Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bí quyết làm đẹp đôi chân ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.86 KB, 6 trang )

Bí quyết làm đẹp đôi chân
















Đôi chân có cấu trúc rất phong phú. Nó phản ánh tình trạng
sức khỏe và sự thoải mái của cơ thể bạn.
Những triệu chứng như đau nhức liên tục, mỏi và tê chân
thì bạn cần phải hết sức cẩn thận. Vì nếu không quan tâm
đến các khớp chân đau nhức, có thể nguy hại cho chính
bạn. Do đó, hãy đi dạo thường xuyên để tránh các trường
hợp đáng tiếc nhất. Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn có
đôi chân hồng duyên dáng.

Luôn đi giày, dép có kích cỡ phù hợp và tuyệt đối không đi
chân trần ra ngoài đường để tránh làm tổn thương chân.

Nên chọn loại giày, dép được làm bằng chất liệu tự nhiên,
như thế bạn sẽ thấy thoải mái, dễ chịu hơn rất nhiều.



Hãy khởi động, hít thở không khí thật sâu trước và sau khi
khi tập thể dục.

Nếu bạn bị đau đầu gối, đau hông hay đau lưng mà cần
phải điều trị phương pháp đối kháng, bạn nên đến gặp bác
sỹ để có lời khuyên tốt nhất. Đôi khi sự mất cân bằng cấu
trúc hay chức năng hình thành trong đôi bàn chân có thể
gây nhiều vấn đề nghiêm trọng cho toàn cơ thể. Ngay cả
những phụ kiện cho chân cũng cần phải cân nhắc vì nó tác
động không nhỏ đến sức khỏe tổng hợp của bạn.

Hãy thay tất ít nhất 1 lần/ngày. Nênchọn loại tất được làm
từ 70% trở lên cotton hoặc len. Có một số loại tất làm bằng
vải sợi thô thủ công cũng rất tốt, có tác dụng thấm mồ hôi,
giữ cho làn da luôn khô ráo và không bốc mùi.

Khi bạn luyện tập một số động tác căng chân bằng khăn dài
cũng sẽ giúp cho chân đàn hồi và thư giãn, mềm mại hơn.
Khi thực hiện động tác này, hãy đứng đối diện với tường,
dạng hai chân ra và dần cúi người sát đầu gối. Rôi chân trái
bước lên trên một khoảng ngắn, dùng cánh tay chống vào
tường, kéo một chân lên cao, còn chân kia giữ thẳng. Một
động tác là có thể xoạc hai chân thẳng ra trên nền nhà. Làm
như thế, bạn sẽ thấy các cơ chạy dài mu bàn chân và gót
chân, tạo cảm giác thoải mái. Lặp đi lặp lại động tác đó ở
tư thế đứng thẳng như ban đầu và thực hiện với mỗi chân
trong vòng 5 phút. Ngoài ra, bạn có thể học hỏi thêm các
dạng bài tập khác.


Bạn nên thay đổi kiểu giày thường xuyên và liên tục. Điều
đó không có nghĩa là phải mua nhiều giày dép, mà mỗi
ngày nên thay đổi kiểu dáng để đàn hồi chân. Ví dụ một
ngày đi giày đễ thấp, ngày tiếp theo đi giày đế cao, hôm sau
lại đi dép hỡ mũi… .

Chiều cao gót giày tốt nhất là 2cm. Nên mang giày có quai
hoặc dây buộc ở mu bàn chân. Điều này sẽ giúp chân
không bị trượt thẳng về phía trước.

Đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cần chăm sóc chân
thật tốt vì bệnh này hay ảnh hưởng đến chân. Người mắc
bệnh này máu thường lưu thông kém và các cảm giác chân
cũng không được tốt. Thậm chí chỉ một vêt thương nhỏ
cũng có thể sưng tấy rất lâu hoặc bị nhiễm trùng nặng. Do
đó nếu không chữa nhanh có thể có những biến chứng nguy
hiểm. Nếu bạn bị tiểu đường, nên kiểm tra chân thường
xuyên và đi khám bác sỹ để có kết quả tổng quát nhất.

Để đôi chân phục hồi sức sống, hãy massage chân nhẹ
nhàng bằng trục lăn chân và nếu được hãy nhờ người
massage giúp.

Hãy ngồi xuống và dựng chân thẳng lên trong vòng 10 phút
sau một ngày làm việc mệt nhọc để tăng lưu thông máu.

Bàn chân có thể nói lên sức khỏe tổng thể của bạn – các
bệnh như thấp khớp, tiểu đường, rối loạn tuần hoàn máu
hoặc rối loạn não bộ là những triệu chứng dễ thấy ở chân.


Hãy xoa bóp chân bạn thành hình tròn theo mỗi hướng
khoảng 10 lần và dựng chân thẳng bất cứ lúc nào có thể.

Nên kéo thẳng các ngón chân và bẻ cong chúng.

Hãy giơ chân lên, rồi bẻ cong ngón chân khoảng 5 giây, lặp
lại động tác này 10 lần vì như thế rất tốt cho chân không bị
chuột rút.

Hãy viết các chữ theo bảng chữ cái lên chân (một bài tập
rất tốt khi ở văn phòng).

×