Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đặc điểm của giờ dạy Văn theo quan điểm tích hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.08 KB, 2 trang )

Tích hợp là sự phối hợp, kết hợp các lĩnh vực trong đời sống có liên quan để
trong quá trình hoạt động đạt được hiệu quả cao nhất. Trong dạy học văn, tích hợp
được hiểu là sự phối hợp các tri thức gần gũi, có quan hệ mật thiết với nhau trong
thực tiễn để chúng hỗ trợ và tác động vào nhau, phối hợp với nhau hằm tạo nên kết
quả tổng hợp nhanh chóng, vững chắc.
Tích hợp trong dạy học văn có hai hướng là tích hợp ngang (tích hợp liên
môn) và tích hợp dọc (tích hợp trong nội bộ môn văn). Tích hợp ngang là hình thức
tích hợp những tri thức gần gũi, những mối liên hệ mật thiết giữa ba phân môn đọc
văn – tiếng Việt – làm văn trong bộ môn Ngữ văn, thậm chí là những môn học
khác như: Sử, Địa, Nhạc, Ngoại ngữ, Sinh, Tích hợp dọc là hình thức tích hợp
giữa những tri thức, kĩ năng văn học trong bài học có liên quan với những tri thức
mà HS đã được thực hành ở cấp dưới, lớp dưới, ở bài trước.
Một giờ học tác phẩm văn chương thường liên quan đến nhiều kiến thức, kể
cả vốn sống. Do vậy, một giờ văn theo quan điểm tích hợp thường có năm đặc
điểm sau:
- Một là, một giờ học văn theo quan điểm tích hợp là giờ học mà ở đó GV và HS
khai thác một cách tận cùng vai trò và giá trị của chất liệu ngôn từ trong việc thể
hiện nội dung, tư tưởng của tác giả, tác phẩm. Văn học là NT ngôn từ, lấy ngôn từ
tạo nên hình tượng văn học, cho nên một giờ dạy tác phẩm văn chương trước hết
phải dựa vào chất liệu ngôn từ, biết khai thác vẻ đẹp và tác dụng của phương tiện
ngôn từ trong tác phẩm văn học.
- Hai là, một giờ học văn theo quan điểm tích hợp là giờ học mà thầy – trò biết vận
dụng và phối hợp những hiểu biết về lịch sử văn học, lí luận văn học để soi sáng
cho những khám phá về ND và NT của tác phẩm văn học. Bởi vì bất cứ một TPVH
nào cũng được sản sinh từ một hoàn cảnh lịch sử cụ thể, chịu sự tác động và chi
phối của những quy luật trong một thời đại lịch sử nhất định, cho nên liên hệ với
hoàn cảnh phát sinh mới hiểu đúng, hiểu sâu TP. Đồng thời mỗi TPVH đều chịu sự
chi phối của phong cách tác giả và hệ thống thi pháp của một trào lưu, một giai
đoạn hay một thời đại văn học. Dạy học TP nhất thiết phải hiểu biết về lí luận văn
học, tức là những quy luật sáng tạo nên TP.
- Ba là, một giờ học văn theo quan điểm tích hợp là giờ học mà GV và HS phải


biết vận dụng tổng hợp nhiều tri thức của các ngành nghệ thuật liên quan như Âm
nhạc, Hội họa, Điện ảnh, …Bởi một TPVH lớn bao giờ cũng là sự tổng hòa, tổng
hợp nhiều tri thức về NT văn hóa. TP luôn luôn là sự tổng thành những tri thức về
NT văn hóa rộng lớn, đòi hỏi người đọc phải có vốn văn hóa NT tương ứng mới
đánh giá đúng TP.
- Bốn là, một giờ học văn theo quan điểm tích hợp là giờ học mà GV và HS huy
động tối đa kiến thức về vốn sống, vốn kinh nghiệm và sự từng trải của mỗi cá
nhân người học để soi sáng cho việc phân tích , cảm nhận TPVH. Sáng tạo văn
học, như trên đã trình bày, thực sự là sự tích hợp nhiều lĩnh vực tri thức văn hóa
nghệ thuật vào thế giới hình tượng nghệ thuật tác phẩm. Đến lượt mình, người đọc
tiếp nhận TPVH cũng không thể không nâng mình lên ngang tầm với người sáng
tạo, nếu như muốn hiểu và cảm nhận đúng đắn, sâu sắc các giá trị của tác phẩm. “
Để có những nhà thơ lớn phải có những độc giả lớn” (Walt Whitman).
- Năm là, một giờ học văn theo quan điểm tích hợp là giờ học được thực hiện bằng
một phương pháp giảng thích hợp. Cốt lõi của PP dạy học tích hợp là vừa khai thác
những tri thức và kĩ năng đặc thù của những phân môn, vừa tìm ra và khai thác
những tri thức chung, những yếu tố chung giữa các phân môn. Văn học là nghệ
thuật ngôn từ, cho nên yếu tố nghệ thuật ngôn từ là điểm chung của ba phân môn.
Không chỉ môn TV mới khai thác yếu tố TV mà cả VH khi dạy học cũng phải khai
thác các yếu tố ngôn từ TV để xác định tri thức và kĩ năng. Làm văn cũng không
chỉ giảng dạy cách thức làm bài mà còn rèn luyện cách dùng từ, đặt câu. Như vậy
định hướng của PP dạy học theo quan điểm tích hợp là vận dụng tri thức và kĩ năng
TV để tạo lập và giải mã văn bản, để rồi từ đó đi vào củng cố, phát triển tri thức và
kĩ năng dạy học TV.
Tóm lại, một giờ học văn theo quan điểm tích hợp là giờ học là giờ văn vận
dụng một cách tổng hợp, nhuần nhuyễn nhiều tri thức và kĩ năng nhằm làm sáng tỏ
những giá trị về ND và NT tiềm ẩn trong TPVH.

×