GỢI Ý TÓM TẮT
1/VỢ CHỒNG A PHỦ - TÔ HOÀI
- Truyện bắt đầu bằng một lời kể của tác giả về Mị - người con dâu của thông lí Pá Tra - một cô gái thường cúi
mặt, khuôn mặt lúc nào cũng buồn rười rượi.
- Mị vốn là một cô gái Tây Bắc xinh đẹp, tài hoa, giàu sức sống, đã có người yêu. Mị bị A Sử bắt về nhà thống
lí Pá Tra với tư cách là cô dâu trừ nợ nhưng thực chất Mị đã phải sống đời sống của một kẻ nô lệ đầy tủi nhục
(phục dịch A Sử…). Mị có nguy cơ rơi vào trạng thái vô cảm, ham thích lao động. Do dám đánh con quan
thông lí là A Sử, A Phủ bị thống lí Pá Tra bắt về hành hạ, phạt vạ, cuối cùng phải lâm vào thế làm tôi tớ suốt
đời. A Phủ chăn bò, vô ý để hổ bắt mất một con bò. A Phủ bị trói trong cảnh đói rét. A Phủ có nguy cơ sẽ chết
nếu không được giải thoát.
- Xuất phát từ lòng nhân đạo và ý thức về quyền sống, Mị đã cắt đứi dây trói cho A Phủ. Mị và A Phủ chạy khỏi
nhà thống lí, chạy khỏi Hồng Ngài.
- Đến Phiềng Sa, Mị và A Phủ trở thành vợ chồng. Tại đó, A Phủ kết nghĩa anh em với cán bộ A Châu.
- Được A Chau giác ngộ, A Phủ đã trở thành tiểu đội trưởng đội du kích. Trải qua bao trăn trở, Mị cuối cùng
cũng đã đến với cách mạng, Mị “tủm tỉm cười”, đồng ý đi họp du kích.
2/VỢ NHẶT - KIM LÂN
- Truyện thật sự đã bắt đầu bằng cảnh Tràng đưa người vợ nhặt băng qua xóm ngụ cư về nhà mình giữa một
mùa đói khủng khiếp.
- Cả xóm ngụ cư và mẹ của Tràng cũng đều vừa ngạc nhiên, vừa lo âu, vừa thương cảm sẽ chia cùng Tràng cái
cảnh ngộ đặc biệt ấy.
- Tuy vậy, mọi người đều cảm nhận niềm vui bình dị và đày ý nghĩa của cuộc sống gia đình, đặc biệt là vợ
chồng Tràng. Bà cụ Tứ và người dâu nhặt cũng quét dọn nhà cửa, vườn tược, động viên nhay để vượt qua mùa
đói. Tràng cảm thấy muốn được có trách nhiệm về mái ấm của mình và có những suy nghĩ tích cực về Việt
Minh.
- Trong ngày vui, cả nhà Tràng phải ăn cháo, thậm chí ăn cám.
- Từ những suy nghĩ của người vợ, Tràng nghĩ miên man về hình ảnh những đoàn người đói phá kho thóc Nhật
vad cảnh lá cờ đỏ bay phất phới.
3/RỪNG XÀ NU - NGUYỄN TRUNG THÀNH
- Truyện bắt đầu bằng tình tiết Tnú về thăm lại bản làng quê hương sau ba năm đi lực lượng (bộ đội giải
phóng).
- Cụ Mết, già làng, kể lại cho dân làng nghe cuộc đời đau thương nhưng anh hùng của Tnú:
+ Tnú mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được dan làng Xô Man nuôi dưỡng. Từ nhỏ, Tnú và Mai đã cùng nhau đi liên
lạc, tiếp tế cho cán bộ ở trong rừng.
+ Lớn lên, Tnú và Mai đến với nhau, Tnú tham gia hoạt động cách mạng.
+ Bọn thằng Dục bắt, hành hạ dã man vợ con của Tnú để buộc anh phải ra mặt. Biết được âm mưu đó, Tnú
không ra mặt nhưng không đành lòng bỏ mặc vợ con, anh đã nấp ở gốc cay cạnh máng nước đầu làng để theo
dõi tình hình. Bọn giặc dùng gậy sắt đánh đập giã man vợ con Tnú. Quá thương tâm và phẫn nộ, Tnú xông ra
đánh lại bọ giặc để bảo vệ vợ con.
+ Cả vợ và con anh đều bị chết, Tnú bị giặc đốt cháy mười đầu ngón tay.
+ Dưới sự chỉ huy của cụ Mết, dân làng Xô Man đã nổi dậy giết bọn giặc. Tnú gia nhập bộ đội giải phóng.
- Tnú lại ra đi chiến đấu sau một đêm về thăm bản làng.
4/NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
- Truyện mở ra bằng tình huống sau cuộc giao tranh quyết liệt giữa đơn vị của Việt và một chiến đoàn Mĩ, Việt
lạc đơn vị, chân tay tê dại nhức nhối, khắp người rỉ máu, miệng tê cứng không la lên được, sau đó ngất đi.
- Việt quê ở Bến Tre. Chị gái là Quyết Chiến, hai chị em cùng đi bộ đội một ngày. Trong một trận đánh lớn
trong rừng cao su, Việt dùng thủ pháo diệt một xe bọc thép Mĩ. Nhưng Việt đã bị thương nặng, mê rồi tỉnh, anh
nhớ lại những kỉ niệm vui, buồn tuổi thơ, nhớ lại ba má, nhớ chị Chiến, nhớ chú Năm, đồng đội. Cả ba lẫn má
Việt đều hy sinh trong chiến tranh. Việt và chị Chiến ra đi đánh giặc để báo thù cho ba má, để giải phóng quê
hương, tiếp tục trang sử anh hùng của một gia đình giàu truyền thống cách mạng.
- Anh Tánh dẫn tiểu đội đi tìm Việt suốt ba ngày, mấy lần đụng địch, lục suốt mặt trận mới gặp được Việt và
đưa về bệnh viện quân y.
- Lúc vết thương sắp lành, anh Tánh giục Việt viết thư cho chị Chiến kể chiến công của mình.
5/CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
- Câu chuyện bắt đầu từ việc Phùng, một người lính năm xưa giờ là phóng viên ảnh, nhận nhiệm vụ đi chụp một
tấm hình biển trong sương mù buổi sớm để hoàn chỉnh bộ lịch về thuyền và biển.
- Phùng trở về vùng biển quen thuộc (chiến trường xưa). Anh quen Phác, một cậu bé thông minh ở vùng biển
đó.
- Trong một buổi bình minh, Phùng bắt gặp cảnh tượng tuyệt đẹp: một chiếc thuyền từ ngoài xa đang chèo vào
trong màn sương trắng lấp loáng ánh mặt trời. Anh chụp liền một loạt ảnh trong tâm trạng đầy xúc cảm.
- Thuyền vào bờ, cảnh nên thơ của nghệ thuật trở thành cảnh phũ phàng của đời thực: một người đàn bà và một
người đàn ông rời thuyền, đi đến bên chiếc xe rà phá mìn trên bãi xe tăng hỏng. Người đàn ông đã dùng thắt
lưng đánh tới tấp lên lưng người vợ vùng biển của mình trong khi người đàn bà vẫn nhẫn nhục đứn yên.
- Phùng lao tới định can thiệp nhưng thằng bé Phác đã nhanh hơn anh xông ra giạt chiếc thắt lưng từ tay người
cha, quật vào ngực ông, chấp nhận hai tát tai để cứu mrj khỏi trận đòn buổi sớm.
- Ba hôm sau, Phùng lại chứng kiến cảnh người đàn ông vùng biển đánh vợ. Anh can ngăn. Bị người đàn ông
đánh trả, anh bị thương.
- Phùng nhờ Đẩu, người bạn đồng ngũ nay là chánh án huyện phụ trách địa bàn, can thiệp vào trường hợ gia
đình vợ chồng thuyền chài này.
- Phản ứng của người đàn bà trước ông chánh án đã khiến anh choáng váng. Người đàn bà khốn khổ ấy đã bảo
vệ người chồng vũ phu của mình. Lí do: người chồng ấy đã từng là một người hiền lành, do nghèo khổ lại đông
con nên đổi tính. Vả lại, cuộc sống biển to gió lớn không thể thiếu một người đàn ông trong đời. Và cũng vì hãy
còn những đưa con.
- Phùng đã có một tấm hình để đời, được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Mỗi lần
nhìn bức ảnh, anh như thấy hiện lên cảnh bình minh là lùng hôm nào, người đàn bà lạ lùng hôm nào mà anh
khó long hiểu hết.
6/MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN
- Truyện mở ra bằng tình tiết cả gia đình ông Bằng, nhất là Lý, xăng xái đón tết ở không gian một căn nhà gác
nhỏ trong một khu vườn nhỏ yên tĩnh.
- Cuộc sống xoay chuyển theo hướng kinh tế thị trường với bao phức tạp được mất đã tác động sâu sắc đến ngôi
nhà yên tĩnh nền nếp của ông Bằng. Lý - vợ Đông - là người thay đổi nhiều nhất theo chiều hướng thực dụng,
buông thả đáng buồn. Cần và Luận, mỗi người cũng có những thay đổi của riêng mình.
- Tết lại đang chầm chậm về. Đã một mùa lá rụng. Một năm qua, trong ngôi nhà tưởng chừng yên tĩnh của ông
Bằng đã xảy ra bao chuyện buồn vui. Phượn miên man nhớ về mùa tết năm rồi. Lúc đó, hãy còn ông Bằng, chị
Lý hãy chưa bỏ nhà ra đi. Cô thấy thương vô cùng những người trong gia đình này. Cô trào nước mắt vì thương
Lý, thương Đông, thương tất cả mọi người.
- Chị Lý từ quê lên thăm đã mang đến không khí ấm cúng cho cả gia đình ông Bằng, đem lại niềm vui cho cả
nhà khi đón tết. Chị cùng cả nhà dọn mâm cúng ngày 30. Ông Bằng cùng mọi người cầu nguyện trước bàn thờ
lung linh ánh nến.