Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Một số nhân vật lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.89 KB, 4 trang )

CÔLÔMBÔ (1451 - 1506)
Crixtôphôrô Côlômbô (Christophoro Colombo) - nhà hàng hải Italia, phục vụ triều đình vua Tây
Ban Nha, thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên qua Đại Tây Dương và tìm ra châu Mỹ.
Côlômbô xuất thân trong gia đình công nhân dệt ở Giênôva, một hải cảng sầm uất ở phía Bắc Italia.
Ông thường có những suy nghĩ táo bạo và lãng mạn, luôn mơ ước vượt trùng dương tới miền đất xa
lạ. Ông đã nhiều lần vượt biển theo các đoàn tàu buôn. Năm 1476, ông sang Bồ Đào Nha đề xuất dự
án vượt đại dương theo hướng tây tới Nhật Bản và Trung Quốc, nhưng vua Bồ Đào Nha không
chấp thuận. Ông bỏ sang Tây Ban Nha và được vua Tây Ban Nha Phecnanđô và nữ hoàng Ixabenla
chấp nhận dự án và cấp kinh phí cho ông thực hiện cuộc thám hiểm.
Ngày 3-8-1492, Côlômbô được phong Đô đốc, cầm đầu một đoàn tàu gồm ba thuyền buồm và 60
thủy thủ rời cảng Palôxơ (Nam Tây Ban Nha) đi tìm đường sang ấn Độ theo hướng tây. Sau hai
tháng rưỡi lênh đênh ngoài biển khơi Đại Tây Dương đầy gian khổ và lo âu, ngày 12-10-1492, đoàn
tàu của Côlômbô đến được vùng quần đảo Bahama, rồi Cuba và Haiti. Côlômbô tưởng rằng mình
đã đến Nhật Bản hoặc những hòn đảo ven bờ ấn Độ (cho nên ông gọi dân bản xứ là người ấn Độ -
Indian). Nhưng gần nửa năm sục sạo ở các hòn đảo này, ông không tìm thấy hạt tiêu và hương liệu
và những thứ hàng đắt giá ở châu Âu, mà chỉ thu hoạch được một ít vàng và đường. Tháng 3-1943,
ông trở về Tây Ban Nha, được triều đình và nhân dân Tây Ban Nha đón tiếp trọng thể. Ông được
vua Tây Ban Nha phong phó vương các thuộc địa ở Tần lục địa.
Từ 1493 - 1504, Côlômbô còn thực hiện ba chuyến thám hiểm nữa sang lục địa mới. Ông đã khám
phá ra hầu hết các đảo trên quần đảo Ăngti và cả bờ biển Trung Mỹ. Nhưng số vàng bạc và của cải
mà ông mang về cho vua Tây Ban Nha quá ít ỏi, vì thế ông không được nhà vua tín nhiệm nữa.
Năm 1506, ông mất tại một thành phố nhỏ ở miền Bắc Tây Ban Nha trong sự nghèo khổ và lãng
quên.
GAMA (VAXCÔ ĐƠ) (k. 1469 - 1524)
Vaxcô đơ Gama (Vasco de Gama) - nhà hàng hải Bồ Đào Nha đã hoàn thành cuộc thám hiểm vòng
quanh châu Phi sang ấn Độ lần đầu tiên (1497 - 1498).
Vaxcô đơ Gama thủy thủ Đồ Đào Nha, từ thời niên thiếu đã theo các tàu buôn qua lại nhiều nước ở
châu Âu và dọc bờ biển châu Phi. Sau cuộc thám hiểm thành công của Bactôlômêu Điaxơ tới mỏm
cực Nam châu Phi (1487), nhiều nhà hàng hải muốn tiếp tục hoàn thành cuộc thám hiểm sang ấn
Độ, nhưng vua Bồ Đào Nha đã chọn Vaxcô đơ Gama, nhà hàng hải dũng cảm và có chí lớn này
thực hiện.


Ngày 6-7-1497, Vaxcô đơ Gama chỉ huy đoàn tàu gồm 4 chiếc Caravela cùng 168 thủy thủ, mở đầu
cuộc thám hiểm. Cuối năm, họ tới mũi Bão Táp và đi lên phía Bắc. Vaxcô đơ Gama loanh quanh ở
bờ biển phía đông Châu Phi một thời gian không dám vượt qua ấn Độ Dương. Sau nhờ một thủy thủ
ARập thông thuộc đường đi và hiểu biết gió mùa ở ấn Độ Dương dẫn đường đoàn tàu của Vaxcô đơ
Gama cập được bến Calicut ở bờ biển Tây Nam ấn Độ (1498). Lưu lại ở đây hơn một năm, tiến
hành nhiều cuộc cướp bóc và cũng xảy ra nhiều vụ xung đột với các tàu buôn ARập và dân địa
phương, đến tháng 8-1499, đoàn tàu của Vaxcô đơ Gama trở về nước, chỉ còn 55 người sống sót,
nhưng chở về đầy vàng và hương liệu. Sau đó, Vaxcô đơ Gama còn trở lại ấn Độ nhiều lần và đã hi
sinh trên đất ấn Độ.
Magienlan (1480 - 1521)
Phecnan đơ Magienlan (Fernand de Magellan) - nhà hàng hải nổi tiếng, thực hiện chuyến thám
hiểm đầu tiên vòng quanh trái đất (1519 - 1522)
Magienlan, thủy thủ người Bồ Đào Nha, đã tham gia nhiều chuyến đi biển men theo bờ biển Tây
Phi và Đông Phi. Ông luôn có hoài bảo vượt trùng dương, đến những chân trời xa lạ.
Năm 1517, Magienlan đến thành phố Sêvila (Tây Ban Nha) được hoàng đế Tây Ban Nha ưu ái giúp
đỡ. Năm 1518, ông cưới con gái nhà quý tộc quyền thế Tây Ban Nha. Hoàng đế Tây Ban Nha trích
công quỹ chi phí cho chuyến thám hiểm của Magienlan như mua sắm tàu bè, vũ khí, chiêu mộ �
thủy thủ
Ngày 20/9/1519, ông chỉ huy đoàn tàu gồm 5 chiếc và 265 thủy thủ thực hiện cuộc hành trình vòng
quanh thế giới. Sau khi đi dọc theo bờ biển Nam Mỹ, men theo bờ biển phía Đông, ông đã tìm ra
một eo biển, ở giữa mũi cực Nam của đại lục này với đảo Đất Lửa, về sau eo biển này mang tên
ông, eo Magienlan.
Tiếp theo, đoàn thám hiểm đi vào một đại dương trong cảnh bể lặng sóng yên. Magienlan đặt tên là
Thái Bình Dương. Thái Bình Dương rộng lớn hơn Đại Tây Dương nhiều. Đoàn thám hiểm lênh
đênh giữa biển khơi hơn một năm trời, đói khát, bệnh tật đã làm họ kiệt quệ. Tháng 2.1521, đoàn
thám hiểm đến Philipin. Magienlan tìm thấy ở đây có nhiều hồ tiêu, hương liệu, mặt hàng rất quý
đối với châu Âu. Trong những cuộc đụng độ, cướp đoạt những sản phẩm này của dân bản xứ nhiều
thủy thủ bị giết, bản thân Magienlan cũng bị chết ngày 6/3/1521. Đoàn thám hiểm chỉ còn một tàu
vượt qua mũi Nam Phi trở về nước.
Ngày 15/4/1522, đoàn thám hiểm về đến Tây Ban Nha chỉ còn lại 13 thủy thủ, nhưng trên tàu đầy

ắp hương liệu.
Magienlan cùng các thủy thủ đã thực hiện một cuộc hành trình - một chuyến đi vòng quanh thế giới
lần đầu tiên. Cuộc thám hiểm đã khẳng định là Trái Đất hình tròn.
CÔPECNICH (1473 - 1543)
Nicôlai Côpecnich (Nicolai Copernic) - nhà thiên văn học vĩ đại người Ba Lan, người đầu tiên đề
xuất học thuyết Nhật tâm (coi mặt trời là trung tâm của thái dương hệ, các hành tinh khác quay
xung quanh mặt trời và tự xoay quanh mình), làm đảo lộn học thuyết của Ptôlêmê được giáo hội
Thiên chúa giáo chấp nhận cho đến bây giờ.
Côpecnich sinh ngày 19-2-1473 tại thành phố cảng Tôrun, Ba Lan. Cảng Tôrun xinh đẹp và sầm uất
nằm trên bờ sông Vistuyn, cách bờ biển Bantích chừng 100 dặm. Cha của Côpecnich là một thương
nhân khá giả, có uy tín trong thành phố. Nhưng cậu bị mồ côi cha khi vừa tròn 10 tuổi. May thay,
cậu được một giám mục giàu có là Luca Vagiencô, em trai của mẹ, đỡ đầu và gửi đến Italia học tập.
Côpecnich học cả về thần học, y học và cơ học.
Năm 1503, khi tốt nghiệp trở về Ba Lan, Côpecnich được cử làm giáo sĩ ở thành phố Phrômboóc.
Nhưng Côpecnich lại rất ham mê thiên văn học. Ngoài giờ hành lễ ở nhà thờ và thăm, chữa bệnh
cho người nghèo, ban đêm ông lại leo lên ngọn tháp của nhà thờ để quan sát các vì sao. Quan sát
bằng mắt thường và sử dụng những dụng cụ thiên văn thô sơ thời bấy giờ, Côpecnich cũng đã nhận
ra sự sai lầm của thuyết địa tâm của Ptôlêmê. Ông nhận thấy chỉ có Mặt Trăng quay xung quanh
Trái Đất, còn sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa và các hành tinh khác không quay xung quanh Trái Đất
mà quay xung quanh Mặt Trời. Chúng ta cảm thấy Mặt Trời và các vì sao quay xung quanh Trái
Đất, chính là vì Trái Đất chuyển động quanh trục của nó một lần trong một ngày đêm.
Học thuyết Nhật tâm của Côpecnich đã giáng một đòn nặng nề vào quan điểm "Vai trò của Thượng
đế sáng tạo ra thế giới" của giáo hội Thiên chúa giáo. Vì sợ bị giáo hội Thiên chúa giáo trừng phạt,
nên tuy phát kiến khi chưa đầy 40, nhưng vào cuối đời, ông mới công bố học thuyết này trong một
cuốn sách thiên văn học của ông.
Uylem Baren:
Uylem Baren, người đi biển Hà Lan là một trong những nhà thám hiểm đầu tiên của Bắc Cực. Năm
1596, trong chuyến đi thám hiểm lần thứ ba lên các biển Bắc , chiếc tàu của Baren bị mắc kẹt giữa
băng ở gần một hòn đảo “Đất mới”. Tất cả các thành viên trong đoàn phải rời tàu và sửa soạn trú
đông trên đảo. Thuỷ thủ phải dựng nhà với đầm và ván sàn dỡ ở tàu ra để sống tại đó, vừa đói, vừa

rét trong đêm dài Bắc Cực. Rồi khi hè đến, con tàu vẫn bị băng giá cầm từ. Vì vậy mọi người quyết
định sẽ quay về bằng xuồng. Nếu như không may mắn, tình cờ gặp được các thuỷ thủ Nga chắc họ
sẽ chết sạch. Trong số những người sống sót, vắng bóng Uylem Baren; dọc đường lênh đênh, ông
đã chết trên biển, sau này nơi đó mang tên ông: Biển Baren.
GALILÊ (1564 - 1642)
Galilêô Galilê (Galileo Galilei) - nhà vật lý và thiên văn học lỗi lạc người Italia.
Galilê xuất thân trong một gia đình thị dân nghèo ở thành phố Phlôrenxia xinh đẹp. Sau khi tốt
nghiệp vào loại xuất sắc ở trường trung học Phlôrenxia, ông xin vào học trường đại học tổng hợp
Pida. Ngoài 30 tuổi, ông trở thành giáo sư toán học nổi tiếng ở thành phố Pađua. Chính từ đây, tài
năng của nhà bác học nở rộ với những thực nghiệm và phát minh khoa học. Ông đã phát minh ra
nguyên lý về quán tính, định luật về sự rơi, về sự hợp lực của tốc độ Năm 1609, ông đã sáng chế
ra ống kính thiên văn viễn vọng (khi đó chỉ mới phóng đại được gấp 30 lần), nhờ đó, ông phát hiện
ra những vết đen trên mặt trời, những chỗ lồi lõm trên mặt trăng, những vệ tinh của sao Mộc và
những biến tướng của sao Kim. Vì ông thừa nhận học thuyết Nhật tâm của Côpécnich, học thuyết
đã bị giáo hội Thiên chúa giáo cấm đoán, nên ông không được dạy ở trường đại học nữa. Khi trở về
Phlôrenxia, ông đã cho xuất bản cuốn Đối thoại giữa Ptôlêmê và Côpecnich về hai hệ thống thế giới
(1632), trong đó ông đã đưa ra nhiều chứng cứ chứng tỏ sự đúng đắn của học thuyết Côpechnich,
do đó ông đã bị Tòa án giáo hội đưa ra xét xử (1632). Trước tòa, dưới áp lực của quan tòa, ông phải
tuyên bố tác phẩm của mình "sai lầm". Ông bị giáo hội giam cầm cho đến khi mất (1642). Tuy
nhiên trong nhà tù, ông lại tiếp tục viết một tác phẩm thiên văn học nữa trình bày quan điểm của
mình.
Galilê là một trong những nhà khoa học vĩ đại, một chiến sĩ dũng cảm bảo vệ chân lý khoa học của
thời đại Văn hóa Phục hưng.
Vituýt Berinh:
Ngày mồng 4 tháng sáu năm 1741, hai chiếc tàu Nga do Vituýt Berinh và Alécxây Tsicốp chỉ huy
tiến vào Thái Bình Dương với nhiệm vụ tìm một con đường từ bán đảo Cam-sát-ca đi sang Bắc mỹ.
Cuộc hành trình đầy gian truân, sau nhiều tháng lênh đênh trên biển, chiếc tàu của Tsicốp phải quay
về Cam-sát-ca. Một mình Be-rinh tiếp tục lên đường và vào tháng 7/1741 ông đã tới được bờ biển
nước Mỹ. Trên chặng về Be-rinh đã phát hiện nhiều đảo mới.
Tuy nhiên, niềm vui của thuyền trưởng không được trọn vẹn vì tình hình đen tối trên tàu, rất nhiều

người ốm do thiếu lương thực và nước ngọt, bản thân Be-rinh cũng bị mắc bệnh tê phù. Sau đó bão
tố đã xô tàu vào bờ một đảo lạ và chính nơi đây các thuỷ thủ đã chôn cất thuyền trưởng của mình.
Ngày nay cả hòn đảo lễn biển và eo biển giữa các Châu Á và Châu Mỹ do Vituýt Berinh phát hiện
đã mang tên ông.
James Cook
Bắt đầu từ một chú bé thuỷ thủ tập sự, Giêm Cúc bước vào nghề hàng hải rất trẻ, sau đó trở thành
thuyền trưởng. Năm 1768, thuyền trưởng Giêm cúc tiến hành chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế
giới trên chiếc tàu Inđivơ. Phải ba năm sau mới trở về Anh quốc, tổ quốc của ông. Ít lâu sau, Giêm
Cúc lại chuẩn bị một chuyến thám hiểm đi tìm “mảnh đất phương Nam” huyền bí. Tuy không tìm ra
mảnh đất này, nhưng Giêm Cúc đã phát hiện được rất nhiều đảo trong Thái Bình Dương. Những
chiếc tàu do Giêm Cúc chỉ huy đã dọc ngang biển cả, qua tất cả các vĩ tuyến, lướt trên vùng nước
nóng xích đạo do mặt trời biển thiêu đốt và lênh đênh trên biển băng ở hai cực. Giêm Cúc là nhà đi
biển đầu tiên đã vòng quanh trái đất ba lần.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×