Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.65 KB, 2 trang )
Tiên Y miếu ở Cố đô Huế
Ngược lại với thời gian lịch sử, thời phong kiến, đông y là nền y
học chính thống của nước ta, là một bộ phận văn hoá của dân tộc.
Vua Tự Đức từng có dụ rằng: “ Trẫm nghe, thầy thuốc dù nhỏ,
cũng là thuật nhân từ, là việc cần thiết nhất trong 9 hạng. Thế nên
đế vương đời xưa tìm vị thuốc, định bài thuốc để giúp đời sống
nhân dân, thực có công với thiên hạ vạn đời.” Quan niệm như vậy
nên triều Nguyễn đã lập Y miếu ở kinh đô để thờ các tiên y.
Tiên Y miếu ở Cố đô Huế
Theo các nguồn sử liệu của Hội Đông Y TTHuế; nguyên trước đền
Tiên y ở phường Ninh Viễn trong kinh thành, đầu niên hiệu Gia
Long đền ở phường Dưỡng sinh. Đến đời Minh Mạng, Tiên y miếu
được xây dựng bên tả chùa Thiên Mụ. Khi lên ngôi vua Tự Đức đã
có dụ: “ Miếu dựng bên tả chùa Thiên Mụ, chỗ ấy đất ẩm ướt, kiểu
mẫu chật hẹp, lại việc tế tự cũng còn thiếu sót, chưa đủ. Nay nên
sửa sang, định lại điều lệ, nghi thức, để rộng đạo, làm cho đời được
sông lâu, giữ dân mạnh khoẻ”. Rồi chỉ thị cho Bộ Công chọn đất
cao ráo để lập miếu và giao Bộ Lễ nghiên cứu định việc thờ phụng,
tế tự. Ngay năm sau, Tiên y miếu được xây dựng mới tại phường
Thường Dũ trong kinh thành nay thuộc phường Thuận Lộc- TP
Huế với kiến trúc gồm 1 toà, 9 gian.
Việc thờ phụng, tế tự ở đây được quy định rõ ràng và tiến hành rất
trang nghiêm. Tiên y miếu thờ các vị thánh y và tiên y tức những
thầy thuốc trứ danh và những thầy thuốc giỏi đời trước. Trước hết
Tiên y miếu thờ Phục Hy, Thần Nông và Hoàng Đế, 3 vị hiền tài
tiêu biểu của nền y dược học Đông phương. Tiên y miếu ở thời Tự
Đức thờ tất cả 40 bài vị, trong đó có 2 bài vị thờ các danh y Việt
Nam.Mỗi năm ở đây diễn ra 3 lễ chính là tế Xuân vào tháng 2, tế
đông vào tháng 11 và tế vào dịp Tết Nguyên Đán. Cũng như Văn