BÀI NHẬP MÔN
.
I. TÍNH QUY LUẬT TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG TRIẾT
HỌC
1. Triết học – tinh hoa tinh thần của thời đại
Thuật ngữ “triết học” mà chúng ta đang sử dụng hiện nay có ý nghĩa tương đương
với tiếng Hy Lạp “philosophia”
1
(φιλοσοφία), sự hợp nhất của “yêu mến”, “yêu thích”,
“khát vọng” (φιλεω, hoặc φιλία) và “sự thông thái”, “sự mẫn tiệp” (σοφία). Thuật ngữ
“philosophia” đi sau thuật ngữ “philosophos” – triết gia khác với nhà thông thái, nhà bác
học: một đằng là khát vọng “vươn đến sự thông thái” (thần linh), đằng khác là nắm tóm,
thủ đắc sự thông thái; một đằng là khát vọng vươn đến chân lý, đằng khác là “đã” đạt được
chân lý. Phép ẩn dụ này cho ta một nhận định rất quan trọng: tri thức triết học mang tính
thời đại, và là tri thức mở, với ước muốn đem đến những lời đáp chung nhất, có tính hệ
thống về thế giới xung quanh và thế giới của chính con người, và là dạng tri thức lý luận
xưa nhất của nhân loại
Lịch sử tư tưởng triết học là sự phản ánh lịch sử hiện thực thông qua các phạm trù,
khái niệm đặc trưng của mình. Sự phản ánh đó thể hiện ở nhiều bình diện khác nhau.
Về mặt lịch sử, hình thức triết lý đầu tiên của con người thể hiện trong tư duy
huyền thoại, mà những lời đáp về thế giới được cô đọng trong những câu chuyện thần
thoại, sự đối thoại đầu tiên, đầy tính hoang tưởng của con người với thế giới xung quanh.
Thần thoại ngự trị trong ý thức đại chúng cùng với thuyết nhân hình xã hội nguyên thuỷ,
vật linh thuyết, vật hoạt luận. Người nguyên thủy bị vây bọc trong quyền lực của xúc cảm
và trí tưởng tượng, những quan niệm của họ còn rời rạc, mơ hồ, phi lôgíc. Các yếu tố tư
tưởng và tình cảm, tri thức và nghệ thuật, tinh thần và vật chất, khách quan và chủ quan,
hiện thực và suy tưởng, tự nhiên và siêu nhiên ở thần thoại còn chưa bị phân đôi. Đỉnh cao
phát triển của thần thoại cũng đồng thời báo hiệu sự cáo chung tất yếu của nó. Triết học –
hình thức tư duy lý luận đầu tiên trong lịch sử tư tưởng nhân loại – ra đời, thay thế cho tư
duy huyền thoại và tôn giáo nguyên thuỷ. Thuật ngữ “triết học” do người Hy Lạp nêu ra
2
(philosophia) theo nghĩa hẹp là “yêu mến sự thông thái”, còn theo nghĩa rộng, là khát vọng
vươn đến tri thức; nói khác đi, là “quá trình tìm kiếm chân lý”; nhà triết học là người yêu
mến sự thông thái, khác với nhà bác học (sophos), người nắm vững chân lý. Tuy nhiên với
thời gian triết học được hiểu theo nghĩa rộng: đó là thứ tri thức phổ quát, tìm hiểu các vấn
đề chung nhất của tồn tại và tư duy. Ở buổi đầu lịch sử tri thức triết học là tri thức bao
trùm, là “khoa học của các khoa học”. Nói như thế không có nghĩa là tư tưởng đạo đức,
chính trị, thẩm mỹ, nghệ thuật chưa xuất hiện. Vấn đề là ở chỗ các tư tưởng đó đã được
xem là một phần của triết học. Trong thời Trung cổ thần học Kytô giáo chiếm vị trí thống
trị trong sinh hoạt tư tưởng. Nhà nước phong kiến và nhà thơ Thiên chúa giáo chỉ lấy
1
Tiếng Anh: philosophy, tiếng Pháp: philosophie, tiếng Nga: философия
2
Một số nhà nghiên cứu cho rằng Pythagoras là người đầu tiên tự gọi là philosophos (φιλοσοφος), tức “kẻ
yêu mến sự thông thái”, nhưng chính Heraklitus mới là người đầu tiên sử dụng từ này trong một đoạn tản văn
của ông.
1
“những cái phù hợp” trong triết học Arixtốt (Aristoteles, Aristotle), trường phái Platôn
(Platon, Plato) để làm chỗ dựa tư tưởng của mình. Triết học trở thành nô lệ của thần học,
của cái gọi là tư duy chuẩn mực, nhà thờ trở thành “nền chuyên chính tinh thần”, lịch sử
các vị thánh quan trọng hơn lịch sử các danh nhân. Thế kỷ XV – XVI được xem là thời kỳ
chuyển tiếp từ chế độ phong kiến sang xã hội tư sản. Tư tưởng nhân văn trở thành trào lưu
chủ đạo và xuyên suốt, thể hiện ở hầu khắp các lĩnh vực nhận thức và hoạt động thực tiễn,
với thông điệp con người là trung tâm. Từ thế kỷ XVII – XVIII trở đi tư tưởng triết học,
khoa học, đạo đức, thẩm mỹ, chính trị mang tính thế tục và duy lý thay thế dần thần học
vạn năng. Khi trung tâm tri thức chuyển từ Anh và Pháp sang Đức từ nửa sau thế kỷ XVIII
truyền thống “cổ điển” phương Tây, bắt đầu từ Hy Lạp – La Mã, đạt đến đỉnh cao hoàn
thiện nhất, mà điển hình là hệ thống Hêghen (Hegel). Trong những năm 20 – 40 của thế kỷ
XIX đã diễn ra quá trình phi cổ điển hóa các lĩnh vực tri thức, thể hiện ở văn hóa, khoa
học, triết học. Bước ngoặt lớn này gắn liền với những biến đổi kinh tế, chính rị, xã hội và
chịu sự sự chi phối của những biến đổi ấy. Ngày nay xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa
đưa các dân tộc xích lại gần nhau hơn, tăng cường giao lưu, đối thoại, hướng đến lợi ích
chung – hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững. Song bên cạnh đó xung đột về
lợi ích vẫn chưa chấm dứt, mà ngày càng diễn biến phức tạp. Đấu tranh tư tưởng và đối
thoại tư tưởng đan xen nhau, làm nên bức tranh tư tưởng đa dạng và phức tạp và đầy mâu
thuẫn. Các chủ đề của tư tưởng triết học trở nên phong phú, với khá nhiều trào lưu, khuynh
hướng lần lượt ra đời và bị thay thế, kể cả những trào lưu, khuynh hướng từng được xem là
tuyên ngôn bán chính thức về lối sống của một xã hội.
Tìm hiểu sự phát triển của tư tưởng triết học qua các thời đại, C.Mác nhận định: “…
mọi triết học chân chính đều là tinh hoa về mặt tinh thần của thời đại mình”
1
, và rằng “các
triết gia không mọc lên như nấm từ trái đất; họ là sản phẩm của thời đại mình, của dân tộc
mình”
2
. Triết học chân chính là thứ triết học được sinh ra bởi thời đại, được tạo nguồn năng
lượng sống bằng chính thực tiễn phong phú của thời đại, và về phần mình, góp phần vào sự
phát triển của thời đại thông qua thiên chức cao cả của mình.
Tính quy luật của sự ra đời, phát triển tư tưởng triết học thể hiện ở những điểm sau:
1) Mỗi hệ thống, trào lưu tư tưởng triết học đều xuất hiện một cách tất yếu, và với
tính tất yếu ấy nó chịu sự sàng lọc của lịch sử, bị thay thế bởi những tư tưởng phù hợp với
điều kiện lịch sử mới.Quá trình phát sinh, phát triển của tư tưởng triết học chịu sự quy định
của những điều kiện lịch sử – xã hội cụ thể. Chính thực tiễn xã hội với toàn bộ tính sinh
động và phức tạp của nó chi phối nội dung và thực chất các khuynh hướng, trường phái
triết học, vị trí, vai trò của triết học trong đời sống xã hội. Sự thay thế nhau của các học
thuyết triết học không tách rời nhu cầu khách quan, hiện thực của con người;
2) Tư tưởng của quá khứ không biến mất hoàn toàn, mà thường để lại di sản của
mình; một số nội dung của nó tiếp tục được tìm hiểu, nghiên cứu như những bài học kinh
nghiệm của lịch sử, một số khác tiếp tục gia nhập vào cái toàn thể sống động tiến về phía
trước;
1
C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, t.1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 157.
2
C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, t.1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 156.
2
3) Sự vận động của tư tưởng triết học theo quá trình từ trừu tượng đến cụ thể. Theo
đó triết học càng lùi về phía sau càng trừu tượng, càng gần với chúng ta càng giàu nội
dung, càng cụ thể. Mối quan hệ giữa triết học với các lĩnh vực tri thức cũng thay đổi theo
thời gian. Vào thời cổ đại, khi trình độ nhận thức chung còn thấp, tri thức khoa học còn ở
trong tình trạng tản mạn, sơ khai, thì triết học đóng vai trò là dạng nhận thức lý luận duy
nhất, giải quyết các vấn đề lý luận chung về tự nhiên, xã hội, tư duy. Triết học được xem
như “khoa học của các khoa học”, còn các triết gia được tôn vinh thành những bộ óc bách
khoa, am tường mọi thứ. Tuy nhiên khi các khoa học chuyên biệt với hệ thống lý luận
riêng có của mình lần lượt ra đời, thì mọi tham vọng về triết học toàn năng trở nên vô
nghĩa. Ph.Ăngghen viết: “Chủ nghĩa duy vật hiện đại… không còn là một triết học nữa, mà
là một thế giới quan…” và “Chủ nghĩa duy vật hiện về bản chất là biện chứng, và nó không
cần đến bất cứ một triết học nào đứng trên các khoa học khác”
3
;
4) Tư tưởng triết học là sản phẩm của thời đại, được sinh ra, nuôi dưỡng, thẩm định
bởi thời đại; không có chân lý bất biến, tuyệt đích cho mọi thời đại, do đó không có thứ tư
tưởng triết học xuyên qua nhiều thời đại, được thần thánh hóa như những tín điều bất di bất
dịch.
2. Tính tất yếu của sự thay đổi các chủ đề tư tưởng triết học
Trong sự phát triển tư tưởng triết học, các chủ đề thường xuyên trải qua thay đổi,
bổ sung, mở rộng nhằm lý giải một cách kịp thời các quá trình thực tiễn xã hội. Có những
chủ đề tư tưởng hôm qua là chủ đạo, hôm nay chỉ còn đóng vai trò thứ yếu; ngược lại, cái
mà hôm qua ở dạng phôi thai, thì hôm nay trở thành trung tâm, thành điểm nóng của sự
tranh luận. Trong điều kiện chủ nghĩa phổ quát Kytô giáo thống trị vào thời trung cổ vấn
đề con người hầu như không được quan tâm, bị hòa tan vào cái phổ quát bao trùm là sự tồn
tại của Đấng tối cao. Cuộc tranh luận giữa duy danh luận và duy thực luận chỉ đơn giản
xoay quanh tính xác thực của khái niệm “đơn nhất” và “phổ quát”. Song đến thời Phục
hưng chủ đề tranh luận đã vượt qua khuôn khổ của hệ chuẩn tư duy trung cổ, mang đậm ý
nghĩa của cuộc đấu tranh vì giá trị người, vì sự giải phóng con người cá nhân, thay thế từng
bước thuyết thần là trung tâm (theocentrism) bằng thuyết con người là trung tâm
(homocentrism, hay anthropocentrism), thay sự thống trị của Thượng đế (regnum Dei)
bằng sự thống trị của con người (regnum hominis). Phục hưng là bước chuẩn bị cho thế kỷ
XVII – XVIII, tức thời đại của khám phá và phát minh, của “tư duy thiết kế” sáng tạo (chứ
không phải tư duy minh họa, chủ giải cho những chân lý đã có sẵn) Tương tự, nếu trào lưu
chủ đạo trong thời Phục hưng là tư tưởng nhân văn với sự tôn vinh hình ảnh con người
vươn đến tự do, thì tư tưởng chính trong thế kỷ XVII – XVIII là triết học, chính trị, khoa
học. Về triết học chủ nghĩa duy vật chiếm vị thế áp đảo trước chủ nghĩa duy tâm. Về chính
trị tư tưởng chính trị thế tục, quan điểm “xã hội công dân” và nhà nước pháp quyền, có
mầm mống từ thời Phục hưng, tiếp tục phát triển, làm giàu và sâu sắc thêm thông qua quan
điểm của những nhà lý luận kiệt xuất, từ Lốccơ (Locke), Hốpxơ (Hobbes), đến
Môngtéxkiơ (Montesquieu), Vônte (Voltaire), Rútxô (Rousseau)… Về khoa học thế kỷ ấy
chứng kiến nhiều khám phá, phát minh khoa học được ứng dụng vào thực tiễn, lý trí trở
thành lý trí có định hướng thực tiễn, với sự thống trị của cơ học. Các nguyên lý của nó tác
3
C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập; t.20, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 197 và 42.
3
động đến cả tư duy triết học và chính trị, đưa đến chủ nghĩa máy móc và phương pháp tư
duy siêu hình. Các nhà tư tưởng Đức (nửa sau thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX) không
chỉ đem đến sự kết thúc đầy ý nghĩa của truyền thống cổ điển trong tư tưởng, mà còn khắc
phục những hạn chế trong nhận thức luận thế kỷ trước. Và chính họ, đặc biệt các nhà triết
học cổ điển Đức, điển hình là Hêghen và Phoiơbắc (Feuerbach), tạo nên một trong những
tiền đề lý luận của chủ nghĩa Mác. Với C. Mác và Ph. Ăngghen, bước ngoặt cách mạng
trong tư tưởng đã được thực hiện. Khác hẳn với các nhà tư tưởng cùng thời, những người
hoặc đem đối lập khuynh hướng phi duy lý với truyền thống duy lý (Kiếckego chẳng hạn),
hoặc chỉ dám “cách tân” một phần học thuyết Hêghen (phái Hêghen trẻ), C. Mác và Ph.
Ăngghen thể hiện thái độ văn hóa đối với các vấn đề truyền thống, đồng thời làm cho hệ tư
tưởng mang chức năng cải tạo cách mạng đối với đời sống xã hội.
Như vậy, phù hợp với những điều kiện lịch sử cụ thể, các trào lưu, khuynh hướng
tư tưởng xác định chủ đề chính, tập trung khai thác, phân tích chúng, nhằm phản ánh trung
thực những biến đổi của thực tiễn, đồng thời định hướng cho hoạt động thực tiễn. Theo C.
Mác, không phải thực tiễn cần phải diễn ra theo các đồ thức luận tư duy, mà ngược lại, các
đồ thức luận tư duy cần thường xuyên được điều chỉnh để không bị lạc hậu trước thực tiễn.
Vì thế mọi mưu toan giới hạn các nội dung cần nghiên cứu trong phạm vi chật hẹp, xơ
cứng, bất biến đều đồng nghĩa với sự bóp chết năng lực sáng tạo của chính tư duy. Không
phải hệ thống tư tưởng nào ở thời đại nào cũng chỉ quanh quẩn ở cùng một đối tượng
nghiên cứu. Quy luật phát triển của tư tưởng là thường xuyên diễn ra sự đấu tranh, tác
động hỗ tương, đan xen nhau, bổ sung và chi phối lẫn nhau, làm cho mỗi hệ thống trong số
chúng mang tính độc lập tương đối, tính đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện.
Sự phát triển của tư tưởng, đặc biệt là tư tưởng triết học, phản ánh trình độ tư duy
chung của nhân loại. Thực tiễn khách quan, hoạt động nhận thức và khoa học của con
người quy định vị trí của mổi quan điểm, học thuyết. Chẳng hạn trong xã hội chiếm hữu nô
lệ chưa hình thành các ngành khoa học độc lập, chuyên biệt về tự nhiên và xã hội, về các
hình thức vận động của vật chất, nên triết học thời bấy giờ là kiến thức lý luận nói chung,
trên thực tế là dạng kiến thức duy nhất. Dần dần các khoa học chuyên biệt ra đời, ranh giới
giữa chúng với triết học được xác lập. Sự phát triển phong phú tri thức loài người và quá
trình phân loại, “cá thể hóa” đưa đến chỗ triết học không còn đóng vai trò “khoa học của
các khoa học” nữa, mà chỉ nghiên cứu những vấn đề chung nhất của tồn tại và nhận thức.
Sinh hoạt tư tưởng trong thời đại hôm nay phản ánh một thế giới mở, sự bùng nổ
các khám phá khoa học, sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ, kinh tế tri thức và sự xích
lại gần nhau giữa các dân tộc vì những mục tiêu nhân loại chung; song đó cũng là một thế
giới phức tạp, tiềm ẩn các nguy cơ xung đột giá trị, trong đó có giá trị tư tưởng, tinh thần.
Nhận diện các trào lưu tư tưởng hiện đại, giải thích một cách khách quan, khoa học nội
dung và thực chất của chúng góp phần làm sáng tỏ những đặc điểm của thời đại, dự báo xu
hướng vận động của lịch sử.
Ba nguyên tắc cần nắm trong quá trình tìm hiểu một học thuyết, một trào lưu tư
tưởng trong lịch sử là: thứ nhất, nguyên tắc lịch sử cụ thể, nghĩa là cần đặt đối tượng
nghiên cứu, xem xét trong những điều kiện lịch sử nhất định, phù hợp với trình độ nhận
thức của thời đại đó, đánh giá một cách nghiêm túc, trung thực những thành tựu, đóng góp
4
của các nhà tư tưởng vào kho báu tư tưởng nhân loại. Không nên áp đặt một cách chủ quan
những tính quy định của thời đại hôm nay đối với quá khứ, buộc quá khứ làm được những
điều mà thời ấy chưa thể biết đến. Nói khác đi, quan điểm lịch sử cụ thể đòi một thái độ
văn hóa đối với những di sản do nhiều thế hệ nhân loại đã tạo nên, tích lũy, sàng lọc qua
các thời kỳ phát triển. Thứ hai, xác định cái cơ bản nhất, cốt lõi nhất, hay điểm nhấn trong
toàn bộ bức tranh tư tưởng với tính cách là đối tượng nghiên cứu. Chỉ có như vậy mới hiểu
biết một cách sâu sắc và cô đọng cái “hồn” sống động nhất của từng thời đại, hiểu được
“trục chính” trong sinh hoạt tư tưởng thời đại ấy. Thứ ba, kết hợp hai cách đánh giá, đánh
giá từ góc độ thế giới quan và đánh giá từ góc độ giá trị đối với từng học thuyết, vừa làm
nổi bật tính đảng phái, vừa chỉ ra vai trò, vị trí của từng học thuyết trong đời sống xã hội,
trong dòng chảy của lịch sử tư tưởng. Thứ tư, chỉ ra mối liên hệ giữa quá khứ và hiện tại,
nghĩa là rút ra ý nghĩa và bài học lịch sử của việc nghiên cứu một học thuyết, tư tưởng
trong quá khứ đối với thời đại chúng ta
III. VỀ SỰ THỐNG NHẤT TÍNH ĐẢNG PHÁI VÀ TÍNH KHOA HỌC
TRONG VIỆC TÌM HIỂU LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
1. “Mọi triết học chân chính đều là tinh hoa tinh thần của thời đại mình”,
nhưng “không có tính đảng sẽ không có sự phát triển”
Nêu ra hai trích dẫn ấy của K. Marx, chúng ta hiểu rằng, cần kết hợp một cách biện
chứng cách tiếp cận thế giới quan và cách tiếp cận giá trị, cách tiếp cận tri thức và cách
tiếp cận văn hóa trong việc đánh giá các học thuyết triết học trong lịch sử.
Sự thống nhất tính đảng (tính đảng phái) và tính khách quan, chuẩn mực (tính
khách quan – khoa học) trong việc xem xét các tư tưởng, học thuyết triết học trong lịch sử
nhân loại đòi hỏi dựa vào cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học, đồng thời
nắm vững nguyên tắc toàn diện và nguyên tắc lịch sử cụ thể, nhằm tránh sự áp đặt một
cách võ đoán, chủ quan đối với lịch sử.
Chủ nghĩa hư vô trong quan điểm lịch sử đồng nghĩa với sự dửng dưng đối với
chính các vấn đề hiện tại, bởi lẽ nó hiểu lịch sử chỉ như những lát cắt rời rạc, không có mối
liên hệ với nhau. Thực ra cho dù lịch sử đã an bài, nhưng nó vẫn tiếp tục ám ảnh những
đang sống, bởi những cách tiếp cận khác nhau về lịch sử.
Quan điểm máy móc, siêu hình xem lịch sử triết học thuần túy chỉ như lịch sử đấu
tranh giữa hai hệ thống thế giới quan và hai phương pháp triết học đối lập nhau, theo sự
phân tuyến đơn giản: tốt – xấu, đúng – sai, khoa học – phản khoa học. Lý luận khoa học
chân chính không nhìn vấn đề một chiều như thế, mà cố gắng làm sáng tỏ bức tranh đa
dạng và phức tạp của sự phát triển tư duy triết học, từ đó rút ra tính quy luật của nó.
Triết học là giá trị văn hóa tinh thần cô đọng nhất, tinh tuý nhất, là thời đại lịch sử
hiện thực được tái hiện dưới hình thức tư tưởng, trong hệ thống các vấn đề triết học. C.Mác
(K.Marx) viết trong “Bài xã luận báo “Kolnische Zeitung số 179”: … Mọi triết học chân
chính đều là tinh hoa về mặt tinh thần của thời đại mình”
1
. Vậy thế nào là “triết học chân
1
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, t.1, Nxb. Chính trị quốc gia, HN,1995, tr. 157
5
chính”? Đó là triết học được sinh ra, chịu sự quy định bởi những điều kiện lịch sử – xã hội
của thời đại mình, cùng với các học thuyết, các tư tưởng khác làm nên diện mạo tinh thần
của thời đại, đóng góp vào giá trị chung của nhân loại. Mác lại viết: “Các triết gia không
mọc lên như nấm từ trái đất, họ là sản phẩm của thời đại mình, của dân tộc mình, mà
dòng sửa tinh tế nhất, quý giá và vô hình được tập trung lại trong những tư tưởng triết
học”
1
.
Ngay từ các bài viết đầu tiên trong thời kỳ chuyển tiếp tư tưởng, C.Mác đã nhấn
mạnh sự thống nhất của hai cách tiếp cận đối với di sản của quá khứ: một mặt cần tuân thủ
nguyên tắc tính đảng trong triết học, căn cứ vào việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học,
chỉ ra rằng cuộc tranh luận về thế giới quan tạo nên động lực cơ bản của sự phát sinh, phát
triển, sự đan xen, thay thế nhau của các học thuyết triết học. Mặt khác, mỗi học thuyết, tư
tưởng, trào lưu, khuynh hướng triết học bên cạnh việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết
học bằng cách trực tiếp hay ẩn mình trong các luận giải về con người, xã hội, ngôn ngữ…
đều được thừa nhận như “tinh hoa về mặt tinh thần” của mỗi thời đại, góp phần vào sự
hoàn thiện nhân cách và tri thức con người trong thời đại ấy. Platôn (Plato, Platon), Arixtốt
(Aristotle, Aristoteles), Lépních (Leibniz), Cantơ (Kant), Hêghen (Hegel) là những nhà
duy tâm, nhưng đồng thời là những bộ óc lớn, những chân dung văn hóa của thời đại mình.
Chúng ta phê phán một cách xác đáng chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán của Makhơ
(Mach), nhưng cũng lưu ý rằng ông là nhà bác học lừng danh của thế kỷ XIX, một trong
những người thầy của Einstein.
Tương tự như vậy đối với cách đánh giá tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, Kytô giáo.
Mác từng khẳng định “không có đảng phái thì không có sự phát triển”
2
, nhưng cũng chỉ rõ:
“Triết học hiện đại chỉ tiếp tục cái công việc do Hêraclít và Arixtốt đã mở đầu mà thôi”
3
.
Nhân đọc Xôcrát (Socrates) V.I.Lênin viết trong “Bút ký triết học”, “Chủ nghĩa duy
tâm thông minh gần với chủ nghĩa duy vật thông minh hơn chủ nghĩa duy vật ngu xuẩn”
4
.
“Chủ nghĩa duy tâm thông minh” của Xôcrát, Platon, Hêghen dù có những hạn chế ở
phương diện thế giới quan, song đã để lại nhiều tư tưởng có giá trị cho nhân loại ở những
khía cạnh khác. V.I.Lênin từng phê phán những toan tính xem xét chủ nghĩa Mác bên
ngoài văn hoá nhân loại.
Cần phân tích một cách phân minh, rõ ràng những đóng góp và những hạn chế
mang tính lịch sử của các học thuyết triết học. Ngược lại, sự mơ hồ, lẫn lộn, sự đánh giá
thái quá, theo hướng “tả khuynh” lẫn “hữu khuynh” đối với các học thuyết triết học, hoặc
chủ trương “triết lý cái búa” trong sự đánh giá lịch sử, hoặc coi các nhận định trong lịch sử
tư tưởng đều là những chân lý tuyệt đỉnh, “dành cho mọi thời đại và mọi dân tộc”, là trái
với bản chất của triết học, và đều đáng bị phê phán như nhau. Ph.Ăngghen (F. Engels) đã
phê phán trường hợp tương tự ở vị giáo sư cơ học Đuyrinh (Duhring) trong tác phẩm
Chống Đuyrinh
5
.
1
C. Mác và Ph. Ăngghen, sđd, tr. 156.
2
Sđd, tr. 167.
3
Sđd, tr.166.
4
V.I.Lênin, Toàn tập, t.29, Tiến bộ, M, 1981, tr. 293.
5
Xem: C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, t.20, Nxb. Chính trị quốc gia, HN, 1994, tr. 124.
6
Phân tích cuộc tranh luận giữa hai khuynh hướng cơ bản trong triết học không chỉ
nhằm làm sáng tỏ tính quy luật trong sự phát triển của tri thức triết học, mà còn chứng
minh rằng sự phản biện lẫn nhau giữa các khuynh hướng ấy là tất yếu, góp phần vào sự
phát triển chung của tư tưởng triết học. Bài học Trung cổ Tây Âu, mà nhiều nhà tư tưởng
xem như “đêm trường Trung cổ”, là ở chỗ, một khi triết học chịu sự chế ngự vô điều kiện
của uy quyền, của tín điều, không cần đến hệ thống phản biện xã hội, thì nó cũng tự tuyên
bố mình như một thứ “giáo điều triết học”, một thứ thần học bán chính thức, hay tệ hại
hơn, một thứ nô lệ của “thần học vạn năng”.
Ngoài việc thừa nhận tính quy định (chế định) lịch sử - xã hội đối với các học
thuyết triết học, cần vạch ra những quy luật cơ bản trong quá trình vận động của tri thức
triết học
2. K. Marx, F. Engels, V.I. Lenin, Hồ Chí Minh là mẫu mực của sự thể hiện
tính biện chứng và “có văn hóa” trong việc đánh giá lịch sử triết học (gợi ý phân tích)
+ Marx và Engels: đánh giá toàn bộ lịch sử triết học từ thế giới quan và phương
pháp luận của CNDVBC, vạch ra những đóng góp của các triết gia từ cổ đại đến thời đại
mình, làm rõ “hạt nhân hợp lý” trong các học thuyết, không hề đối lập một cách máy móc,
siêu hình các trường phái (khoa học >< phản khoa học, tiến bộ >< bảo thủ, cách mạng ><
phản động v.v ), vạch ra những hạn chế có tính lịch sử của các trường phái, học thuyết,
triết gia (nhưng không áp đặt điều kiện hiện tại cho quá khứ). Ehgels còn chỉ rõ, CNDVBC
không có tham vọng đứng trên mọi khoa học cách hiểu mới không chỉ về quan hệ giữa
CNDVBC với các trường phái, học thuyết trước Marx, mà cả về quan hệ với các khoa học
cụ thể, chuyên biệt…Dẫn chứng trong một số t/p của M và E, từ Bản thảo…1844, Gia đình
thần thánh, Hệ tư tưởng Đức đến các tp thời kỳ cuối của Engels (Chống Duhring,
L.Feuerbach và sự cáo chung…).
+ V.I.Lenin: tinh đảng và tính khoa học, thái độ đúng mực và khách qua đối với lịch
sử triết học (từ Những “người bạn dân”… đến CNDV và CNKNPP, Bút ký triết học…)
+ Hồ Chí Minh: nhà triết học mácxít, nhà văn hóa lớn. Không chỉ vận dụng sáng
tạo CN M-L vào VN, mà còn phát triển nó “bằng dân tộc học phương Đông”, nghĩa là
bằng sự hiểu biết con người, văn hóa, tâm lý, tư duy phương Đông (vđ “khúc xạ” văn hóa),
tự nhận là học trò của “các vị ấy” (Phật tổ, Không Tử, Jesus, Marx, Lenin, Tôn Dật Tiên),
tỏ thái độ đúng đắn, “có văn hóa” đối với Russell và Sartre – những đại diện lớn của hai
khuynh hướng cơ bản trong triết học phương Tây ngoài mácxít thế kỷ XX.
CHƯƠNG I
TRIẾT HỌC HY LẠP - LA MÃ CỔ ĐẠI (thế kỷ VI TCN - thế kỷ V)
I. Sự ra đời và các thời kỳ của triết học Hy Lạp - La Mã cổ đại
1. Sự ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại
a) Điều kiện kinh tế, xã hội dẫn đến sự ra đời triết học Hy Lạp cổ đại
Hy Lạp và La Mã đại diện cho thế giới phương Tây cổ đại, trong đó Hy Lạp là chiếc
7
nôi của văn minh phương Tây. Lãnh thổ Hy Lạp xưa kia rộng lớn hơn so với hiện nay gấp
nhiều lần, bao gồm phần đất liền cùng vô số hòn đảo trên biển Egiê, vùng duyên hải
Bancăng và Tiểu Á. Từ cuộc di thực ồ ạt vào các thế kỷ VIII - VI TCN, người Hy Lạp
chiếm thêm miền nam Ý, đảo Xixin, vùng ven biển Đen, lập nên Đại Hy Lạp. Những cuộc
viễn chinh toàn thắng của Alếchxăngđơ xứ Maxêđoan vào cuối thế kỷ IV TCN đã đưa đến
sự ra đời các quồc gia Hy Lạp hóa trải rộng từ Xixin ở phía Tây sang An Độ ở phía Đông,
từ biển Đen ở phía Bắc đến khu vực tiếp giáp sông Nin ở phía Nam. Tuy nhiên trung tâm
của Hy lạp cổ đại, trải qua bao thăng trầm, vẫn là vùng biển Egiê, nơi nhà nước và nền văn
hóa Hy Lạp đạt tời sự phồn thịnh cao nhất của mình. Nơi đây những nền móng đầu tiên
của tri thức khoa học và triết học đã hình thành từ rất sớm.
Vào thời đại Hôme (thế kỷ XI - IX TCN) ở Hy Lạp đã chớm bắt đầu quá trình tan rã
của công xã thị tộc, được thúc đẩy bởi sự phân công lao động, diễn ra trong nông nghiệp
giữa trồng trọt và chăn nuôi. “Pôlít” (Polis), khái niệm dùng để xác định nhà nước đặc
trưng của người Hy Lạp dưới hình thức các thị quốc (thành bang), vào thời Hôme chỉ là
những cụm dân cư, tương đối độc lập, có thành lũy bao bọc xung quanh. Song sự phân hóa
xã hội cũng đã bắt đầu và ngày càng trở nên gay gắt. Bước sang thế kỷ VIII TCN kinh tế ở
các thị quốc Hy Lạp tiếp tục phát triển với nhịp độ nhanh. Thủ công tách khỏi nghề nông
và tiến những bước đáng kể. Hình thức tổ chức quyền lực mang tính nhà nước đã xuất
hiện, thúc đẩy kinh tế phát triển, nhưng cũng tạo nên sự phân hóa sâu sắc trong đời sống xã
hội. Sự hưng thịnh của kinh tế kích thích quá trình vượt biển tìm đất mới, dẫn đến những
cuộc di thực ồ ạt, xâm chiếm các khu vực làng giềng, bắt người làm nô lệ.
Tóm lại, sự tích lũy tư hữu, phát triển quan hệ hàng hóa, tiền tệ, sự tan rã của nền
kinh tế tự nhiên, sự phân hóa giàu nghèo, sự đối kháng giữa các lực lượng xã hội, sự thôn
tính đất đai, sử dụng lao động nô lệ… khiến cho chế độ công xã thị tộc, là chế độ lấy quan
hệ huyết thống làm cơ sở, phải đi đến chỗ suy vong, và bị thay thế bởi một thiết chế xã hội
mới, phù hợp với những quan hệ xã hội mới. Nói cách khác, nhà nước đã ra đời như một
tất yếu trên con đướng phát triển lịch sử của nhân loại. Ph. Ăngghen viết:”Nhà nước là sản
phẩm của một xã hội đã phát triển tới một giai đoạn nhất định”
1
.
Cùng với sự hình thành các thị quốc, nền văn hóa mới cũng được xác lập, trở thành
bộ phận hữu cơ của đời sống xã hội Hy Lạp cổ đại. Những biểu hiện chủ yếu của hệ thống
các giá trị tinh thần mới là sự duy lý hóa tư duy, ý thức về nhân cách, ca ngợi tính tích cực,
lòng quả cảm và năng lực của con người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên, tinh thàn ái
quốc, quan niệm về tự do như phạm trù đạo đức - chính trị cao qúy nhất…Sự hình thành
những cơ sở của văn hóa Hy lạp là sự kế thừa các giá trị truyền thống, thể hiện trong các
sáng tác dân gian, trong thần thoại và các hình thức sinh hoạt tôn giáo, trong những mầm
mống của tri thức khoa học. Tư tưởng triết học phát sinh và phát triển như một thành tố
không tách rời của nền văn hóa mới ấy.
Như vậy, sự chuyển tiếp từ xã hội công xã nguyên thủy sang chế độ chiếm hữu nô lệ
diễn ra cùng với những biến đổi chăn bản trong ý thức, trước hết là nhu cầu lý giải nghiêm
túc những vấn đề tự nhiên, xã hội. Triết học ra đời theo Arixtốt, làm cho sự ngạc nhiên
trước thế giới rộng lớn và bí hiểm được giải quyết bằng những nỗ lực của lý trí truy tìm
nguyên nhân đích thực của vạn vật. Theo sử liệu học Pitago (570 - 496 TCN), hoặc có thể
Hêraclít (khoảng 544 - khoảng 483 TCN),là người đầu tiên tự gọi mình là philosophos, sau
đó xuất hiện thuật ngữ philosophia, dịch thành triết học, mặc dù Talét (khoảng 624-547
TCN) mới là triết gia đầu tiên của Hy Lạp. Như vậy “Philosophia” (philo - yêu mến,
sophia - sự thông thái) biểu thị khát vọng của con người vươn tới hiểu biết thực sự về mối
quan hệ giữa con người với thế giới và với chính mình, vượt qua ảnh hưởng của tư duy
huyền thọai, đi vào chiều sâu nhận thức thông qua khái niệm ngày càng đạt được tính trừu
tượng hóa cao.
1
C. Mác và Ph. Ăngghen, toàn tập, t. 21. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 252
8
b) Con đường từ tư duy biểu tượng đến tư duy khái niệm, hay tiền đề tinh thần của
triết học
Ngạc nhiên làm nảy sinh triết lý, triết lý của con người về thế giới ở buổi đầu lịch sử
thể hiện trong huyền thoại, nhất là trong các câu chuyện thần thoại và sinh hoạt tín ngưỡng
nguyên thuỷ. Thần thoại là sự đối thoại đầu tiên, đầy tính hoang tưởng, của con người với
thế giới xung quanh.
Thần thoại (xuất phát từ tiếng Hy Lạp mythologia, trong đó mythos là câu chuyện,
truyền thuyết, logos là lời nói, học thuyết) là hình thức tư duy phổ biến của người nguyên
thủy, cùng với thuyết nhân hình, vật linh thuyết, vật hoạt luận…Trong thần thoại các yếu
tố tư tưởng và tình cảm, tri thức và nghệ thuật, tinh thần và vật chất, khách quan và chủ
quan, hiện thực và tưởng tượng, tự nhiên và siêu nhiên còn chưa bị phân đôi. . Tuy nhiên
tư duy huyền thoại cũng trải qua những bước phát triển nhất định, thể hiện sự phát triển
của ý thức. Có thể nhận thấy điều này trong thần thoại Hy Lạp. Đỉnh cao của thần thoại
cũng cũng đồng thời báo hiệu sự cáo chung tất yếu của nó, sự thay thế nó bằng hình thức
thế giới quan mới, đáp ứng nhu cầu nhận thức thế giới ngày càng sâu sắc hơn của con
người. Quá trình này bắt đầu từ thời đại Hôme (thế kỷ XI - IX TCN) với việc xóa bỏ dần
hố sâu ngăn cách giữa thần và người, nêu ra các ý tưởng sơ khởi về hỗn mang, về các hành
chất, về nguồn gốc thế giới, và cả những thông điệp của con người về tình bạn, tình yêu,
tinh thần ái quốc. Xu hướng này được tiếp tục ở Hêsiốt. Trong “Thần hệ” của Hêsiốt các
trạng thái vũ trụ được mô tả thông qua các thế hệ thần linh, từ Hỗn mang đến thần Dớt -
biểu tượng của trật tự, ánh sáng và sự tổ chức cuộc sống trong vũ trụ. Hiện tượng Prômêtê
lấy trộm lửa của thần Dớt đem đến cho con người hàm chứa ý nghĩa sâu xa: lửa - biểu
tượng của sức mạnh và lý trí - không còn là đặc quyền của thần linh như trước, mà đã cố
hữu nơi con người. Con người trở nên tự chủ hơn trong quan hệ với thế giới xung quanh.
Vào khoảng cuối thế kỷ VII - đầu thế kỷ VI TCN, các thị quốc bước vào thời kỳ phát
triển khá thịnh vượng. Sự phân công lao động lần thứ hai và sự ra đời đồng tiền kim khí đã
tạo nên những biến đổi lớn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ở bình diện văn hóa
tinh thần “bảy nhà thông thái” xuất hiện, mở đường cho một nền triết học thực sự. Trong
số họ Talét được Arixtốt gọi là nhà triết học đầu tiên của thế giới phương Tây.
Con đường từ thần thoại đến triết học, theo Hêghen, là con đường đi từ lý tính hoang
tưởng đến lý tính tư duy, từ hình thức diễn đạt thông qua biểu tượng đến hình thức diễn đạt
bằng khái niệm (G. W. F. Hêghen,toàn tập, t. IX, Moskva, 1934, tr. 14). Triết học ra đời
không có nghĩa thần thoại mất đi, mà tiếp tục tồn tại trong tôn giáo, nghệ thuật, văn
chương, nhưng được xem xét ở bình diện khác - bình diện giá trị. Đằng sau những câu
chuyện thần thoại là cả một triết lý sống, thể hiện những chuẩn mực, những giá trị, những
bài học đạo đức, nhân văn.
c) Ảnh hưởng của văn hoá phương Đông đến sự hình thành tư duy triết học và khoa
học Hy Lạp
Trong quá trình xây dựng các học thuyết triết học và khoa học người Hy Lạp kế thừa
có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của các dân tộc phương Đông, vốn hình thành sớm
hơn, đồng thời tạo cho mình một phong cách và sắc thái tư duy độc đáo, tạo nên truyền
thống đặc trưng được tiềp tục bổ sung, phát triển ở các thời đại sau.
Thông qua những chuyến vượt biển tìm đất mới, quan hệ buôn bán, giao lưu, người
Hy Lạp tiếp thu chữ viết, thành quả khoa học, và cả yếu tố huyền học (occultism) ở các
nền văn minh phương Đông, nhất là vùng Trung Cận Đông và Bắc Phi. Chữ viết tượng
hình xuất hiện tại Ai Cập, Mesopotamie và một số dân tộc khác từ khoảng 2700 TCN. Đến
thế kỷ VIII TCN người Phenicie, sau đó người Hy Lạp tiếp thu, cải biến và hoàn thiện
thêm. Các lĩnh vực tri thức ở phương Đông như toán học, thiên văn học, địa lý, hệ thống
đo lường, lịch pháp, các mầm mống của y học, các khoa học về sự sống đáp ứng phần nào
9
khát vọng khám phá của người Hy Lạp, do đó được họ đón nhận một cách nhiệt tình, thúc
đẩy quá trình hình thành những phác thảo đầu tiên về thế giới quan vào thế kỷ VII - VI
TCN. . Các nhà triết học đầu tiên của Hy Lạp đều có kiến thức khoa học vững vàng nhờ
thường xuyên giao lưu với phương Đông dưới các hình thức khác nhau. Người Ai Cập tính
được số pi, diện tích hình tam giác, hình chữ nhật,, hình thang, hình bình hành, hình tròn.
Hệ thống lịch pháp được xác lập vào đầu thiên niên kỷ II TCN. Từ phát minh của người Ai
Cập ra cách tính thời gian một năm (365 + ¼ ngày đêm) sớm nhất thế giới, Babylon hoàn
thiện thêm một bước về tháng bổ sung, để đưa năm âm lịch (12 tháng với 354,36 ngày
đêm) đến gần với năm dương lịch (365,24 ngày đêm). Cách tính giời hiện nay cũng cũng
xuất phát từ cách tính của Babylon. Tuy nhiên, dù đi trước Hy Lạp ở trình độ phát triển,
song tại các nước phương Đông láng giềng triết học đúng nghĩa vẫn chưa xuất hiện. Ở
phương diện lý luận tại Ai Cập và Babylon các yếu tố huyền học và thuật chiêm tinh đan
xen với các mầm mống của triết lý vũ trụ, nhân sinh, nhưng mặt thứ hai này còn khá mờ
nhạt, bị lấn át bởi cách tiếp cận nhân hình hóa. Tại Babylon chiêm tinh chiếm vị trí cao
trong thang bậc tinh thần, nhà chiêm tinh được tham dự vào cả công việc triều chính, giúp
nhà vua vạch ra các kế hoạch đối nội, đối ngoại, tiến cử nhân sự. Tại Ai Cập, những pho
tượng khổng lồ đầu người mình thú, đặt bên cạnh những kim tự tháp uy nghi, tráng lệ, cho
thấy người Ai Cập quan tâm đến thế giới “bên kia” vĩnh cửu. Với thời gian, trong tư duy
của người Ai Cập xuất hiện một số cách ngôn chứa đựng các yếu của chủ nghĩa hoài nghi,
chủ nghĩa bi quan, chủ nghĩa khắc kỷ cổ sơ, như “Tôi là tôi”, “Đã vào cõi tử làm sao trở
về”, “Đừng uổng phí thời gian”. Những cách ngôn đó bị xã hội xem là báng bổ thế giới
thiêng liêng. Tại Babylon, sau thời kỳ hưng thịnh, những đô thị giàu có và sa đoạ bắt đầu
suy vong, và sau cùng lùi về dĩ vãng. Sự kiện Babylon sa đoạ và sụp đổ đã được nêu ra
trong Kinh Thánh Kytô giáo.
Các yếu tố huyền học, khi được du nhập vào Hy Lạp, chúng vẫn phải đóng vai trò
giá đỡ cho tinh thần phóng khoáng, tự do của người Hy Lạp. Liên minh Pitago là một điển
hình. Ở đó các yếu tố duy tâm, tôn giáo, vốn được tiếp thu từ phương Đông, không che
khuất các yếu tố khoa học, duy lý. Có thể khẳng định rằng, dù đi sau phương Đông về văn
minh, nhưng Hy Lạp không đơn giản làm công việc của người kế thừa. Ngược lại, sự hình
thành và phát triển của triết học Hy Lạp là kết quả phát triển nội tại của tinh thần Hy Lạp,
được thể hiện sinh động trong huyền thoại, trong văn hóa, trong tín ngưỡng nguyên thủy,
chịu sự chi phối của các điều kiện kinh tế và xã hội. Trong quá trình tiếp thu có chọn lọc
các giá trị văn hóa tinh thần phương Đông, người Hy Lạp tạo nên phong cách tư duy đặc
trưng của mình, trở thành cái nôi của triết học và khoa học phương Tây. Vào năm 525
TCN, Ai Cập bị Ba Tư xâm chiếm. Ach thống trị của Ba Tư đã đẩy văn minh Ai Cập, cũng
như Babylon trước đó, lùi về phía sau, nhưng ngọn lửa trí tuệ đã được nhen nhóm lên và
rực sáng ở một vùng đất khác.
2. Sự phân kỳ triết học Hy Lạp - La Mã cổ đại
Triết học Hy Lạp - La Mã trải qua ba chặng đường lớn, phản ánh sự hình thành, phát
triển, khủng hoảng và sụp đổ của chế độ chiếm hữu nô lệ.
Triết học thời sơ khai, còn gọi là thời kỳ Tiền Xôcơrát, gắn với sự ra đời các trường
phái triết học đầu tiên tại Hy Lạp (thế kỷ VI - V TCN). Đây là thời kỳ đầu của chế độ
chiếm hữu nô lệ. Triết học thay thế tư duy huyền thoại, mong muốn tìm kiếm lời giải đáp
nghiêm túc, hợp lý cho những vấn đề của tồn tại và nhận thức. Phần lớn các triết gia được
gọi là các nhà triết học tự nhiên, vì họ quan tâm chủ yếu đến tự nhiên, tìn hiểu bản nguyên
và bản chất thế giới, nhằm giải đáp hai câu hỏi lớn: thế giới bắt đầu từ đâu và hướng về
đâu (hay quay trở về đâu)? Thế giới có trải qua quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong
hay không?Thế giới quan triết học còn ở trình độ chất phác, sơ khai, nhưng đã mang tính
phân cực rõ ràng. Chủ nghĩa duy vật, chủ yếu tập trung trong trường phái Milê và Hêraclít,
đồng nhất bản nguyên thế giới với các yếu tố vật chất cụ thể (nước, khí, lửa, đất), hoặc giả
10
định (apâyrôn), và chiếm vị thế áp đảo trước khuynh hướng duy tâm, thần bí. Tính biện
chứng tự phát, bẩm sinh thể hiện một cách sinh động qua cuộc tranh luận giữa Hêraclít và
trường phái Elê. Bên cạnh đó vấn đề nhận thức luận, nguồn gốc sự sống cũng được đặt ra.
Thời kỳ khai nguyên triết học là thời kỳ hình thành trong dạng phôi thai những khuynh
hướng và những phương pháp tư duy cơ bản nhất.
Triết học thời cực thịnh (thế kỷ V - thế kỷ IV TCN), còn gọi là thời kỳ Xôcrát, gắn
với những bước thăng trầm của nền dân chủ chủ nô (dân chủ theo từ nguyên Hy Lạp là
demokratia, là sự giản lược của demos + kratos, trong đó demos là nhân dân, kratos là
quyền lực, hiểu chung thành “quyền lực của nhân dân”). Vào thời kỳ này cùng với các vấn
đề bản thể luận và vũ trụ luận, các nhà triết học tìm hiểu nhận thức luận và vấn đề nhân
sinh, xã hội. Các nhà biện thuyết, do Prôtago đừng đầu, là những người đầu tiên mở ra
hướng đi mới cho triết học phương Tây cổ đại, chuyển sự quan tâm từ tự nhiên sang con
người và năng lực nhận thức của nó thông qua tuyên bố “Con người - thước đo của vạn
vật”. Song bước ngoặt thực sự trong triết học gắn với tên tuổi của Xôcrát, vốn xuất phát từ
phái Biện thuyết. Quy chức năng của triết học về đạo đức học, hiểu như “phương tiện dạy
con người sống”, Xôcơrát đã góp phần làm cho triết học vượt qua sự bế tắc, đi sâu vào
những vấn đề nhân sinh, xã hội. Con người giờ đây không chỉ là chủ thể, mà còn trở thành
đối tượng, thành điểm xuất phát và mục đích của các tư tưởng triết học. “Bước ngoặt
Xôcơrát” cũng đánh dấu sự thay thế “triết học tự nhiên”, chủ nghĩa duy vật, bằng chủ
nghĩa duy tâm, mà Platôn là người hệ thống hóa nó.
Sau Xôcơrát, triết học Hy Lạp một mặt vẫn tiếp tục các đề tài truyền thống, mặt khác
dành nhiều tâm huyết lý giải những vấn đề liên quan đến vị trí và số phận con người, ý
nghĩa của cuộc sống, khả năng và phương pháp nhận thức, tiến trình lịch sử, mối quan hệ
giữa con người với tự nhiên và xã hội. Đây là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của triết học
Hy Lạp, thời kỳ sản sinh ra những tên tuổi lớn, làm rạng danh nền văn hóa phương Tây cổ
đại.
Triết học thời kỳ Hy Lạp hóa, khủng hoảng và suy tàn, hay thời kỳ Hy Lạp - La Mã,
bắt đầu từ thế kỷ III TCN đến thề kỷ V CN. Thời kỳ Hy Lạp hóa được bắt đầu từ khi
Alécxanđơ xứ Maxêđoan thông qua các cuộc viễn chinh đã phổ biến Ảnh hưởng của Hy
Lạp ở phương diện chính trị lẫn văn hóa đến các nước trong vùng. Tinh thần Hy Lạp hoá
đó vẫn tiếp tục lan truyền ngay cả khi Hy Lạp bị mất chủ quyền về tay La Mã (khoảng 143
TCN). La Mã đô hộ Hy Lạp về quân sự và chính trị, nhưng về văn hóa Hy Lạp đã Ảnh
hưởng một cách tích cực đến La Mã và toàn bộ đế chế La Mã. Những thành tựu văn hóa,
khoa học của Hy Lạp được dịp phổ biến rộng rãi, từ từ khu vực Địa Trung hải đến Bắc Phi
và vùng Trung Cận Đông; tiếng Hy Lạp được sử dụng chính thức. Nét đặc trưng của triết
học thời kỳ hậu Hy Lạp là bên cạnh những vấn đề phổ quát, siêu hình, các triết gia chú
trọng nhiều hơn đến thế giới nội tâm của cá nhân, tìm kiếm phương thức giải thóat khỏi
những vướng bận của đời thường, hoặc chủ trương đối thoại giữa con người với vũ trụ,
thần linh. Trừ phái Êpiquya, phần lớn các nhà triết học thời kỳ Hy Lạp hóa là những người
đề cao vai trò của thần trong đời sống tâm linh của con người.
Sự khủng hoảng của tư tưởng triết học Hy Lạp - La Mã xuất phát từ bản chất của
chế độ chiếm hữu nô lệ, khi một bộ phận quần chúng đông đảo trong xã hội bị tướt bỏ
quyền làm người, đưa đến những xung đột gay gắt, những cuộc khởi nghĩa của nô lệ và
những cuộc chiến tranh triền miên. Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của Kytô giáo
(Christianity, Christianisme), với tư cách là tôn giáo nhất thần, thay thế tôn giáo đa thần,
với thuyết giáo và biểu tượng mới, cũng góp phần báo trước cái chết tất yếu của chế độ
chiếm hữu nô lệ. Ở buổi đầu lịch sử Kytô giáo là tôn giáo của quần chúng bị áp bức,
chống lại ách thống trị của đế chế La Mã bằng hình thức ôn hòa, tuyên truyền cho lối
sống dân chủ, bình đẳng, không phân biệt giàu, nghèo, sang hèn, nam nữ, trở thành chỗ
dựa, hay liệu pháp tâm lý, tinh thần của nô lệ và người nghèo. Sau hai thế kỷ bị đàn áp,
11
năm 324 Kytô giáo được công nhận là quốc giáo. Từ thời điểm này, nó trở thành một
định chế vững vàng trong xã hội đang đi vào qũy đạo của chế độ phong kiến. Năm 476
Tây bộ đế quốc La Mã bị sụp đổ do những mâu thuẫn bên trong và sự tấn công của các
sắc tộc “man di”từ phương Bắc. Năm 529 trường phái Platôn tại Aten chính thức bị đóng
cửa, chấm dứt một thiên niên kỷ tồn tại và phát triển của triết học cổ đại Hy Lạp - La Mã,
triết học của xã hội chiếm hữu nô lệ. Phong cách tư duy Hy Lạp - La Mã được thay thế
bằng phong cách tư duy dựa vào một hệ quy chiếu duy nhất, chịu sự chi phối của Kinh
Thánh ở bình diện thế giới quan, nhận thức luận và nhân sinh - xã hội. Triết học Kytô
giáo chiếm vị trí độc tôn trong sinh hoạt tư tưởng, tinh thần, thủ tiêu đa nguyên triết lý,
vốn là đặc trưng của tư duy cổ đại.
II. Triết học thời sơ khai
1. Triết học tự nhiên của trường phái Milê
Cuộc tranh luận đầu tiên của triết học Hy Lạp cổ đại xoay quanh vấn đề “thế giới bắt
đầu từ đâu và hướng (quay) về đâu?”, nói cách khác, đó là cuộc tranh luận về bản nguyên
thế giới, tức cơ sở ban đầu, căn nguyên phát sinh mọi sự vật, hiện tượng, hay nói như
Talét, là cái mà từ đó mọi thứ sinh ra và trở về. Đi tìm “cái ban đầu”, viên gạch đầu tiên
xây nên tòa lâu đài vũ trụ, đã tạo nên các cách lý giải khác nhau về bản nguyên thế giới.
Tinh thần tranh luận quyết liệt ngay trong vấn đề đầu tiên này đã cho thấy khát vọng khám
phá và chinh phục thế giới của người Hy Lạp, tiêu biểu cho phong cách tư duy phương Tây
trong lịch sử phát triển của nó. Sự vượt qua và điều chỉnh nhau giữa các triết gia, xét cho
cùng, cũng chỉ nhằm biểu thị giới hạn và triển vọng hiểu biết của con người.
Milê là tên một thị quốc phồn thịnh bậc nhất của Hy Lạp cổ đại, thuộc xứ Iôni, miền
Tiểu Á. Người sáng lập trường phái Milê là nhà toán học, nhà thiên văn học, nhà triết học
đầu tiên của Hy lạp làTalét (khoảng 624 - 547 TCN). Trong toán học, bằng việc phát minh
nhiều định lý cơ bản của hình học, số học, nghĩa là bằng việc sử dụng những công thức
trừu tượng, Talét đã đặt cơ sở cho sự ra đời toán học lý thuyết. Trong thiên văn và vật lý
Talét có nhiều phát hiện độc đáo về hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, thủy triều, tiết phân,
hạ chí, mặc dù còn mang tính chất ngây thơ. Trong triết học, Talét thuộc thế hệ đầu tiên
xem xét bản nguyên ở dạng hành chất. Ông nói về nước như một cái phổ quát, tuyệt đối,
như cơ sở của sinh thành và cả chuyển hóa nữa, mặc dù ý tuởng về chuyển hóa chỉ xuất
hiện dưới dạng phôi thai. Tất cả chỉ là biến thái của nước. Trái đất như cái đĩa dẹt trôi bồng
bềnh trên nước, được bao quanh bởi nước, các đại dương, và chia thành 5 vùng (bắc, hạ
chí, xuân phân, đông chí, cực nam). Sự giải thích bản nguyên thế giới từ chính những yếu
tố vật chất của thế giới về căn bản đưa đến sự kết thúc vai trò thống trị của thần thoại trong
ý thức con người. Lý trí thay thế thần Dớt, giới tự nhiên dần dần cởi bỏ lớp vỏ siêu nhiên.
Tuy nhiên bản thân Talét chưa thể chấm dứt ngay những ràng buộc với tư duy huyền thoại.
Ông sử dụng các yếu tố vật linh thuyết, vật hoạt luận làm chỗ dựa cho quan điểm của
mình, như điều kiện cần thiết để dung hòa với thói quen truyền thống. Đặc tính vật lý của
nước được nâng lên cấp độ thần linh. Thế giới chứa đầy thần linh. Nước và tất cả những gì
phát sinh từ nước đều có linh hồn, có thần tính. Mặt trời làm cho nước bốc hơi thì được
Talét giải thích một cách ngây thơ, mộc mạc rằng Mặt trời cần nước để tồn tại ! Nhưng khi
có người hỏi “nước do đâu mà có ?”, thì sự chông chênh trong lý lẽ của Talét bộc lộ ngay.
Đại biểu thứ hai của trường phái Milêlà Anaximăngđơ (khoảng 610 - 546 TCN). Bản
nguyên bây giờ không còn là nước, mà là cái có ý nghĩa phổ quát hơn. Theo
Anaximăngđơ, để truy tìm bản nguyên sâu xa nhất, nguyên nhân của các nguyên nhân, thì
không thể dừng lại ở những hành chất cụ thể được. Nước, hay một cái gì khác cụ thể,
không phải là nguyên nhân, mà là kết quả của một quá trình sinh thành trong vũ trụ. Cái
xác định là kết quả của những gì chưa xác định mà thành. Nó vô cùng, vô tận, không chịu
sự chi phối của những điều kiện không - thời gian, vĩnh viễn, và không xác định được;
trong sự tự do đó nó hợp nhất mọi thứ để tạo nên những cái cụ thể mà ta biết, hoặc cảm
12
nhận. Cái không xác định (apâyrôn) của Anaximăngđơ là nỗ lực vươn đến quan điểm thực
thể về bản nguyên: vượt qua cái cụ thể cảm tính để suy tưởng về một căn nguyên có tính
trừu tượng. Tất cả các đặc tính của Apâyrôn được quy về một đặc tính chủ yếu là vận
động. Sự vận động của thực thể apâyrôn quyết định quá trình hình thành của vũ trụ và con
người. Khi vận động theo vòng xoáy lốc, apâyrôn tạo nên những cực đối kháng - ẩm và
khô, lạnh và nóng. Kết hợp theo từng cặp những tính chất ấy sẽ dẫn đến hình thành đất
(khô và lạnh), nước (ẩm và lạnh), khí (ẩm và nóng) và lửa (khô và nóng). Từ trung tâm,
những kết cấu vật chất dần dần được xác định. Dưới tác động của lửa một phần nước bốc
hơi, còn đất thì tụ lại giữa đại dương. Trái đất đã hình thành như vậy. Bầu trời phân chia ra
ba vòng, do khí bao quanh, tương tự như ba vành bánh xe rỗng, được bơm đầy lửa. Vành
dưới nhiều lỗ hổng, chứa lửa, là các vì sao. Vành giữa một lỗ hổng, là Mặt trăng. Vành trên
cùng một lỗ hổng, là Mặt trời. Theo Anaximăngđơ, sự sống hình thành trước tiên ở đại
dương, sau đó tiến dần lên cạn. Con người có thể chất yếu đuối nên sinh ra và phát triển
trong bụng một loài cá khổng lồ. Chỉ khi trưởng thành loài người mới lên đất liền và sống
độc lập. Đó là quan niệm ngây thơ về nguồn gốc sự sống, song trong cái vẻ nghèo nàn,
trừu tượng này đã thể hiện những đột phá táo bạo về thế giới quan,: lần đầu tiên trong triết
học cổ đại Hy Lạp Anaximăngđơ đã cố gắng giải thích thế giới từ nguyên nhân tự thân, gạt
bỏ yếu tố vật linh thuyết, vật hoạt luận, đưa ra tư tưởng biện chứng tự phát về tính phổ biến
của vận động, biến đổi, sự thống nhất các mặt đối lập, về quá trình thành sự sống từ thế
giới vô cơ, con người từ loài vật.
Anaximen (588 - 525 TCN), nhân vật thứ ba của trường phái Milet, tìm cách dung
hòa hai bậc tiền bối, nhưng bác bỏ sự lựa chọn của họ. Bản nguyên thế giới phải là cái xác
định, chứ không phải vô định, bởi lẽ tòa lâu đài vũ trụ không thể tự nhiên mà sinh thành
với toàn bộ diện mạo của nó (bác bỏ Anaximandros). Tuy nhiên với tính cách là cơ sở của
mọi sự sinh thành, phát triển, diệt vong, của mọi trạng thái sự vật, bản nguyên phải là cái
năng động và biến hóa, cái ta không thấy, mà cảm nhận sự hiện hữu khắp nơi của nó, đóng
vai trò hàng đầu của sự sống, như nước, mà biến hóa hơn nước. Đó là apâyrốt, tạm hiểu là
“khí”, mà theo Anaximen, còn tỏ ra bao quát hơn cả apâyrôn, cái chỉ đáng xem như thuộc
tính của nó. Chính ở apâyrốt diễn ra quá trình “tán” và “tụ” thường xuyên, để có được một
thế giới sống động và hài hòa. Khi tán khí hóa thành lửa, rồi sau thành cái vầng sáng tinh
khiết nhất - ête (aither); lúc tụ apeiros biến thành gió, mây, nước, đất và đá, tùy thuộc vào
mức độ tụ của nó. Sự tán gắn với quá trình đốt nóng, sự tụ - quá trình lạnh đi. Không chỉ là
bản nguyên thế giới, khí còn là nguồn gốc sự sống và các hiện tượng tâm lý. Linh hồn là sự
thở, khí của linh hồn và khí của thế giới vật chất thống nhất với nhau. Thần linh cũng xuất
hiện từ khí. Như vậy khí của Anaximen vừa là yếu tố vật lý (không khí), vừa là yếu tố tâm
linh (sinh khí).
Cả Talét, Anaximăngđơ và Anaximen đều là những nhà “vật lý”, vì họ xác định
nhiệm vụ chủ yếu là tìm hiểu những vấn đề của vũ trụ, tự nhiên. Bên cạnh đó, họ còn đưa
vào triết học của mình những yếu tố của huyền học, một phần kế thừa từ thế giới quan
huyền thoại trước đó, phần khác du nhập từ các nước phương Đông láng giềng. Nước được
nâng lên cấp độ “nước thần”, là biểu tượng của sự nhất trí và hòa hợp; apâyrôn là nguyên
lý sinh hóa của vạn vật; apâyrốt không chỉ là yếu tố vật lý, mà còn biểu thị sức sống năng
động của vũ trụ và con người; quan niệm về ngày tận thếlà sự vận dụng luật bù trừ trong
thiên nhiên để giải thích quy luật chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng; kiếp người
thường được liên tưởng đến kiếp của muôn loài: có sinh có diệt, tội ác phải đền bằng cái
chết. Đó là điều bình thường trong điều kiện tư duy triết học vừa thoát ra khỏi thế giới
quan huyền thoại, cần sử dụng những yếu tố của quá khứ, nhưng đang còn phổ biến trong ý
thức đại chúng, như giá đỡ cho sự thể hiện cái mới, cái hiện là cá biệt, song với thời gian
sẽ chuyển hóa thành cái phổ biến.
2. Trường phái, hay liên minh Pitago
13
Nước ở Talét không đơn giản là yếu tố vật lý, mà còn là yếu tố thần linh (“nước
thiêng”, nước “thần”). Đối với ông tất cả sự vật đều sống động, có thần tính. Vật hoạt luận
(Hylozoism, kết từ “hyle” - sự vật, và “zoe” - sự sống, học thuyết chủ trương tất cả các sự
vật đều sống động, có linh hồn, hay thần tính) ẩn náu trong chủ nghĩa duy vật chất phác là
đặc điểm của triết học Talét. Apâyrốt (apeiros) của Anaximen không chỉ là “không khí”,
mà còn là “khí”, “sinh khí’ cuộc sống. Như vậy ngay trong các học thuyết được gọi là duy
vật thì những mầm mống của chủ nghĩa duy tâm đã hình thành và phát triển khi có điều
kiện thích hợp. Bản thân chủ nghĩa duy tâm cũng ra đời một cách tự phát, gắn với trình độ
nhận thức chung của cổ đại Hy Lạp, song nó cũng là nỗ lực tìm kiếm lời đáp cho vấn đề
quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh và với chính mình. Ở những nhà duy tâm
đầu tiên việc đề cao “thần tính” của tồn tại, tính siêu việt của linh hồn so với thể xác cần
đến một giá đỡ, cái tuyệt đối bên ngoài thế giới.
Bên cạnh đó sự ra đời của chủ nghĩa duy tâm như một hệ thống lý luận có cội nguồn
sâu xa từ thần thoại và tôn giáo nguyên thủy, thể hiện cả thái độ sống của con người, thái
độ đối với thế giới mà mình còn chưa hiểu biết thấu đáo.
Tư tưởng huyền học đan xen với tư tưởng khoa học là những biểu hiện đầu tiên của
chủ nghĩa duy tâm như một học thuyết bản thể luận ở Pitago và trường phái Pitago
Ngay từ thời kỳ di thực vào cuối thế kỷ VI TCN trung tâm tri thức của người Hy Lạp
đã chuyển dần từ vùng Iôni sang phía Tây, hay Đại Hy Lạp, bao gồm những vùng đất mà
người Hy Lạp chiếm ở ven Địa Trung Hải và Biển Đen. Tại đây các trường phái triết học
lần lượt xuất hiện, trong đó nổi lên trường phái Pitago, còn gọi là liên minh Pitago, xét theo
phương thức tổ chức, tầm Ảnh hưởng, tính hỗn dung về tư tưởng và chiều dài lịch sử của
nó. Đây là trường phái triết học tồn tại lâu nhất, kéo dài từ thế kỷ VI TCN đến khi kết thúc
triết học cổ đại phương Tây. Giai đoạn giàu ý nghĩa nhất trong sự tồn tại của trường phái
Pitago là giai đoạn sơ - trung kỳ (thế kỷ VI - IV TCN), khi nó đạt được những đỉnh cao
đáng nhớ: đỉnh cao chính trị (nửa đầu thế kỷ V TCN), đỉnh cao triết học (nửa sau thế kỷ V
TCN), đỉnh cao khoa học (nửa đầu thế kỷ IV TCN).
Liên minh, hay dòng tu Pitago hình thành trong bối cẢnh phực hưng tôn giáo và
công cuộc di thực ồ ạt từ Iôni sang miền nam nước Ý và vùng Xixin hiện nay. Liên minh
được tổ chức chặt chẽ theo hình thức khép kín, lấy quan niệm về sự hòa tiết và thanh tẩy
linh hồn làm cơ sở đạo đức. Trong liên minh mọi thứ thuộc về của chung, mọi sinh hoạt
đều tuân theo kỷ luật nghiêm ngặt, theo một trình tự được các thành viên chấp thuận. .
Nhưng liên minh Pitago không thuần về tôn giáo, mà chủ yếu là nơi tập hợp những người
yêu thích hoạt động trí tuệ.
Pitago (570 - 496 TCN) sinh tại Xamốt, thuộc vùng Iôni, sau di cư sang Cơrôtôn,
miền nam Ý. Là nhà toán học, Pitago đưa ra nhiều định lý có giá trị. Trong triết học Pitago
là nhà duy tâm tôn giáo, xây dựng những tư tưởng huyền bí về ý nghĩa cuộc sống và bản
nguyên vũ trụ, mang đậm dấu s61n huyền học phương Đông. Bản tính con người, theo
Pitago, có tính chất nhị nguyên - thể xác khả tử, linh hồn bất tử. Ý nghĩa cao cả của cuộc
đời là xuất hồn, thanh tẩy những cái nhơ bẩn, những điều ác trong lòng, hòa mình vào linh
hồn vũ trụ, tránh kiếp luân hồi. Triết lý, vì vậy, là hành trình của sự giải thoát.
Trong tư tưởng của Pitago những con số chiếm vị trí đặc biệt. Triết lý về con số ở
Pitago bắt đầu bằng mệnh đề “cái gì đo được thì tồn tại, cái gì tồn tại thì đo được”, vì thế
những con số định hình nên thế giới, diễn đạt sự vật, thậm chí là bản chất và chuẩn mực
của chúng. Triết lý là nhận thức quy luật vận động của vũ trụ thông qua những con số. Khi
ta nói “linh hồn hòa điệu”, thì đó chính là quan hệ hòa điệu của các con số. Pitago dùng
tương quan chẵn - lẽ, bộ mười và bộ bốn để giải thích tính thống nhất và đa dạng của tự
nhiên, xã hội, con người, trong đó số 1 là đơn vị cơ sở, sau số 1 (lẽ) là số đối lập - số 2
(chẵn); lẽ là cái hữu hạn, chẵn là cái vô hạn. Số 1 là con số năng động nhất, Bản nguyên
hoạt động, chi phối tất cả, nhưng con số kỳ diệu nhất là số 10, bao gồm 10 mối quan hệ của
14
các mặt đối lập: hữu hạn - vô hạn, chẵn - lẽ, đơn - đa, phải - trái, nam - nữ, động -tĩnh,
thẳng - cong, sáng - tối, tốt - xấu, tứ giác - đa diện. Trong sự liệt kê đơn giản, ngây thơ,
ngẫu hứng và không mấy sắc sảo này đã thể hiện những phạm trù đầu tiên của tư tưởng, sự
nỗ lực lý giải thực tại của Pitago - ông đã nâng con số lên trình độ khái niệm, hiểu nó như
tồn tại tự thân “trong nó, cho nó và cho cái khác” (Hêghen). Từ các con số hình thành nên
những vật thể, những hành chất (nước, không khí, lửa) và toàn thể vũ trụ. Vũ trụ được cấu
thành từ 10 thiên hà, tạo nên sự hòa điệu thiêng liêng. Tuy nhiên không thể đưa lẽ công
bằng, tự do về những con số, vì đó là những khái niệm trừu tượng, khó được cụ thể hóa,
hiện thực hóa hoàn toàn trong cuộc sống. Lẽ công bằng không đo bằng các con số.
Bản tính con người, theo Pitago, có tính chất nhị nguyên, trong đó thể xác khả tử,
linh hồn bất tử. Ý nghĩa cao cả của cuộc đời là xuất hồn, thanh tẩy những cái nhơ bẩn,
những điều ác, hóa thân vào linh hồn vũ trụ, tránh kiếp luận hồi. Cách tiếp cận như thế cho
thấy triết lý nhân sinh của Pitago mang đậm dấu ấn của huyền học phương Đông. Đánh giá
Pitago, Hêraclít viết:”Pitago vượt xa những người khác về sự am hiểu khoa học, nỗ lực
thâm nhập vào bản chất thế giới, tỏ ra uyên thâm trong mọi chuyện, nhưng xem ra chỉ hình
thành được mớ kiến thức giả tạo” (Tản văn, Lôgót, câu17).
Thế hệ tiếp theo của trường phái Pitago gắn với tên tuổi của Philôlai (Philolaos, nửa
sau thế kỷ V TCN), người tiếp tục huyền thoại hóa những con số. Những điểm không gian
được biểu tượng thành những số đơn giản, từ đó nối thành đường - “những con số đường
thẳng”. Những số triển khai ra thành hai số nhân bằng nhau là “những con số hình vuông”
(số 4, số 9 … ); nếu thành hai số nhân không bằng nhau - “những con số hình chữ nhật”
(số 6, số 12…); nếu thành ba số nhân - những hình Ảnh không gian (vật thể). Như vậy số 1
tương ứng với điểm không gian, số 2 - đường, số 3 - mặt phẳng, số 4 - khối vật thể đơn
giản. Riêng số 10 Phillôlai không trình bày như con số hình chữ nhật, với các cạnh là 5 và
2, mà như hình tam giác cân với 10 chấm đen, xếp theo bốn dãy, lấy từ bốn số đầu của dãy
số tự nhiên là 1,2,3,4 (1+2+3+4 = 10). Do chỗ số 1, số 2, số 3 và số 4 là sự thể hiện số học
của điểm, đường thẳng, mặt phẳng và khối, nên số 10 chứa đựng trong nó cả bốn hình
thức tồn tại của sự vật. Các số khác cũng mang những ý nghĩa tượng trưng, như số 5 -
phẩm và sắc, số 6 - tính sống động, số 7 - trí tuệ, sức khỏe, ánh sáng, số 8 - tình yêu và tình
bạn, sự mẫn tiệp và hào hoa. Nhờ những con số mà không gian vật thể được tổ chức lại.
Trong vũ trụ luận Philôlai kế thừa quan điểm của Pitago về sự hòa điệu giữa các hành tinh,
làm nên bản giao hưởng vũ trụ huyền bí, thiêng liêng, đồng thời liên kết Đại không gian
với các nhân vật thần thoại. Khác với Pitago, Philôlai cho rằng Trái đất không phải là trung
tâm vũ trụ, mà bay lượn như những hành tinh khác. Nếu Plà người tiên phong của thuyết
Địa tâm, thì Philôlai đi theo hướng ngược lại, song chưa phải là người tiên phong của
thuyết Nhật tâm, vì Mặt trời được hình dung chỉ như một khối tinh thể lạnh, phản chiếu
ánh sáng từ nơi khác, từ Vòm lửa Olimpốt (Olimpos) xa xôi, nơi phát nguyên ngọn lửa
trung tâm vĩnh hằng.
Acsitốt (Archytos), học trò của Philôlai, nghiêng hẳn về tinh thần Hy Lạp phóng
khoáng và yêu chuộng tự do, giảm dần các yếu tố bảo thủ, khổ hạnh, Ở Acsitốt tinh thần
khoa học chẳng những vượt qua giáo điều, mà còn chiếm vị trí danh dự trong quan hệ xã
hội, chẳng hạn luận điểm cho rằng một phép tính sòng phẳng ngăn ngừa đại họa cho muôn
người. Triết học Acsitốt nhấn mạnh xu hướng duy lý hóa nhận thức; trong vũ trụ vắng dần
hình Ảnh các vị thần, thay bằng những xét đoán kết hợp trực quan và tư duy, khả năng tri
giác và trí tưởng tượng. Tuy nhiên nhìn chung trường phái Pitago Trung kỳ chưa thực sự
chấm dứt những ràng buộc với tôn giáo, nhất là tôn giáo Ocphây (Orpheus)
Trường phái Pitago, nơi các yếu tố khoa học và các yếu tố tôn giáo đan xen nhau,
phản ánh tính đa dạng và phức tạp của sinh hoạt tinh thần của thế giới Hy Lạp thời sơ khai,
khi quá trình hình thành các thị quốc bị chi phối bởi những cuộc di thực và chiến tranh, còn
nền văn hóa thì đang tìm kiếm những khả năng mới, thay thế các môtíp sáng tạo từ thời
15
trước.
3. Cuộc tranh luận giữa Hêraclít và trường phái Êlê - tính biện chứng trong tư
duy của người Hy Lạp
Cuộc tranh luận về bản chất của thế giới diễn ra hầu như đồng thời với cuộc tranh
luận về bản nguyên thế giới. Các nhà triết học giải đáp không chỉ câu hỏi “thế giới bắt đầu
từ đâu và quay về đâu ?”, mà cả những câu hỏi như “thế giới tồn tại như thế nào ?”, “thế
giới về nguyên tắc vận động hay đừng im ?”, “nếu vận động, thì vận động theo những tính
quy luật nào ? vận động tự thân của sự vật, hay do sự tác động của lực lượng huyền bí bên
ngoài ?”…
a) Hêraclít (Heraclitos) - “mọi thứ đều tuôn chảy”
Xôcrát là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “biện chứng” (Dialektike) như nghệ
thuật đối thọai, tranh luận nhằm đạt tới chân lý. Sau đó Platôn đã cụ thể hóa cách hiểu này
trong các thao tác lôgíc, phương pháp hỏi và đáp một cách hợp lý và thuyết phục, từ đó dễ
dàng xác lập định nghĩa đúng về các khái niệm. Theo cách hiểu hiện đại, xuất phát từ
Hêghen, phép biện chứng là khoa học về phương pháp tư duy (khoa học lôgíc), đồng thời
là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển. C. Mác đã kế thừa và cải tạo phép
biện chứng Hêghen, xây dựng phép biện chứng duy vật. Thuật ngữ phép biện chứng như
vậy đã vượt qua ý nghĩa chủ quan ban đầu của nghệ thuật đôi thoại để trở thành một
phương pháp triết học và một học thuyết tìm hiểu các sự vật, hiện tượng như một quá trình
vận động, phát triển mang tính quy luật.
Từ góc đô này có thể xem Hêraclít là ông tổ thực sự của phép biện chứng, người đặt
nền móng cho tư tưởng biện chứng về thế giới.
Hêraclít không chỉ là nhà duy vật tự phát, mà còn là nhà triết học đã đặt cơ sở cho
cách hiểu về thế giới như một quá trình, được diễn đạt bằng câu cách ngôn “mọi thứ đều
tuôn chảy”theo quy luật, hay Lôgốt (Logos, Hêraclít. Tản văn, câu 2). Lôgốt là khái niệm
chủ đạo trong triết học Hêraclít, dùng để giải thích bản nguyên lẫn bản chất của thế giới.
Đó là một khái niệm đa nghĩa: 1)Thần ngôn (ngôn từ của Thần, thần ngôn); 2) lời nói, học
thuyết, có nghĩa là logos đã được thế tục hóa thành cái thuộc sở hữu của con người (ta biết
rằng có khá nhiều học thuyết có phần kết thúc bằng “logy”, “logie”…); 3)lý trí, chân lý
(môn học dạy ta cách tư duy đúng, theo truyền thống gọi là Logic); 4)tính quy luật, tính tất
yếu; 5)trật tự, chuẩn mực; 6)lửa. Bốn nghĩa sau cùng, không còn nghi ngờ gì nữa, gắn liền
với tên tuổi của Hêraclít. Một cách tổng quát, Hêraclít muốn nói rằng, mọi sự vật diễn ra
trong thế giới không xô bồ, hỗn độn, mà tuân theo tính quy luật, tính tất yếu, trật tự, chuẩn
mực, được lý trí nhận biết (chúng ta không nhìn quy luật, mà nhận thức quy luật); đồng
thời chúng ta hình dung toàn bộ thế giới này như ngọn lửa thiêng liêng, sống động, bùng
cháy và tắt đi theo quy luật. Lửa - cơ sở của sinh thành và diệt vong, sức mạnh chở che và
sức mạnh hủy diệt. Đại hỏa tai vũ trụ sẽ là phán xét vũ trụ, tất cả biến thành tro bụi, và từ
trong tro bụi một chu kỳ mới của sinh thành, biến hóa lại bắt đầu. Quy luật thứ nhất chỉ rõ
mọi sự vật đều nằm trong sự sinh thành, phát triển và diệt vong không cưỡng lại được.
Tính phổ biến của thay đổi diễn ra trong thế giới được ví như hình Ảnh dòng sông mà tất
cả đều đang trôi đi, bởi thế nên “không thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông, bởi vì
mỗi lần bước xuống sông, ta lại tiếp xúc với dòng nước mới”(Hêralít. Tản văn, câu 41).
Hêralí còn diễn tả một cách cô đọng quá trình liên tục của thế giới bằng định thức “hư vô -
tồn tại - hư vô”, liên tưởng dòng thời gian “quá khứ - hiện tại - tương lai” (cái đã qua - cái
đang tồn tại - cái chưa đến); cái mà hôm qua chúng ta cho là hiện tại, hôm nay chuyển
thành quá khứ, cái hôm nay chúng ta gọi là hiện tại, ngày mai vụt chuyển thành quá khứ,
và cái ngày mai ấy sẽ là hiện tại, là cái-đang-tồn-tại … sự truy đuổi nhau ấy diễn ra liên
tục, không bao giờ đạt đến điểm kết thúc tuyệt đối. Sự vật thay đổi nhanh đến mức mỗi khi
chúng ta nói về nó, thì nhận định của chúng ta đã ít nhiều lạc hậu mất rồi !
16
Quy luật thứ hai nhấn mạnh tính thống nhất và đa dạng của thế giới. Thế giới thống
nhất, nhưng không phải là thống nhất trừu tượng, mà là hoạt động, sự tự triển khai ra các
mặt đối lập. Hư vô chỉ là “cái khác” của tồn tại, tính chủ quan là “cái khác” của tính khách
quan, mọi thứ đều hợp nhất, và mọi hợp nhất đều phân đôi, tồn tại và hư vô chỉ là một. Sự
vật vừa có vừa không, vừa tồn tại vừa không tồn tại. Vũ trụ thống nhất trong tính đa dạng,
ở đó sự tác động qua lại và chuyển hóa của các mặt đối lập làm nên bản chất của sinh
thành, phát triển, diệt vong. Tuyên bố “trong chiến tranh (đấu tranh) có mầm của sự hòa
điệu (thống nhất), trong hòa điệu ẩn chứa tiềm tàng khả năng của chiến tranh”, Heraclitos
nhấn mạnh chiến tranh là “cha của tất cả”, “ông hoàng của tất cả” (Tản văn, câu 44). Trong
đấu tranh cái mới xuất hiện, tạo nên sự thống nhất mới, quá trình chuyển hóa không bao
giờ ngừng. Hêraclít xem quá trình chuyển hóa là tất yếu:”Lửa - biểu thị chuyển hóa của
vạn vật, ví như sự trao đổi hàng hóa sang vàng và vàng sang hàng hóa…” (Tản văn, câu
22).
Quy luật thứ ba, xuất phát từ quy luật thứ nhất và quy luật thứ hai, có thể gọi là quy
luật tương quan: sự vật đặt trong những tương quan khác nhau “biểu lộ” ra một cách khác
nhau trước chủ thể, chẳng hạn mật ngọt đối với người bình thường, nhưng đắng đối với
người bệnh; nước biển đối với một số sinh thể là môi trường sống, nhưng đối với một số
khác lại tỏ ra độc hại; vàng đối với người là quý, nhưng đối với loài vật lại vô giá trị. Sau
cùng, người thông thái nhất cũng chỉ đáng là đứa trẻ so với thần linh; con khỉ đẹp nhất
cũng trở nên xấu xí so với con người, con người đẹp nhất cũng chỉ đáng coi là con khỉ
không đuôi so với thần linh (xem Tản văn, các câu 97, 98, 99). Sự táo bạo, khác thường
trong lập luận của Hêraclít là sự thách thức đối với quan điểm đương thời về bản chất của
thế giới, khiến cho ông bị cô lập, chấp nhận “bước đi trên con đường cô đơn”, nhưng với
“một lòng cao ngạo ngất trời” (Xem F. Nietzsche. Triết lý Hy Lạp thời bi kịch. Bản địch
của Trần Xuân Kim. Sài Gòn, 1975, tr. 51). C. Mác xem Hêraclít là một trong những tên
tuổi lớn, tạo nên phong cách tư duy đặc sắc thời cổ đại
1
.
Lôgốt- Lửa của Hêraclít rất thần linh, nhưng cũng rất vũ trụ và nhân tính. Thần linh
là biểu tượng của sự thống nhất và chuyển hóa ngày - đêm, đông - hạ, chiến tranh - hòa
bình, no - đói. Con người là tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ, toàn thể trong đại toàn thể, vì vậy
lý trí con người và lý trí thần linh, đại diện cho tinh khí vũ trụ, nhất trí với nhau, dù không
hòa lẫn vào nhau. Lý trí là chìa khóa giúp con người hiểu được vũ trụ trong hòa điệu thiêng
liêng. Lý trí - Lôgốt chính là sự bảo đảm tính phổ biến và tính chân lý của nhận thức. Lý trí
- Lôgốt - Lửa cũng là thước đo tính cách con người, xác định xem tâm hồn người nào
“nhiều lửa” và tâm hồn người nào “ít lửa”, hoặc “thiếu lửa”. Lửa ấy là “lửa lòng”. Lửa là
cội nguồn vĩnh cửu của cuộc sống,
Hêraclít đã làm đảo lộn cách suy nghĩ phổ biến về một thế giới hài hòa và bền vững.
Nhà triết học yếm thế cố thuyết phục mọi người rằng quan điểm truyền thống chưa đi sâu
vào bản chất của sự vật, rằng chỉ có thể xác định “mọi thứ đang trôi đi” mới hiểu ra cái lẽ
đương nhiên của quá trình sinh - diệt. Tuy nhiên theo phần lớn những người cùng thời cách
hiểu đó là lập dị, khác thường: Hêraclít hầu như một mình thách thức tất cả. Vì lẽ đó nhà
triết học xứ Ephese ít được tôn vinh trong biên niên sử triết học các thời đại sau, nhất là
thời trung cổ, cho đến khi Hêghen khôi phục và phát triển, hệ thống hóa phép biện chứng,
vốn hình thành từ quá khứ, đem đến cho nó ý nghĩa mới vào thế kỷ XIX. Nhưng trước hết
trường phái Êlê- người phản biện - đã sửa chữa tư tưởng “vạn vật biến dịch” như thế nào ?
Khái niệm lôgốt cũng được vận dụng vào việc giải quyết vấn đề nhận thức luận. Cơ
sở tính phổ biến và tính chân lý của nhận thức là lôgốt, nghĩa là sự thống nhất tất yếu của
trật tự thế giới. Khám phá sự vật là một quá trình phức tạp, vì “giới tự nhiên không thích
bộc lộ mình” (Tản văn, câu 10). Hêraclít phân biệt nhận thức cảm tính, tức nhận thức
“thông qua nghe, thấy, sờ, nếm, ngửi” (Sđd, câu 6, 13, 15) và nhận thức lý tính. Nhận thức
1
xem C. Mác và Ph. Ăngghen. Toàn tập. T. 1. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 157
17
cảm tính không phải là vô ích, nhưng mục đích cao nhất của nhận thức là nhận thức lôgốt,
tức nhận thức lý tính, vươn đến sự hiểu biết tính thống nhất và đa dạng của vũ trụ. “Sự
khôn ngoan vượt lên trên tất cả” (Tản văn, câu 18); để có nó, theo Hêraclít, chúng ta không
bằng lòng dừng lại ở sự quan sát, mà cần đến năng lực “thần linh”, thấu suốt bản chất sự
vật. Ai cũng có thể tư duy, nhưng năng lực tư duy ở mỗi người lại khác nhau, do lửa trong
mỗi người không như nhau. Với cách đặt vấn đề như thế, Hêraclít bàn đến đạo đức và
chính trị như sự triển khai lôgốt trong cuộc sống. Lôgốt hướng dâ74n hành vi con người.
Bản chất đạo đức của con người (thiện, ác, dũng cảm, nèn nhát) tùy thuộc vào sự hiện diện
của lửa nhiều hay ít, sinh động hay yếu ớt. Nếu xem lửa là cội nguồn vĩnh cửu, thì hoạt
động sống của con người là một quá trình.
Lửa là cội nguồn vĩnh cửu của cuộc sống, còn cuộc sống là quá trình hướng tới sự
hợp nhất bền vững con người - vũ trụ - thần linh. Song điều đó khó thành hiện thực, vì một
phần nhân loại không tuân thủ lôgốt, xem cuộc sống chỉ là “trò chơi con trẻ”. Để ngăn
chặn con người sa vào lầm lỗi, cần thiết phải xây dựng “chuẩn mực luật pháp hữu ích”,
“lôgốt của cuộc sống”. Phục tùng lôgốt - luật pháp và hành động theo lôgốt quy định tính
cách của mỗi cá nhân. Hêraclít kêu gọi “con người phải đấu tranh cho luật pháp như cho
ngôi nhà của mình” (Tản văn, câu 100). Theo Hêraclít, con người sợ cả hai thế lực: sợ thần
linh trừng phạt và sợ chính bản thân mình. Trong khi cố gắng khám phá tự nhiên con người
vẫn không đảm bảo rằng mình có thể chế ngự được bản thân hay không. .
Tản văn của Hêraclít (trích trong The Portable Greek Reader)
LOGOS
1. Thật không phải …khi tuyên bố rằng vạn vật đồng nhất thể. 2. (Cho dù) logos là
chân lý trường cửu, nhưng con người không thể hiểu nó ngay khi được nghe về nó lần đầu
tiên, cũng như trước khi được nghe về nó …Mọi thứ đều tuôn chảy, … nhưng không phải
ai cũng cảm nhận được điều đó. Họ không biết điều mình đang làm, cả khi thức lẫn khi
ngủ. 3. Những kẻ đần độn dù cố nghe đến mấy cũng chẳng khác nào người điếc, chẳng
khác nào chứng kiến cũng như không. 4. Mắt và tai là sự nhận thức mờ tối …dù con
người có tâm hồn để nhận thức mà không cần đến ngôn ngữ. 5. Nhiều người chẳng màng
quan tâm đến những thứ diễn ra trước mắt, hoặc họ cũng chẳng ghi nhận được gì khi nghe,
mặc dù họ ngỡ rằng mình đã hiểu hết. 6. Sự hiểu biết (thực sự - ĐNT) không bằng cách
nghe và cũng không bằng cách nói. 7. Nếu anh không mong đợi điều ngoài mong đợi, anh
sẽ không tìm thấy nó, vì nó không tự bộc lộ ra. 10. Giới tự nhiên không thích bộc lộ mình.
15. Chứng kiến bằng mắt chính xác hơn nghe bằng tai. 20. Thế giới này tồn tại tự thân,
không do một vị thần hay con người nào tạo ra, mà đã, đang và sẽ là một ngọn lửa sinh
động vĩnh hằng và là thước đo của việc những sự vật này đang bùng cháy và những sự vật
kia đang tắt đi. 22. Lửa - biểu thị Chuyển hóa (trao đổi) của vạn vật, ví như sự trao đổi
hàng hóa sang vàng và vàng sang hàng hóa (đều dựa vào những quy luật nhất định). 25.
Lửa sống bằng cái chết của không khí và không khí sống bằng cái chết của lửa. Nước sống
bằng cái chết của đất, và đất - bằng cái chết của nước. 26. Lửa …phán xét và kết án tất cả.
27. Con người làm sao có thể ôm trọn cái thường xuyên biến đổi?. 32. Mặt trời mỗi ngày
đầu mới. 36. Thần là ngày và đêm, mùa đông và mùa hạ, chiến tranh và hòa bình, no và
đói, nhưng thần cũng luôn luôn biến đổi hình thù của mình. 39. Những thứ lạnh trở nên
nóng, những thứ nóng lại trở nên lạnh. 40. Tan rồi hợp, tiến rồi lùi. 41. Không thể tắm hai
lần trong cùng một dòng sông, bởi vì mỗi lần bước xuống sông, ta lại tiếp xúc với dòng
nước mới. 44. Chiến tranh là cha của tất cả, ông hoàng của tất cả; chiến tranh tạo nên các
vị thần và con người, tạo nên kẻ nô lệ và người tự do. 45. Thật khó giải thích vì sao con
người lại hòa hợp được những cái trái ngược nhau trong chính mình. Đó là hòa hợp của các
trạng thái đối lập nhau, như đàn vĩ và đàn lia. 46. Sự đối lập đó (rỏ ra) tốt cho chúng ta. 51.
Những con lừa thích rơm hơn vàng. 52. Nước biển vừa tinh khiết nhất, lại vừa bẩn nhất.
Với cá nước biển uống được và rất tốt, nhưng với người thì không uống được và độc hại.
18
57. Cái thiện và cái ác là một. 64. Tất cả những gì đang tồn tại cũng có thể được hiểu là
đang chết. 67. Những cái khả tử bất tử, những cái bất tử khả tử, vật này sống nhờ cái chết
của vật kia, và chết - cho sự sống khác. 79. …quyền hành thực sự đang nằm trong tay thời
gian. 81. Chúng ta vừa tồn tại, vừa không tồn tại. 91b. …tất cả luật lệ của loài người đều
bắt nguồn từ luật lệ của thần linh. 98 - 99 (diễn ý). Con người khôn ngoan nhất cũng chỉ
đáng xem là con khỉ không đuôi so với thần linh. Tương tự như vậy, con khỉ đẹp nhất cũng
trở nên xấu xí so với con người. 100. Con người phải đấu tranh cho luật pháp như cho ngôi
nhà của mình. 118. Kẻ tưởng rằng mình đã hiểu biết mọi thứ là kẻ giả dối với những chứng
cứ giả dối. 129 - 130 (diễn ý). Thật vô ích khi người ta thanh tẩy mình bằng máu. Điều đó
cũng giống như một người bước xuống hố bùn để rữa chân mình cho sạch. Chỉ có kẻ điên
rồ mới làm như thế.
b) Biện chứng dưới hình thức phủ định của trường phái Êlê
Đại biểu đầu tiên của trường phái Êlê(Elea, là tên một đô thị ven biển miền nam
nước Ý hiện nay, nơi khai sinh trường phái), theo Platôn, là Xênôphan (Xenophanes,
khoảng 570 - 478 TCN), người phác thảo những đường nét ban sơ của nguyên lý vạn vật
đồng nhất thể. Trong tác phẩm chính của mình - Những lời châm biếm - Xênôphan lên
tiếng chống lại tất cả những nhà thơ và triết gia, từ Hôme, Hêxiốt đến Talét. Ong vạch ra
cơ sở tâm lý của tôn giáo, nhấn mạnh rằng con người khả tử tưởng tượng ra các vị thần
giống như họ, cũng có áo quần, giọng nói, hình thức như ho, và xem các vị thần như biểu
hi65n của cái Tuyệt đối, mục đích cao cả của cuộc sống (xem The Portable Greek Reader,
N. Y, 1967, p. 68 - 69). Cùng với nguyên lý “vạn vật đồng nhất”, Xênôphan còn là người
đầu tiên nêu ra vấn đề khả năng và giới hạn của nhận thức. Pácmênhít (Parmenides, 540 -
470 TCN), Dênông (Zenon, 490 - 430 TCN) và đông đảo học trò kế tục, phát triển và hoàn
thiện nguyên lý này, lấy học thuyết của Hêraclít làm đối tượng phê phán chủ yếu. Ở góc độ
bản thể luận cách tiếp cận của trường phái Êlê Ảnh hưởng đến hàng loạt tên tuổi lớn của
triết học về sau như Empeđốc, Đêmôcrít, Platôn, Arixtốt…trong việc giải quyết vấn đề bản
chất của tồn tại.
Cơ sở phê phán của trường phái Elê đối với Hêraclít chính là quan niệm “mọi thứ
đều tuôn chảy”. Thực ra con người đứng trước vũ trụ rộng lớn luôn khao khát nhận thức nó
trong tính chỉnh thể, trong sự trọn vẹn đủ đầy của nó, chứ không phải để khẳng định rằng
nó đang “tuôn chảy”. Muốn nhận thức sự vật, cần “chặn” dòng chảy ấy để xác định diện
mạo, đặc tính của những gì trong tầm nhận thức của chúng ta. Một cách ngắn gọn, sự phê
phán của trường phái Elê đối với Hêraclít không chỉ là vấn đế bản thể luận, mà còn là, và
có lẽ trước hết là, vấn đề nhận thức luận: đối với con người nói chung cần phải trả lời câu
hỏi “nó là gì ?”, tiếp đó (hay cùng lúc) - “nó như thế nào ?”. Không xác định diện mạo của
cái đang tồn tại thì ý tưởng tiếp theo trở nên vô giá trị, thậm chí biểu thị sự bất lực của chủ
thể hoạt động và nhận thức. Tuy nhiên Pácmênhít sửa chữa Hêraclít theo một thái cực
khác, thể hiện ở ba luận điểm sau: một la, hãy hình dung thế giới như một quả cầu vật chất
đóng chặt, nén đầy, không còn chỗ trống; không thể có vận động (chuyển dịch), bởi lẽ tất
cả đã được lấp đầy, tương tự - không có cái gọi là không gian rỗng, phi vật thể. Hai là,
luận điểm về tính đồng nhất tư duy - tồn tại. Mọi ý tưởng luôn luôn là ý tưởng về cái đang-
tồn-tại; không tồn tại cái không-tồn-tại. Chỉ cái đang-tồn-tại mới là đối tượng của nhận
thức. Tồn tại và tư duy đồng nhất với nhau vừa như quá trình, vừa như kết quả. Tồn tại có,
hư vô không. Ba là, bác bỏ chuyển hóa, sinh thành, diệt vong, bởi lẽ chúng giả định khả
năng của cái không-tồn-tại. Tóm lại, ba đặc tính của tồn tại là toàn vẹn thống nhất, không
sinh không diệt, bất biến bất phân. Nhận thức được ba luận điểm ấy, chúng ta bước đi trên
con đường chân lý, ngược lại - con đường thường kiến. Theo Pácmênhít, có hai thứ triết
học - một thứ hướng đến chân lý, một thứ hướng đến thường kiến. Con đường chân lý dựa
vào lý trí để khám phá tồn tại vĩnh cửu bất biến, còn con đường thường kiến xuất phát từ
cảm giác để nắm bắt thế giới luôn biến đổi, nhất thời, hư ảo. Hai con đường ấy dẫn dắt con
người đi tới nhận thức hai thế giới khác nhau: thế giới bất biến, lý tưởng của tồn tại đích
19
thực và thế giới hữu hình, khả biến của cảm giác.
Dênông, học trò của Pácmênhít, cụ thể hóa và phát triển nguyên lý “vạn vật đồng
nhất thể” và nguyên lý “vạn vật bất biến” bằng phương pháp trưng dẫn chân lý
(epicherema) và nghịch lý (aporia). Trong số hơn 40 nghịch ly của Dênông, lịch sử còn lưu
lại 4 aporia điển hình, và được phân thành hai nhóm; nhóm thứ nhất đề cập đến tính thống
nhất, duy nhất của tồn tại, nhóm thứ hai - tính bất biến của tồn tại. Aporia “Sự phân đôi”
có thể tóm tắt như sau: một vật bất kỳ muốn vượt qua đoạn đường từ A đến B trước hết
phải vượt ½ của AB, mà muốn vượt ½ của AB, nó phải vượt ½ của ½ ấy, cứ thế đến vô
cùng. Không thể tìm ra khởi điểm của vận động, do chỗ bản thân sự phân đôi không đem
đến một kết thúc khả hữu. Cứ cho rằng khi phân đôi ta thu được hai nửa của AB, nhưng
mỗi nửa của AB, về phần, ình, là một cái toàn vẹn mới, và vật thể vận động cứ phải vượt
qua lần lượt những cái toàn vẹn ấy mãi vẫn không hết. Zenon đi đến kết luận rằng, thứ
nhất, do chỗ không gian (“ở đây”) và thời gian (“bây giờ”) là cái liên tục tuyệt đối, nên
không bao giờ đặt ra một sự phân chia, nếu có phân chia thì phân chia đến vô cùng; thứ
hai, do chỗ không gian là liên tục, nên những khoảng phân chia của không gian thực ra là
những khoảng phân chia quy ước. Có thể cắt đôi khúc gỗ, nhưng không thể cắt đôi không
gian được. Cắt đôi không gian để tìm khởi điểm của vận động (chuyển dịch), do đó, là sai
lầm về mặt lôgíc tư duy, kết quả của nhận thức cảm tính. Aporia “Achille và con rùa” nói
rằng lực sỹ Achille không thể đuổi kịp con rùa, dù chạy nhanh và tỉnh táo, vì đã chấp nó
một quảng đường. Theo lập luận của Zenon lôgíc của vấn đề là ở chỗ, khi Achille đạt tới
điểm xuất phát của con rùa trước đó, thì con rùa đã không còn ở đó nữa, mà tiến thêm được
quảng đường ngắn một cách chậm chạp. Cứ thế Achille đuổi mãi theo con rùa, nhưng mỗi
lần đến điểm cũ của rùa, thì rùa đã dịch chuyển khỏi nơi đó. Thử quy ước B là vật chạy
nhanh, A - vật chạy chậm hơn B hai lần, B chấp A một quảng, thể hiện bằng hình Ảnh
dưới đây:
c d e f g
B A
Khi B vượt được quảng đường cd, thì A trong khoảng thời qian ấy vượt được quảng
de; khi B vượt de, thì A đã đi tiếp quảng ef v. v. . Như vậy vật chạy nhanh hơn cũng không
đuổi kịp vật chạy chậm hơn, và trong trường hợp này vận động hóa ra là vô nghĩa !
Aporia “mũi tên bay”cho thấy sự tài tình trong lập luận của Zenon. Mũi tên bay kỳ
thực là không bay, vì lẽ vật đang bay luôn luôn “bây giờ” và “ở đây” bằng với chính mình.
Trong “bây giờ” và “ở đây” mũi tên vẫn thế, không sinh thành, không chuyển hóa, mà
được cấu thành từ những yếu tố không phân chia. Để mũi tên bay được trong mỗi khoẢnh
khắc thời gian nó phải vừa nằm ở một vị trí không gian, vừa không nằm ở đó. Nhưng điều
này khó mà chấp nhận được.
Trong aporia “vận động trường” Zenon giả định tình huống có ba hàng vật thể AB,
CD, EF bằng nhau; hàng AB đứng im, CD và EF chuyển dịch cùng một vận tốc, song song
với AB, nhưng trái chiều nhau. Để cả ba cùng ngang bằng nhau, CD vượt qua hai lần cùng
những vật thể của hàng AB và EF. Như vậy ở trường hợp này “một nửa bằng toàn thể”. Ví
dụ khác, từ cùng một điểm xuất phát vật A chuyển dịch 2m về hướng Đông, vật B chuyển
dịch cùng ngần ấy đoạn đường về hướng Tây, kết quả sẽ tạo ra khoảng cách 4m. Nhưng
nếu một vật chuyển dịch lên phía trước 2m, rồi sau đó lui về phía sau 2m, thì trên thực tế
vật ấy klhông rời khỏi vị trí, mặc dù nếu làm phép cộng ta sẽ có 4m. Ở trường hợp này vận
động bằng không [0], vì hai vận động ngược chiều thủ tiêu nhau.
Tất cả những ví dụ trên chứng minh rằng thừa nhận vận động là điều phi lý; nó chỉ là
kết quả của cảm giác, chứ không phải của suy lý đúng. Hai aporia đầu của Zenon chỉ ra
rằng nếu không gian được phân chia đến vô cùng, thì vận động không thể bắt đầu và không
thể kết thúc, nghĩa là không có vận động. Hai aporia cuối chứng tỏ, ngay cả khi tính đến sự
20
gián đoạn của không gian thì không thể có vận động, bởi lẽ vận động không nên được xem
như tổng số các trạng thái (điểm) cố định.
Thực chất của các luận chứng bác bỏ quan niệm về tính vận động phổ biến là gì ?
Thoạt nhìn, người ta kết án Parmenides và Zenon đã rơi vào phép siêu hình tự phát, tức
phương pháp giải thích thế giới trong trạng thái cô lập, ngưng đọng, bất biến, không xem
xét nó như một quá trình. Tuy nhiên cần thấy rằng ngay trong quan niệm “mọi thứ đều
chảy” Heraclitos đã chỉ chú trọng đến tính tuyệt đối của vận động, mà không dành chỗ cho
sự phân tích tính tương đối của đứng im, của việc tìm hiểu kết cấu vật chất của sự vật,
trạng thái cân bằng có điều kiện của nó. Các nhà triết học của trường phái Elea nhận ra sơ
hở này của Heraclitos. Từ cách tiếp cận “vạn vật đồng nhất thể” họ đóng vai trò là người
phản biện đối với nguyên lý “vạn vật biến địch”; kết cuộc họ rơi vào thái cực khác. Điều
cần cân nhắc là ở chỗ trong quá trình tranh luận về bản chất của thế giới giữa một bên là
nhà triết học cô đơn xứ Ephese và một bên là trường phái Elea hùng mạnh bài học quý giá
nào được rút ra cho những người kế tục.
Quay lưng lại hoàn toàn với Hêraclít, Pácmênhít và Dênông muốn bảo vệ cái đơn
nhất chống cái đa tạp, tồn tại chống hư vô, bất biến chống khả biến, liên tục chống gián
đoạn. Yếu tố biện chứng trong quan điểm của trường pháiÊlê, nếu có thể nói như vậy, thể
hiện ở phương diện nhận thức luận, và phần nào mang ý nghĩa của biện chứng chủ quan,
của nghệ thuật đối thoại, tranh biện, phản bác đối thủ, dồn đối thủ vào tình thế khó khăn,
lúng túng, nghệ thuật trau chuốt ngôn từ, đánh bóng những khái niệm. Dẫu sao bài học của
lý luận nhận thức đã được rút ra từ các luận chứng về tồn tại của Pácmênhít và các aporia
củaDênông, đó là: nhận thức là một quá trình phức tạp, quanh co, nan giải, đầy chông gai,
“nghịch lý”, đầy mâu thuẫn, vì thế không thể chấp nhận lối giải thích đơn giản, một chiều
về các sự vật, hiện tượng mà con người nắm bắt chỉ nhờ vào các cảm giác rời rạc, theo
“con đường thường kiến”. Hơn nữa, dưới hình thức phủ định, phản bác, các aporia của
Dênông buộc người ta phải tìm ra câu trả lời xác đáng về mối quan hệ giữa vận động và
đứng im, giữa liên tục và gián đoạn, giữa hữu hạn và vô hạn. Arixtốt nhận ra sự thách đố
trí tuệ của Dênông khi lưu ý rằng Achille có thể đuổi kịp con rùa, và có thể không đuổi kịp
con rùa, nếu ta áp đặt một cách tính. Nói cách khác, các aporia thực sự kích thích tư duy,
khuyến khích tinh thần hoài nghi, tranh luận, đi tới chân lý, “đem đến một lực đẩy mạnh
mẽ cho sự phát triển toán học, lôgíc học cổ đại, đặc biệt quan trọng là phép biện chứng, bởi
lẽ chúng vạch ra những mâu thuẫn trong các khái niệm cơ bản của khoa học về không gian,
đa thể và vận động, hơn nữa còn thúc đẩy việc tìm kiếm những phương thức khắc phục các
nan giải thường gặp” (Tóm lược lịch sử triết học. Moskva, 1981, tr. 61 (tiếng Nga).
II. Triết học thời cực thịnh
1. Nền dân chủ chủ nô và sự tác động của nó đếb sinh hoạt tinh thần của xã hội
Nền dân chủ chủ nô của Hy Lạp chính thức được khẳng định và phát triển rực rỡ vào
nửa sau thế kỷ V TCN, nhưng những cải cách dân chủ đã được bắt đầu ngay từ đầu thế kỷ
VI TCN, gắn liền với tên tuổi của Sôlon. Trong nền dân chủ chủ nô tại Aten quyền lực tối
cao thuộc về Hội nghị công dân (ekklèsia), tương tự như Nghị viện hoặc Quốc hội ngày
nay. Người Hy Lạp gọi kiểu nhà nước đó là Dân chủ (Demokratia, sự kết hợp và giản lược
từ “dèmos” - nhân dân, kratos - quyền lực, tức quyền lực của nhân dân). Nền dân chủ Aten
được coi là hình thức cai trị ưu việt nhất trong thế giới cổ đại. Pêriclét, nhà lãnh đạo cao
nhất của Aten thế kỷ V, tuyên bố:”Chế độ nhà nước của chúng ta không bắt chước những
thiết chế xa lạ; chính chúng ta mới là mẫu mực cho người khác noi theo, chứ không ngược
lại. Chế độ ta là dân chủ, vì nó được xây dựng không trên thiểu số, mà trên đa số các công
dân” (V. I. Kudixin: Lịch sử Hy Lạp cổ đại. Nxb Khoa học, Mátxcơva, 1988, tr. 164, tiếng
Nga). Các khái niệm “dân chủ”, “công dân” đều là phát minh của người Hy Lạp. Nền dân
chủ đã tạo nên sự khởi sắc trong đời sống kinh tế, văn hóa của xã hội. Thế kỷ V TCN Aten
là thị quốc giàu có nhất Hy Lạp với một nền sản xuất hàng hóa phát triển, có đội thương
21
thuyền mạnh, làm chủ cả vùng đại dương rộng lớn. Lao động nô lệ được sử dụng như lực
lượng sản xuất chủ yếu trong tất cả các ngành. Thế kỷ V - IV TCN là thời kỳ cổ điển của
văn hóa Hy Lạp với tính đa dạng, xu hướng nhân bản và tự do, thể hiện trong văn chương,
nghệ thuật, triết học, khoa học và các bộ phận cấu thành khác. Trong văn chương thể loại
bi kịch, hài kịch, anh hùng ca đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Chủ nghĩa Hy Lạp, biểu
tượng cho tinh thần đặc trưng của người Hy Lạp, được các nhà nghiên cứu văn chuơng,
lịch sử nhắc đến, chủ yếu dựa trên các thông số này. Người Hy Lạp cũng tạo ra nhiều phát
minh có giá trị trong hoạt động khoa học. Thiên văn, toán học, vật lý, y học cổ đại in đậm
dấu ấn Hy Lạp. Trong nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc người Hy Lạp đã xây dựng những
công trình mang phong cách Iôríc, Iônic, Côrintien, những tác phẩm điêu khắc về các vị
thần, tôn vinh sức mạnh cơ bắp và vẻ đẹp huyền diệu của con người. Các kịch trường Hy
Lạp hầu như dành chỗ cho tất cả cư dân thị quốc với sức chứa không dưới chục ngàn
người.
Những đột phá của người Hy Lạp trong văn hóa góp phần tạo nên “vòng tròn” (xoắn
ốc) đầu tiên, năng động của sự phát triển lịch sử toàn thế giới. Sau này Xixêrôn (Ciceron,
Cicero) đã đúc kết thành quả của văn hóa Hy Lạp bằng một từ đầy ý nghĩa - nhân tính
(humanitas).
Sau thời kỳ tồn tại và phát triển hưng thịnh, nền dân chủ chủ nô bộc lộ dần những
mặt trái của nó. “Một đằng thì người Hy Lạp đã khám phá, hay phát minh ra dân chủ, kịch
nghệ, triết lý, nhưng đằng khác họ lại bo bo giữ lấy những nghi lễ, tín ngưỡng cổ hủ và
không tránh được nội chiến. Người Aten chuộng tự do mà lại xử tử Xôcrát. Tuy họ đưa ra
thuyết “tri bỉ” và thuyết trung dung, thực hiện được những kiến trúc cân đối, hoàn mỹ, và
nền giáo dục của họ phát triển toàn diện con người về thể xác cũng như về trí tuệ, họ
thường tỏ ra khinh mạn con người…Ngạo mạn đã mang hình phạt tời cho họ” (C. Brinton,
J. Christopher, R. Wolff: Văn minh Tây phương, t. 1. người dịch Nguyễn Văn Lượng; tủ
sách Kim Văn, Sài Gòn, 1971, tr. 83).
Sự khủng hoảng của nền dân chủ chủ nô xuất phát từ những nguyên nhân bên trong,
từ chính bản chất của nó. Đó là hệ thống chính trị hạn chế, chật hẹp và khép kín, chỉ dành
cho dân tự do, tức công dân, lúc ấy có khoảng 30 - 40 ngàn người trong số hơn 250 - 300
ngàn người, bằng một phần mười dân số. Bị tước quyền làm người, trong suốt nhiều thế kỷ
người nô lệ liên tục nổi lên chống giai cấp chủ nô, dẫn đến sự suy yếu chế độ chiếm hữu nô
lệ. Giữa các tầng lớp dân cư tự do cũng nảy sinh mâu thuẫn trong việc phân chia tài sản, nô
lệ, tranh giành quyền lực. Mâu thuẫn tiếp theo là mâu thuẫn giữa người Hy Lạp “chính
gốc” và dân nhập cư, kết quả của việc mở rộng lãnh thổ. Cuối cùng, mâu thuẫn giữa các thị
quốc đã dẫn đến những cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, làm suy yếu thế giới Hy Lạp.
Người Hy Lạp đã từng đoàn kết với nhau trong Liên minh Đềlốt (Delos) để đánh đuổi quân
xâm lược Ba Tư. Nhưng sau chiến thắng giữa các thị quốc nảy sinh những rạn nứt nghiêm
trọng, đưa đến sự hình thành hai liên minh - liên minh Aten và liên minh Pêlôpônét
(Peloponnes) do Xpáctơ (Sparta) đứng đầu. Năm 431 TCN bắt đầu cuộc chiến tranh giữa
hai liên minh. Các năm 430 - 428 nạn dịch giết chết một phần tư dân số Aten, kể cả
Pêriclét (Pericles). Năm 411 TCN nền dân chủ bị thay bằng chế độ thiểu số thống trị, nằm
trong tay Hội đồng 400. , Năm 404 TCN sau nhiều tháng bị cây hãm Aten tuyên bố đầu
hàng. Xpáctơ thay Aten kiểm soát thế giới Hy Lạp. Tại một số thị quốc khác của người Hy
Lạp nền dân chủ vẫn tiếp tục được duy trì, song có nơi thì tỏ ra lỏng lẻo, có nơi bị biến
thành “trò chơi dân chủ”, mị dân, nhằm phục vụ mục đích của các tập đoàn thống trị. Các
nhà tư tưởng lớn của Hy Lạp như Platôn, Arixtốt đều phê phán nền dân chủ, đòi hỏi thay
thế nó bằng các hình thức nhà nước khác. Phải đến hai mươi thế kỷ sau nền dân chủ mới
được nhắc đến và vận dụng vào đời sống chính trị trong điều kiện lịch sử đã hoàn toàn
khác.
2. Empeđốc, Anaxago và sự giải thích mới về bản nguyên thế giới
22
Các nhà duy vật thời sơ khai giải thích nguyên nhân thế giới dựa trên các yếu tố vật
chất cụ thể hoặc giả định (đất, nước, lửa, khí, apâyrôn). Đó là phương án “nhất nguyên”
của chủ nghĩa duy vật cổ đại. Tuy nhiên phương án đó không thỏa mãn khao khát nhận
thức thế giới của người Hy Lạp vì thiếu tính khái quát và không phù hợp với bức tranh về
tự nhiên. Phương án “nhất nguyên” được thay bằng phương án “đa nguyên”, mà Empeđốc
và Anaxago là những người mở đầu.
Empeđốc (Empedocles, 490 - 430 TCN) sinh tại Agơrigen, đảo Xixin. Ông là nhà
hùng biện, nhà tu từ học, nhà thơ, bác sỹ, kỹ sư, đồng thời là người ủng hộ nhiệt thành nền
dân chủ chủ nô, căm ghét chế độ độc tài, vì vậy về cuối đời bị phái qúy tộc chủ nô, sau khi
lên nắm quyền, trục xuất sang Pêlôpônét, mất tại đó, vừa kịp chứng kiến cuộc chiến tranh
huynh đệ tương tàn giữa các thị quốc Hy Lạp. Ông chọn cái chết theo lối “trở về kiếp xưa”
để khỏi nhìn thấy cẢnh giết chóc, trả thù lẫn nhau của đồng loại. Quần chúng dựng tượng
ông để tỏ lòng kính trọng người con của quê hương.
Trong bản thể luận Empêđốc cố gắng hợp nhất trường phái Milê, Hêraclít và trường
phái Elê trong quan niệm về bản nguyên thế giớiỞ các nhà duy vật thời sơ khai bản nguyên
thế giới được quy về một trong các yếu tố vậ chất, không có sự chuyển hóa vào nhau. Điều
này, theo Empeđốc, là là thiếu sức thuyết phục, vì thứ nhất, sự thể hiện sinh động thế giới
các sự vật chứng tỏ các hành chất (đất, nước, lửa, khí) là những yếu tố đồng cấp; thứ hai,
nếu xem một trong các hành chất là bản nguyên thì việc giải thích các chu kỳ phức tạp
trong vũ trụ sẽ trở nên bế tắc. Để khắc phục hạn chế đó Empeđốc đưa ra cùng lúc bốn hành
chất vừa nêu như bốn cội nguồn của vạn vật, chỉ ra chu kỳ vận động, biến hóa của chúng.
Sự kết hợp các hành chất theo các tỷ lệ khác nhau tạo nên các sự vật khác nhau. Chẳng
hạn, xương gồm hai phần nước, hai phần đất, bốn phần lửa; thần kinh - hai phần nước, một
phần đất, một phần lửa, máu - pha đều các hành chất. Empedocles cho rằng mình đã giải
quyết xong bài toán về tính đa dạng trong sự thống nhất của thế giới, một bài toán mà
Hêraclít (vạn vật biến dịch) và trường phái Elê (vạn vật đồng nhất thể) đưa ra các đáp số
đối lập nhau.
Tồn tại xét như quá trình, như quan hệ giữa các sự vật, được Empeđốc diễn đạt bằng
cặp khái niệm Tình yêu - Thù hận, động lực của sự hợp nhất và tách biệt. Philia - Tình yêu
là sự hợp nhất, hay hòa lẫn các yếu tố khác nhau vào trong một, là bản nguyên của cái
Thiện. Neikos - Thù hận, là tách biệt cái hợp nhất thành những yếu tố, cắt rời chúng,là cơ
sở của sự đa tạp và cái Ac. Trong vũ trụ diễn ra thường xuyên sự thay thế nhau giữa Tình
yêu và Thù hận, giữa hợp nhất và tách biệt. Quá trình ấy cũng chi phối đời sống sinh thể,
từ sinh thể đơn giản đến con người. Tính biện chứng tự phát trong việc lý giải sự sống
được thể hiện qua quan hệ Tình yêu - Thù hận, theo các nấc thang từ bộ phận đến toàn thể,
từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp: 1) Những sinh vật đơn giản, có một giác quan,
sống dưới nước (khởi điểm Tình yêu). 2) Những sinh vật có cơ cấu phức tạp dần, nhưng
không hoàn chỉnh, với những hình thù quái dị (Thù hận chớm nở). 3) Sinh vật bị dồn ép,
không sinh sôi nảy nở được (Thù hận ngự trị). 4) Thực vật, động vật, con người xuất hiện
một cách trật tự, hài hòa, bằng con đường hợp nhất cái không đồng nhất và tách rời hợp lý
cái hợp nhất, đào thải và nhân giống (Tình yêu chiến thắng).
Trong lý luận nhận thức Empêđốc cho rằng đối tượng cao nhất của nhận thức là cái
toàn thể, cái mà mắt không nhìn thấy, tai không nghe thấy, lý trí không bao quát hết. Nhận
thức là quá trình thống cảm tính và lý tính. Lý tính sâu sắc hơn, nhưng cảm tính hiện thực
hơn, là nguồn gốc của nhận thức cái toàn thể. Khác với Pácmênhít, là người xem nhẹ vai
trò của cảm giác, Empêđốc cho rằng tư duy và cảm giác nương tựa, bổ sung cho nhau,
thậm chí trong nhiều trường hợp chúng là một.
Triết học Empêđốc là sự dung hợp chủ nghĩa duy vật tự phát và thuyết nhân hình
nguyên thủy, vận dụng các đặc tính tâm lý, tình cảm của con người (tình yêu, thù hận) vào
23
việc giải thích quá trình vũ trụ. Ông cũng chịu Ảnh hưởng của thuyết luân hồi, vốn phổ
biến trong triết lý phương Đông. Ông giải thích nhiều về sự đầu thai của linh hồn, về sám
hối, thanh tẩy, số kiếp, về vòng luân chuyển triền miên của tồn tại như sự thử thách của
thần linh:”Xưa ta là đứa trẻ vị thành niên, cũng có thể là thiếu nữ, thậm chí là cây cỏ, chim
muông, là cá của đại dương câm lặng” (Empêđốc, Thanh tẩy, câu 117).
Anaxago (Anaxagoras, 500 - 428 TCN) sinh tại Cladômen, xứ Iônia, miền Tiểu Á,
đến Aten theo đề nghị của Periclét, trở thành vị quân sư cho nhà lãnh đạo này. Song quan
điểm tự do, có tính chất báng bổ thần linh, đã khiến 6ng suýt bỏ mạng, nếu không có sự
can thiệp của Periclét. Bị đuổi khỏi Aten, Anaxago về quê mở trường dạy học. Sau khi ông
qua đời cư dân Cladômen dựng bia tưởng niệm, lấy ngày giỗ hàng năm của ông làm ngày
nghĩ của học sinh.
Vấn đề bản thể luận chiếm vị trí trung tâm trong triết học Anaxago, được ông trình
bày trong tác phẩm Về tự nhiên, ở đó nhấn mạnh sự chuyển hóa về chất của các sự vật. Dù
thừa nhận tư tưởng nền tảng của trường phái Elê về tồn tại (không có gì xuất hiện từ hư
vô), song Anaxago bác bỏ cái gọi là tồn tại duy nhất, bất biến do Pácmênhít nêu ra (xem
Anaxago: Về tự nhiên, câu 17). Bản nguyên, theo Anaxago, là những phần tử bé nhất, siêu
cảm giác của các trạng thái vật chất (lửa, nước, vàng, máu…), những thứ mà Anaxago gọi
là những hạt giống của muôn vật, những mầm sống, hay “những chất đồng nhất”,
homoiomeria (xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ homoios là sự tương đồng). Những hạt giống
của máu chứa đựng tất cả chất của máu như chất trội, chất căn bản, để ta gọi là máu.
Tương tự như vậy với sắt, đồng… Hạt giống vĩnh cửu, bất biến, nhưng các sự vật liên kết
với nhau, chuyển hóa vào nhau bằng con đường kết hợp và phân tích theo nguyên tắc “mọi
thứ trong tất cả, và trong tất cả có một phần của tất cả”. Người ta không thể dùng rìu mà
cắt rời nóng khỏi lạnh, lạnh khỏi nóng, càng không thể dùng sức mạnh phá vỡ toàn thể vũ
trụ như một khối thống nhất, bao gồm v6 số càc sự vật, hiện tượng liên kết với nhau, hút
nhau hoặc đẩy nhau, đan xen nhau. Tồn tại thống nhất, nhưng không thống nhất tuyệt đối
như cách hiểu của trường phái Elê. Sự vật thống nhất trong tính toàn vẹn, nhưng những
yếu tố cấu thành chúng hết sức đa tạp. Sự vật vừa vô cùng lớn, vừa vô cùng bé, vì “không
có cái bé nhất, chỉ có cái bé hơn và bé hơn nữa”. Tuy nhiên quan niệm về chuyển hóa của
Anaxago không phải là tư tưởng biện chứng thực sự về thế giới, vì ông bác bỏ sự chuyển
hóa thường xuyên của các mặt đối lập. Ông nhấn mạnh:”Cái đồng nhất xuất phát từ cái
đồng nhất, không thể có sự chuyển hóa vào mặt đối lập” (Hêghen: Toàn tập, t. 9, Nxb
Chính trị, Mátxcơva, - Lêningrát, 1934, tr. 331, tiếng Nga). Mọi sự thay đổi đối với
Anaxago chỉ là sự kết hợp và tách rời những cái đồng nhất, còn sự thay đổi đích thực thì bị
coi như sự phủ định chính mình. Ông chỉ biết rằng “thịt chuyển thành thịt, vàng chuyển
thành vàng, còn mọi sự kết hợp khác chỉ là một conglomeratus (kết hợp) gượng ép, vô trật
tự, chứ không phải là phép cấu thành sống động” (Hêghen, sđd, t. 9, tr. 331).
Cũng như Empeđốc, Anaxago cần đến một bản nguyên tinh thần làm động lực cho
quá trình thế giới. Bản nguyên đó là Nous, hiểu như trí tuệ bên ngoài, tác động đến vạn
vật, khởi động và nhận thức thế giới, làm cho thế giới trở nên hoàn chỉnh, thoát khỏi trạng
thái hỗn động ban đầu. Theo nghĩa hẹp nous là trí tuệ, trí năng, nhưng ở Anaxago nó được
lý giải như bản chất tuyệt đối, đơn giản, duy nhất, vô hạn, tồn tại trong tất cả, mà lại không
hòa lẫn với bất lỳ sự vật nào, là cái tinh khiết giữa lòng vạn vật, hiểu biết và thâu tóm tất
cả, chi phối quá khứ, hiện tại, tương lai, làm cho thế giới trở nên một chỉnh rhể sống động.
Nous - Trí tuệ vũ trụ. Nous là khái niệm nền tảng dùng để lý giải quá trình tự nhiên. Trước
tiên Nous đưa hỗn hợp vật chất từ trạng thái hỗn mang vào vận động theo vòng trònCái
lỏng lẻo tách khỏi cái đông đặc, nóng tách khỏi lạnh, sáng tách khỏi tối, khô tách khỏi ướt.
Những gì đông đặc, ẩm ướt, tối và nặng tích tụ lại ở trung tâm vũ trụ, hình thành nên Trái
đất. Những gì lỏng lẻo, khô, sáng, nhẹ và nóng thì nổi lên trên, tạo ra bầu trời. Ete, vốn
hình thành trước đó, ôm lấy vũ trụ (Aither trong từ nguyên Hy Lạp được hình dung như
tầng khí sáng rực trên cùng, nơi các vị thần cư ngụ. Trong triết học Hy Lạp cổ đại có hai
24
cách hiểu về Aither: yếu tố vật chất ban đầu, hoặc vận động vĩnh cửu). Sự vận động tiếp
theo làm cho đá tách khỏi đất. Đá bốc cháy, tạo nên các vì sao, Mặt trăng, Mặt trời. Mặt
trời là một khối sắt, hay đá, bị đốt nóng, có kích thước to hơn xứ Pêlôpônét. Bầu trời dày
đặt những khối đá, bám vào nó nhờ vận động theo vòng tròn với tốc độ cực lớn, song
không sớm thì muộn cũng sẽ rơi, mà bằng chứng là những thiên thạch vẫn rơi đều đều, từ
năm này sang năm khác. Nếu vận động dừng lại Trái đất sẽ bị vùi lấp bởi tất cả những
thiên thạch cùng rơi một lúc. Mặt trăng có những đặc tính gần như Trái đất, cũng có bình
nguyên, núi đồi, thung lũng, vực sâu, có cả cư dân nữa. Trái đất có dạng mặt phẳng, bồng
bềnh trôi trên không khí, chứ không phải trên nước như Talét nghĩ. Như vậy dù nói đến
bản nguyên Nous, song sự phân tích tiếp theo của Anaxago lại làm sáng tỏ “nguyên nhân
tự nhiên” của thế giới. Xôcrát phàn nàn:”Thực tế càng đọc nhiều tôi càng thấy một người
(Anaxago) không đếm xỉa gì đến Thần tính, hơn nữa không gán cho thần tính một vai trò
nào trong các nguyên nhân riêng biệt của tổ chức các sự vật… khiến cho ta phải chưng
hửng” (Platôn Phêđôn, bản dịch của Trịnh Xuân Ngạn, Nxb Bộ Quốc gia giáo dục, Sài
Gòn, 1961, tr. 249). :
3. Nguyên tử luận duy vật
Nguyên tử luận là chương mới trong triết học tự nhiên của Hy Lạp cổ đai, do Lơxíp
(Leucippos, 500 - 440 TCN) sáng lập, Đêmôcrít (Democritos, 460 - 370 TCN) phát triển,
Vào thời kỳ Hy Lạp hóa Epiquya (Epicuros, 342/341 - 271/270 TCN) điều chỉnh và nhân
bản hóa theo xu hướng thống nhất với duy cảm luận, chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa khoái
lạc.
Đêmôcrít sinh tại Apđerơ (Abdere), thuộc xứ Tơraxơ (Thrace). Dù lớn lên trong gia
đình giàu có, nhưng Đêmôcrít từ bỏ cuộc sống an nhàn để chu du khắp nơi. Ông từng có
mặt ở Ai Cập, Ba Tư, An Độ, Babilon, tiếp thu nhiều kiến thức bổ ích về toán học, thiên
văn. Trở lại Hy Lạp, ông đến Aten, tham dự các buổi thuyết giảng của Anaxago, gặp gỡ
Xôcrát, nhưng không tán thành quan điểm của ai cả. Đêmôcrít viết khoảng hơn 70 tác
phẩm, trong đó có nhiều tác phẩm còn được lưu giữ qua những trích đoạn như Về tư6
nhiên, Về lý trí, Về trạng thái cân bằng của tinh thần, Về bản tính con người, Về hình học,
Về nhịp điệu và hòa hợp, Về thi ca, Về hội họa, Về binh nghiệp, Về khoa chữa bệnh …
Ở khía cạnh bản thể luận thuyết nguyên tử được xây dựng trên cơ sở thừa nhận
nguyên tử, với tính cách là tồn tại, và khoảng không, hay hư không, hư vô, là những bản
nguyên thế giới. Arixtốt viết về cách hiểu này trong Siêu hình học:”…Lơxíp và người kế
tục ông, Đêmôcrít, thừa nhận cái đầy đặn - nén chặt và cái trống rỗng - phân tán như những
bản nguyên, một gọi là tồn tại, một gọi là không tồn tại…[rằng cái tồn tại tồn tại không
nhiều hơn cái không tồn tại, cũng do vậy nên vật thể tồn tại không nhiều hơn khoảng
không], còn nguyên nhân vật chất của cái đang tồn tại thì họ quy về cái này lẫn cái kia”
(Arixtốt. Siêu hình học, Q. 1, chương 4, 985b 4 - 9).
Ý tưởng về các nguyên tử như những phần tử bé nhất, không phân chia (atomos theo
tiếng Hy Lạp là cái bé nhất, không phân chia được nữa), không xuyên thấu, bất biến,
không phẩm tính, siêu cảm giác, bền vững và vĩnh cửu, tạo nên cơ sở của mọi tồn tại cụ
thể, đồng thời cũng chính là tồn tại, không ngẫu nhiên xuất hiện, mà gắn liền với những
quan sát trực tiếp và suy đoán của các triết gia về các biến đổi diễn ra ở các sự vật, các hiện
tượng xung quanh con người, chẳng hạn sự đông đặc và nóng chảy, sự ăn mòn, sự bốc hơi
…Có vô số các hiện tượng diễn ra mà ta không nhìn thấy, nhưng chúng có khắp mọi nơi,
làm nên tính phổ biến của vũ trụ. Trực quan sinh động và suy tư triết học đã đưa các nhà
nguyên tử luận đến quan điểm sau: sự khác nhau của các nguyên tử về hình dáng, kích
thước, trật tự, vị trí …là sự lý giải đầy đủ và xác đáng nhất tính đa dạng của thế giới vật
chất. Đêmôcrít xem vận động là thuộc tính của các nguyên tử, nó vĩnh cửu và không do ai
sinh ra, cũng như các nguyên tử. Các nguyên tử vận động trong không gian, chúng “bay
lượn như những hạt bụi li ti, mà ta thường nhìn thấy dưới nắng mai”, “chúng va chạm
25