Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Di Chỉ Núi Đọ - Đông Sơn - Thanh Hóa potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.38 KB, 2 trang )

Di Chỉ Núi Đọ - Đông Sơn - Thanh Hóa
Di Chỉ Núi Đọ Đông Sơn: Đi ngược
lại dòng lịch sử vài ba vạn năm
trước đây, Thanh Hóa là một điểm
tụ dân xưa nhất ở nước ta, một tụ
điểm dân bản địa không phải từ
Nam hay từ Bắc di cư đến quần tụ
lại mà hình thành. Trên cương vựa
của Thanh Hóa, các giai đoạn phát triển lịch sử của con người đều
có dấu ấn hẳn hoi, từ thời đại đồ đá cũ ( di chỉ núi Đọ thuộc nền
văn hóa Núi Đọ), đồ đá giữa ( di chỉ làng Bon thuộc nền văn hóa
Hòa Bình), đồ đá mới ( di chỉ Da Bút, Đồng Khôi thuộc nền văn
hóa Bắc Sơn), thời đại đồng thau ( di chỉ Đông Sơn thuộc nền văn
hóa Đông Sơn). Có mấy nền văn hóa mang tính chất thế giới thì
riêng Thanh Hóa đã có địa danh của mình đặt cho hai nền văn hóa
Núi Đọ và văn hóa Đông Sơn.
Núi Đọ nằm sát nơi gặp nhau giữa hai dòng sông Chu và dòng
sông Mã cách thành phố Thanh Hóa về phía Tây Bắc khoảng 5km
đường chim bay, thuộc địa phận các xã Thệiu Tân, Thiệu Vân,
Thiệu Khánh, huyện Thiệu Hóa ( Thanh Hóa).
Người ta đã có đủ những tài liệu để xác định địa bàn phân bố chủ
yếu của văn hóa Đôg Sơn là tương đường với miền Bắc Việt Nam
ngày nay và văn hóa Đôn Sơn có những giai đoạn phát triển nối
tiếp nhau và tồn tại trong khoảng thời gian cách ngày nay hơn
3.000 năm.
Những di tích văn hóa Đông Sơn vừa mới phát hiệu (1973) ở làng
Vạc thật thú vị. Khu mộ tang thuộc nền văn hóa Đông Sơn này
nằm ven sườn núi phía Tây nhìn xuống một khe suối cổ. Diện tích
khai quật dợt hai là 363m², trên đó cứ trung bình 100m² lại tìm
thấy từ 45 đến 50 ngôi mộ cổ gồm các loại: mộ đất, mộ vò, mộ kè
đá, lợp đá và mộ rải gốm, kè gốm. Nhiều mộ lợp đá, kè gồm có


quy mô lớn, kết cấu đẹp chứa hàng chục hiện cật, trong đó có
nhiều hệin vật quý được coi là những ngôi mộ “ giàu” mà chủ nhân
có thể là những thũ tĩnh tôn giáo hay quân sự của cư dân thời đó.
Đồ đồng thau chiếm tỷ lệ khá lớn trong số các hiện vật tùy táng,
gồm gần 200 chiếc. Lần khai quật này còn tìm thấy bảy trống đồng
là hiện vật tiêu biểu của văn hóa Đông Sơn khiến cho di tích làng
Vạc trở thành địa điểm đã phát hiện được nhiều trống Đồng Sơn
nhất Việt Nam.

×