Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nguồn gốc tiến hoá của động vật potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.71 KB, 5 trang )



Nguồn gốc tiến hoá của
động vật Dây sống




Về nguồn gốc của động vật Dây sống đã có
nhiều ý kiến khác nhau. Quan điểm được nhiều
nhà khoa học chấp nhận là không thể tìm nguồn
gốc của động vật Dây sống mà chỉ dựa vào hoá
thạch. Theo ý kiến của nhiều nhà khoa học thì
nên tìm nguồn gốc của động vật Dây sống từ
các động vật đang sống, đặc biệt là ở các giai
đoạn phát triển sớm.
Có giải thuyết cho rằng tổ
tiên động vật Dây sống là một nhóm động vật
Chân khớp nào (Arthropoda) đó. Căn cứ để đưa
ra giả thuyết này là cơ thể động vật Dây sống
cũng phân đốt như Chân khớp. tuy nhiên giả
thuyết này không tồn tại lâu vì sơ đồ cấu trúc cơ
thể của động vật Chân khớp không phù hợp với
sơ đồ cấu trúc cơ thể của động vật Dây sống
như dây thần kinh nằm ở mặt bụng, tim nằm ở
mặt lưng… Đầu thế kỷ XX, sau khi phát hiện
ra nhóm động vật Mang râu (Pogonophora),
có nhiều đặc điểm giống với động vật
Mang ruột (Enteropneusta) và động vật
Mang lông (Pterobranchia) thuộc ngành Nửa
dây sống, thì nhiều nhà khoa học đã khẳng định


mối quan hệ họ hàng của động vật Dây sống với
động vật Mang ruột và từ đó với động vật Da gai
và các ngành động vật Có miệng thứ sinh khác.
Gần đây, nghiên cứu ở Da gai hoá
thạch Stylophora người ta thấy chúng không có
đối xứng, có dãy khe mang hầu nằm sau hậu
môn, có các que xương nằm giữa cơ thể giống
như dây sống, có dây thần kinh lưng. Người ta
dự đoán rằng động vật Da gai này sử dụng khe
mang hầu để lọc thức ăn như động vật Dây
sống nguyên thuỷ ngày nay. Tuy nhiên ý kiến
này cũng cần được nghiên cứu thêm.
Một giả thuyết khác cho rằng tổ tiên của động
vật Dây sống là từ Giun đốt cũng căn cứ vào
tính chất phân đốt cơ thể. Giả thuyết này cũng
thiếu cơ sở vì Giun đốt là động vật Có miệng
nguyên sinh, dây thần kinh cấu tạo theo kiểu
bậc thang…
Theo Xêvecxốp, tổ tiên của động vật Dây sống
là động vật hình giun, có miệng thứ sinh, ít phân
đốt, có đối xứng 2 bên và có thể xoang thứ sinh.
Cơ thể Dây sống và 14 – 17 khe mang thông
với phần đầu của ống tiêu hoá. Dạng tổ tiên này
được đặt tên là động vật không sọ nguyên
thủy(Acrania primaitiva). Động vật này có thể
được hình thành từ kỷ Cambri, có lối sống ít cử
động, ở đáy, lọc thức ăn và hô hấp thụ động
như cá Lưỡng tiêm hiện sống. Từ tổ tiên
này phát sinh ra nhóm Có sọ nguyên thủy
(Protocraniata) tiến bộ hơn, não bộ và giác

quan phát triển để hình thành nhóm động vật
Có xương sống hiện đại. Mặt khác từ tổ tiên này
cũng phát sinh hai nhánh chuyên hoá tồn tại cho
đến ngày nay là Có bao và Đầu sống
Hương Thảo

×