiện được, những ý tưởng chưa
thực hiện được, những tình huống phát sinh đã thực hiện trong khi tiến hành bài
học; những điều thấy tâm đắc và cả những điều tự thấy mình chưa hài lòng. Khi
thảo luận, Khối trưởng là người định hướng về cách đánh giá, nhận xét tiết dạy
như đạt được mục tiêu của tiết dạy theo chuẩn kiến thức và kỹ năng chưa,
phương pháp dạy học đã phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp, kết quả học
tập và tinh thần tiếp thu của học sinh ra sao? Việc trang thiết bị các phương tiện
dạy học và đồ dùng dạy học có được lưu tâm sử dụng hay không? Nội dung trao
đổi cần tập trung vào việc nhận xét các hoạt động của học sinh: Hoạt động nào
hiệu quả, hoạt động nào chưa hiệu quả, lý do? Học sinh nào chưa tập trung chú ý
vào việc học, vì sao?, Giáo viên dự giờ cũng cần trao đổi về những kỹ năng học
sinh đạt được trong thực tế giờ học rồi đem ra đối chiếu với ý định của giáo viên
dạy. Nên tránh nói theo: “Theo tôi phải thế này, thế kia…”, Nếu tôi dạy bài này,
tôi sẽ làm thế này, thế kia…”, bởi mỗi giờ học có rất nhiều cách dạy khác nhau,
mỗi giáo viên lại có một biện pháp giảng dạy khác nhau, Đối với người chủ trì
cần tạo cơ hội cho tất cả người dự được phát biểu; cần tìm hiểu ý nghĩa của
những ý kiến đóng góp nhằm làm sáng tỏ những gì họ muốn phát biểu thì mọi
người sẽ học hỏi được nhiều điều.
Tiến hành dự giờ tất cả giáo viên trong khối để kiểm tra việc tiếp thu
chuyên đề mà khối đã tổ chức nhằm đánh giá kết quả thực hiện.
* Qua khảo sát thực hiện chuyên đề: 100% giáo viên đã làm chủ được tiết
dạy, việc vận dụng phương pháp dạy học và tổ chức các hoạt dộng dạy học phù
hợp với đối tượng học sinh, nội dung bài dạy diễn ra nhẹ nhàng và hiệu quả.
Việc thảo luận, góp ý đã đi vào trọng tâm và theo hướng xây dựng tạo khí thế sôi
nổi.
Ví dụ 2 : Xây dựng phong trào “Vở sạch-chữ đẹp”
Để phong trào “Vở sạch-chữ đẹp” được nhân rộng nhiều ở các tập thể lớp.
Khối trưởng cũng xây dựng kế hoach mở chuyên đề và cũng nêu rõ mục đích
yêu cầu cần thiết của việc xây dựng phong trào VSCĐ đó là “Nét chữ- nết

người”. Việc rèn viết chữ cho học sinh còn là môi trường quan trọng bồi dưỡng
cho trẻ những phẩm chất tốt như tính kiên trì, cẩn thận, tính kỉ luật và óc thẩm
mĩ…Vì vậy, mỗi giáo viên cần phải có trách nhiệm trong việc rèn chữ viết cho
học sinh thể hiện lồng ghép ngay trong thiết kế giáo án của một số môn học.

Người thực hiện: Trang 17
Đối với phong trào này thực sự có hiệu quả và coi đó là “Hội” về phong
trào “Vở sạch-chữ đẹp” của các tập thể lớp. Khối trưởng giao nhiệm vụ cho giáo
viên có kinh nghiệm nhiều năm đối với phong trào này để báo cáo kinh nghiệm
đã thực hiện có hiệu quả để giáo viên trong khối tham khảo và có hướng xây
dựng phong trào này.
Cần chú trọng khâu kiểm tra vào từng thời điểm để đánh giá việc rèn
phong trào “Vở sạch-chữ đẹp” của các lớp.
Qua khảo sát về phong trào “Vở sạch-chữ đẹp” của toàn trường thì hầu hết
tất cả các lớp đều tham gia rèn 100% và đăng ký tập thể lớp tăng ở hằng năm, cụ
thể kết quả tham gia thi cấp huyện các năm như sau:
Năm học Lớp đăng ký Cấp trường Cấp huyện
2011-2012 25 21 21
2012-2013 25 23 23
a.4.Biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua
Tổ chức các hình thức thi đua “Dạy tốt - học tốt” trong nhà trường thông
qua các hình thức đã tổ chức ở các khối và lựa chọn để tham dự về nhà trường,
đăng ký các danh hiệu trong năm để có tính phấn đấu.
Việc động viên khích lệ phong trào thi đua từ phía nhà trường và công
đoàn, thì chúng ta không thể không nói đến vai trò quan trọng của khối trưởng
đối với hoạt động này. Bởi họ là người gần gũi với anh chị em giáo viên nên
phải nắm bắt tâm lí cũng như điều kiện của mỗi thành viên trong khối mình, biết
quan tâm và động viên kịp thời đến những giáo viên gặp khó khăn, hoàn cảnh éo
le …Biết động viên khích lệ anh chị em làm việc, luôn tạo ra được mối giao hòa,
một bầu không khí hài hòa và đoàn kết giúp đỡ nhau cùng hoàn thành công việc

của khối và của trường. Trên cơ sở đó, khơi dậy mọi khả năng tiềm ẩn vốn có
của mỗi giáo viên và khích lệ họ tiếp tục phấn đấu và rèn luyện. Đây là động lực
tốt, để giáo viên cùng thi đua một cách lành mạnh. Tuy nhiên, để đạt được được
điều đó người khối trưởng phải thực sự công tâm, nhiệt tình và bản lĩnh để thúc
đẩy công tác thi đua một cách sôi nổi. Do vây, mà hàng tháng khối trưởng phải

Người thực hiện: Trang 18
tổ chức tốt các cuộc họp để bình xét, xếp loại thi đua một cách dân chủ dựa theo
các tiêu chí đã xây dựng đầu năm và kết quả tham gia các phong trào trong năm
học.
a.5. Biện pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động của khối tổ chuyên môn
Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động của khối tổ chuyên môn là việc làm
quan trọng, phải sử dụng nhiều kênh, nguồn thông tin trong kiểm tra.
Việc kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên, sau mỗi lần kiểm tra
cần tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá ưu, khuyết điểm và tồn tại cần khắc phục
một cách cụ thể để phát huy được vai trò trách nhiệm của khối trưởng trong việc
chỉ đạo có hiệu quả của khối mình phụ trách.
Nhà trường cần tích cực tham dự với các khối về các buổi sinh hoạt
chuyên môn trong năm học, nhất vào đầu năm, giữa năm để kịp thời điều chỉnh
những thiếu sót cần khắc phục. Đồng thời cũng giúp khối trưởng có thêm kinh
nghiệm trong việc chỉ đạo hoạt động của khối.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
Trong công tác quản lý, ban giám hiệu tạo điều kiện thuận lợi nhất, cao
nhất để tổ trưởng chuyên môn chủ động trong công việc thực hiện nhiệm vụ của
tổ khối trưởng chuyên môn, nhất là các hoạt động của tổ.
Cần chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn. Bên
cạnh các nội dung sinh hoạt mang tính hành chính như: Phổ biến các văn bản,
quy định của các cấp, những yêu cầu công tác của Hiệu trưởng, bình xét thi đua,
bàn kế hoạch năm học, kì, tháng, tuần…thì cần chú trọng các nội dung nâng cao
chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên giảng dạy, công tác chủ nhiệm như: Trao

đổi rút kinh nghiệm sư phạm, trao đổi về những chuyên đề, những nội dung kiến
thức liên quan đến việc ra đề kiểm tra, lựa chọn bồi dưỡng học sinh giỏi, biện
pháp phụ đạo học sinh yếu. Nghiên cứu chương trình để điều chỉnh nội dung dạy
học đảm bảo theo chuẩn kiến thức kỹ năng và làm sao cho phù hợp với từng đối
tượng học sinh. Một điều kiện không thể thiếu nữa là ban giám hiệu tạo điều
kiện cho các giáo viên trong trường cũng như các tổ có sự gắn kết với nhau chặt
chẽ, cùng có ý thức cộng đồng trách nhiệm, nâng cao tinh thần trách nhiệm của
mỗi thành viên trong nhà trường và trong tổ chuyên môn.
II.3.2.Nhóm biện pháp 2: Về phía giáo viên

Người thực hiện: Trang 19
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Giúp giáo viên tích cực trong việc tự bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ
chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
b 1. Biện pháp xây dựng việc tự học và tự bồi dưỡng của giáo viên
Luôn tạo điều kiện để giáo viên tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu thông
qua các phong trào như: Viết sáng kiến kinh nghiệm, hội thi giáo viên dạy giỏi,
thi làm đồ dùng dạy học tự làm, định hướng sâu về mô hình giáo dục theo hướng
dạy học tích cực. Đây là yếu tố quan trọng tạo nên môi trường học tập thân thiện
và tích cực.
Thông qua các hoạt động nhằm bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên cho mỗi giáo
viên thì hoạt động dự giờ cũng không kém phần quan trọng. Có thể nói, đây là
vấn đề không mới song chúng ta phải thực sự quan tâm và quan tâm thường
xuyên. Bởi đây thực sự là biện pháp hữu hiệu nhất để giáo viên trao đổi kinh
nghiệm từ đồng nghiệp và rèn luyện bản lĩnh sư phạm, tự tin trong bất kỳ tình
huống nào. Hơn nữa, đây cũng là hình thức sinh hoạt chuyên môn đầy bổ ích.
Tuy nhiên, để thực sự bổ ích thì mỗi giáo viên cần phải thực sự nghiêm túc và ý
thức được tầm quan trọng của nó. Tránh tình trạng dự cho có lệ, cho đủ tiết theo

quy định thì sẽ không bao giờ có hiệu quả.
Mỗi giáo viên cần phải quan tâm đến việc tự giác trong học tập, bồi dưỡng
để nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân.
b.2.Biện pháp chỉ đạo việc thực hiện dạy và học của giáo viên
Phân công hợp lí, bố trí thời khóa biểu khoa học để tạo điều kiện phát huy
năng lực giáo viên và giảm độ căng thẳng trong học tập cho học sinh.Việc xây
dựng kế hoạch dạy học vận dụng các công văn: số 5842/BGD&ĐT –VP V/v
hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học GDPT; 896/BGD&ĐT ngày 13/02/2006,
công văn 9890 ngày 18/07/2007.
Tiếp tục nghiên cứu tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng và vận dụng một cách
phù hợp cụ thể ở từng khối, lớp thống nhất, triển khai thực hiện một cách
nghiêm túc. Chỉ đạo tăng cường tích hợp, các nội dung giảng dạy ở các môn học,
các nội dung giáo dục như: giáo dục kĩ năng sống, giáo dục quyền và bổn phận

Người thực hiện: Trang 20
trẻ em, quyền bình đẳng giới, an toàn giao thông, giáo dục môi trường một
cách tự nhiên, nhẹ nhàng phù hợp với lứa tuổi.
Lập kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh và thực hiện việc
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, phát huy tối đa năng lực cá
nhân của học sinh.
Thực hiện đổi mới cách kiểm tra, đánh giá, chấm chữa bài nghiêm túc, có
nhận xét, điều chỉnh cụ thể. Việc đánh giá cần chính xác, công bằng, khách
quan, công khai trước học sinh, Ban giám hiệu và phụ huynh học sinh.
Thực hiện tốt các tiết sinh hoạt ngoại khóa để tạo không khí thoải mái, vui
vẻ cho học sinh và xây dựng mối quan hệ tương tác thầy trò dân chủ tốt đẹp tích
cực trong học tập đồng thời rèn kỹ năng sống - kỹ năng giao tiếp cho học sinh.
*Kết quả khảo nghiệm qua sổ dự giờ, sổ công tác, sổ kế hoạch giảng dạy:
100% giáo viên đều thể hiện được nội dung, yêu cầu cần thiết để xây dựng, rút
kinh nghiệm qua các hoạt động.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp

Nhà trường cần tạo điều kiện cao nhất để các tổ khối chuyên môn tổ chức
các chuyên đề, sinh hoạt ngoại khoá, tham gia dã ngoại. Có thể mời các giáo
viên có kinh nghiệm về giảng dạy, trao đổi trực tiếp về phương pháp giảng dạy,
cách đổi mới phương pháp dạy học,…Tạo điều kiện cho các tổ trưởng tổ phó
được tham gia các lớp tập huấn chuyên môn.
d.Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Trên đây là hai nhóm giải pháp, biện pháp quản lý chỉ đạo hoạt động tổ
khối chuyên môn ở trường tiểu học Mỗi biện pháp đều có thế mạnh, vị trí
cần thiết và quan trọng trong quá trình quản lý chỉ đạo hoạt động chuyên môn
của các tổ khối trong nhà trường. Chúng có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với
nhau. Muốn đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý thì không thể xem nhẹ
biện pháp nào, không thể tách rời các biện pháp nêu trên mà phải thực hiện một
cách đồng bộ, chúng có sự gắn kết ràng buộc với nhau, tạo điều kiện và bổ sung
cho nhau trong quá trình quản lý chỉ đạo hoạt động của tổ khối chuyên môn
trong nhà trường.
II.4.Kết quả

Người thực hiện: Trang 21
Qua sự theo dõi và giúp khối trưởng vận dụng các biện pháp xây dựng
hoạt động của tổ khối chuyên môn. Kết quả cho thấy, tất cả các khối trong nhà
trường đã đi vào sinh hoạt chuyên môn một cách chủ động hơn, nội dung sinh
hoạt phong phú. Đặc biệt, đã phát huy được những ý kiến đóng góp nhiều hơn từ
các thành viên trong khối một cách tự giác và có tính xây dựng cao, điều này đã
thể hiện rõ ở các chuyên đề và các buổi sinh hoạt chuyên môn của khối. Phong
trào thi đua “Hai tốt” được chú trọng và đạt hiệu quả. Không còn tình trạng sinh
hoạt chuyên môn dưới dạng hình thức, kém hiệu quả. Khối trưởng đã có sự đổi
mới trong chỉ đạo, vững vàng, chủ động sáng tạo trong hoạt động chuyên môn
của khối mình. Chất lượng giảng dạy của giáo viên ngày càng được khẳng định,
chất lượng học tập của học sinh hàng năm cũng được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt
tạo niềm tin về chất lượng giáo dục mang tính toàn diện đối với học sinh. Kết

quả có được khi áp dụng giải pháp trên tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng
các hoạt động ở những năm gần đây như sau:
* Về giáo viên:
Tất cả giáo viên thực hiện nghiêm túc và có trách nhiệm đối với các buổi
sinh hoạt chuyên môn của khối và của trường. Giáo viên tham gia thảo luận rất
sôi nổi. Hồ sơ, giáo án thực hiện đúng theo quy định, thể hiện và cập nhật
đủ thông tin cần thiết để theo dõi một cách khoa học.
* Chất lượng các hoạt động chuyên môn:
Năm học
GV G
huyện
GV
giỏi
tỉnh
Chữ
viết
đẹp
cấp
huyện
Kể
chuyện
ĐĐ
HCM
cấp
huyện
Kể
chuyện
ĐĐ
HCM
cấp

tỉnh
Thi
nét
đẹp
nhà
giáo
Thiết kế
Bài
giảng E-
lerning
cấp
huyện
Thiết
kế Bài
giảng
E-
lerning
cấp
tỉnh
SKKN
cấp
huyện
Tổ lao
động
tiên
tiến
CSTĐ
Cơ sở
2011-2012 07 02 03 01 06 05 05
2012-2013 05 02 02 01 01 01 02 01 09 05 05

* Về học sinh :

Năm học
Số
lớp
TSHS Nữ DT
ND
T
GIỎI KHÁ TB YẾU TH
ĐỦ

Người thực hiện: Trang 22
SL % SL % SL %
S
L
%
2011-2012 25 447
213 354 173
70 15,7 134 30 230 51,5 13 2.91 345
Học kì 1
2012-2013
25 431
208 335 175
55 12,8 111 25,8 208 57 57 13,2 426
* Kết quả phong trào đạt cấp huyện
Năm học
Giao lưu
Tiếng Việt
HSDT T.số
cấp huyện

Giao lưu
Tiếng Việt
HSDT T.số
Tiếng hát
măng non
(dân ca)
Tiếng hát
giai điệu
tuổi hồng
Viết chữ
đẹp cấp
huyện
Viết
chữ
đẹp cấp
tỉnh
HSG
toán
Violym
pic cấp
huyện
HSGT
DTT
Ghi
chú
2010-2011
01
01
07
03

2011-2012 1
1 01
01
06
01
05
02
II.5.Bài học kinh nghiệm
Qua áp dụng các biện pháp trên và người trực tiếp quản lí, chỉ đạo hoạt
động của tổ khối chuyên môn tôi đã nhận thấy, để hoạt động của tổ khối chuyên
môn đạt hiệu quả cần phải:
Người tổ khối trưởng phải nắm vững từng hoạt động của giáo viên trong
tổ để có biện pháp hướng dẫn, giúp đỡ. Tránh việc chưa tìm hiểu kỹ nguyên
nhân mà phê bình.
Phải có năng lực sư phạm, có bản lĩnh, có khả năng vạch định kế hoạch và
luôn tìm hiểu chuyên môn nghiệp vụ để bồi dưỡng cho các thành viên trong tổ
hoàn thành công tác của mình.
Làm tốt công tác tham mưu với BGH để tạo điều kiện cho khối hoạt động
chuyên môn.
Trong việc chỉ đạo hoạt động chuyên môn cần nghiên cứu kĩ các văn bản,
tài liệu hướng dẫn, luôn phải học hỏi thêm từ đồng nghiệp những biện pháp và
cách làm hay để chỉ đạo sát với hoạt động của khối mình phụ trách.
Cần phải coi hoạt động của tổ khối có tầm quan trọng trong việc thực hiện
nhiệm vụ. Muốn vậy, khối trưởng phải biết khơi dậy lòng đam mê, nhiệt huyết,
sự yêu nghề của giáo viên thông qua các hoạt động chuyên môn, phong trào

Người thực hiện: Trang 23
chuyên môn mang đậm màu sắc. Từ đó, mỗi giáo viên thấy rõ được trách nhiệm
của mình để phấn đấu mà cảm thấy thoải mái và hứng thú.
Ngoài việc khối trưởng tự học hỏi kinh nghiệm, bồi dưỡng chuyên môn

nghiệp vụ và cả việc nghiên cứu tìm ra các biện pháp sát thực trong việc chỉ đạo
hoạt động chuyên môn của khối mình được tốt hơn thì điều quan trọng không thể
thiếu đó là sự quản lí, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường mà đặc biệt
là hiệu phó chuyên môn phải có sự theo dõi các hoạt động chuyên môn của các
khối. Chú ý nhiều tới các buổi sinh hoạt chuyên môn để kịp thời điều chỉnh nội
dung, hình thức sinh hoạt và cả việc thực hiện kế hoạch của khối.

Người thực hiện: Trang 24
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
III.1.Kết luận
Đề tài đã khái quát lên một số thuận lợi và khó khăn chủ yếu ở trường
Tiểu học Krông Pắc, từ đó khảo sát thực tế tình hình hoạt động của tổ khối
chuyên môn ở trường Tiểu học , đánh giá với những số liệu thu thập và xử
lý, từ kết quả khảo sát thực trạng tôi nhận thấy:
Vai trò rất cần thiết trong việc quản lý hoạt động của tổ khối chuyên môn.
Trong nhà trường quản lý hoạt động của tổ khối chuyên môn là nhiệm vụ cơ bản
nhất để hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy. Bộ máy tổ chức của
nhà trường có nhiều bộ phận nhưng chủ yếu là sự hoạt động của tổ chuyên môn
và các hoạt động giảng dạy của giáo viên. Mỗi tổ là đơn vị quản lý chuyên môn
nhỏ, và mỗi tổ trưởng, tổ phó là “cánh tay nối dài” của BGH trong công tác quản
lý dạy học của giáo viên và học tập của học sinh. Các tổ khối trưởng chuyên
môn là cộng sự trực tiếp và hết sức đắc lực của BGH, bởi vì mọi chủ trương, quy
định, mọi hoạt động chuyên môn của nhà trường, triển khai và thực hiện đều
thông qua các hoạt động của tổ khối chuyên môn. Với sự quản lí, chỉ đạo cụ thể,
sự kiểm tra, đánh giá chặt chẽ, công bằng, thấu tình, đạt lý của Ban giám hiệu
nhà trường. Chính điều này, đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm, sức mạnh của
mỗi đồng chí khối trưởng, tạo ra được một sức mạnh thúc đẩy hoạt động chuyên
môn của các khối được nhịp nhàng, tạo khí thế dạy học sôi nổi, vui vẻ trong nhà
trường. Tuy nhiên, để thúc đẩy các hoạt động chuyên môn thì mỗi giáo viên phải
hết sức nỗ lực thì mới hoàn thành tốt được trọng trách của mình và hãy làm hết

khả năng để ghi lại được một hình ảnh đẹp về người thầy trong tâm trí của
những học trò thân yêu. Mỗi một cá nhân, một tập thể đoàn kết, giúp đỡ nhau và
luôn trăn trở tìm ra các giải pháp, phương pháp phù hợp để áp dụng vào hoạt
động dạy và học thì chắc chắn rằng chất lượng hiệu quả sẽ phát triển và bền
vững. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi đất nước đang trên đà phát triển thì sự
sáng tạo và đổi mới sẽ góp phần cho nền Giáo dục Việt Nam thêm phần rạng rỡ.
III.2.Kiến nghị
* Đối với nhà trường:
Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý để
đáp ứng với yêu cầu đổi mới công tác giáo dục và đổi mới căn bản và toàn diện
giáo dục.

Người thực hiện: Trang 25

×