Tải bản đầy đủ (.ppt) (54 trang)

Tài liệu Đề tài" Nguồn gốc tiến hoá của côn trùng và vai trò" pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 54 trang )


Tiểu luận côn trùng đại cương
Đề tài: Nguồn gốc tiến hoá của côn trùng và vai trò của
côn trùng đối với tự nhiên và đời sống con người
Giáo viên hướng dẫn : PGS.Ts Trần Đình Chiến
Nhóm sinh viên thực hiện : Trí Thị Khuyên
Đinh Tiến Thái

Đặt vấn đề

Thế giới côn trùng vô cùng phong phú và đa dạng, chúng là sản
phẩm kì diệu của thiên nhiên. Trong tự nhiên không lớp động vật
nào có thể so sánh với côn trùng về độ phong phú đến kỳ lạ của
thành phần loài. Các nhà khoa học đã ước tính Côn trùng có 7-8
triệu loài, với khoảng 1 triệu loài đã biết, côn trùng chiếm 78% số
loài của toàn bộ thế giới động vật được biết đến trên trái đất.

Trên trái đất của chúng ta, ở đâu có sự sống, ở đó đều có thể bắt gặp
côn trùng. Các nhà khoa học cho rằng côn trùng có thể tồn tại và
phát triển như vậy chính là do đặc điểm di truyền ưu việt giúp chúng
có khẳ năng thích nghi kì diệu với tự nhiên và cơ thể nhỏ bé cùng sự
hiện diện của hai đôi cánh là yếu tố quan trọng giúp côn trùng chiếm
được ưu thế vượt trội trong quá trình cạnh tranh và phát triển.

Vậy côn trùng có nguồn gốc tiến hóa như thế nào, và vai trò của
chúng với tự nhiên và con người ra sao?

I. Nguồn gốc tiến hoá của côn trùng

Côn trùng xuất hiện từ khi nào, và chúng tiến
hóa từ ngành động vật nào là một câu hỏi mà


hiện nay vẫn có rất nhiều sự tranh cãi. Bởi các
mối quan hệ của các nhóm côn trùng vẫn chưa
rõ ràng. Có rất nhiều các giả thuyết được đưa
ra dựa trên những hóa thạch của côn trùng.

Hoá thạch côn trùng

Hóa thạch côn trùng cổ nhất với
400 triệu năm tuổi ở Scotland(loài
ong tí hon có tên Rhyniognatha
hirsti với kích thước chỉ bằng hạt
gạo.

Hóa thạch một con bọ ngựa 87
triệu tuổi mới được tìm thấy trong
mỏ hổ phách tại Nhật Bản

Hoá thạch côn trùng

Vậy côn trùng có nguồn gốc từ đâu

Các giả thuyết về nguồn gốc côn trùng

Có một điểm chung mà tất cả các nhà
khoa học đều thống nhất là tổ tiên của
côn trùng thuộc ngành chân đốt
Arthopoda

Nhưng chính xác tổ tiên của côn trùng
thuộc ngành chân đốt nào vẫn còn là một

điều bí ẩn.

Các giả thuyết về nguồn gốc côn trùng

Có nhiều ý kiến cho rằng Trùng ba lá là tổ tiên
của côn trùng bởi vì côn trùng và trùng ba lá
có cấu tạo cơ thể khá giống nhau, chúng đều
có 1 đôi râu, một đôi mắt kép và 3 mắt đơn.
Tuy nhiên giả thuyết này đã không lý giải
được mối quan hệ giữa côn trùng không cánh
nguyên thuỷ và côn trùng có cánh.

Giả thuyết khác lại cho rằng côn trùng tiến hóa
từ lớp giáp xác Crustacea.

Các giả thuyết về nguồn gốc côn trùng

Một số giả thuyết khác cho rằng côn trùng và loài đa túc
( Myriapoda) có chung một ông tổ là Protaptera
Trong quá trình tiến hoá từ loài này đã phân ra thành 2
hướng:
1. Lỗ sinh dục ở phần trước cơ thể phát triển thành
đa túc.
2. Lỗ sinh dục nằm ở phần sau cơ thể phát triển thành
côn trùng
=> Học thuyết này được nhiều người chấp nhận nhất

Tiến hóa cánh côn trùng

Một trong những câu hỏi khó giải đáp nhất trong lĩnh vực tiến

hóa côn trùng là cánh côn trùng đã tiến hóa như thế nào.

Tiến hóa cánh côn trùng

Vì tất cả những tiêu bản hiện có đều là côn trùng có
cánh đã phát triển đầy đủ, cho phép côn trùng bay
lượn thoải mái nên các nhà sinh vật học cho rằng,
cánh côn trùng chắc chắn đã tiến hóa sớm hơn. Chỉ có
điều, không ai biết đích xác thời gian bao lâu. Theo
phỏng đoán của TS Engel, có thể những côn trùng
đầu tiên của Trái đất này lấy nguồn thức ăn từ bào tử
thực vật. Vào thời điểm kỷ Devon, cách đây 396-407
triệu năm, khi cây cối phát triển mạnh, côn trùng
buộc phải tiến hóa cánh để lấy thức ăn và đưa con của
chúng từ ngọn cây xuống mặt đất. => cánh xuất
hiện

II. Vai trò của côn trùng với tự nhiên và đời sống của
con người

Mặt hại
Trong nhận thức của con người côn trùng luôn
được xem là những sinh vật gây hại luôn đeo
bám dai dẳng cuộc sống của con người và gây
rất nhiều tác hại.

Mặt hại

Phá hại mùa màng


Châu chấu có thể gây nạn
đói

Thế kỷ 20 có rất nhiều đại
dịch châu chấu như các năm
1926-1934, 1940-1948,
1986-1989 Chúng tràn vào
một diện tích đất rộng 30
triệu km2 tại khoảng 60
nước (20% diện tích đất trên
hành tinh), chén sạch mọi
cánh đồng ngô, sắn và các
loại cây lương thực khác
trong vùng.

Mặt hại

Rầy nâu

Hiện dịch rầy nâu, bệnh
vàng lùn và lùn xoắn lá
hại lúa đã lây lan ra 21
tỉnh, thành, gây thiệt hại
cho trên 500.000ha và
làm giảm sản lượng
825.000 tấn lúa, ước
thiệt hại khoảng 2.000
tỷ đồng.

Mặt hại


Mặt hại

Loài Mối nhà này gây ra nhiều
tổn thất đáng kể cho cây cối, nhà
cửa, cột điện thoại, đường điện và
điện thoại ngầm

Mối đất là một loại côn trùng gây
thiệt hại nhiều nhất cho các cấu
trúc nhà cửa trong khu vực.
Không chỉ do việc các vật liệu có
chứa Cellulo là thức ăn của
chúng, mà thiệt hại hơn nhiều là
việc chúng tạo ra các đường đi
ẩm ướt bên trong tường bê tông,
làm giảm tuổi thọ của các công
trình xây dựng và các nguyên vật
liệu, vật dụng, tiện nghi chứa
trong tòa nhà.

Mặt hại

Truyền bệnh cho con người

Loài muỗi vằn Châu Á được
du nhập vào Mỹ và nhiều nước
khác theo vỏ lốp xe cũ nhập
khẩu. Loài muỗi này liên quan
đến việc truyền bệnh sốt xuất

huyết, viêm não ngựa phương
đông, sán tim chó, và có thể cả
vi rút viêm não St. Louis và
LaCrosse.

Tên thường gọi: Muỗi sốt xuất
huyết

Mặt hại

Loài muỗi tương đối to
này là véc tơ truyền
bệnh chính của bệnh sốt
rét. Loài này chủ yếu
sinh sản ở các vực nước
ngọt tĩnh và đốt người
và vật nuôi vào ban
đêm.

Tên thường gọi: Muỗi
sốt rét

Mặt hại

Viêm da do côn trùng thường xuất hiện vào mùa
mưa, từ tháng 7 đến tháng 10 hằng năm. Bệnh
thường gặp nhiều ở thanh niên và người trung
niên. Hầu hết bệnh nhân đều có vết đỏ, nổi mụn
nước, rát, nóng bỏng và sưng nề ở vùng đầu, cổ,
mặt và nửa thân.


Nguyên nhân gây bệnh là do côn trùng cánh cứng, có
phấn và dịch gây nên. Có nhiều loài gây bệnh da liễu
như kiến khoang, hay còn gọi là kiến kim, kiến lác,
kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong đít.

Mặt hại

Mọt Cứng Đốt -
Trogoderma granarium

Mọt cứng đốt là một trong
số địch hại nguy hiểm đối
với các kho chứa hàng trên
toàn thế giới và là đối tượng
kiểm dịch quốc tế. Chúng có
khả năng sống sót trong các
kho chứa với một mật độ rất
thấp và có thể sống rất lâu
trong trạng thái tiếm sinh.

Mặt hại

Sâu róm sồi - Lymantria dispar

Sâu róm sồi là một trong số
những địch hại nguy hiểm nhất
đối với các vườn cây ăn quả và
cây cảnh trên toàn vùng bán
cầu bắc. Sâu róm sồi cũng là

một loài địch hại nguy hiểm đối
với các khu rừng gỗ cứng. Sâu
ăn hại rụng lá hàng loạt dẫn
đến làm giảm tốc độ sinh
trưởng và sức sống của cây

2.2. Mặt lợi:

Mặc dù các côn trùng có hại
thường nhận được nhiều sự quan
tâm hơn, bên cạnh đó vẫn có
nhiều loài có lợi cho môi trường
và con người

a. Giúp cân bằng hệ sinh thái và bảo vệ môi trường
tự nhiên:

Các loài côn trùng có thể là động vật tiêu thụ cấp 2,
cấp 3, chúng ăn thực vật hoặc ăn các loài động vật
khác. Các loài côn trùng tiêu thụ cấp 2 sẽ ăn thực vật
để cùng với các loài ăn thực vật khác duy trì số lượng
ổn định của thực vật trong tự nhiên, cũng tương tự
như vậy đối với các loài côn trùng ăn động vật (trong
đó loài côn trùng này có thể ăn thịt loài côn trùng kia)
đa số các loài côn trùng ăn thịt là chuyên tính nhưng
có một số loài khi nguồn thức ăn thực vật khan hiếm
thì chúng chuyển sang ăn thịt,


Các loài hút mật như ong, bướm, kiến có khả năng

thụ phấn cho các loài thực vật giúp thực vật duy trì
nòi giống. Loài bọ hung là “công nhân vệ sinh tự
nhiên” chúng ăn phân và giúp vùi phân của các loài
động vật xuống đất làm đất tốt hơn giúp các loài thực
vật phát triển. Các loài mối giúp phân hủy xác thực
vật, chúng sẽ ăn dần các cây già, cây chết – có những
cây to chết nhưng không đổ mà vẫn chiếm không gian
sống của các cây non khác, nên mối khi ăn cây sẽ tạo
ra không gian sống cho các cây còn sống.


Các loài kiến và nhặng còn giúp phân hủy xác động
vật chết một cách nhanh chóng không gây ô nhiễm
môi trường. Thậm chí một số thực vật sống ở nơi đất
tốt phát triển quá mức về thân lá phải nhờ có sâu ăn lá
ăn bớt thân lá đi mới có thể ra hoa kết quả duy trì nòi
giống được, hay các loài kiến ăn thịt sâu bọ trên cây
cũng giúp bảo vệ cây…Như vậy trong hệ sinh thái tự
nhiên, côn trùng cũng đóng một vai trò rất quan trọng
để duy trì một hệ sinh thái đa dạng và cân bằng.

×