Sử trí vấn đề ăn uống trong quá trình
điều trị ung thư
Tất cả các phương pháp điều trị ung thư - phẫu thuật, tia xạ trị liệu,
hoá trị liệu, và liệu pháp sinh học (liệu pháp miễn dịch) - có tác dụng rất
mạnh. Mặc dù các phương pháp điều trị chỉ nhằm vào các tế bào ung thư
trong cơ thể nhưng đôi khi chúng có thể phá huỷ những tế bào lành, khoẻ
mạnh. Ðiều này có thể tạo ra những tác dụng phụ khó chịu và những tác
dụng phụ này gây ảnh hưởng đến ăn uống.
Tác dụng phụ do điều trị ung thư gây ra khác nhau tuỳ theo từng bệnh
nhân. Bộ phận trong cơ thể được điều trị, thời gian điều trị, và liều lượng
điều trị cũng ảnh hưởng tới việc tác dụng phụ có sảy ra hay không. Bạn hãy
hỏi bác sĩ về những ảnh hưởng của việc điều trị.
Ðiều đáng mừng là chỉ có 1/3 số bệnh nhân ung thư có tác dụng phụ
trong quá trình điều trị ung thư, và hẫu hết tác dụng phụ sẽ biến mất khi kết
thúc điều trị. Bác sĩ sẽ cố gắng áp dụng một phác đồ điều trị sao cho tác
dụng phụ là tối thiểu.
Ðiều trị ung thư còn có thể ảnh hưởng tới vấn đề ăn uống của bệnh
nhân theo một cách khác. Khi người ta buồn rầu, lo lắng hoặc sợ hãi họ có
thể có vấn đề về ăn uống. ?n không ngon miệng và buồn nôn là hai đáp ứng
thường gặp của cảm giác lo lắng và sợ hãi. Những vấn đề như vậy chỉ được
xảy ra trong một thời gian ngắn.
Trong khi bệnh nhân nằm viện các nhân viên làm dịch vụ thực phẩm
hoặc dinh dưỡng, bao gồm các chuyên gia dinh dưỡng có giấy phép có thể
giúp bệnh nhân lập ra chế độ ăn cho bệnh nhân. Họ còn có thể giúp bệnh
nhân giải quyết các vấn đề về thể chất và cảm xúc khi ăn. Bạn nên thảo luận
một cách cởi mở với họ nếu có vấn đề nảy sinh trong thời gian hồi phục.
Hãy hỏi các nhân viên này xem những biện pháp nào có hiệu quả với các
bệnh nhân khác của họ.
Ðừng sợ việc phải ăn. Không phải tất cả các bệnh nhân đều có vấn đề
về ăn uống trong thời gian điều trị ung thư. Thậm chí đối với những người
có vấn đề về ăn uống cũng có những ngày ăn thấy ngon miệng.
Ðối mặt với tác dụng phụ
Thông tin dưới đây đưa ra những chỉ dẫn thực tế để đối phó với tác
dụng phụ có thể ảnh hưởng tới việc ăn uống của bệnh nhân.
Những chỉ dẫn này đã giúp các bệnh nhân sử trí các vấn đề ăn uống
khó giải quyết. Thử tất cả các cách để tìm ra cách phù hợp với mình nhất.
Chia sẽ những mong muốn và lo lắng với người thân và bạn bè, đặc biệt là
người chuẩn bị bữa ăn cho mình. Hãy để cho họ biết rằng mình đánh giá cao
sự giúp đỡ của họ khi mình đang cố ăn.
Mất cảm giác ngon miệng
Mất cảm giác ngon miệng hoặc chán ăn là một trong những triệu
chứng thường gặp nhất xảy ra khi bị ung thư và điều trị ung thư. Có nhiều
yếu tố ảnh hưởng tới cảm giác ngon miệng bao gồm buồn nôn, nôn mửa và
cảm thấy buồn hoặc trầm uất do bị ung thư. Một người có những cảm xúc
này, dù là thể chất hay tình cảm, có thể không muốn ăn.
Những chỉ dẫn dưới đây có thể làm cho bệnh nhân cảm thấy thư giãn
hơn khi ăn và vì vậy người bệnh sẽ cảm thấy thích ăn hơn.
Giữ bình tĩnh, đặc biệt là khi ăn. Không nên ăn một cách vội vã.
Cố gằng tham gia vào các hoạt động thường ngày càng nhiều càng tốt.
Nhưng nếu bạn cảm thấy không dễ chịu và không muồn tham gia thì không
nên bắt buộc mình.
Thử thay đổi thời gian, địa điểm và không khí bữa ăn. Một ngọn nến
trong bữa ăn tối có thể làm cho bữa ăn hấp dẫn hơn. Bạn có thể bày một bàn
ăn sặc sỡ, nghe nhạc nhẹ khi ăn. ?n cùng với những người khác hoặc xem
chương trình ti vi bạn yêu thích khi ăn.
?n khi nào bạn cảm thấy đói. Không cần phải ăn chỉ ba bữa chính mỗi
ngày. Nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày thậm chí có thể tốt hơn.
Hãy thay đổi món ăn. Thử một số món ăn trong mục " Công thức nấu
các món ăn cung cấp dinh dưỡng tốt hơn trong quá trình điều trị ung thư" .
?n thường xuyên trong ngày, thậm chí cả lúc đi ngủ. Luôn có sẵn thức
ăn nhẹ giàu dinh dưỡng. Mỗi giờ chỉ cần ăn một vài miếng thức ăn phù hợp
hoặc uống một vài ngụm nước phù hợp để người bệnh có thể lấy thêm lượng
calo và protein. Các bạn có thể tìm thấy cách thức chuẩn bị các món ăn nhẹ
ở bảng 1.
Ðau miệng, họng
Ðau miệng, lợi nhạy cảm, và đau họng hoặc thực quản thường là do
tia xạ, thuốc điều trị ung thư, và nhiễm khuẩn gây ra. Nếu bạn bị đau miệng
hoặc lợi nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra có phải hiện tượng đó là tác dụng
phụ của điều trị ung thư chứ không phải là do vấn đề về răng lợi không liên
quan. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc để kiểm soát đau miệng và họng. Nha sĩ
của bạn sẽ chỉ dẫn các cách chăm sóc răng miệng.
Một số loại thức ăn nhất định sẽ gây thêm kích thích làm tăng đau
miệng và làm cho bệnh nhân khó nhai nuốt. Bằng cách chăm sóc răng miệng
tốt và chọn lựa thức ăn kĩ lưỡng có thể làm cho việc ăn uống trở nên dễ dàng
hơn. Dưới đây là một số chỉ dẫn hữu ích:
Thử những loại thức ăn mềm dễ nhai và dễ nuốt, như sữa, chuối, nước
sốt táo, và các loại trái cây mềm khác: đào, lê, nước mơ ép, dưa hấu, pho
mát mềm không có kem; khoai tây nghiền, mì ống có pho mát, bánh kem
mềm, bánh pudding, gelatin, trứng bác, bột mạch và các loại ngũ cốc nấu
chín khác; rau nghiền và nấu nhừ như đậu và cà rốt; thịt xay; các loại nước
uống.
Tránh các loại thức ăn kích thích niêm mạc miệng: các loại nước hoặc
trái cây chua họ cam quýt như cam, bòng, quýt; các loại thức ăn mặn và có
gia vị cay; các loại thức ăn thô,tái và khô như rau sống, granola, bánh mì
nướng,bánh quy.
Nấu thức ăn cho đến khi chúng mềm ra.
Cắt thức ăn thành những miếng nhỏ.
Trộn thức ăn với bơ, nước thịt không mỡ, và nước sốt để dễ nuốt hơn.
Sử dụng máy trộn hoặc máy chế biến thực phẩm để nghiền thức ăn.
Sử dụng ống hút để uống nước.
Thử ăn thức ăn để lạnh hoặc để ở nhiệt độ phòng. Thức ăn nóng và ấm
có thể kích thích niêm mạc miệng và họng đã nhạy cảm.
Nếu khó nuốt, nghiêng đầu ra sau hoặc về phía trước có thể giúp ích.
Nếu bị ợ nóng, ngồi thẳng dậy hoặc đứng khoảng một tiếng sau khi
ăn.
Nếu răng và lợi bạn bị đau, nha sĩ có thể giới thiệu một loại thuốc đặc
biệt để vệ sinh răng miệng.
Súc miệng bằng nước thường xuyên để loại bỏ thức ăn cặn và vi
khuẩn trong miệng và đẩy nhanh quá trình lành sẹo.
Hỏi bác sĩ về việc sử dụng thuốc ngậm và thuốc phun mù gây tê
miệng họng trong một thời gian đủ để ăn xong bữa.
Thay đổi mùi hoặc vị thức ăn
Vị giác của bệnh nhân có thể thay đổi khi bị bệnh hoặc trong quá trình
điều trị. Một tình trạng được gọi là mất vị giác có thể làm cho thức ăn có vị
đắng hoặc vị kim loại, đặc biệt là đối với thịt và các loại thức ăn giàu
protein. Nhiều loại thức ăn không có vị. Hoá trị liệu, xạ trị, hoặc ung thư có
thể gây ra những hiện tượng này. Các vấn đề về răng miệng cũng có thể làm
thay đổi vị thức ăn. Ðối với hầu hết bệnh nhân, sự thay đổi mùi và vị giác có
thể biến mất khi kết thúc điều trị.
Không có biện pháp đặc trị để cải thiện mùi vị thức ăn bởi vì mỗi
người bị ảnh hưởng do bệnh tật và cách thức điều trị khác nhau. Tuy nhiên
chỉ dẫn dưới đây sẽ giúp cho thức ăn có vị ngon hơn. (Nếu bị đau miệng, lợi
và họng, nên nói chuyện với bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng. Họ có thể gợi
ý các cách để cải thiện mùi vị thức ăn mà không làm đau những vùng bị
viêm.)
Chọn và chuẩn bị những thức ăn trông ngon và thơm.
Nếu thịt có màu đỏ (như thịt bò) có vị hoặc có mùi khác thì bạn nên
ăn thịt gà, gà tây, trứng, các chế phẩm sữa, hoặc là cá ít tanh.
Làm tăng mùi vị của thịt, gà và cá bằng cách tẩm ướp các loại gia vị
khác nhau.
Thử dùng những lượng nhỏ rau lá thơm.
Thử ăn những loại hoa quả có vị chua như cam, chanh, những loại quả
này có thể có vị hơn. Bánh kem mềm vị chanh có thể rất thơm và cũng cung
cấp lượng calo và protein cần thiết. (Không nên ăn những loại hoa quả này
nếu bạn bị đau họng hoặc đau miệng)
Bảo quản thức ăn ở nhiệt độ phòng.
Dùng thịt lợn sông khói, giăm bông, hoặc là hành để làm tăng mùi vị
của rau.
Dừng ăn các loại thức ăn có vị khó chịu.
Ðến nha sĩ khám để loại bỏ những vấn đề về răng miệng có thể ảnh
hưởng tới mùi hoặc vị của thức ăn.
Hỏi bác sĩ về các loại nước súc miệng đặc hiệu và cách chăm sóc răng
miệng cho tốt.
Khô miệng
Hoá trị liệu và xạ trị ở vùng đầu và cổ có thể làm giảm lượng nước bọt
và thường làm khô miệng. Khi đó, bệnh nhân có thể khó nhai và khó nuốt.
Khô miệng cũng làm thay đổi mùi vị thức ăn. Những chỉ dẫn dưới đây có thể
hữu ích để đối phó với hiện tượng khô miệng. Nên áp dụng thêm một số
biện pháp để giải quyết hiện tượng đau miệng và họng để có thể nuốt thức
ăn dễ hơn.
Thử ăn những loại thức ăn và nước uống có vị rất chua hoặc rất ngọt
như nước chanh; những loại thức ăn này sẽ giúp bạn tiết nhiều nước bọt hơn.
(Không nên ăn những loại thức ăn này nếu bạn bị đau miệng hoặc đau
họng.)
Ngậm kẹo cứng không có đường hoặc nhai kẹo cao su. Làm như vậy
có thể giúp tiết ra nhiều nước bọt.
?n những loại thức ăn ninh dừ và mềm, những loại thức ăn này nuốt
dễ hơn.
Giữ cho môi ẩm bằng sáp môi.
?n thức ăn cùng với nước sốt, nước thịt không có mỡ, và dầu giấm để
làm cho thức ăn ẩm và dễ nuốt.
Cứ vài phút lại uống một ngụm nước để nuốt và nói dễ hơn.
Nếu khô miệng trầm trọng, hãy hỏi bác sĩ và nha sĩ về những sản
phẩm có thể bôi lên để bảo vệ miệng và họng.
Buồn nôn
Buồn nôn, có hoặc không kèm theo nôn mửa, là tác dụng phụ thường
gặp của phẫu thuật, hoá trị liệu, xạ trị và liệu pháp sinh học. Bản thân căn
bệnh, hoặc các tình trạng khác không liên quan tới bệnh ung thư và việc điều
trị cũng có thể gây hiện tượng buồn nôn.
Cho dù nguyên nhân là gì, buồn nôn có thể làm cho bệnh nhân không
thể lấy đủ lượng thực phẩm và dinh dưỡng cần thiết. Dưới đây là một số gợi
ý có thể hữu ích:
Hỏi bác sĩ về thuốc chống nôn.
Thử ăn bánh mì nướng và bánh bích quy, sữa chua, nước ga ngọt,
bánh quy cây, bánh xốp, yến mạch, gà bóc da (nướng hoặc luộc, không rán),
trái cây và các loại rau mềm (như đào đóng hộp), các loại nước uống trong
(uống dần từng ngụm), và khoai tây lạnh.
Tránh ăn các loại thức ăn nhiều chất mỡ, béo, chiên, có gia vị, hoặc
nóng có mùi mạnh; và các loại thức ăn ngọt như kẹo, bánh bích quy, hoặc là
bánh ngọt.
?n lượng nhỏ, thường xuyên và từ từ.
Tránh ăn ở trong căn phòng quá ngột ngạt, quá nóng, có mùi bếp làm
cho người bệnh thấy khó chịu.
Uống ít nước khi ăn. Uống nước có thể gây đầy bụng hoặc trướng
bụng.
Uống hoặc nhấp từng ngụm trong ngày, trừ khi ăn. Nên sử dụng ống
hút khi uống nước.
Uống các loại nước uống mát hoặc để lạnh. Thử những loại nước
uống mà mình thích được để trong khay đá.
?n đồ ăn để ở nhiệt độ phòng hoặc lạnh hơn; thức ăn nóng có thể làm
tăng hiện tượng buồn nôn.
Không nên cố ăn những thức ăn mà mình thích khi cảm thấy buồn
nôn. Làm như vậy có thể dẫn tới cảm giác ghét ăn những loại thức ăn này
mãi mãi.
Nghỉ ngơi sau khi ăn, bởi vì hoạt động có thể làm chậm quá trình tiêu
hoá. Tốt nhất là nên ngồi nghỉ khoảng một tiếng sau bữa ăn.
Nếu buồn nôn vào buổi sáng, nên ăn bánh mì nướng khô hoặc bánh
quy xốp trước khi dậy.
Mặc quần áo rộng.
Tránh ăn trong thời gian 1-2 tiếng trước khi điều trị nếu buồn nôn xuất
hiện trong khi điều trị bằng tia phóng xạ hoặc hoá chất.
Cố gắng tìm hiểu khi nào thấy buồn nôn và nguyên nhân gây buồn
nôn (loại thức ăn cụ thể, sự kiện, và môi trường xung quanh). Nếu có thể,
thay đổi thức ăn hoặc giờ giấc ăn một cách phù hợp. Trao đổi những thông
tin này với bác sĩ hoặc y tá.
Nôn mửa
Nôn mửa có thể sảy ra sau khi buồn nôn, có thể do điều trị, mùi khó
chịu của thức ăn, đầy hơi dạ dày hoặc chướng bụng, hoặc do vận động gây
ra. ở một mômột một số bệnh nhân, trong những môi trường nhất định, như
bệnh viện, có thể gây nôn mửa.
Nếu nôn mửa trầm trọng hoặc kéo dài trong nhiều ngày thì cần phải
đến gặp bác sĩ.
Thông thường nếu có thể kiểm soát được triệu chứng buồn nôn thì
bệnh nhân có thể ngăn được nôn mửa. Tuy nhiên, đôi khi bệnh nhân không
thể ngăn chăn được các biểu hiện này. Bệnh nhân có thể làm giảm triệu
chứng bằng cách tập thể dục thư giãn hoặc ngồi thiền. Những biện pháp này
yêu cầu bệnh nhân phải thở sâu nhịp nhàng và tập trung trong yên tĩnh và có
thể thực hiện ở mọi nơi. Nếu bị nôn mửa, làm theo những chỉ dẫn dưới đây
để ngăn không nôn tiếp.
Hỏi bác sĩ về thuốc chống nôn.
Không ăn hoặc uống cho đến khi kiểm soát được triệu chứng nôn
mửa.
Khi đã hết nôn, uống một lượng nhỏ nước lọc. (Xem mục chế độ ăn
uống với nước lọc). Bắt đầu, cứ mười phút thì uống một thìa cà phê đầy,
tăng dần lên cứ 20 phút uống một môi đầy, và cuối cùng cứ 30 phút thì uống
2 môi đầy.
Khi không bị nôn khi uống nước lọc, thử một chế độ ăn ở dạng nước.
Tiếp tục uống lượng nhỏ nước khi bạn có thể giữ được. Khi thấy quen với
chế độ ăn ở dạng lỏng thì dần dân chuyển sang chế độ ăn bình thường. Nếu
cơ thể khó tiêu hoá sữa, có thể thử một chế độ ăn ở dạng mềm thay cho chế
độ ăn ở dạng lỏng. Khi quen với chế độ ăn ở dạng mềm, dần dần tăng thêm
thức ăn để trở về với chế độ ăn bình thường.(Bạn có thể tìm hiều thêm thông
tin về những chế độ ăn này và các chế độ ăn khác trong mục " Chế độ ăn đặc
biệt cho nhu cầu đặc biệt" )
ỉa lỏng
ỉa lỏng có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm hoá trị liệu, tia xạ trị
liệu, nhiễm khuẩn, nhạy cảm thức ăn, và cảm giác buồn chán.
ỉa lỏng kéo dài hoặc trầm trọng có thể gây ra những vấn đề khác. Khi
bị ỉa lỏng, thức ăn nhanh chóng đi qua ruột trước khi cơ thể kịp hấp thụ đủ
vitamin, các chất khoáng, và nước. Ðiều này có thể gây ra hiện tượng mất
nước và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Liên hệ với bác sĩ nếu tình trạng ỉa lỏng
trầm trọng và káo dài nhiều ngày. Dưới đây là một số chỉ dẫn để đối phó với
tình trạng ỉa lỏng.
Uống nhiều chất lỏng trong ngày. Uống nhiều nước là rất quan trọng
vì cơ thể có thể không lấy đủ nước khi bị ỉa lỏng.
?n nhiều bữa nhỏ trong ngày thay cho ba bữa chính.
?n nhiều loại thức ăn và chất lỏng có chứa muối Na và K. Những loại
khoáng chất này thường bị mất khi ỉa lỏng. Các chất lỏng nên dùng là nước
hầm hoặc nước thịt không mỡ. Thức ăn có hàm lượng kali cao không gây ỉa
lỏng bao gồm chuối, đào, nước mơ ép, và khoai tây luộc hoặc nghiền.
?n những loại thức ăn giàu dinh dưỡng nhưng có hàm lượng xơ thấp:
sữa chua, cơm hoặc mì, nước nho, bột mì, trứng (nấu đến khi lòng trắng rắn
lại, không rán), chuối chín, bơ lạc , bánh mì trắng, thịt gà hoặc thịt gà tây
bóc da, thịt bò nạc, hoặc cá (luộc hoặc nướng, không rán), pho mát mềm
không kem, pho mát kem.
Không ăn thức ăn rán, chứa nhiều chất béo và mỡ, rau và trái cây
sống; các loại rau có hàm lượng xơ cao như bông cải xanh, ngũ cốc, đậu
quả, bắp cải, đậu hạt, và xúp lơ; gia vị mạnh như hạt tiêu cay, bột carry, gia
vị hỗn hợp
Uống chất lỏng để ở nhiệt độ phòng.
Tránh ăn và uống những thức ăn và đỗ uống quá nóng hoặc quá lạnh.
Hạn chế những thức ăn và uống có chứa caffeine, gồm cà phê, trà đặc,
một số loại nước sôda, và chocolate.
Cẩn thận khi sử dụng sữa và các chế phẩm sữa bởi vì tình trạng ỉa
lỏng có thể do hiện tượng không dung nạp đường lactoza. (Nếu bạn nghĩ
mình có vấn đê này, nên đọc mục " chế độ ăn có ít đường lactoza" ). Xin lời
khuyên của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng.
Sau khi bị ỉa lỏng đột ngột và trong thời gian ngắn (ỉa lỏng cấp tính),
cần có chế độ ăn ở dạng lỏng 12 đến 14 tiếng đầu. Làm như vậy sẽ để ruột
được nghỉ ngơi trong khi bù được lượng dịch quan trọng của cơ thể bị mất
khi bị ỉa lỏng.(Xem mục chế độ ăn ở dạng lỏng)
Táo bón
Một số loại thuốc điều trị ung thư và các loại thuốc khác như thuốc
giảm đau có thể gây táo bón. Tình trạng này cũng có thể xảy ra nếu chế độ
ăn không có đủ dịch hoặc chất xơ hoặc nếu bệnh nhân phải nằm liệt giường.
Dưới đây là một số chỉ dẫn để phòng chống và điều trị táo bón.
Uống nhiều nước - ít nhất 8 cốc 250ml mỗi ngày. Làm như vậy sẽ làm
cho phân của bạn mềm.
Uống một cốc nước nóng một tiếng rưỡi trước khi bạn thường đi đại
tiện.
?n những thức ăn có hàm lượng xơ cao, như bánh mì thô nguyên hạt,
ngũ cốc, và mì; rau và trái cây tươi, đậu và đỗ khô; và các loại thưc phẩm
nguyên hạt như lúa mạch, gạo xát dối (gạo lức). ?n trái cây và khoai tây cả
vỏ.
Tập thể dục như đi bộ hàng ngày. Nói chuyện với bác sĩ hoặc bác sĩ
vật lý trị liệu về khối lượng và các dạng bài tập phù hợp.
Tăng thêm lượng ngô nguyên chất vào các loại thức ăn như ngũ cốc,
thức ăn nấu trong xoong, bánh mì tự làm.
Nếu những chỉ dẫn trên không có hiệu quả, hãy hỏi bác sĩ về thuốc
làm giảm táo bón. Phải hỏi bác sĩ trước khi uống thuốc nhuận tràng hoặc
thuốc làm mềm phân.
Tăng cân
Ðôi khi bệnh nhân tăng cân trong quá trình điều trị ung thư mà không
phải do tăng thêm lượng calo trong khẩu phần ăn. Ví dụ, một số thuốc điều
trị ung thư nhất định như prednisone, có thể làm cho cơ thể giữ nước và gây
hiện tượng phù làm tăng cân. Trọng lượng tăng thêm do nước không có
nghĩa là bệnh nhân đã ăn quá nhiều.
Ðiều quan trọng là không được ăn kiêng khi bệnh nhân nhận thấy
mình tăng cân. Thay vào đó, nói với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây ra sự
thay đổi này. Nếu thuốc điều trị ung thư làm cho cơ thể giữ nước, bác sĩ có
thể đề nghị hỏi ý kiến chuyên gia dinh dưỡng. Chuyên gia dinh dưỡng có thể
hướng dẫn cách hạn chế lượng muối bệnh nhân ăn, điều này rất quan trọng
bởi vì muối làm cho cơ thể giữ nước. Các loại thuốc được gọi là thuốc lợi
tiểu cũng có thể được chỉ định cho bệnh nhân để loại bỏ nước thừa.
Sâu răng
Ung thư và điều trị ung thư có thể gây sâu răng và các vấn đề khác về
răng lợi. Thay đổi thói quen ăn uống cũng có thể làm vấn đề nghiêm trọng
hơn. Nếu bạn hay ăn và ăn nhiều kẹo thì bạn cần phải đánh răng thường
xuyên hơn. Nên đánh răng sau mỗi bữa ăn.
Dưới đây là một số chỉ dẫn để phòng chống vấn đề răng lợi:
Ðến khám nha sĩ định kỳ. Bệnh nhân được điều trị bằng những
phương pháp ảnh hưởng tới miệng (ví dụ như chiếu xạ vào vùng đầu và cổ)
có thể cần gặp nha sĩ thường xuyên hơn bình thường.
Sử dụng bàn chải mềm. Ðề nghị bác sĩ , y tá, hoặc nha sĩ gợi ý một
loại bàn chải và/hoặc kem đánh răng đặc biệt nếu lợi của bạn rất nhạy cảm.
Súc miệng bằng nước ấm khi bị đau miệng và lợi.
Nếu không có vấn đề chán ăn và giảm cân thì nên hạn chế lượng
đường trong chế độ ăn.
Tránh ăn những thức ăn dính răng như kẹo caramen và kẹo cao su.
Hiện tượng không dung nạp đường lactoza
Hiện tượng không dung nạp đường lactoza có nghĩa là cơ thể không
tiêu hoá hoặc hấp thụ được đường trong sữa được gọi là đường lactoza. Sữa,
các chế phấm sữa khác, và các loại thức ăn được cho thêm sữa có chứa
đường lactoza.
Hiện tượng không dung nạp đường lactoza có thể xút hiện sau khi
điều trị bằng một số thuốc kháng sinh, chiếu xạ dạ dày, hoặc bất kỳ các
phương pháp điều trị nào ảnh hưởng tới ống tiêu hoá. Phần ruột có nhiệm vụ
phân huỷ đường lactoza có thể hoạt động không bình thường trong thời gian
điều trị. Ðối với một số bệnh nhân triệu chứng của tình trạng không dung
nạp đường lactoza (chướng hơi, co thắt, ỉa lỏng) sẽ biến mất vài tuần hoặc
vài tháng sau khi kết thúc điều trị hoặc khi ruột lành lại. Ðối với những bệnh
nhân khác cần phải thay đổi thói quen ăn uống vĩnh viễn.
Nếu gặp những vấn đề này bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân có một chế
độ ăn có ít thức ăn chứa đường lactoza.(Xem mục " Chế độ ăn có hàm lượng
đường lactoza thấp" ). Nếu sữa là nguồn cung cấp protein chính trong chế độ
ăn của bạn thì cần phải lấy đủ protein từ những loại thức ăn khác. Các sản
phẩm đậu tương, pho mát để lâu là nguồn cung cấp protein và các chất dinh
dưỡng khác rất tốt. Bệnh nhân có thể muốn uống sữa có hàm lượng đường
lactoza thấp hoặc các loại thuốc nước và thuốc viên có thể giúp phân huỷ
đường lactoza trong sữa và các chế phẩm từ sữa khác. Mục công thức nấu ăn
trong tập thông tin này có chỉ dẫn để nấu những món ăn có hàm lượng
đường lactoza thấp.
Tiết kiệm thời gian và năng lượng
Cơ thể cần phải được nghỉ ngơi và cung cấp đủ dinh dưỡng trong và
sau khi điều trị ung thư. Nếu bạn là người nấu ăn thì dưới đây là một số chỉ
dẫn để tiết kiệm thời gian và công sức khi chuẩn bị bữa ăn.
Ðể một người khác nấu ăn khi có thể.
Nếu biết thời gian hồi phục sau khi điều trị hoặc phẫu thuật có thể kéo
dài hơn 1-2 ngày thì bệnh nhân nên chuẩn bị danh sách những người giúp
đỡ. Quyết định ai là người đi chợ, nấu ăn, dọn bàn ăn, và rửa bát. Viết vào
giấy và thảo luận, và để ở những nơi dễ nhìn thấy. Nếu có trẻ em giúp đỡ,
chuẩn bị những phần thưởng nhỏ cho chúng.
Viết thực đơn. Chọn những đồ dùng mà bạn hoặc gia đình bạn có thể
dễ dàng xếp đặt. Có thể bảo quản trong tủ đông các món ăn nấu chín sẵn.
Nấu nhiều thức ăn và giữ đông lạnh để bạn có thể sử dụng sau đó. Chỉ dẫn
để những người khác có thể giúp bạn
Chuẩn bị danh sách ghi tất cả những thứ bạn cần mua. Luôn giữ
chúng để bạn và những người khác có thể sử dụng.
Khi nấu những món ăn để bảo quản đông lạnh, không nên nấu chín
hẳn gạo và các loại mì. Chúng sẽ được nấu chín khi nào ăn. Thêm 1/2 cốc
nước vào thức ăn để trong tủ lạnh hoặc tủ đá khi nấu lại bởi vì chúng có thể
bị khô khi để lạnh. Nhớ rằng thức ăn đông lạnh cần nhiều thời gian để đun
nóng lên hoàn toàn, ít nhất phải để trong lò nướng 45 phút trong những đĩa
sâu.
Ðừng ngại nhận quà là thức ăn và sự giúp đỡ của người thân và bạn
bè. Hãy cho họ biết những món ăn bạn thích và các công thức nấu các món
ăn. Nếu bạn bè và người thân mang đồ ăn mà bạn không thể sử dụng ngay,
hãy để vào tủ lạnh. Những bữa ăn nhà nấu như vậy sẽ làm giảm sự đơn điệu
của những bữa ăn nhanh. Bạn cũng có thể tiết kiệm thời gian nếu bạn có một
lịch trình sát sao. Ghi ngày nấu thức ăn khi bạn cất trong tủ lạnh hoặc tủ đá.
Cố gắng rửa ít bát đĩa, nồi xoong. Nấu bằng những đĩa hoặc nồi có thể
dùng để ăn luôn được. Sử dụng khăn ăn bằng giấy và bát đĩa sử dụng một
lần, đặc biệt là cho những món tráng miệng. Nên sử dụng cốc giấy cho trẻ
em và để uống thuốc. Chảo sử dụng một lần là những đồ chứa thức ăn để
lạnh rất tốt và tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Ngâm các đĩa bẩn trước khi
rửa để tiết kiệm thời gian rửa.
Khi bạn chuẩn bị những thức ăn mềm, chọn những loại thức ăn mà cả
gia đình có thể ăn được như trứng ốp lết, trứng bác, mì ống và phó mát, thịt
xắt khoanh, bánh mì kẹp cá và các món cá. Ðể dành đủ thức ăn nghiền cho
bạn.
Sử dụng thức ăn để lạnh có thể ăn ngay và thức ăn có thể lấy ra bất cứ
khi nào cần thiết. Càng dành ít thời gian cho việc nấu nướng và dọn dẹp bạn
càng có nhiều thời gian thư giãn với gia đình.
Nếu một người nào đó nấu cho bạn, bạn nên trao đổi cùng họ cách lựa
chọn và chuẩn bị món ăn. Họ sẽ biết rõ hơn về những nhu cầu của bạn.
Cải thiện dinh dưỡng cho bạn
Có nhiều cách cải thiện vấn đề dinh dưỡng làm giảm tác dụng phụ của
điều trị và giữ cho bạn có thể ăn tốt khi việc điều trị hoặc bệnh tật gây ra
những tác dụng phụ.
Khi tác dụng phụ xuất hiện khi điều trị, chúng thường biến mất sau
khi kết thúc điều trị. Tuy nhiên, các tác dụng phụ lâu dài đòi hỏi phải có
những thay đổi lâu dài trong chế độ ăn để giúp bạn sử trí tác dụng phụ và
duy trì sức khoẻ.
Những ý tưởng và chỉ dẫn liệt kê trong tập thông tin này đã có tác
dụng với các bệnh nhân ung thư khác trong quá trình điều trị bệnh. Tuy
nhiên, mỗi bệnh nhân là khác nhau và bạn phải tìm ra những chỉ dẫn phù
hợp với bạn nhất.