Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

HỌC THUYẾT KINH LẠC ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.46 KB, 13 trang )

HỌC THUYẾT KINH LẠC
Phần 1

A ĐẠI CƯƠNG
Kinh là đường thẳng đi thông mọi chỗ.
Lạc là những nhánh phân ra từ kinh.
Kinh lạc làm thành 1 mạng lưới nối tiếp, chằng chịt, phân bổ khắp
toàn thân. Kinh lạc liên kết các tạng phủ, các tổ chức lại với nhau thành 1
chỉnh thể thống nhất.
Đầu năm 1986, bác sĩ Jean Claude Darras và các nhà y học tại viện
Neker, đã chụp được các đường Kinh Lạc bằng 1 máy ảnh điện tử đặc biệt.
Các nhà khoa học tiêm vào 1 số huyệt 1 dung dịch chứa Tecnetic (1 chất hóa
học có tính phóng xạ). Máy ảnh bắt được những tia Gamma phát ra từ chất
này. Qua đó người ta thấy : Sau khi tiêm vào các huyệt, dung dịch chứa
Tecnetic nói trên, đã lan tỏa theo các Kinh phần nào trùng hợp với những
Kinh đã miêu tả trong các sách châm cứu. Ngược lại nếu tiêm vào 1 điểm
khác trên cơ thể thì dung dịch chỉ tụ lại 1 chỗ, không hề lan tỏa.
Đáng chú ý nhất là các nhà y học đã xác định được rằng các kinh
châm cứu được chụp ảnh, hoàn toàn không tương ứng với các đường đi của
mạch máu, đường gân hoặc đường dây thần kinh. Đó là các kinh chức năng
chạy theo những đường mà cho đến nay khoa học chưa hề biết đến.
C TÁC DỤNG CỦA HỆ THỐNG KINH LẠC
- Về sinh lý : Kinh lạc là đường tuần hành khí huyết đi nuôi dưỡng
toàn thân, duy trì mọi hoạt động sinh lý của cơ thể, chống ngoại tà, bảo vệ
cơ thể. Nếu chức năng vận hành khí huyết của Kinh lạc bị trở ngại, khí huyết
không thông lập tức sẽ xuất hiện dấu hiệu bệnh lý.
- Về bệnh lý : Kinh lạc là nơi bệnh tà xâm nhập vào cơ thể và truyền
bệnh từ nông vào sâu (khi bệnh nặng lên) hoặc từ sâu ra nông (khi bệnh nhẹ
đi). Vì thế, khi tạng phủ có bệnh, bệnh sẽ thông qua Kinh lạc mà phản ảnh ra
ngoài cơ thể như : Bệnh Phế, ấn thấy đau huyệt Trung phủ, Phế du. Bệnh ở
Can, ấn đau huyệt Kỳ môn, Can du


- Về chẩn đoán : Mỗi đường kinh có liên hệ và biểu thị cho 1 Tạng
phủ nhất định, do đó, có thể dựa vào cách thăm khám các đường kinh, dựa
vào điện trở của huyệt Nguyên, hoặc độ cảm giác của huyệt Tĩnh Mà xác
định được Kinh lạc, Tạng phủ bệnh.
Thí dụ : Người bệnh đau vùng sau gáy.
Áp dụng nguyên tắc "Kinh lạc sở qua, chủ trị sở cập" ta thấy, vùng
gáy có kinh Đởm và kinh Bàng quang chạy qua, như thế, có thể là Đởm kinh
hoặc Bàng quang kinh bị trở ngại, cũng có thể là cả 2 kinh trên cùng bị bệnh.
Như vậy việc điều trị mới có hiệu quả và chính xác được.
- Về chữa bệnh : Học thuyết kinh lạc được ứng dụng nhiều nhất trong
châm cứu và dược. Học thuyết Kinh lạc chỉ đạo việc quy tác dụng của thuốc
tương ứng với Tạng phủ hoặc đường kinh nào đó, gọi là sự quy kinh của
thuốc.
Thí dụ : Bạc Hà, vị cay, vào phế nên có tác dụng chữa ho, cảm
Long nhãn, vị ngọt, vào Tỳ có tác dụng bồi bổ cơ thể
Thí dụ 2 : Đau vùng cạnh đầu, lấy huyệt ở kinh Thiếu dương. Đau
vùng sau gáy, lấy huyệt ở kinh Thái dương
Nắm được Kinh hoặc Tạng phủ bệnh Tác động đúng vào huyệt có
liên quan với bệnh của những kinh, tạng phủ đó thì hiệu quả trị bệnh sẽ cao
và chính xác hơn.
Để kết thúc về hệ thống kinh mạch, chúng tôi xin mượn lời của thiên
'Kinh Mạch' : "Kinh mạch là những con đường, dựa vào đó để quyết được
việc sống chết, là nơi sắp xếp trăm bệnh, là nơi điều hoà hư thực mà thầy
thuốc không thể không thông" (LKhu 10, 7).
Sách 'Y Môn Pháp Luật' cũng nhấn mạnh : "Phàm chữa bệnh mà
không rõ tạng phủ, kinh lạc thì hễ đụng đến việc là bị sai lầm".
BẢNG TÓM TẮT HỆ THỐNG KINH LẠC MẠCH
Kinh 12 Kinh Chính đi dọc ở giữa
cơ.
H

Mạch

12 Kinh Biệt tách từ Kinh
Chính.
Ệ Phần
8 Kỳ Kinh Bát Mạch.

Kinh

K Lạc
15 Lạc Mạch lớn, đi ngang,
đi chéo.
I
Lạc Lạc Mạch.
N
Mạch

Lạc Mạch nhỏ.
H
Lạc Mạch nổi ở nông.

L Phần
Đi
vào trong :
Tạnng Phủ có liên hệ với
Kinh Mạch
Ạ Phụ
Đi ra
ngoài
12 Kinh Cân : có liên hệ với

kinh Chính.
C Thuộc

12 Khu Bì Bộ : có liên hệ với
kinh Chính.



HỆ THỐNG 12 KINH BIỆT
a- Đại Cương
+ "Kinh Biệt là 1 bộ phận đi riêng biệt của 12 Kinh Mạch, nhưng nó
lại khác với Lạc mạch, vì thế, nó là ?đường đi riêng rẽ của kinh chính? gọi
tắt là ?Kinh Biệt? (Trung Y Học Khái Luận).
+ Kinh Biệt còn gọi là kinh Nhánh, là bộ phận đặc biệt phân ra từ 12
kinh Chính. Mỗi kinh Chính tách ra 1 kinh Biệt.
+ Tên gọi của các kinh Biệt giống tên gọi của kinh Chính chỉ khác
thêm chữ Biệt ở đầu. Thí dụ : Biệt thủ Thái Âm Phế, Biệt túc Quyết âm
Can
+ Thiên ?Kinh Biệt? (LKhu 11) gọi là ?Lục Hợp?.
+ Tìm hiểu về Kinh Biệt rất quan trọng để hiểu được phương pháp
?Cự Thích? và ?Mậu Thích? được mô tả rất rõ trong thiên ?Mậu Thích?
(TVấn 63).


b- Vận Hành Của Kinh Biệt
Đa số kinh Biệt đi từ khuỷ tay, khuỷ chân, nối liền các kinh Âm
Dương để phối hợp Biểu và Lý, nối liền các Tạng Phủ rồi đi lên gáy, cổ và
đầu, mặt rồi nhập lại với kinh mạch của các kinh Dương.
Nếu là kinh nhánh tách từ kinh Dương thì nhập về kinh cũ. Nếu là
kinh Âm thì nhập vào kinh Dương có quan hệ Biểu Lý với kinh Âm mà nó

tách ra.
Theo thiên ?Kinh Biệt?, các đường kinh chính của Dương đều thành
các đường kinh Biệt của Âm.
Theo thiên ?Kinh Biệt? (LKhu. 11) :
Kinh Hợp Vị Trí Hợp Huyệt Tương
Ứng
Túc Thái Dương hợp với túc
Thiếu Âm
(Hợp của 2 kinh này là Hợp Thứ
Nhất).
+ Bên dưới: ở
nhượng chân.
+ Bên trên : ở
sau gáy.
.Vùng huyệt Ủy
Trung - Bq.40.
. Vùng huyệt
Thiên Trụ -
Bq.12.
Túc Thiếu Dương hợp với túc
Quyết Âm
(Hợp của 2 kinh này là Hợp Thứ
Hai).
Ở lông mu. Vùng huyệt
Khúc Cốt - Nh.2
Túc Dương Minh hợp với túc Thái
Âm
(Hợp của 2 kinh này là Hợp Thứ
Ba).
Ở háng. Vùng huyệt Khí

Xung - Vi.30.
Thủ Thái Dương hợp với Thiếu
Âm
(Hợp của 2 kinh này là Hợp Thứ
Tư).
Ở đầu trong con
mắt.
Vùng huyệt Tình
Minh - Bq.1.
Thủ Thiếu Dương hợp với thủ
Quyết Âm
(Hợp của 2 kinh này là Hợp Thứ
Năm).
+ Ở đầu ngoài
con mắt.
+ Ở dưới hoàn
cốt.
. Vùng huyệt
Đồng Tử Liêu -
Đ.1.
.Vùng huyệt
Thiên Dũ -
Ttu.16.
Thủ Dương Minh hợp với thủ Thái
Âm
(Hợp của 2 kinh này là Hợp Thứ
Sáu).
Ở cuống họng. Vùng huyệt Phù
Đột - Đtr.18.
Như vậy, theo quan hệ Biểu Lý thì kinh Biệt chia làm 6 tổ, hợp với 6

kinh Dương, gọi là 6 hợp. Trong mối quan hệ này, kinh Dương giữ vai trò
chính còn kinh Âm phải hợp vào kinh Dương.
c-Cơ Cấu Của Kinh Biệt
Thiên ?Mậu Thích? ghi : "Tà khí khách ở đại lạc, nếu ở bên trái sẽ rót
sang bên phải và nếu ở bên phải sẽ rót sang bên trái. Trên dưới, phải trái
cùng giao thông với kinh tương ứng để phân tán ra tứ chi (tay chân). Khi đó,
tà khí không ở hẳn 1 chỗ nào mà cũng không chuyển vào kinh, vì vậy gọi là
Mậu Thích" (TVấn 63,4).
Cũng trong thiên ?Mậu Thích?, Hoàng Đế đã đặt vấn đề : "Xin nói
cho Ta biết : Tại sao trong phép Mậu Thích, bệnh ở bên trái lại châm ở bên
phải, bên phải bệnh lại châm ở bên trái Mậu Thích với Cự Thích khác
nhau ra sao?" - Kỳ Bá trả lời : "Tà khách ở kinh, bên trái thịnh thì bên phải
mắc bệnh, bên phải thịnh thì bên trái mắc bệnh. Nhưng cũng có khi thay đổi.
Bên trái đau chưa khỏi mà mạch bên phải đã mắc bệnh, như vậy, phải dùng
phép Cự Thích, nhưng phải châm cho trúng Kinh mạch chứ không phải Lạc
mạch. Cho nên bệnh ở Lạc mạch, sự đau đớn khác với Kinh mạch cho nên
gọi là Mậu Thích"(TVấn 63, 5-6).
d- Tác Dụng Của Kinh Biệt
12 Kinh Biệt có tác dụng duy trì mối quan hệ xuất nhập Biểu Lý, tăng
cường mối quan hệ giữa kinh chính với Tạng Phủ và mối quan hệ giữa các
kinh Âm, Dương có quan hệ Biểu Lý với nhau, làm cho sự liên hệ giữa các
chức năng sinh lý càng thêm chặt chẽ.
Sách Trung Y Học Khái Luận nhận định : " Một điểm đặc biệt là 6
kinh Âm cũng đều có tác dụng ở bộ phận đầu, mặt, nếu chỉ đem bộ vị tuần
hành của 12 Kinh Mạch nói ở trên mà xét, thì trong 6 kinh Âm, trừ kinh
mạch túc Quyết Âm có thể lên đến đỉnh đầu ra, còn 5 kinh mạch Âm kia đều
chỉ đi đến cổ họng là đứng lại. Nhưng sau khi kinh Biệt của 6 kinh Âm đã đi
đến đầu, mặt, cổ họng rồi, lại cũng đều hội với kinh Biệt của 6 kinh Dương ở
trên đầu mặt, và nhận lấy khí huyết của 6 kinh Biệt Âm giao cho, do đó mới
có thể hiểu được vì sao kinh Âm cũng có thể tác dụng ở đầu và mặt" - "

Chính vì giữa khoảng kinh Âm và Dương có sự quan hệ mật thiết, cho nên,
trong lâm sàng : nếu thấy kinh Dương nào bị bệnh, có thể trị ở kinh Âm có
quan hệ biểu lý với nó. Kinh Âm nào bị bệnh có thể trị ở kinh Dương có
quan hệ biểu lý với nó ) - "Một số vùng bệnh, có 1 số không phải đường
kinh mạch có thể đi đến mà là chỗ kinh Biệt đi đến Thí dụ : kinh thủ
Quyết Âm không đi đến họng nhưng huyệt Đại Lăng, Gian Sử của kinh đó
đều có thể trị được bệnh ở họng. Đó là do đường thông vận hành của kinh
Biệt của kinh Quyết Âm ?theo ra đường cuống họng".
e- Chẩn Đoán Kinh Biệt
Vì Kinh Biệt là những nhánh tách ra của Kinh Chính, nên tà khí ở các
Kinh Chính bị thực thì tà khí có thể chuyển qua các nhánh của mình là Kinh
Biệt, để từ đó chuyển vào Tạng Phủ, và khi tà khí đang di chuyển như vậy,
vẫn có sự giao tranh giữa chính khí và tà khí, do đó triệu chứng chính của
kinh Biệt là đau từng cơn.
f- Điều Trị Kinh Biệt
v "Điều trị các kinh Biệt, nếu chỗ tà khí đi qua mà không gây ra bệnh
thì dùng phép Mậu Thích" [châm ở lạc mạch nghịch với bên bệnh] (TVấn
63,24).
v "Nếu tà khí khách ở Kinh thì dùng phép ?Cự Thích?" [đau bên phải
châm bên trái của kinh bệnh ](TVấn 63,6).
-Cách Châm
+ Đau bên phải châm bên trái và ngược lại (TVấn 63, 8).
+ Thường dùng huyệt Tỉnh + A Thị Huyệt.
Vì Mậu Thích liên hệ với Lạc Mạch (Kinh Cân), trong điều trị kinh
Cân thường dùng đến A Thị Huyệt do đó khi châm Mậu Thích, thường kèm
theo dùng A Thị Huyệt.
+"Quan sát ở bì bộ (vùng da), thấy có huyệt Lạc hiện lên, đều phải
châm hết. Đó là phương pháp Mậu Thích" (TVấn 63, 30).
Thiên ?Mậu Thích? từ câu 7 - 23, nêu lên 16 trường hợp thực tiễn áp
dụng Mậu Thích, trong đó, thường xử dụng công thức :

+ Châm huyệt Tỉnh của đường kinh liên hệ với bệnh chứng.
+ Châm theo Mậu Thích (châm bên không đau - bệnh bên phải châm
bên trái và ngược lại).
Dựa theo Nội Kinh Tố Vấn, khi điều trị Kinh Biệt thường theo các
nguyên tắc sau :
a- Do Tà Khí :
Châm huyệt Tỉnh của kinh bệnh và kinh có quan hệ Biểu Lý (
Phía đối (nghịch) với bên bệnh - tức là theo Mậu Thích).
Châm huyệt Du của kinh bệnh và kinh có quan hệ Biểu Lý (ở
phía bên bệnh).
b-Do Nội Nhân :
Huyệt Khích của kinh bệnh.
Huyệt Bổ của kinh bệnh.
Huyệt dựa theo đường vận hành kinh Biệt (tuần kinh thủ huyệt).


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×