Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

ĐỊA LÍ 9 CẢ NĂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (888.58 KB, 105 trang )

ĐỊA LÝ DÂN CƯ Soạn: 16/8/2008
Tiết1: ( Bài1 ) CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Kiến thức: Biết được nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh có số dân đông nhất, trình bày được
tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta.
- Thái độ: Giáo dục tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Bản đồ phân bố các dân tộc Việt Nam
- Bộ ảnh về đại gia đình các dân tộc Việt Nam
III/ HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định: Giới thiệu chương trình Địa lý 9
2. Bài giảng: VN là quốc gia của nhiều dân tộc. Với truyền thống yêu nước, đoàn kết, các dân tộc
đã sát cánh bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Bài học hôm nay
Hoạt động của GV - HS Ghi bảng
GV: Giới thiệu hình ảnh 54 dân tộc cho HS
Hoạt động1: ( cặp/ nhóm )
- Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Kể tên các dân tộc mà em
biết?
- HS: Quan sát H1.1 cho biết dân tộc nào chiếm số dân
đông nhất, chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
- Đặc điểm của dân tộc Việt và các dân tộc ít người?
- Kể tên 1 số sản phẩm thủ công tiêu biểu của dân tộc ít
người?
* GV: Nhấn mạnh và giới thiệu ảnh H1.2 sgk cho HS
Chuyển ý: VN là 1 quốc gia có nhiều thành phần dân tộc.
Địa bàn sinh sống các thành phần dân tộc được phân bố
như thế nào?
Hoạt động 2: ( Cả lớp )
- Dựa vào bản đồ phân bố dân tộc và vốn hiểu biết cho biết
dân tộc Việt ( Kinh ) phân bố chủ yếu ở đâu?
Chiếm 13,8% nhưng:


* Lưu ý: Có 4 dân tộc Kinh, Chăm, Hoa, Khơ me tập trung
ở đồng bằng, ven biển, trung du
- Dựa vào bản đồ phân bố dân tộc VN cho biết địa bàn cư
trú cụ thể của các dân tộc ít người?
I/ Các dân tộc ở Việt Nam:
- Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân
tộc có những nét văn hoá riêng
- Dân tộc Việt (Kinh) có số dân
đông nhất, chiếm 86,2% dân số cả
nước
- Người Việt là lực lượng lao động
đông đảo trong các ngành kinh tế
quan trọng
- Các dân tộc ít người có số dân và
trình độ phát triển kinh tế khác
nhau
II/ Phân bố các dân tộc:
1/ Dân tộc Việt ( Kinh ):
Phân bố chủ yếu ở đồng bằng trung
du và ven biển
2/ Các dân tộc ít người:
- Phân bố chủ yếu ở miền núi và
cao nguyên
- Trung du và miền núi phía Bắc:
Trên 30 dân tộc :Tày, Nùng, Thái,
Mường, Dao, Mông…
- Khu vực Trường Sơn- Tây
Nguyên trên 20 dân tộc ( Êđê, Gia
rai, Ba na, Cơho )
Nguyễn Văn Tám – THCS Mỹ Hoà

1
GV: Yêu cầu HS xác định lại trên bản đồ địa bàn cư trú
của các dân tộc tiêu biểu
- Cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ:
có người Chăm, Khơ me, Hoa
3. Củng cố:
Đánh dấu ( x ) vào ô trống ý em cho là đúng nhất:
1/ Dân tộc Việt ( Kinh ) phân bố chủ yếu ở:
a/ Các đồng bằng và duyên hải
b/ Các đồng bằng, trung du và vùng duyên hải
c/ Các đồng bằng và trung du
2/Bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc thể hiện trong:
a/ Tập quán truyền thống của sản xuất
b/ Địa bàn cư trú, tổ chức xã hội
c/ Ngôn ngữ, trang phục và phong tục tập quán
3/ Chọn ý ở cột A nối với cột B sao cho đúng:
A ( Vùng phân bố chủ yếu ) B ( Dân tộc ) A - B
1/ Tả ngạn sông Hồng
2/ Hữu ngạn sông Hồng
3/ Trường Sơn- Tây Nguyên
4/ Nam Trung Bộ và Nam Bộ
a/ BaNa,Gia Rai,ÊĐê
b/ Chăm, Khơme
c/ Tày, Nùng
d/ Thái, Mường
1 -
2 -
3 -
4 -
4. Dặn dò:

- Về làm câu hỏi số 3 ở trang 6 sgk
- Làm bài tập số 1,3 ở tập bản đồ Địa lý 9
- Xem trước bài 2 ( Đọc kỹ biểu đồ H 2.1 )
***************************************
Nguyễn Văn Tám – THCS Mỹ Hoà
2
Tiết 2: ( Bài 2 ) Soạn: 21/8/2008
DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Kiến thức: Nắm tình hình phát triển dân số, nguyên nhân, hậu quả của sự tăng dân số, sự thay
đổi và xu hướng thay đổi dân số
- Kỹ năng: Phân tích bảng thống kê, 1 số biểu đồ dân số
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Biểu đồ dân số nước ta ở sgk ( phóng to )
- Một số tranh ảnh của hậu quả dân số
III/ HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định:
2. KT bài cũ: Nước ta có bao nhiêu dân tộc. Nơi cư trú chính của các dân tộc ở nước ta.
3.Bài giảng : Dân số, tình hình gia tăng dân số và hậu quả của nó đã trở thành mối quan tâm
không chỉ riêng của mỗi quốc gia mà của cả thế giới. Ở nước ta Đảng và Chính phủ đã đề ra
Hoạt động của GV - HS Ghi bảng
Hoạt động 1: ( Cả lớp )
+ Dựa vào SGK, nêu số dân VN năm 2002, 2003 và nhận
xét gì về thứ hạng diện tích và dân số VN so với các nước
khác trên thế giới? :
+ Với số dân đông như trên có thuận lợi và khó khăn gì
cho sự kinh tế ở nước ta?
Chuyển ý: Số dân nước ta luôn biến động với chiều
hướng tăng lên nhanh. Tại sao như vậy? Chúng ta sẽ tìm
hiểu vấn đề này trong mục II

Hoạt động 2: ( Cặp/ nhóm )
GV: - Cho HS đọc thuật ngữ “ bùng nổ dân số”
- Giới thiệu cho HS biểu đồ H2.1
+ Quan sát H2.1, nêu nhận xét sừ bùng nổ dân số qua
chiều cao các cột dân số?
+ Dân số tăng nhanh là yếu tố dẫn đến hiện tượng gì?
( bùng nổ dân số )
+Qua H2.1 hãy nhận xét đường biểu diễn tỉ lệ GTTNcó
sự thay đổi như thế nào?Vì sao có sự thay đổi đó?
+ Vì sao tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số giảm nhanh nhưng
dân số vẫn tăng nhanh?
GV: Cho HS thảo luận nhóm ( 6 nhóm lớn ) theo 2 câu
hỏi sau:
Câu1: Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu
quả gì về KT, XH , MTrường? ( Mỗi nhóm làm 1 nội
dung )
HS: Thảo luận, các nhóm nhận xét bổ sung
GV: Chuẩn xác lại kiến thức
* KT: - Lao động và việc làm * XH: - Giáo dục
- Tốc độ kinh tế - Y tế, sức khoẻ
- Tiêu dùng và tích luỹ - Thu nhập mức sống
I/ Số dân:
- 79,7 Triệu người (2002 )
- 80,9 Triệu người (2003 )
VN là nước có số dân đông trên
thế giới ( Đứng 3 ở ĐNÁ, thứ 14 trên
thế giới )
II/ Gia tăng dân số: ( T/ tâm )
- Từ 1954- 2003: Dân số nước ta tăng
nhanh và liên tục

- Từ cuối những năm 50 của thế kỷ
XX, nước ta có hiện tượng “ bùng nổ
dân số”
- Nhờ thực hiện tốt chính sách kế
hoạch hoá dân số nên tỉ tệ tăng tự
nhiên có xu hướng giảm
+ Dân số vẫn ngày càng tăng , gây
sức ép rất lớn đến nền KT, XH, MT
+ Tỉ lệ tăng tự nhiên cả nước là:
1,43% ( 1999):
Nguyễn Văn Tám – THCS Mỹ Hoà
3
* MT: - Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường
Câu 2: Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ tăng tự nhiên
của dân số ở nước ta? Yêu cầu thực hiện về sự:
- kinh tế, tài nguyên môi trường, chất lượng cuộc
sống ( xă hội )
+Dựa vào bảng 2.1 cho biết tỉ lệ tăng tự nhiên cả nước
+ Vùng có tỉ lệ tăng tự nhiên cao nhất, thấp nhất?
+ Các vùng lãnh thổ có tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số cao
hơn mức TB cả nước? ( TBắc, BTB, DHNTB,TN )
Chuyển ý: Vào mục 3
Hoạt động 3: ( Cả lớp )
+ Dựa vào bảng 2.2 hãy nhận xét:
a/ Tỉ lệ 2 nhóm dân số nam, nữ thời kỳ 1979- 1999? :
- Tỉ lệ nữ > nam
- Sự thay đổi giữa tỉ lệ TS nam và nữ giảm dần từ 3%
xuống 2,6% xuống 1,4%
b/ Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kỳ
1979- 1999? :

- Nhóm tuổi 0- 14 : Đã giảm dần từ 79- 99
- Nhóm tuổi 15- 59: Đã tăng dần từ 79- 99
- Nhóm tuổi 60 trở lên : Cũng tăng lên
+ Qua đó, cho biết xu hướng thay đổi cơ cấu theo nhóm
tuổi ở VN từ 1979 - 1999?
+ Em hãy cho biết nơi nào có tỉ lệ giới tính cao, nơi nào
có tỉ lệ giới tính thấp? :

- Ở miền núi > đồng bằng
- Ở nông thôn > thành thị
III/ Cơ cấu dân số:
1/ Theo độ tuổi:
+ Cơ cấu dân số theo độ tuỏi của
nước ta đang có sự thay đổi.
+ Tỉ lệ trẻ em giảm xuống, tỉ lệ người
trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi
lao động tăng lên.
2/ Theo giới tính:
+ Tỉ lệ giới tính đang ngày càng cân
bằng
+ Có sự chênh lệch giữa các địa
phương
4. Củng cố:
Hãy chọn phương án đúng ở các câu sau:
* Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của nước ta giảm dần trong giai đoạn:
a/ 1954 -1960 b/ 1960-1970
c/ 1970- 1999 d/ Cả 3 giai đoạn
* Từ 1954 - 2003 tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn còn tăng nhanh vì:
a/ Kinh tế ngày càng phát triển
b/ Cơ cấu dân số VN trẻ

c/ Số phụ nữ ở tuổi sinh đẻ cao
d/ Vùng nông thôn và miền núi đang cần nhiều lao động
5. Dặn dò: Bài tập về nhà:
+ Về làm bài tập số 3 ở trang 10 SGK
GV: Hướng dẫn HS :
- Cách tính tỉ lệ tăng tự nhiên
- Cách vẽ biểu đồ cột
+ Xem trước nội dung bài 3 : Phân bố dân cư
***********************************************
Nguyễn Văn Tám – THCS Mỹ Hoà
4
Tiết 3: ( Bài 3 ) Soạn: 25/8/2008
PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:
+ Kiến thức: Sau bài học HS cần
- Hiểu và trình bày được đặc điểm MDDS và phân bố dân cư nước ta
- Biết được đặc điểm của các loại hình quần cư.
+ Kỹ năng: Phân tích được lược đồ phân bố dân cư và đô thị VN.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Bản đồ phân bố dân cư và đô thị VN
- Một số tranh ảnh về các loại hình quần cư nước ta
III/ HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. KT bài cũ : Em hãy nêu đặc điểm về cơ cấu dân số nước ta?.
2.Bài giảng : Với 1 dân số đông và tăng nhanh, MDDS nước ta sẽ như thế nào? sự PBDC, các
hình thức quần cư và quá trình đô thị hoá ở nước ta có đặc điểm gì? Đó chính là nội dung bài học
hom nay.
Hoạt động của GV- HS Ghi bảng
Hoạt động 1: ( Cặp / nhóm)
+ Dựa vào hiểu biết và sgk cho biết đặc điểm MDDS nước
ta?

+ So sánh MDDS VN với MDDS thế giới, với Châu Á,
các nước trong khu vực ĐNÁ?
+ MDDS nước ta thay đổi qua các năm như thế nào?
+ Quan sát H 3.1 cho biết dân cư nước ta tập trung đông ở
vùng nào? Thưa thớt ở vùng nào?
+ Qua đó, có nhận xét gì về tình hình phân bố dân cư nước
ta?
+ Qua đó, cho biết nguyên nhân nào dẫn đến sự phân bố
dân cư nước ta có sự chênh lệch giữa các miền như vậy?
* Liên hệ: Chính sách phân bố lại dân cư của Nhà nước ta
Hoạt động 2: ( Cá nhân / nhóm)
GV: Giới thiệu tập ảnh về các kiểu quần cư nông thôn
+Dựa vào sgk và vốn hiểu biết cho biết sự khác nhau giữa
kiểu quần cư nông thôn ở các vùng?
+ Hãy nêu những thay đổi hiện nay ở quần cư nông thôn
mà em biết?
+ Dựa vào vốn hiểu biết và sgk nêu đặc điểm của quần cư
I/ Mật độ dân số và phân bố dân
cư:
1/ Mật độ dân số:
+ Nước ta có MDDS cao trên thế
giới: 246 người / km
2
( 2003 )
+ MDDS nước ta ngày một tăng
2/ Phân bố dân cư:
+ Phân bố không đều:
- Nơi đông: Đồng bằng, ven biển. đô
thị
- Nơi thưa: Miền núi, cao nguyên

+ Chủ yếu ở nông thôn ( 74% ) và
26% ở thành thị ( 2003 )
II/ Các loại hình quần cư:
1/ Quần cư nông thôn:
Là điểm dân cư ở nông thôn với qui
mô dân số, tên gọi khác nhau, kinh tế
chủ yếu là nông nghiệp
2/ Quần cư thành thị:
Nguyễn Văn Tám – THCS Mỹ Hoà
5
thành thị nước ta?
+Cho biết sự khác nhau về hoạt động KT và cách thức bố
trí nhà ở thành thị và nông thôn?
+ Quan sát H3.1 hãy nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị
của nước ta? Giải thích?
Hoạt động 3: ( Cả lớp )
+ Dựa vào bảng 3.1 hãy nhận xét về số dân thành thị và tỉ
lệ dân thành thị của nước ta?
+Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá
trình đô thị hoá ở nước ta như thế nào?
+ Các đô thị của nước ta phần lớn có
qui mô vừa và nhỏ, chức năng chính
là hoạt động CN, dịch vụ
+ Là trung tâm KT, CT, KH- KT
+ Phân bố tập trung ở đồng bằng và
ven biển
III/ Đô thị hoá:
+ Số dân thành thị và tỉ lệ dân đô thị
tăng liên tục
+Trình độ đô thị hoá còn thấp.

4. Củng cố:
1/ Chọn ý ở cột A nối với cột B sao cho đúng:
A ( Vùng ) B ( Đặc điểm dân cư ) A - B
1/ Đồng bằng sông Hồng
2/ Đồng bằng sông Cửu Long
3/ Miền núi

a/ Nhà cửa đơn sơ, thoáng mát ,
trải dài theo kênh rạch
b /Nhà cửa thường cách xa
nhau, ở gần nguồn nước
c/ Nhà cửa kiên cố, tập trung
ở các vùng đất cao

1 -
2 -
3 -
2/ Hãy nêu đặc điểm nổi bật trong sự phân bố dân cư nước ta.
5. Dặn dò:
- Về nhà làm bài tập số 3 ở trang 14 sgk
- Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta?
***************************************************
Nguyễn Văn Tám – THCS Mỹ Hoà
6
Tiết 4: ( Bài 4 ) Soạn: 27/8/2008
LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:
+ Kiến thức: Sau bài học HS cần
- Hiểu và trình bày được đặc điểm của nguồn lao động, sử dụng lao động ở nước ta.
- Biết được sơ lược về chất lượng cuộc sống và nâng cao cuộc sống

+ Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích, nhận xét các biểu đồ.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Các biểu đồ về cơ cấu lao động, các bảng thống kê về sử dụng lao động
- Một số tranh ảnh thể hiện sự tiến bộ và nâng cao cuộc sống
III/ HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. KT bài cũ: Em hãy nêu đặc điểm phân bố dân cư nước ta.
2. Bài giảng: VN là 1 quốc gia có lực lượng lao động đông đảo, nguồn lao động dồi dào, bên cạnh
đó cũng có 1 số người không thể tham gia lao động được.Vậy vấn đề lao động, việc làm và chất
lượng cuộc sống nước ta như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu
Hoạt động của GV- HS Ghi bảng
Hoạt động1: ( cặp / nhóm )
+ Dựa vào sgk và H4.1 cho lớp thảo luận nhóm theo 3
câu hỏi sau:
1/ Hãy cho biết nguồn lao động nước ta có những mặt
mạnh và hạn chế nào?
2/Dựa vào H4.1 hãy nhận xét cơ cấu lực lượng lao động
giữa thành thị và nông thôn, giải thích nguyên nhân?
3/ Nhận xét chất lượng lao động của nước ta. Để nâng cao
chất lượng lao động ta cần có những giải pháp gì?
+ Dựa vào H4.2 hãy nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi
cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta?
Hoạt động 2: ( cập/ nhóm)
HS thảo luận theo 2 câu hỏi sau:
1/ Tại sao nói việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta?
2/Để giải quyết vấn đề việc làm, theo em cần có những
giải pháp nào?
Hoạt động 3: ( Cá nhân )
I/ Nguồn lao động và sử dụng lao
động:
1/ Nguồn lao động:

+Rất dồi dào và tăng nhanh
+Hạn chế về thể lực và chất lượng
đào tạo
+Tập trung chủ yếu ở nông thôn
khoảng: 75,8%
Giải pháp: VH giáo dục và đào
tạo chuyên môn, nâng cao thể lực
cho lao động nước ta.
2/ Sử dụng lao động:
Cơ cấu sử dụng lao động của nước ta
đang được thay đổi theo hướng tích
cực
II/ Vấn đề việc làm:
+Đang là vấn đề gay gắt ở nước ta
+Giải pháp thực hiện:
-Phân bố lại lao động, dân cư
- ngành CN, dịch vụ ở đô thị
- Đa dạng hoá các loại hình đào tạo
Nguyễn Văn Tám – THCS Mỹ Hoà
7
+Dựa vào sgk nêu những dẫn chứng nói lên chất lượng
cuộc sống của nhân dân ta đang được cải thiện như thế
nào?

Tuy vậy, chất lượng cuộc sống vẫn còn những mặt hạn
chế nào?
III/ Chất lượng cuộc sống:
+ Chất lượng cuộc sống đang được
cải thiện rõ rệt.
+Vẫn còn chênh lệch giữa các vùng,

giữa các tầng lớp nhân dân.
4.Củng cố:
1/ Chọn ý ở cột A nối với cột B sao cho đúng:
A ( Lao động ) B ( Tỉ lệ % ) A - B
1/ Lao động thành thị
2/ Lao động nông thôn
3/ Lao động đã qua đào tạo
4/ Lao động chưa qua đào tạo

a/ 21,2%
b / 24,2%
c/ 75,8%
d/ 78,8%

1 -
2 -
3 -
4 -
2/ Hãy chọn phương án đúng ở các câu sau:
* Giải pháp có ý nghĩa quan trọng nhất để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta là:
a/ Giải quyết tốt cho người lao động
b/ Nâng cao dân trí
c/ Tăng cường đầu tư, cơ sở hạ tầng
d/ Thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình
* Trong các năm gần đây ở nước ta, tỉ lệ lao động của khu vực dịch vụ có tốc độ tăng nhanh hơn
khu vực công nghiệp:
a/ Đúng b/ Sai
5. Dặn dò:
- Ôn lại kiến thức: Cấu tạo tháp tuổi, cách phân tích tháp tuổi dân số.
- Chuẩn bị cho bài thực hành ở tiết đến.

*******************************************************
Nguyễn Văn Tám – THCS Mỹ Hoà
8
Tiết 5: ( Bài 5 ) Soạn: 30/8/2008
THỰC HÀNH:
PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 1989 VÀ NĂM 1999

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:
+ Kiến thức: Sau bài học HS cần
- Biết cách phân tích, so sánh tháp dân số
- Tìm được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số
+ Kỹ năng: Rèn luyện, củng cố ở mức độ cao kỹ năng đọc, phân tích biểu đồ tháp tuổi.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- GV: Tháp dân số VN năm 1989 và 1999
- HS Chuẩn bị tập bản đồ, máy tính
III/ HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. KT bài cũ: Để giải quyết việc làm của nước ta hiện nay, theo em cần có những giải pháp nào?
2. Bài giảng: Tháp tuổi là một công cụ nghiên cứu về dân số rất hữu ích. Trong tiết học hôm nay
chúng ta cùng phân tích so sánh tháp dân số 1989 và 1999 để thấy rõ hơn những thay đổi trong
dân số nước ta ở giai đoạn nầy.
Hoạt động của GV- HS Ghi bảng
Hoạt động 1: ( Cá nhân / lớp )
GV:- Nêu yêu cầu của bài tập1 và giới thiệu cho HS
- Cho HS thảo luận 2 nhóm lớn ( Mỗi nhóm thảo luận
1 yêu cầu ) theo hướng dẫn của GV
* Hình dạng của tháp như thế nào?
* Cơ cấu dân số theo độ tuổi?
* Tỉ số phụ thuộc?
Hoạt động2: ( Cặp / nhóm)
GV: Yêu cầu

1/ Nêu nhận xét về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ
tuổi ở nước ta?
2/ Giải thích nguyên nhân?
1/ Bài tập1:
+ 1989: Đỉnh nhọn, đáy rộng
+ 1999: Đỉnh nhọn, đáy rộng, chân
đáy thu hẹp hơn 1989
+ 1989:
- 0- 14t: Nam ( 20,1%),Nữ ( 18,9% )
-15- 59 t: Nam ( 25,6%),Nữ (28,2% )
- 60 : Nam ( 3,0%), Nữ ( 4,2 %)
+1999:
- 0- 14t: Nam ( 17,4%), Nữ ( 16,1% )
-15-59 t: Nam ( 28,4%), Nữ (30,0% )
- 60 : Nam ( 3,4%), Nữ ( 4,7%)
+ 1989: 86%
+ 1999: 71,2%
2/ Bài tập2:
a/ Nhận xét
Sau 10 năm ( 1989- 1999 ), tỉ lệ:
+ Nhóm tuổi 0- 14 đã giảm xuống
+ Nhóm tuổi 15- 59 tăng lên
+ Nhóm tuổi trên 60 có chiều hướng
gia tăng
Nguyễn Văn Tám – THCS Mỹ Hoà
9
Hoạt động3: ( Cả lớp )
GV: Cho HS thảo luận nhóm ( 3 nhóm )
1/ Cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta có thuận lợi như thế
nào cho sự phát triển KT- XH?

2/ Cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta có khó khăn như thế
nào cho sự phát triển KT- XH?
3/ Biện pháp thực hiện để khắc phục những khó khăn trên
như thế nào?
b/ Giải thích:
+ Chất lượng cuộc sống của nhân
dân ngày được cải thiện
+ Ý thức về KHHGĐ được nâng cao
3/ Bài tập3:
a/ Thuận lợi:
+ Là 1 nguồn lao động lớn
+ Một thị trường tiêu thụ mạnh
b/ Khó khăn:
+ Gây sức ép lớn về mọi mặt
+ Tài nguyên cạn kiệt, MT ô nhiễm
c/ Biện pháp khắc phục:
+ Chuyển đổi cơ cấu KT
+ Có kế hoạch giáo dục đào tạo hợp
lí, hướng nghiệp day nghề.
+ Phân bố lại lao động cho hợp lí
4. Củng cố:
1/ Giải thích: Tỉ lệ phụ thuộc trong cơ cấu dân số nước ta 1999 là 71,2% có nghĩa là gì?
2/ Để giải quyết tốt việc làm cho lao động nông thôn cần chú ý:
Tiến hành thâm canh, tăng vụ
Mở rộng các hoạt động kinh tế ở nông thôn
Công nghiệp hoá nông nghiệp
Tất cả các ý trên
5. Dặn dò:
- Ôn lại các kiến thức ở phần Địa lý dân cư
- Nền KT nước ta trước và trong thời kỳ đổi mới như thế nào?

Nguyễn Văn Tám – THCS Mỹ Hoà
10
PHẦN II: ĐỊA LÝ KINH TẾ Soạn: 03/9/2008
Tiết 6( Bài 6) : SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1.Kiến thức: Học sinh cần
• Có những hiểu biết về quá trình phát kinh tế nước ta trong những thập kỉ gần đây.
• Hiểu được xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những thành tựu và những khó
khăn trong qúa trình phát triển .
2. Kỹ năng :
• Có kỹ năng phân tích biểu đồ về quá trình diễn biến của hiện tượng địa lý( Sự diễn
biến về tỉ trọng của các ngành kinh tế trong cơ cấu GDP).
• Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ, vẽ biểu đồ cơ cấu ( biểu đồ tròn) và nhận xét biểu đồ,
phân tích bảng số liệu.
3 Thái độ : Giáo dục cho HS thấy được.
• Chủ trương, đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong công cuộc
xây dựng đất nước theo hướng CNH, HĐH.
• Ý thức về việc đóng góp xây dựng đất nước và lòng yêu quê hương, đất nước.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
• Hình 6.1; 6.2; bảng 6.1 (SGK) và bảng kê tăng trưởng kinh tế và lạm phát ( trang
147 sách thiết kế ĐL 9 ) phóng to .
• Tài liệu, một số hình ảnh phản ánh thành tựu về phát triển kinh tế của nước ta trong
quá trình đổi mới .
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Kiểm tra bài cũ : không
2.Vào bài mới : Giới thiệu phần II, tìm hiểu bức tranh chung của nền kinh tế nước ta trong
những thập kỉ gần đây; qua bài 6,tiết 6 “ Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam ”.
- Nền kinh tế nước ta trải qua quá trình phát triẻn lâu dài và nhiều khó khăn.Từ năm 1986
nước ta bắt đầu công cuộc đổi mới. Tại sao đến năm 1986 nước ta bắt đầu thời kỳ đổi mới ?
- Nền kinh tế nước ta trước và trong thời kỳ đổi mới thay đổi như thế nào ?

Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng
Hoạt động 1
- GV : Ghi các mốc thời gian lên bảng ( 1945-1954-1975-1986 )
*:Bằng sự hiểu biết của mình em hãy nêu tình hìnhZZ
phát triển kinh tế của nước ta trong từng giai đoạn trên ?
- GV : Giảng.
*Từ khi thống nhất đất nước đến những năm cuối thập kỷ
80 nền kinh tế nước ta có đặc điểm như thế nào ? Vì sao ?
-GV : Giải thích các từ( khủng hoảng, lạm phát ) chứng minh số bằng số liệu,
lương thực phải nhập 5.6 triệu tấn (1976-1980).
-GV kết luận
Hoạt động 2
-Chuyển ý : Trong thời kì đổi mới, nền kinh tế nước ta
thay đổi như thế nào? Chúng ta tìm hiểu phần 1.
-Học sinh đọc thuật ngữ”sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.”
-GV bổ sung.
*: Đọc SGK và cho biết: sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
I/Nềnkinh tế nướcta
trước thời kì đổi mới
Gặp nhiều khó khăn,
khủng hoảng kéo dài,
tình trạng lạm phát cao,
mức tăng trưởng kinh tế
thấp, sản xuất đình trệ.
II/Nền kinh tế nước ta
trong thời kì đổi mới.
1/Sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế:
Nguyễn Văn Tám – THCS Mỹ Hoà
11

thể hiện ở những mặt chủ yếu nào?
Ngành
Cơ cấu Lãnh thổ
Thành phần kinh tế
-GV: giới thiệu và hướng dẫn hình 6.1 SGK, giải thích
mốc thời gian năm 1991.
*: Dựa vào hình 6.1 hãy phân tích xu hướng chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế từ năm 1991 đến 2002?
Hoạt động nhóm.
-GV: chia lớp thành 6 nhóm( 2 bàn một nhóm ).phát phiếu ghi
nội dung thảo luận cho từng nhóm theo các câu hỏi sau:
+Nhận xét xu hướng thay đổi tỉ trọng của từng khu vực trong GDP( từng
đường biểu diễn ).
+Sự quan hệ giữa các khu vực?( các đường )
+Nguyên nhân của sự chuyển dịch các khu vực?
- Học sinh trình bày các kết quả thảo luận của nhóm, nhóm
khác nhận xét, bổ sung.
+Chuẩn xác kiến thưc theo bảng sau( bảng phụ ).
KHU VƯC
KINH TẾ
SỰ THAY ĐỔI
TRONG CƠ CẤU
GDP
NGUYÊN NHÂN
Nông-lâm-ngư
nghiệp
-Tỉ trọng giảm liên
tục:40%(1991) còn
hơn 20%(2002).
-Nước ta đang chuyển từ

nước NN sang CN.
Công nghiệp-
xây dựng
-Tỉ trọng tăng lên
liên tục, 25%(1991) lên gần
40%(2002).
-Chủ trương CNH,HĐH→
là ngành khuyến khích
phát triển.
Dịch vụ Chiếm tỉ trọng cao
(trên 35%) nhưng
biến động.
-Do ảnh hưởng cuộc
khủng hoảng tài chính
khuvựcnăm1997.Các
hoạtđộng KTđối ngoại
tăng trưởng chậm.
Hoạt động cá nhân
*. Em hãy tóm tắt sự chuyển dịch cơ cấu ngành của nước ta trong
thời kì đổi mới ( 1991- 2002)?
*. Dựa vào SGK cho biết thế nào là chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ?
GV. Nhấn mạnh ( CDCCLT tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng
động).
*. Dựa vào hình 6.2 ở trên bảng và SGK hãy đọc tên và xác định giới
hạn của các vùng kinh tế trên lược đồ. Cho biết nước ta có mấy vùng
kinh tế ?
CH Thế nào là vùng kinh tế trọng điểm?( đọc thuật ngữ SGK )
- Xác định phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm
-Nêu ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm đến sự phát triển KT-
XH ?

- Dựa vào SGK kể tên các vùng kinh tế giáp biển, vùng kinh tế
không giáp biển?
- Với đặc điểm tự nhiên, vùng kinh tế giáp biển có ý nghiã gì trong
a.Chuyển dịch cơ cấu
ngành
Giảm tỉ trọng của khu
vực nông, lâm,
ngưnghiệp, tăng tỉ trọng
của khu vực công
nghiệp-xâydựng. Khu
vực dịch vụ chiếm tỉ
trọng cao nhưng xu
hướng còn biến động.
b. Chuyển dịch cơ cấu
lãnh thổ
- Nước ta có 7 vùng
kinh tế, 3 vùng kinh tế
trọng điểm ( Bắc Bộ,
miền Trung, phía Nam)
-Các vùng kinh tế
trọng điểm có tác động
mạnh đến sự phát triển
cả nước và các vùng
kinh tế lân cận.
c.Chuyển dịch cơ cấu
thành phần kinh tế:
Từ nền kinh tế chủ yếu
là khu vực nhà nước và
tập thể sang nền kinh tế
nhiều thành phần.

Nguyễn Văn Tám – THCS Mỹ Hoà
12
việc phát triển kinh tế?
*. Dựa vào bảng 6.1 , hãy nêu cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế
, năm 2002?
GV. Nêu các thành phần kinh tế trước thời kì đổi mới?
HS. Rút ra nhận xét?
*. Em có thể cho biết, trong thời kì đổi mới tỉnh ta có sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế như thế nào?
Chuyển ý. Trong quá trình phát triển kinh tế, các thành tựu càng to lớn,
cơ hội phát triển càng lớn, thì thách phải vượt qua cũng rấ lớn. Ta cùng
tìm hiểu công cuộc đổi mới của nền kinh tế nước ta đã đem lại cho nền
kinh tế những thành tựu to lớn và cũng gặp những thách thức như thế
nào?
Hoạt động ( Nhóm/ cặp)
*. Bằng vốn hiểu biết và qua các phương tiện thông tin, em cho biết nền
kinh tế nước ta đã đạt những thánh tựu to lớn như thế nào?
*. Những khó khăn nước ta cần vượt qua để phát triển kinh tế hiện nay
là gì?
2. Những thành tựu và
thách thức ( SGK ).
4. Củng cố:
1/ Nền kinh tế nươc ta trước thời kì đổi mới có đặc điểm gì?
a.Ngành nông-lâm-ngư vẫn chiếm tỉ lệ cao.
b.Công nghiệp-xây dựng chưa phát triển.
c.Dịch vụ bước đầu có phát triển.
d.Tất cả các đáp án trên.
2/Hiện tại nền kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng nào?
a.Theo hướng công nghiệp hoá.
b.Theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp, tăng tỉ trọng

các ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ.
c.Theo hướng đô thị hoá, công nghiệp hoá nông thôn .
d.Tất cả các hướng trên.
3/ Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta thể hiện:
a.Hình thành hệ thống các vùng kinh tế.
b.Quy hoạch các vùng kinh tế trọng điểm.
c. Đô thị hoá gắn với công nghiệp hoá.
d.Tất cả các đáp án trên.
4/Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế nước ta, thành phần chiếm tỉ
trọng lớn là:
a.Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài .
b.Kinh tế tập thể.
c.Kinh tế nhà nước.
d.Kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể.
5. Dặn dò:
-Trả lời câu hỏi và làm bài tập 1,2,3 trang 23 SGK
-Ôn tập kiến thức địa lí 8:
-Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam.
-Đặc điểm khí hậu, đất Việt Nam.
Nguyễn Văn Tám – THCS Mỹ Hoà
13

Tiết7: ( Bài7 ) Soạn: 8/9/2008
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần:
- Nắm được vai trò của các nhân tố TN và KT-XH đối với sự phân bố nông nghiệp ở nước ta.
- Thấy được những nhân tố này đã ảnh hưởng đến sự hình thành nền nông nghiệp nước ta là nền
nông nghiệp nhiệt đới, đang phát triển theo hướng thâm canh và chuyên môn hóa.

2. Về kỹ năng :
- Có kỹ năng đánh giá giá trị kinh tế các tài nguyên thiên nhiên .
- Biết lập sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam
- Bản đồ khí hậu Việt Nam
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ :
- Sự chuyển dịch nền kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới được thể hiện như thế nào?
2. Bài mới Nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của
các ĐKTN. Các điều kiện KT- XH tạo điều kiện thúc đẩy nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.
Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng
-Nước ta có những loại đất nào? Loại đất nào
chiếm diện tích lớn nhất?
- Nơi phân bố hai nhóm đất cơ bản? Các cây
trồng thích hợp cho hai loại đất trên?
* Tóm tắt sơ đồ hóa tài nguyên đất:
Đất phù sa: phân bố-cây trồng
Tài nguyên đất:
Đất feralit: phân bố- cây trồng
- Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 8, hãy trình
bày đặc điểm khí hậu của nước ta.
- Những thuận lợi và khó khăn của các đặc
điểm khí hậu trên
→ Nhiệt độ trung bình năm trên 21
0
C, lượng
bức xạ mặt trời 1 triệu Kcal/m
2
/năm, có từ

1400-3000 giờ nắng /năm, từ 180-200 ngày
nắng
Gió mùa:GMMĐ: lạnh khô
GMMH: nóng ẩm mưa nhiều
Độ ẩm trên 80%, lượng mưa 1500-
2000mm/năm
- Hãy kể tên một số loại rau quả đặc trưng theo
mùa hoặc tiêu biểu theo địa phương?
I. Các nhân tố tự nhiên
1. Tài nguyên đất
- Đất là tài nguyên vô cùng quí giá, là tư liệu
sản xuất không thể thay thế được của ngành
nông nghiệp.
- Hai nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất là đất
phù sa và đất feralit.
2. Tài nguyên khí hậu
- Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm
- Khí hậu nước ta phân hóa rất rõ rệt theo chiều
Bắc-Nam, theo mùa và theo độ cao
- Nền nông nghiệp còn gặp nhiều tai biến thiên
nhiên
3. Tài nguyên nước
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày
Nguyễn Văn Tám – THCS Mỹ Hoà
14
-HS: “Nước ta thiếu nước tưới”. Tại sao thủy
lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh
nông nghiệp ở nước ta?.
+ chống úng lụt trong mùa mưa bão
+ tưới nước trong mùa khô

+ Cải tạo đất, mở rộng diện tích đất canh tác
+ tăng vụ, thay đổi mùa vụ
- Cho ví dụ về việc lai tạo các giống cây trồng,
vật nuôi:
+ Cây trồng: ngô lai VN10, lúa lai, đậu xanh
+ Vật nuôi: bò lai sin, lợn siêu nạc, gà, vịt
- Nhắc lại số dân thành thị và nông thôn nước
ta.
- Nguồn lao động năm 2003 là bao nhiêu?
- Người lao động Việt Nam có ưu điểm gì?
- HS đọc sơ đồ cơ sở VC-KT ở SGK
- Kể tên một số cơ sở VC-KT trong nông
nghiệp để minh họa rõ hơn sơ đồ ở SGK
+ Thủy lợi: đắp đập, đào kênh mương
+ Dịch vụ trồng trọt: phân, thuốc, vôi, kích
thích
+ Dịch vụ chăn nuôi: lai tạo, tiêm phòng
+ Cơ sở VC-KT khác: lịch thời vụ, KH-KT
- Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với
phát triển nông nghiệp?( động viên làm giàu 1
cách chính đáng, kinh tế hộ gia đình, trang trại,
giao đất lâu dài, mở rộng hợp tác quốc tế )
- Cho ví dụ về vai trò của thị trường đối với tình
hình sản xuất một số loại nông sản
đặc
- Nguồn nước ngầm cũng khá dồi dào
4. Tài nguyên sinh vật
- Nước ta có tài nguyên động, thực vật phong
phú
- Nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng

tốt thích nghi với khí hậu.
II. Các nhân tố kinh tế- xã hội
1. Dân cư và lao động nông thôn
- Nước ta có khoảng 74% dân số sống ở nông
thôn và 60 % lao động trong nông nghiệp
- Người lao động có nhiều kinh nghiệm, sáng
tạo trong sản xuất nông nghiệp
2. Cơ sở vật chất- kỹ thuật
(SGK)
3. Chính sách phát triển nông nghiệp
- Tạo ra các mô hình phát triển thích hợp
- Hoàn thiện cơ sở vật chất- kỹ thuật
- Mở rộng thị trường và ổn định đầu ra cho sản
phẩm
4. Thị trường trong và ngoài nước
- Thị trường được mở rộng đã thúc đẩy sản
xuất, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý

3.Củng cố
1/ Phân tích những thuận lợi của TNTN để phát triển nông nghiệp ở nước ta.
2/ Phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng ntn đến phát triển nông nghiệp?
+ Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản
+ Thúc đẩy sự phát triển các vùng chuyên canh
+ Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp
4. Dặn dò
- Sưu tầm tài liệu tranh ảnh về thành tựu trong sản xuất lương thực của nước ta từ 1980- nay
- Chuẩn bị “ Sự phát triển và phân bố nông nghiệp”
5 Rút kinh nghiệm
Nguyễn Văn Tám – THCS Mỹ Hoà

15
Tiết 8: ( Bài 8 ) Soạn: 10/9/2008
SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần:
- Nắm được đặc điểm phát triển và phân bố một số cây trồng, vật nuôi.
- Nắm vững sự phân bố SXNN với sự hình thành các vùng sản xuất tập trung các sản phẩm nông
nghiệp chủ yếu.
2. Về kỹ năng :
- Có kỹ năng phân tích bảng số liệu .
- Rèn luyện kỹ năng phân tích sơ đồ ma trận( bảng 8.3)
- Biết đọc lược đồ nông nghiệp Việt Nam
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bản đồ nông nghiệp Việt Nam
- Tư liệu tranh về các thành tựu trong sản xuất nông nghiệp
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
- Trong các nhân tố KT-XH, nhân tố nào quan trọng nhất?
3. Bài mới:Nền nông nghiệp nước ta gần đây đã có bước phát triển vượt bậc.Giá trị sản lượng
tăng nhanh, phân bố sản xuất cũng có sự thay đổi rõ rệt. Bài học nầy…….
Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng
- Em hãy cho biết ngành SXNN gồm mấy ngành
lớn?
- Dựa vào bảng 8.1, cho biết:
+ Ngành trồng trọt gồm những nhóm cây nào?
+ Nhận xét tỉ trọng cây lương thực, cây công
nghiệp trong cơ cấu giá trị SX ngành trồng trọt?
+ Sự thay đổi này nói lên điều gì?( thoát khỏi

độc canh cây lúa, trồng các cây công nghiệp
hàng hóa cho chế biến)
** Hoạt động nhóm:Chia lớp làm 6 nhóm theo
3 nội dung 1-2-3 với câu hỏi:
+ Gồm những loại cây nào?
+ Thành tựu( tăng bao nhiêu lần)
+ Phân bố- Vùng trọng điểm
* Câu hỏi phụ cho mỗi nhóm:
- Nhóm 1,2
:+ Tại sao trước đây thiếu lương thực mà hiện
nay xuất khẩu lúa gạo đứng thứ 2 trên thế giới?
( Thuận lợi về ĐKTN, nhân tố KT-XH: chính
sách của Đảng và nhà nước, thị trường tiêu thụ
rộng lớn, cơ sở VC-KT hoàn thiện )
+ Xác định 2 vùng trọng điểm trên bản đồ. Tại
I.Ngành trồng trọt
1. Cây lương thực
- Bao gồm cây lúa và cây hoa màu
- Đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu
- Hai vùng trọng điểm là ĐBSCL và ĐBSH
2. Cây công nghiệp
Nguyễn Văn Tám – THCS Mỹ Hoà
16
sao ĐBSCL là trọng điểm số1? (diện tích rộng
lớn, ĐKTN thuận lợi )
-Nhóm 3,4:
+ Tại sao Tây Nguyên và ĐNB lại trồng được
nhiều cây công nghiệp?( Đất, khí hậu, nước
ngầm; các nhà máy chế biến thúc đẩy ngành
trồng cây CN phát triển)

+ Cây dừa là cây lâu năm tại sao lại được trồng
nhiều ở ĐBSCL? ( khí hậu cận xích đạo, vùng
ven biển có đất phù sa mặn)
- Nhóm 5: Tại sao cây ăn quả tập trung nhiều ở
miền Nam?( ĐK khí hậu nhiệt đới điển hình,
diện tích đất phù sa rộng lớn được bồi đắp hằng
năm, đất xám phủ ba dan )
- Nước ta nuôi những con vật nào là chính?
- Tại sao bò sữa được nuôi nhiều ở ven các thành
phố lớn?( gần thị trường tiêu thụ)
- Lợn được nuôi nhiều ở đâu? (ĐBSH). Tại sao?
(có nhiều thức ăn, nhu cầu tiêu thụ nhiều)
- Ngành chăn nuôi đang gặp phải những khó
khăn gì?( Cúm, lỡ mồm long móng, tai xanh,
năng suất thấp, giá trị xuất khẩu thấp )
- Bao gồm cây hằng năm và cây lâu năm
- Sản phẩm cây công nghiệp có giá trị xuất
khẩu cao, cung cấp cho công nghiệp chế biến
- Hai vùng cây công nghiệp trọng điểm: Tây
Nguyên và ĐNB
3. Cây ăn quả
- Nước ta có nhiều loại quả ngon, được thị
trường ưa chuộng
- Hai vùng trọng điểm : ĐBSCL và ĐNB
II. Ngành chăn nuôi
Đặc
điểm
Trâu-bò Lợn Gia cầm
Vai
trò

Lấy sức
kéo,thịt,sữa,
phân bón
Lấy thịt,
phân bón
Lấy thịt,
trứng
Số
lượn
g
Trâu:3 triệu
Bò: 4 triệu
23 triệu
con
230 triệu
con
Phân
bố
TDvàMNBB
BTB
Duyên hải
NTB
ĐBSHvà
ĐBSCL
Đồng
bằng
4. Củng cố
- Trình bày đặc điểm của ngành trồng trọt
- Tại sao ĐBSCL là trọng điểm lúa lớn nhất nước ta?
- Vì sao Tây Nguyên và ĐNB lại trồng được nhiều cây công nghiệp?

5. Dặn dò
- Về nhà làm bài tập số 2 ở trang 33 SGK ( GV: Hướng dẫn cách vẽ )
- Chuẩn bị: “ Sự phát triển thủy sản”
6. Rút kinh nghiệm
Nguyễn Văn Tám – THCS Mỹ Hoà
17


Tiết 9:( Bài9 ) Soạn: 12/9/2008
SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần:
- Nắm được các loại rừng ở nước ta, vai trò của ngành lâm nghiệp trong việc phát triển KT-XH và
bảo vệ môi trường, các khu vực phân bố chủ yếu của ngành lâm nghiệp
- Thấy được nước ta có nguồn lợi khá lớn về thủy sản. Những xu hướng mới trong phát triển và
phân bố ngành thủy sản.
2. Về kỹ năng :
- Có kỹ năng làm việc với bản đồ, lược đồ .
- Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ đường
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bản đồ lâm ngư nghiệp Việt Nam
- Lược đồ lâm nghiệp, thủy sản Việt Nam
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra:
- Trình bày đặc điểm của ngành nông nghiệp ở nước ta
- Tại sao Tây Nguyên và ĐNB lại trồng được nhiều cây công nghiệp?
3. Bài mới: Nước ta có 3/4 diện tích là đôì núi và đường bờ biển dài 3260 km đó là điều kiện
thuận lợi để phát triển lâm nghiệp và thuỷ sản.
Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng

- Nước ta giàu tài nguyên rừng nhưng rừng nước ta
bị cạn kiệt nhanh chóng. Vì sao?
→Độ che phủ rừng: Diện tích đất lâm nghiệp có
rừng che phủ
- Dựa vào bảng 9.1, hãy cho biết cơ cấu các loại
rừng ở nước ta. Nêu chức năng của từng loại rừng
phân theo mục đích sử dụng.
→ Phòng hộ: chống lũ, chống xói mòn, bảo vệ bờ
biển, chống cát bay
-Xác định trên bản đồ các khu vực dự trữ thiên
nhiên: Cúc Phương, Ba Vì, Bạch Mã, Cát Tiên
- Quan sát hình 9.2, nêu sự phân bố của các loại
rừng:
+ Rừng phòng hộ: núi cao và ven biển
+ Rừng sản xuất: núi thấp và trung bình
- Cơ cấu ngành lâm nghiệp bao gồm những hoạt
động nào?
→ Phấn đấu đến năm 2010 đưa độ che phủ rừng lên
45%
→ HS quan sát hình 9.1 về mô hình kinh tế nông
lâm kết hợp
I. Lâm nghiệp
1. Tài nguyên rừng
- Nước ta có diện tích rừng lớn nhưng hiện
nay đã bị cạn kiệt, độ che phủ của rừng
khoảng 35 %(2000)
- Chức năng của rừng phân theo mục đích
sử dụng:
+ Rừng sản xuất:cung cấp nguyên liệu cho
công nghiệp, dân dụng và xuất khẩu.

+ Rừng phòng hộ: phòng chống thiên tai,
bảo vệ môi trường
+ Rừng đặc dụng: bảo vệ hệ sinh thái, các
giống loài quí hiếm
2. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp
- Hằng năm nước ta khai thác khoảng 2,5
triệu m
3
gỗ ở khu vực rừng sản xuất
- Ngành lâm nghiệp bao gồm khai thác gỗ,
lâm sản và hoạt động trồng, bảo vệ rừng
- Mô hình nông lâm kết hợp góp phần bảo
Nguyễn Văn Tám – THCS Mỹ Hoà
18
- Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích gì? Tại sao
chúng ta vừa khai thác vừa bảo vệ rừng?( BVMT,
ổn định việc làm và nâng cao đời sống người dân
miền núi
→ GV nhấn mạnh về vai trò của thủy sản đối với
KT-XH và góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển
của nước ta.
- Nước ta có những ĐKTN nào thuận lợi để phát
triển ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản (sông,
ao hồ, biển, đầm phá, rừng ngập mặn)
- Xác định trên bản đồ 4 ngư trường trọng điểm.
- Hãy cho biết những khó khăn cho nghề khai thác
và nuôi trồng thủy sản?( TN: bão, gió mùa ĐB, ô
nhiễm môi trường biển: Xh: vốn đầu tư, khai thác
quá mức ở vùng ven bờ làm cạn kiệt( thuốc nổ,
điện)

→ Nước ta có 29/64 tỉnh thành giáp biển
- NTB và NB phát triển mạnh nhất. Giải thích vì
sao? (vĩ độ, khí hậu )
- Hãy so sánh số liệu trong bảng 9.2 rút ra nhận xét
về sự phát triển của ngành thủy sản. (sản lượng, sản
lượng giữa khai thác và nuôi trồng)
- Dựa vào SGK và vốn hiểu biết hãy cho biết tình
hình xuất khẩu thủy sản của nước ta hiện nay.
→ Ngư nghiệp thu hút khoảng 1,1 triệu lao động
trong các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và chế biến.
- Ngành xuất khẩu thủy sản hiện nay đang gặp phải
những khó khăn gì?( kiện bán phá giá, dư lượng
kháng sinh cao )
vệ rừng và nâng cao đời sống người dân
II. Ngành thủy sản
1. Nguồn lợi thủy sản
- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để
phát triển ngành khai thác và nuôi trồng
thủy sản nước ngọt, mặn, lợ
- Có 4 ngư trường trọng điểm với nhiều bãi
tôm, mực, cá
- Việc phát triển ngành thủy sản còn gặp
nhiều khó khăn
2. Sự phát triển và phân bố ngành thủy
sản
- Khai thác hải sản có sản lượng tăng khá
nhanh
- Nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh, đặc
biệt là nuôi tôm, cá.
- Xuất khẩu thủy sản là đòn bẩy tác động

đến toàn bộ các khâu khai thác, nuôi trồng
và chế biến thủy sản.
4. Củng cố
* ĐKTN cơ bản thuận lợi để phát triển ngành lâm nghiệp nước ta là:
a. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm
b. Có 3/4 diện tích lãnh thổ là đồi núi
c. Được nhà nước hỗ trợ vốn và kỹ thuật
d. Tất cả ý trên
- Hướng dẫn làm bài tập 3 trang 37
5. Dặn dò
- Học và nắm các kiến thức về ngành trồng trọt và chăn nuôi
- Chuẩn bị “ Thực hành”( Mang theo compa, thước )
6. Rút kinh nghiệm

Nguyễn Văn Tám – THCS Mỹ Hoà
19
Tiết 10: ( Bài 10 ) THỰC HÀNH Soan: 16/9/2008
VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG
PHÂN THEO CÁC LOẠI CÂY, SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần:
- Nắm được sự thay đổi về qui mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng các loại cây
2. Về kỹ năng :
- Rèn luyện kỹ năng xử lý bảng số liệu theo các yêu cầu riêng của vẽ biểu đồ .
- Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cơ cấu (hình tròn) và vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng
- Rèn luyện kỹ năng đọc biểu đồ, rút ra các nhận xét và giải thích
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Compa, thước, máy tính
- Bảng số liệu đã xử lý( Bài tập 1)
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra:
- Trình bày đặc điểm ngành trồng trọt và chăn nuôi ở nước ta.
- Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng
- Hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích
gieo trồng các nhóm cây.
Biểu đồ năm 1990 có bán kính là 20mm
Biểu đồ năm 2002 có bán kính là 24mm
** Yêu cầu:
+ Tính tỉ lệ phần trăm theo nhóm cây
+ Vẽ biểu đồ cơ cấu theo qui tắc: bắt đầu từ tia 12
giờ, vẽ thuận chiều kim đồng hồ
* Lưu ý: 1 % tương ứng với 3,6
0
- Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét về
sự thay đổi qui mô diện tích và tỉ trọng diện tích
gieo trồng của các nhóm cây
1. Bài tập 1.
Loại cây Cơ cấu diện tích gieo
trồng (%)
Năm 1990 Năm
2002
Tổng số
Cây lương thực
Cây công
nghiệp
Cây thực phẩm,
ăn quả và cây

khác
100%
71,6 %
13,3 %
15,1 %
100 %
64,8 %
18,2 %
17 %
a. Vẽ biểu đồ: Vẽ 2 biểu đồ hình tròn
- Chú thích: Ba chú thích ( Hai biểu đồ chú
thích giống nhau)
- Tên biểu đồ: Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện
tích gieo trồng phân theo các loại cây năm
1990 và 2002 (%)
Nguyễn Văn Tám – THCS Mỹ Hoà
20
- Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ
- Chú ý khoảng cách về thời gian
b. Nhận xét về sự thay đổi qui mô diện tích
và tỉ trọng diện tích gieo trồng của cây
lương thực và cây công nghiệp
- Cây lương thực: diện tích gieo trồng tăng
nhưng tỉ trọng giảm
- Cây công nghiệp: diện tích gieo trồng tăng
và tỉ trọng cũng tăng
2. Bài tập 2.
- Vẽ biểu đồ đường
- Chú thích: 4 đường biểu diễn
- Tên biểu đồ:Biểu đồ thể hiện chỉ số tăng

trưởng đàn gia súc, gia cầm qua các năm
1990, 1995, 2000 và 2002
- Nhận xét:
+ Đàn gia cầm và đàn lợn tăng: vì nhu cầu
thực phẩm tăng mạnh
+ Đàn trâu không tăng: nhu cầu về sức kéo
giảm

* Dặn dò:
- Ôn lại cách vẽ biểu đồ: Hình tròn, đường, cột.
- Cho biết các nhân tố chính tác động đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
* Rút kinh nghiệm

Nguyễn Văn Tám – THCS Mỹ Hoà
21

Tiết 11:( Bài11 ) Soạn: 20/9/2008
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần:
- Nắm được các nhân tố tự nhiên và KT- XH đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp.
- Hiểu việc lựa chọn cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ công nghiệp phù hợp phải xuất phát từ việc
đánh giá đúng tác động của các nhân tố này.
2. Về kỹ năng :
- Có kỹ năng đánh giá ý nghĩa kinh tế của các tài nguyên thên nhiên .
- Rèn luyện kỹ năng sơ đồ hoá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bản đồ địa chất, khoáng sản Việt Nam hoặc át lát địa lí Việt Nam.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra:
- Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bbố nông nghiêp nước ta?
3. Bài mới: Tài nguyên thiên nhiên là tài sản hết sức quí giá của quốc gia, là cơ sở quan trọng
hàng đầu để phát triển công nghiệp, sự phát triển và phân bố công nghiệp chịu sự tác động bởi các
nhân tố KT- XH .
Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng
Họat động 1 ( Cá nhân)
- Phần nầy GV dạy bằng phương pháp sơ đồ hoá về
các nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta đối
với sự phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
- Dựa vào kiến thức đã học hãy cho biết các nguồn
TNTN chủ yếu ở nước ta? (Khóang sản, thuỷ sản,
đất, khí hậu, rừng,…)?.
- Dựa vào bản đồ địa chất -khoáng sản, hãy nhận
xét về ảnh hưởng của phân bố tài nguyên khoáng
sản tới phân bố một số ngành công nghiệp trọng
điểm?.
+ Công nghiệp khai thác nhiên liệu: Than ( TD-
MN Bắc Bộ).
+ CN luyện kim : Đen, màu ( TD- MN Bắc Bộ).
+ CN hoá chất: Phân bón hoá chất ( TD- MN Bắc
Bộ), phân bón, dầu khí ( Đông Nam Bộ).
+ CN sản xuất VLXD: ĐBSH, BTB → nguồn
TNTN rất quan trọng nhưng không phải là nhân tố
quyết định.
Họat động 2 ( nhóm)
- Dân cư và lao động nước ta có gì thuận lợi cho
việc phát triển và phân bố công nghiệp?
I. Các nhân tố tự nhiên:

- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng tạo cơ sở
nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng để
phát triển nhiều ngành công nghiệp.
- Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là
cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp
trọng điểm.
- Sự phân bố các tài nguyên khác nhau tạo
ra các thế mạnh khác nhau cho từng vùng.
2. Các nhân tố KT-XH:
1. Dân cư và lao động
- Nước ta có số dân đông, thị trường tiêu
Nguyễn Văn Tám – THCS Mỹ Hoà
22
→ Giá nhân công rẻ, tiếp thu nhanh.
- Hạn chế?
- Đặc điểm cơ sở VC – KT của nước ta đối với sự
phát triển và phân bố công nghiệp?
- Việc cải thiện hệ thống đường giao thông có ý
nghĩa như thế nào đối với phát triển công nghiệp?
+ Nối liền các ngành, các vùng sản xuất, giữa sản
xuất với tiêu thụ.
+ Gắn kết nền kinh tế nước ta với các nước khác
- Nước ta đã đề ra những chính sách nào để phát
triển công nghiệp?
→ Thu hút FDI, đổi mới thủ tục hành chính, VN
sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước…
- Thị trường có ý nghĩa ntn đối với phát triển CN?
+ Thị trương có mối quan hệ trực tiếp với sản xuất
CN.
+ Thị trường hay nhu cầu của con người luôn luôn

thay đổi nên hoạt công nghiệp phải luôn có tính linh
hoạt để đáp ứng nhu cầu thị trường → thép Trung
Quốc, XK giày da, hàng thực phẩm,…
thụ lớn.
- Nguồn lao động dồi dào và có khả năng
tiếp thu KH-KT cao.
2. Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng
- Trình độ công nghệ còn thấp, chưa đồng
bộ và chỉ phân bố tập trung ở một số vùng.
- Cơ sở hạ tầng đang từng bước cải thiện.
3. Chính sách phát triển công nghiệp:
- Chính sách CNH và đầu tư phát triển CN.
- Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành
phần và các chính sách khác.
4. Thị trường
- Hàng công nghiệp nước ta có thị trường
trong nước rộng lớn, nhưng có sự cạnh
tranh quyết liệt của hàng ngoại nhập.
- Sức ép cạnh tranh trên thị trường xuất
khẩu.
4. Củng cố
* Nêu lại các nhân tố KT- XH ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
* Hãy sắp xếp… phân bố công nghiệp
+ Các yếu tố đầu vào: Nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, LĐ, cơ sở VC - KT,…
+ Các yếu tố đầu ra: Thị trường trong và ngoài nước.
+ Chính sách phát triển công nghiệp tác động cả đầu vào và đầu ra.
5. Dặn dò
- Về nhà làm bài tập số 2 ở trang 41 SGK
- Chuẩn bị “ Sự phát triển …CN”. Hãy kể tên các ngành CN trọng điểm ở nước ta.
6. Rút kinh nghiệm


Nguyễn Văn Tám – THCS Mỹ Hoà
23
Tiết 12:( Bài12 ) Soạn: 24/9/2008
SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần:
- Nắm được tên của số ngành công nghiệp chủ yếu ở nước ta và một số truung tâm công nghiệp
chính của các ngành.
- Nắm được hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất là bĐBSCL và ĐNB.
2. Về kỹ năng :
- Đọc và phân tích biểu đồ cơ cấu công nghiệp, lược đồ các nhà máy thuỷ điện vaàcác mỏ than,
dầu, khí, …
- Đọc và phân tích lược đồ các trung tâm công nghiệp VN>
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bản đồ công nghiệp và kinh tế chung Việt Nam.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra:
- Các nhân tố tự nhiên và KT-XH ảnh hưởng đến sự phát triển ìa phân bố công nghiệp. Trong các
nhân tố trên, nhân tố nào quan trọng nhất? Vì sao?
3. Bài mới: Trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, CN có vai trò rất to lớn trên mọi lĩnh vực…
đó là những vấn đề được đề cập trong bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng
Họat động 1 ( Cá nhân)
- Dựa váo SGK và thực tế hãy cho biết: Cơ cấu CN
phân theo thành phần kinh tế ở nước ta phân ra ntn?
( Trong đó khu vực nhà nước giữ vai trò chủ đạo).
→ Dựa vào H12.1, Hãy cho biết cơ cấu CN gồm
những ngành nào và sắp xếp thứ tự theo ngành CN

trọng điểm của nước ta theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ.
Cho biết 3 ngành có tỉ trọng lớn nhất?
Họat động 2 ( 5 nhóm lớn) Mỗi nhóm nghiên cứu
một nội dung về: Tình hình phát triển, phân bố chủ
yếu, xác định trên bản đồ.
→ Trữ lượng than 6,6 tỉ tấn ( đứng đầu ĐNÁ)
→ Dầu khí ở thềm lục địa phía Nam có trữ lượng
5,6 tỉ tấn dầu qui đổi, xếp thứ 31/ 85 nước có dầu.
- Xác định trên H 12.2 các nhà máy điện chạy bằng
than, khí, thuỷ điện,…
- Sự phân bố các nhà máy thuỷ điện có đặc điểm gì
chung?
+ Nhiệt điện phía Bắc : Gần than Quảng Ninh
+ ……………… Nam : Ở Đông Nam Bộ.
I . Cơ cấu ngành công nghiệp:
- Hệ thống công nghiệp nước ta gôm có các
cơ sở nhà nước, tư nhân và các cơ sở có
vốn đầu tư nước ngoài.
- Nền CN nước ta có cơ cấu đa dạng.
II Các ngành CN trọng điểm:
1.Công nghiệp khai thác nhiên liệu:
- Khai thác than chủ yếu ở Quảng Ninh.
- Dầu khí được phát hện và khai thác chủ
yếu ở thềm lục địa phía Nam.
2. Công nghiệp điện:
- CN điên nước ta hiện nay có nhiệt điện và
thuỷ điện.
- Hiện nay mỗi năm sản xuất khoảng 53 tỉ
Kwh (2005)3.
3.Một số ngành CN nặng khác:

- Công nghiệp cơ khí điện tử.
- Công nghiệp hoá chất.
Nguyễn Văn Tám – THCS Mỹ Hoà
24
+ Thuỷ điện được phân bố trên các dòng sông có
trữ năng thuỷ điện lớn.
→ năm 1976 sản xuất được 2,4 tỉ Kwh, bình quân
51 Kwh/ người, năm 2005 sản xuất được 53 tỉ Kwh
(bình quân 655 Kwh/ người) TB thế giới 2156 Kwh,
các nước phát triển là 7366 Kwh/ người.
- Cho ví dụ về sản phẩm của ngành cơ khí điện tử.
- Xác định các trung tâm tiêu biểu của các ngành cơ
khí điện tử, hoá chất, các nhà máy xi măng,…
→ Đây là ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ
cấu giá trị SX công nghiệp.
- CN chế biến LTTP ở nước ta có những thế mạnh
gì?( nguyên liệu tại chỗ, phng phú, thị trượng
lớn…).
- Ngành dệt may dựa trên ưu thế gì?
- Tai sao các thành phố trên là những trung tâm dệt
may lớn nhất? (Ưu thế về máy móc, kỹ thuật, cảng,
…)
- Dựa vào H12.3, háy xác định hai khu vực tập
trung dệt may lớn nhất cả nước? Kể tên một số
trung tâmCN tiêu biểu cho hai khu vực trên?
- Công nghiệp sản xuất và vật liệu xây
dựng.
4. Công nghiệp chế biến lương thực thực
phẩm:
- Đây là ngành chiểm tỉ trọng cao nhất

trong cơ cấu giá trị sản xuất CN.
- Chế biến sản phẩm trông trọt, chăn nuôivà
thuỷ sản.
5. Công nghiệp dệt may:
- Là ngành SX hàng tiêu dùng quan trọng
và là mọt trong những mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của nước ta
- Trung tâm dệt may lớn: Hà Nôi, TPHCM,
Nam Định,…
III. Các trung tâm công nghiệp lớn
- TPHCM và Hà Nội là 2 trung tâm CN lớn
nhất cả nước.
4. Củng cố
- Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp của nước ta khá đa dạng?.
- Nêu đặc điểm các ngành CN trọng điểm của nước ta?
- Xác định trên bản đồ các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện.
5. Dặn dò
- Chuẩn bị lược đồ VN để trống.
- Tìm hiểu bài ( Vai trò….dịch vụ). Tìm hiểu ngành di8chj vụ nước ta trong thời kì đổi mới( 1986
đến nay).
6. Rút kinh nghiệm
Nguyễn Văn Tám – THCS Mỹ Hoà
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×