Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Loại bỏ chất kháng sinh kích thích phát triển từ thức ăn gia cầm ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.82 KB, 35 trang )

Loại bỏ chất kháng sinh kích thích phát
triển từ thức ăn gia cầm

Những nghiên cứu về những con gà không nhiễm bệnh và những hợp
chất kháng khuẩn đã chỉ ra ý nghĩa quan trọng của mối quan hệ tương tác
giữa các chất dinh dưỡng và hệ vi sinh vật ở trong ruột. Mối quan hệ tương
tác này bỗng chốc đã vọt lên nổi bật bởi quyết định của hiệp hội Châu Âu
quyết định loại bỏ một vài tác nhân kháng khuẩn sử dụng trong thức ăn gia
súc. Hậu quả của quyết định này là đã nới lỏng một vài sự kiềm chế mức độ
phát triển của vi khuẩn ở trong ruột, mức độ này sẽ tăng khi sử dụng những
thành phần thức ăn chậm tiêu hoá, vì thức ăn chưa được tiêu hoá là tiềm
năng cho sự lên men vi khuẩn. Việc sử dụng những thành phần thức ăn tiêu
hóa kém dẫn đến những mối nguy hại không chỉ làm cho kết quả thực hiện
luôn thấp mà còn tăng thêm những nguy hiểm gây ra bởi sự tăng quá nhanh
của vi khuẩn dẫn tới những bệnh tật sau này (bệnh rối loạn ruột). Do vậy
những thay đổi trong chất dinh dưỡng của những thành phần thức ăn cũng
tăng lên tương ứng, và bất cứ phương pháp nào giảm những thay đổi như
vậy có lẽ là rất có ích. Vì vậy việc sử dụng các enzyme_chất được biết là
giảm những biến đổi trong kết quả của gia cầm được cho ăn những loại thức
ăn với thành phần cơ bản là hạt mạch, mì, ngô, sẽ cần được xem xét quan
tâm, đặc biệt là liều dùng của các enzyme. Trong thời gian trước việc sử
dụng những chất kháng sinh đã làm giảm quan tâm tới việc sử dụng enzyme
cũng như liều lượng của chúng. Kiềm chế vi khuẩn hình cầu cũng là mối
quan tâm lớn bởi vì nó liên quan tới bệnh hoại tử ruột. Ngăn chặn vi khuẩn
hình cầu và hạn chế thiệt hại do nó gây ra là một công việc quan trọng tột
bậc. Vì vậy việc sử dụng coccidiostats để kiềm chế trực tiếp và (betaine)
cùng các chất bổ sung khác để tăng khả năng tiêu hóa đang là những mối
quan tâm lớn. Cuối cùng nó được hy vọng rằng kiểm soát được thức ăn sẽ
dẫn đến kiểm soát vi khuẩn, cung cấp nhiều sản phẩm phù hợp hơn đáp ứng
sự thiếu hụt những chất kháng sinh ở thức ăn.
I/ Giới thiệu.


Vào cuối tháng 6/1999 phần lớn những chất kháng sinh được sử dụng
trong khẩu phần ăn của động vật dạ dày đơn đã được loại bỏ ở Châu Âu.
Những chất này được sử dụng nhiều năm trong ngành công nghiệp chăn
nuôi và đã chứng tỏ hiệu quả của nó trong việc nâng cao tình trạng sức khoẻ,
sự đồng đều của gia súc và hiệu quả sản xuất. Hậu quả của việc loại bỏ này
thì nhiều. Mặc dù công thức chế biến thức ăn được cho là tương đối chính
xác hiện nay, nó thực sự mỉa mai rằng việc loại bỏ của tất cả nhóm thành
phần những chất kháng sinh kích thích phát triển chính nó sẽ làm tăng sự
phức tạp của tiến trình đi tới loại bỏ hoàn toàn chất kháng sinh. Bài báo này
sẽ bình luận ngăn gọn những thông tin miêu tả lợi ích của chất kích thích
phát triển và vì vậy sẽ làm nổi bật những sự thay đổi, cái mà những nhà điều
chế thức ăn và những nhà quản lý gia cầm phải được yêu cầu làm giảm sự
thay đổi đó để không làm xáo trộn sự thịnh vượng của gia súc và kết quả sản
xuất. Với phần chiến lược này chúng tôi đề xuất rằng: những enzyme và
betaine sẽ giúp làm giảm những hậu quả như đã trông đợi xẩy ra.
II/ Chất kháng sinh kích thích phát triển: Lợi ích của chúng là gì?
Chất kháng sinh kích thích phát triển rõ ràng đã cải tiến tốt hơn kết
quả và tình trạng sức khoẻ của gia súc. Việc loại bỏ chúng ra khỏi thức ăn do
vậy sẽ là một thách đố khó khăn để khắc phục hậu quả, đặc biệt nếu sản
phẩm gia súc của Châu Âu thì vẫn còn tiếp tục cạnh tranh với những sản
phẩm của các nước còn lại trên thế giới, nơi mà những chất kích thích phát
triển vẫn được sử dụng. Tuy nhiên, trong bài báo này chúng tôi không có ý
tranh luận về giá trị hơn - kém trong quyết định của EU về việc loại bỏ
những sản phẩm này từ thức ăn gia súc. Đối với những tranh luận và thông
tin liên quan đến tính 2 mặt của quyết định, các bạn đọc nên tham khảo
những bài bình luận của Anadon (1998), Barton (1998), Bvwater (1998a),
Mudd (1998), Piva và Rossi (1998), Stobberigh (1998), Taljanski-Zygmunt
và cộng sự (1998) và Bezoen và cộng sự (1999).
Một chuỗi những bài bình luận tổng hợp của Thomke và Elwinger
(1998a, b) đi vào chi tiết trên những cơ chế hoạt động của những chất kháng

sinh kích thích phát triển và kết quả của những phản ứng gia súc đã quan sát
được hơn là được thảo luận ở đây. Tóm lại rất rõ ràng rằng chất kháng sinh
kích thích phát triển làm thay đổi hệ vi sinh vật ở ruột. Hầu hết những cơ thể
nhiễu bệnh thì bị kéo theo với tình trạng sức khoẻ kém hơn và kết quả kém
hơn của gia súc.
Tuy nhiên phản ứng tới những sản phẩm như vậy thì có thể thay đổi
và có thể thay đổi tới một mức độ lớn, là phụ thuộc vào môi trường nuôi gia
súc và phụ thuộc vào thức ăn cấp cho chúng. Nó thì rất quan trọng rằng,
trước khi thảo luận về chiến lược hạn chế tới mức tối thiểu những tổn thất
gây ra từ việc loại bỏ chất kháng sinh khỏi thức ăn chúng ta sẽ nghiên cứu
và đạt được việc hiểu biết về mối quan hệ tương tác giữa các chất dinh
dưỡng và hệ vi sinh vật.
III/ Môi trường: Một nơi rộng lớn của phản ứng tới chất kháng
sinh kích thích phát triển.
Những chất kháng sinh kích thích phát triển tác động không có lợi vào
kết luận của những gia súc không nhiễm bệnh (Bywater, 1998a), một khía
cạnh chỉ rõ rằng hiệu quả của chúng là hoạt động chống vi khuẩn hơn là gây
ra bởi quan hệ tương tác ảnh hưởng tới hoạt động sinh lý của gia súc. Sự có
mặt của thực khuẩn trong ruột được biết là làm giảm hiệu quả của gia súc
qua những cơ chế sau đây:
* Cạnh tranh với vật chủ để thu hút chất dinh dưỡng ở trong ruột.
* Trong một số trường hợp làm chậm một phản ứng miễn dịch gây ra
sự kém ăn ở gia súc và phân giải đoạn cơ bắp để cung cấp cho phản ứng này.
* Hạ thấp hiệu quả tiêu hoá bằng việc làm phân rã enzyme tiêu hoá và
giảm phạm vi bề mặt hấp thụ.
* Gây ra bệnh tật, đặc biệt bệnh hoại tử ruột.
* Tăng kích thước của bộ phận ruột qua việc sản xuất những hợp chất
hoá học gây kích thích (như plymines và axit béo dễ bay hơi) kết quả cuối
cùng là một sự gia tăng yêu cầu về năng lượng để giữ gìn ruột, do đó để lại ít
năng lượng cho những quá trình hữu ích.

ảnh hưởng tiêu cực của vi sinh vật vào kết quả của gia cầm được chỉ
rõ trong công việc của Muramatsu và cộng sự (1994) và chỉ ra trong sơ đồ 1.
Những con gia cầm không mắc bệnh ở lô thí nghiệm được cho ăn những
thức ăn tương tự lô đối chứng đã phát triển nhanh hơn và dường như đã thu
hút ít năng lượng hơn từ thức ăn so với lô đối chứng. Sự khác nhau trong
việc thu hút năng lượng là kết quả của vi sinh vật trong ruột đã sử dụng một
lượng năng lượng lớn trong thức ăn, do vậy số năng lượng này sẽ không
được cung cấp cho gia cầm. Những số liệu này chỉ ra rằng trong thí nghiệm
này, phí tổn năng lượng do vi sinh vật sử dụng ít nhất là 10% tổng số năng
lượng trao đổi (AME).
Dường như càng cho ăn những thức ăn có thể dễ lên men, thì hoạt
động của vi khuẩn càng lớn. Số liệu này đã làm bùng lên những cuộc tranh
luận chống lại sự vững chắc và ý nghĩa của khái niệm giá trị AME và những
kết quả phân tích đã thực hiện để tìm ra nó, vì những kết quả này phụ thuộc
vào lượng vi khuẩn đi vào và những yếu tố khác.
Sự thiếu một môi trường phản kháng của vi khuẩn sẽ giới hạn hoàn
toàn phản ứng của chất kích thích phát triển. Sự phản kháng này được tạo ra
từ những hoàn cảnh khác, những thực khuẩn tiềm năng sống trong những
nơi gia súc sống như (chuồng trại, lán, chỗ quây gia súc ) Môi trường đặc
biệt quan trọng trong trường hợp này bởi vì ruột của những con gà con thì vô
trùng khi mới sinh ra. Vi khuẩn đầu tiên đi vào bộ phận ruột đã không gặp
trở ngại nào ở trong ruột và những chất dinh dưỡng và vì vậy: nếu chúng
thích hợp với môi trường trong ruột chúng phát triển nhanh chóng. Khi ngày
càng nhiều vi khuẩn đi vào trong ruột, sự cạnh tranh giữa những loài vi
khuẩn tăng lên và chỉ loài nào phù hợp nhất sẽ tồn tại. Vi khuẩn, loài có lẽ
trở nên thích hợp và thống trị thành công trong một ngày, có lẽ không thể
thống trị như vậy trong vài ngày sau, bởi vì môi trường trong ruột ngày càng
trở nên thù địch giữa những loài vi khuẩn mới nhập vào vì lý do chỗ ở, sự có
mặt của các độc tố, và sự có mặt của những chất dinh dưỡng. Bởi vì lẽ đó
cho nên sự phát triển của những loài cư ngụ trong ruột không chỉ phụ thuộc

vào những loài thống trị ngay từ lúc bắt đầu trong môi trường của chuồng
trại, lán nuôi, chỗ quây đặc biệt tại nơi ấp trứng mà còn phụ thuộc vào
những loài vi khuẩn đã ở trong bản thân gia cầm. Những nhận thức như vậy
là hết sức cần thiết để giải thích chính xác những kết quả thu được từ những
thực nghiệm về chuồng trại, ví dụ: những sức ép của vi khuẩn trên gia súc ở
những thực nghiệm này là không tiêu biểu - không đặc trưng cho sức ép của
vi khuẩn trên gia súc trong những điều kiện thương mại thông thường. Bởi
vì bản chất của những thách thức của vi khuẩn sẽ thay đổi từ thực nghiệm
này tới thực nghiệm khác, và bởi vì phạm vi ảnh hưởng của chất kháng sinh
kích thích phát triển thay đổi từ sản phẩm này tới sản phẩm khác, theo sơ đồ
2 thì rõ ràng là kết quả của những thực nghiệm là không đồng nhất. Sự trùng
hợp phạm vi ảnh hưởng của những chất kháng sinh khác nhau là một vấn đề
của mức độ liều lượng hiệu quả, trong khi đó yếu tố thông thường bị bỏ qua
trong những thực nghiệm (ở đó người ta chỉ sử dụng duy nhất một liều
lượng).
Ví dụ, khi gà được nuôi dưỡng những điều kiện thích hợp cho sự phát
triển, vi khuẩn bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh, do vậy kết quả của nó sẽ
cao hơn kết quả của gà không được nuôi trong những điều kiện tương tự như
vậy. Việc xác định chính xác những loài vi khuẩn gây hại này vẫn chưa
được chỉ ra đầy đủ, gần như không đáng kể bởi vì một phần nhỏ của những
loài vi khuẩn sống ở trong ruột được nhận ra. Kết quả là thường có những
lời giải thích không rõ ràng về phần tại sao một sản phẩm cá biệt lại có kết
qủa cao hơn sản phẩm khác. Do vậy để đánh giá chính xác những lợi ích của
những chất kháng sinh kích thích phát triển chúng ta xem xét trên một số
lượng lớn những nghiên cứu về môi trường gắn liền với thực tế sản xuất
thương mại. Điều này là rất cần thiết nếu chúng ta muốn ước tính giá trị
trung bình chính xác của những chất kháng sinh kích thích sự phát triển.
Rosen (1995) và Thomke cùng với Elwinger (1998a) đã ước tính lợi
ích trung bình của những sản phẩm đó trong FCR là khoảng 3%, với một
phạm vi dao động từ 0-5%.

IV/ Yếu tố chính ảnh hưởng lên những phản ứng của việc sử dụng
chất kháng sinh kích thích phát triển.
Từ những vấn đề trên thì rõ ràng rằng đối với một loài riêng biệt để
trở lên phù hợp nó không chỉ cần có mặt ở nơi cần đến mà còn phải tìm ra
chất dinh dưỡng và nơi ở thích hợp. Chất dinh dưỡng ở trong ruột chủ yếu
đến từ thức ăn được cung cấp cho gia cầm. Những nghiên cứu đầu tiên đã
chỉ rõ: thức ăn có ảnh hưởng tới vi sinh vật và từ đây nó phản ứng tới những
chất kháng sinh kích thích phát triển. Những khẩu phần trên nền cơ bản là
hạt mạch đen tạo ra lượng ký sinh trong ruột hồi lớn hơn rất nhiều lượng vi
sinh vật ký sinh tạo ra bởi những khẩu phần dựa cơ bản vào hạt ngô. Vì vậy
những khẩu phần cơ bản là hạt mạch đen được xem là phản ứng mạnh đặc
biệt tới tất cả các loại chất kháng sinh (Elwinger và Teglof, 1991; Hofshagh
và Kaldhusdal, 1992; Vranjes và Wenk, 1997).
Những nhà dinh dưỡng thường bỏ qua sự thật rằng thức ăn một nguồn
dinh dưỡng đối với vi sinh vật nhiều như nó đối với gia súc. Đặc biệt gia
cầm có một tiến trình tiêu hoá thức ăn mau lẹ. Bởi vì nồng độ pH rất thấp ở
trong mề, thức ăn đi vào tá tràng đã giảm đáng kể lượng vi khuẩn. Sự bố trí
của men tiêu hoá, áp suất oxy cao và sự có mặt với nồng độ cao của những
chất đề kháng như muối mật (bile salts) ở tá tràng đã hạn chế thêm sự tăng
trưởng của vi khuẩn ở khu vực này của ruột. Hơn nữa dọc theo ruột non môi
trường đã thay đổi và trở lên thích hợp hơn cho sự phát triển của vi khuẩn
bởi vì áp suất oxy thấp hơn và nồng độ men tiêu hoá và muối mật thấp hơn
(một phần do tài hấp thụ, một phần do việc giảm dính kết chống vi khuẩn
của muối mật). Khi tiêu hoá ở tình trạng tốt nhất, mức độ tiêu hoá và hấp thụ
chất dinh dưỡng cũng tốt nhất, vì vậy tỷ lệ chất dinh dưỡng bị hấp thu bởi vi
khuẩn sở tại trong ruột non là rất thấp (sơ đồ) số thực khuẩn ở trong ruột hồi
được giữ ở mức độ tối thiểu nhờ sự hạn chế lượng dinh dưỡng có thể hấp
thụ. Mật độ vi khuẩn ở trong manh tràng được nuôi dưỡng duy nhất bởi
những chất xơ có thể lên men, chất này có thể thấm vào màng lọc của manh
tràng, nghĩa là những vật cản sinh lý tại điểm giao nhau của ruột hồi - manh

tràng - ruột kết ngăn chặn sự lọt vào của những hạt lớn đi vào manh tràng.
Tuy nhiên, vì bất cứ lý do nào khi sự tiêu hoá bị tổn thương, lượng bột
và đạm đi vào phần ruột dưới và hạn chế sự dày đặc mật độ vi sinh vật và
sau đó làm giảm xuống mức độ nào đó. Hơn nữa có sự thay đổi trong loại
chất nền cơ bản của thức ăn, cùng với việc cân đối đạm và chất bột nhiều
hơn loại chất xơ có thể lên men, không chỉ để thay đổi mật độ vi khuẩn mà
còn thay đổi sự thống trị của những loài vi khuẩn (Wager và Thamas, 1987;
Vahjen và cộng sự, 1998).
Những thức ăn có độ nhớt cao hoặc thức ăn có bột, đạm có khả năng
khó tiêu hoá khó có thể gây ra những phản ứng như vậy (Vahjen và cộng sự,
1998). Những gia cầm sẽ phản ứng tới những thách đố đó qua vài cơ chế bao
gồm: tăng tỷ lệ những sản phẩm của enzyme giúp cho dễ tiêu hoá (Angkana-
porn và cộng sự, 1994) và tăng trọng lượng tuyến tuỵ (Brenes và cộng sự,
1993), kích cỡ của ruột tăng (Brenes và cộng sự, 1993) để đưa vào những
chất không hấp thụ. Tiến trình này gây ra một phần bởi sự chấp nhận sản
phẩm của vi khuẩn giống như Polyamines, được biết là kích thích sự phát
triển của chất nhầy và thay thế tế bào. (Seidel và cộng sự, 1985; Deloyer và
cộng sự, 1996; Noack và cộng sự, 1996). Do vậy gia cầm cố gắng bù đắp
việc giảm tỉ lệ hấp thụ dinh dưỡng bằng việc gia tăng khả năng tiêu hoá của
chính nó. Một cách châm biếm, làm như vậy những villi enterocytes của ruột
lớn lên và di chuyển lên villus nhanh chóng hơn.
Những tế bào ruột như vậy thì non nớt hơn và vì vậy ít có thể hấp thụ
chất dinh dưỡng hiệu quả, do vậy có một phạm vi và nồng độ bị giới hạn của
những enzyme giúp cho tiêu hoá và hấp thụ dễ dàng. Ngoài ra những chất
đạm trên bề mặt trong những tế bào non nớt thay đổi đáng kể hơn những tế
bào trưởng thành. Vì vậy một môi trường mới hoàn toàn xuất hiện cho
những vi khuẩn ở trong ruột và một sự thay đổi nhanh chóng trong sự sắp
xếp của các loài vi khuẩn xẩy ra, thường dẫn đến sự rối loạn trong ruột. Vì
vậy một sự thay đổi đơn giản trong thức ăn có thể dẫn đến kết quả khôn
lường. Những chất kháng sinh kích thích phát triển hạn chế cơ bản những

thiệt hại của sự dao động khẩu phần ăn bởi mục tiêu trực tiếp của nó là tiêu
diệt những vi khuẩn được đề cập tới. Vì vậy những phản ứng có hại tới khẩu
phần ăn được giữ ở mức độ tối thiểu.
Việc loại bỏ những sản phẩm này ra khỏi thị trường chắc chắn sẽ làm
tăng sự biến đổi trong kết quả gây ra rối loạn khả năng tiêu hoá thức ăn, một
yếu tố quan trọng tạo ra sự phát triển quá nhanh của vi khuẩn. Một khi
những chất kháng sinh kích thích phát triển bị loại ra thì enzyme và betaine
được xem là những chất thích hợp và hiệu quả nhất trong việc làm giảm sự
thay đổi trong khả năng tiêu hoá thức ăn giữa những loại thức ăn.
Sơ đồ 3: Hình ảnh biểu đồ quá trình tiêu hoá trong điều kiện lý tưởng,
nơi loại bỏ những chất dinh dưỡng đã gới hạn số lượng thực phẩm.
V/ Sau khi loại bỏ chất kháng sinh kích thích phát triển: những
sản phẩm khác nào sẽ giúp giảm những hậu quả có thể.
Có nhiều cách gây ảnh hưởng tới số lượng vi khuẩn ở trong ruột một
khi những chất kháng sinh kích thích phát triển được loại ra. Phương pháp rõ
ràng nhất là sử dụng những liều thuốc trị liệu của chất kháng sinh. Có một
thực tế mỉa mai và chắc sẽ xẩy ra là sự xuất hiện của những tác nhân gây
bệnh có hại cho con người. Nhiều phương pháp không sử dụng chất kháng
sinh được đề cập dưới đây. Tuy vậy không một phương pháp nào sẽ bù đắp
đầy đủ cho việc loại bỏ chúng. Dù sao cũng phải nhấn mạnh rằng tất cả
những chiến lược đã thảo luận trong bài báo này là những phương pháp duy
nhất sẽ giúp bù đắp một phần nào đó, mà không thể thay thế được những
chất kháng sinh kích thích phát triển và tất cả sẽ làm việc theo cơ chế gián
tiếp hơn là cơ chế trực tiếp. Những cơ chế hoạt động của những chiến lược
này được xếp thành 3 loại (Bảng 2).
Danh sách này không có nghĩa là toàn diện, đầy đủ mà còn nhiều sản
phẩm khác được xác định là giá trị trong những thức ăn không có chất kháng
sinh kích thích phát triển. Người đọc hãy tham khảo bài của Thomke và
Elwinger (1998c) để hiểu sâu hơn.
Một sự trình bày tổng quát những cơ chế và giá trị của chúng được

đưa vào bảng 2.
Bảng 1: Những cách sử lý hiện tại trong sử dụng hoặc xem xét đối với
việc sử dụng những thức ăn của gà thương phương phẩm loại không có chất
kháng sinh kích thích phát triển.
Phân loại Ví dụ
1. Giới hạn chất * Enymes
Dinh dưỡng d
ùng
cho
* Những thành phần thức ăn chất lượng cao

vi khuẩn trong ruột

* Bao gồm tất cả những hạt ngũ cốc
* Quy trình chế biến thức ăn
2. Những ph
ương
pháp
* Enymes
làm tăng sự có thể * Betaine
xất hiện của những

*Bao gồm tất cả những hạt ngũ cốc
lo
ại vi khuẩn có lợi
qua nh
ững tác nhân gây
bệnh
* Những thành phần thức ăn chất lư
ợng cao

như: các lectin đã gi
ới hạn để kích thích sự bắt giữ
tác nhân gây bệnh
Probiotics (chính xác hơn, nh
ững chất phụ
gia của thực khuẩn)
* Đường có thể lên men
* Làm sạch trùng thức ăn (nhiệt độ, axit)
* Hạ thấp hàm lượng N của khẩu phần ăn.
3. Tăng kh
ả năng
miễn
* Vacxin
d
ịch của gia súc
* Chất bổ (axit béo, vitamin )
tránh
Nh
ững bệnh gây ra
cho các bộ phận cơ thể
* Những lectin trong thức ăn

Bảng 2: Những chiến lược để giảm tối thiểu hậu quả của việc loại bỏ
chất kháng sinh kích thích phát triển và những giả thiết đằng sau cách thức
hoạt động.
Chiến lược

Giả thiết sau cách thức hoạt động
1. Nh
ững

thành ph
ần dinh
dưỡng chất lư
ợng
cao
Chất lượng của nguyên liệu sử dụng làm th
ức ăn
càng cao, thì khả năng tiêu hoá của thức ăn càng lớn h
ơn
và do vậy sẽ có ít chất dinh dưỡng trở thành ngu
ồn cung
cấp cho sự phát triển của vi khuẩn. Nguyên li
ệu có chất
lượng cao hơn sẽ chứa một số lư
ợng nhỏ của những yếu tố
kháng dinh dưỡng giống nh
ư tác nhân Trypsin và lectins,
chúng làm giảm khả năng tiêu hoá thức ăn và gây t
ổn hại
mô tế bào của ruột. Các tổn hại gây ra một sự
tăng nhanh
trong thay đổi tế bào cùng với những hậu quả đã miêu t
ả ở
phần trên.
2. Bao
g
ồm tất cả hạt
ngũ cốc
Tổng thể tất cả những hạt ngũ cốc được biết l
à kích

thích sự phát triển của mề (Russell v
à Godwin, 1997) và vì
vậy tất cả những thức ăn có khuynh hướng đư
ợc nghiền
thành những hạt có kích cỡ nhỏ hơn (Svihus và c
ộng sự,
1997). Điều này dẫn đến việc tiêu hoá hiệu quả hơn. Vi
ệc
bổ xung tất cả hạt mỳ cũng dẫn tới thay đổi kiểu l
ên men
trong manh tràng tạo ra nồng độ cao hơn c
ủa axit
propionic và giảm m
ật độ vi khuẩn gây ra ngộ độc thức ăn
loại Salmonella.
3. chế biến

Nhiệt độ cao và hoặc quá trình ép sản phẩm nh
ư
(tạo viên - ép mỏng - kéo s
ợi ) có thể có những thay đổi
quan trọng về tỉ lệ tiêu hoá thức ăn, hoặc là tích c
ực hoặc
là tiêu cực. Những lợi ích đến từ việc phá vỡ màng tế b
ào,
dẫn tới phơi bày lượng thức ăn vào trong các enzyme là d

tiêu hoá đi theo với sự phá huỷ các cấu trúc của tinh bột v
à
đạm. ảnh hưởng tiêu c

ực gồm việc tăng độ nhớt ở những
loại thức ăn chứa loại hạt xác định và sự hình thành nh
ững
hỗn hợp chống đạm và tinh bột, điều này cần đư
ợc giảm
t
ối thiểu bằng việc kiểm soát chặt chẽ điều kiện chế biến
và sử dụng enzyme để giảm độ nhớt.
4. Nh
ững
ch
ất phụ gia của
vi sinh vật

ợng vi khuẩn trong cuộc sống ban đầu của gia
cầm là vi khuẩn có lợi, chúng ảnh hưởng lên môi trư
ờng
của ruột và
ủng hộ sự thiết lập của những vi khuẩn có lợi
hơn là những loài gây hại. Điều này làm gi
ảm sự có thể
xảy ra của sự thiết lập những tác nhân gây hại. Đưa đ
ến
những kết quả có lợi của sức khoẻ và kết qu
ả của gia cầm.
Sự phân loại của sản phẩm đã sử dụng của các lo
ài càng
thay đổi nhiều, sự sống sót và sinh sản trong ruột càng l
ớn,
cơ hội thành công càng tốt hơn.

5. Vô
trùng thức ăn
Ho
ặc ở nhiệt độ cao hoặc sử dụng những axit để
đảm bảo rằng đàn gia cầm không nh
ận những vi khuẩn
độc hại ở trong thức ăn, đích ngắm đầu ti
ên là các cơ quan
lây nhiễm
6. Nh
ững
loại đư
ờng có thể
lên men
Sự cung cấp những chất dinh dư
ỡng kích thích sự
phát triển của những vi khu
ẩn có lợi dẫn đến sự thuận lợi
trong c
ạnh tranh của chúng qua những tác nhân gây bệnh
hoặc những loài có hại đến tỷ lệ phát triển và vì v
ậy tạo ra
những lợi ích trong sức khoẻ và k
ết quả thực hiện. Chúng
được sử dụng tốt nhất là kết hợp với 1 chất ph
ụ gia của vi
sinh vật thích hợp.
7. H
ạ thấp
hàm lư

ợng N của
thức ăn
Nhiều ảnh hưởng có hại xảy ra trong ruột dư
ới bị
gây ra b
ởi những bộ phận thối rửa, bộ phận tận dụng đạm
không được tiêu hoá. Vì vậy, nó thì có l
ợi để sử dụng
những thức ăn có hàm lượng đạm thấp hơn thì ngang b
ằng
với axit amin để cung cấp cho nhu cầu dinh dư
ỡng của gia
cầm ở trong thức ăn với một lượng đạm dư thừa ít nh
ư có
thể.
8. Vacxin Kích thích s
ự tự bảo vệ của gia cầm đối với những
cơ quan mục tiêu để giới hạn khả năng của chúng ản
h

ởng tới kết quả, sức khoẻ hoặc khả năng truyền bệnh
lây nhiễm cho con người.
9. Ch
ất
dinh dưỡng
axit
béo
Một vài chất dinh dưỡng được chỉ ra là chất l
àm
tăng hệ thống miễn dịch và gi

ảm những thay đổi (Korver
và Klasing, 1997; Klasing, 1998) giới hạn nh
ững chỗ dễ
xưng viêm, đi theo với một phản ứng miễn nhiễm có thể l
à
có lợi cho mức độ phát triển miễn là nó không c
ản trở tới
khả năng của gia cầm chống lại bệnh tật. Axit linolcic l
à
một hợp chất có ích như thế
10. Feed
lectins
Một số thành phần của thức ăn đã giới hạn và m
ột
số làm tăng sự mất chất lỏng liên quan tới bệnh đư
ờng
ruột, những bệnh này có thể dẫn đến những hậu quả li
ên
quan tới kết quả và sức khoẻ vật nuôi.
VI/ Chúng có thể giảm bớt những vấn đề rắc rối liên quan tới
việc loại bỏ chất kháng sinh kích thích phát triển như thế nào?
Nó thì rõ ràng rằng cả 2 yếu tố môi trường và thức ăn sẽ phản ứng tới
chất kháng sinh kích thích phát triển. Vì vậy việc loại bỏ chất kháng sinh
kích thích phát triển sẽ làm tăng thêm ảnh hưởng của những yếu tố này vào
kết quả thực hiện. Lợi ích của việc sử dụng enzyme là đã gây ra một sự gia
tăng ở tỷ lệ tiêu hoá thức ăn và sự cung cấp đường (từ việc phân rã chất xơ).
Vì những cải tiến như vậy trong khả năng tiêu hoá thức ăn, dẫn đến có một
sự thay đổi cơ bản về chất lượng và số lượng thức ăn dùng cho vi sinh vật
đường. Nhiều phản ứng thực hiện được biết là liên quan tới việc thay đổi
mật độ vi sinh vật hơn là ảnh hưởng trực tiếp của bản thân enzyme lên khả

năng tiêu hoá thức ăn. Bởi vì thế phản ứng liên quan tới enzyme thì có lẽ rõ
rệt khi không có mặt chất kháng sinh kích thích phát triển hơn là khi có mặt
nó ở trong thức ăn, mặc dầu kết quả sẽ là tốt nhất với sự có mặt của cả 2
trong thức ăn. Những phần dưới đây sẽ thảo luận vấn đề này chi tiết hơn.
Nhiều ý kiến gần đây về chức năng của enzyme đã đưa ra một nhận
định rằng có thể có 2 bộ phận liên quan tới hoạt động tích cực của chúng đó
là giai đoạn ở ruột hồi và manh tràng.
1/ Giai đoạn ở ruột hồi: ảnh hưởng của những enzyme ở trong thức ăn
lên khả năng tiêu hoá.
Dù những enzyme được đưa vào ngũ cốc ở dạng nhót hay không nhớt,
lợi ích của chúng vẫn là được sinh ra nhờ tiêu hoá chất dinh dưỡng tốt hơn
dẫn đến thu được hệ số tiêu hoá chất dinh dưỡng cao hơn ở nơi cuối cùng
của ruột hồi.
Việc giải thích trước đây về số liệu này là: do những con gia cầm đã
thu hút được nhiều chất dinh dưỡng hơn từ thức ăn và do đó sẽ phát triển tốt
hơn.
Một giải thích khác là rằng: với sự có mặt của các enzyme, nên có rất
ít bột và đạm không được tiêu hoá nên có rất ít thức ăn cung cấp cho vi
khuẩn bên trong. Vì vậy số vi khuẩn bị giảm bởi kết quả của sự cạnh tranh
chất dinh dưỡng ở trong ruột. Việc giảm mật độ vi khuẩn cũng làm giảm
mối nguy hại của sự bùng nổ bệnh tật. Bao nhiêu phản ứng liên quan tới sử
dụng enzyme là kết quả của việc sử dụng chất dinh dưỡng dùng trong thức
ăn đã cải tiến và giảm khả năng tiêu hoá do hiệu quả của lượng vi khuẩn là
bao nhiêu thì không được biết. Sự thật, nó thì có thể chia làm 2 bởi vì hậu
quả của việc cung cấp nhiều chất gây men cho vi khuẩn và do vậy tăng mật
độ của chúng và thường dẫn đến hậu quả tiếp theo là giảm khả năng tiêu hoá
thức ăn bị gây ra từ mối quan hệ tương tác của vi khuẩn với muối mật và
enzyme tiêu hoá. Tuy nhiên những chứng cứ mới đây đã đưa ra rằng hậu quả
của khả năng tiêu hoá giảm do sự có mặt của vi sinh vật ở trong ruột thì cơ
bản hơn nhiều so với sự không có mặt của chúng ở trong ruột. Ví dụ: việc

giảm mức độ tiêu hoá của những thức ăn có chất cơ bản là ngô, đậu tương,
yến mạch do cộng thêm viscous pectin hoặc b-glucan. Trong thức ăn của gia
cầm thông thường đã hạ thấp kết quả (Smits và Annison, 1996; Schutte và
Langhout, 1999). Khi một loại thức ăn tương tự được cho gà không nhiễm
bệnh ăn, thì không nhận thấy sự giảm khả năng tiêu hoá và kết quả như trên.
Những quan sát này đưa tới một gợi ý rằng những ảnh hưởng tiêu cực của
việc giảm khả năng tiêu hoá có ý nghĩa duy nhất nếu có một lượng thực
khuẩn cư ngụ. Còn khi không có mặt của thực khuẩn ở trong ruột thì gia cầm
tạo ra những cơ chế tự điều chỉnh để khắc phục sự kém hiệu quả trong tiêu
hoá bởi việc bổ xung viscous pectin. Những cơ chế tự điều chỉnh như: tăng
lượng enzyme ở tuỵ, tăng chiều dài của ruột và tăng thời gian tắc nghẽn thức
ăn ở ruột
Tuy nhiên sự điều chỉnh như vậy có thể không có ý nghĩa khi vi sinh
vật tác động tương tác làm mất tác dụng của những phương pháp bằng cách:
- Làm suy yếu những enzyme tiêu hoá và muối mật.
- Chiếm giữ bề mặt hấp thụ và trong một vài trường hợp, phá huỷ bề
mặt hấp thụ.
- Tranh giành chất dinh dưỡng với gia cầm.
Do vậy, nếu những hậu quả của sự thay đổi trong khả năng tiêu hoá
thức ăn được giảm tới mức tối thiểu, thì việc kiềm chế thực khuẩn là sống
còn. Chất kháng sinh kích thích phát triển loại bỏ phần lớn vi khuẩn một
cách trực tiếp bằng các ngăn cản khả năng tự nhân đôi của nó hoặc giết
chúng trực tiếp. Chức năng của những enzyme là tăng tỷ lệ tiêu hoá để còn ít
chất cung cấp cho vi sinh vật (Bảng 3).
Một phương pháp khác thì có hiệu quả trong việc giảm tổng số thực
khuẩn ở trong ruột hồi được chỉ ra
ảnh hưởng của Avoparcin và Avizyme 1300 lên mật độ của
coliforms, lactic acid bacteria (LAB), entorococci và toàn bộ các loài vi
khuẩn ở trong ruột hồi trong những con gà thương phẩm 3 tuần được cho ăn
những thức ăn cơ bản là hạt mì, chất kháng sinh kích thích phát triển thì tác

dụng hơn enzyme, bởi vì nó tiêu diệt vi khuẩn trực tiếp, trừ lại những
enzyme thì làm giảm lượng vi khuẩn đơn giản bằng việc giới hạn thức ăn
của chúng (làm vi khuẩn bị chết đói).
Nó được chứng minh rằng enzyme thì tỏ ra công dụng hơn khi chất
lượng của hạt ngũ cốc được sử dụng thì thấp (Classe và cộng sự, 1995;
Barrier - Guillot và cộng sự, 1997, Pack và Bedford, 1998).
Những hạt ngũ cốc chất lượng kém chứa số lượng lớn hơn của các
chất kháng dinh dưỡng, vì vậy ở trong những thức ăn như vậy, thì lợi ích của
việc bổ xung enzyme là lớn hơn. Tất nhiên những lợi ích này thì liên quan
tới lượng vi sinh vật gây ra từ việc cho ăn thức ăn có những hạt ngũ cốc chất
lượng thấp. Mức độ của lượng vi khuẩn thay đổi tương xứng với khả năng
tiêu hoá thức ăn, mà khả năng tiêu hoá thức ăn sẽ được cải tiến từ việc bổ
xung enzyme vào thức ăn (Choct và cộng sự, 1996; Hock và cộng sự, 1997a;
Morita và cộng sự, 1998; Smits và cộng sự, 1998; Hillman, 1999). Kết quả
này đã quan sát được ở những thức ăn cơ bản là hạt mạch, mì và ngô. Do đó
enzyme loại bỏ chất nếu có khả năng sử dụng cho sự lên men của vi sinh vật
và vì vậy lượng vi sinh vật ở ruột hồi giảm xuống.
Nếu không có mặt của những enzyme, những thức ăn chất lượng kém
như vậy sẽ phản ứng mạnh tới việc bổ xung chất kháng sinh kích thích phát
triển, nhấn mạnh sự gối đầu trong hoạt động của hai sản phẩm khác hẳn
nhau này. ở châu Âu, với sự thiếu vắng chất kháng sinh kích thích phát triển,
sẽ có yêu cầu lớn hơn về sử dụng enzyme, đặc biệt trong những trường hợp
thức ăn có chất lượng kém. Xem xét những số liệu lấy từ 4 nghiên cứu, trong
những nghiên cứu đó enzyme và chất kháng sinh kích thích phát triển được
sử dụng chung.

×