Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.19 KB, 2 trang )
Chữ Ký Số
Giới thiệu tổng quan về Chữ ký số
1. CHỮ KÝ SỐ LÀ GÌ?
Chữ ký số nói chung và chữ ký số vnpt nói riêng dựa trên công nghệ mã khóa công khai (RSA):
mỗi người dùng phải có 1 cặp khóa (keypair) gồm khóa công khai (public key) và khóa bí mật
(private key).
• “Khóa bí mật” là một khóa trong cặp khóa thuộc hệ thống mật mã không đối xứng, được
dùng để tạo chữ ký số
• “Khóa công khai” là một khóa trong cặp khóa thuộc hệ thống mật mã không đối xứng,
được sử dụng để kiểm tra chữ ký số được tạo bởi khóa bí mật tương ứng trong cặp khóa.
• “Ký số” là việc đưa khóa bí mật vào một chương trình phần mềm để tự động tạo và gắn
chữ ký số vào thông điệp dữ liệu.
• “Người ký” là thuê bao dùng đúng khóa bí mật của mình để ký số vào một thông điệp dữ
liệu dưới tên của mình.
• “Người nhận” là tổ chức, cá nhân nhận được thông điệp dữ liệu được ký số bởi người ký,
sử dụng chứng thư số của người ký đó để kiểm tra chữ ký số trong thông điệp dữ liệu
nhận được và tiến hành các hoạt động, giao dịch có liên quan.
2. ƯU ĐIỂM CỦA CHỮ KÝ SỐ
Việc sử dụng chữ ký số mang lại nhiều ưu điểm khi cần xác định nguồn gốc và tính toàn vẹn của
văn bản trong quá trình sử dụng.
Khả năng xác định nguồn gốc
Các hệ thống mật mã hóa khóa công khai cho phép mật mã hóa văn bản với khóa bí mật mà chỉ
có người chủ của khóa biết.
Để sử dụng Chữ ký số thì văn bản cần phải được mã hóa hàm băm (là giải thuật nhằm sinh ra các
giá trị băm tương ứng với mỗi khối dữ liệu: có thể là một chuỗi kí tự, một đối tượng trong lập trình
hướng đối tượng, v.v…. Giá trị băm đóng vai gần như một khóa để phân biệt các khối dữ liệu).
Sau đó dùng khoá bí mật của người chủ khóa để mã hóa, khi đó ta được Chữ ký số. Khi cần kiểm
tra, bên nhận giải mã với khóa công khai để lấy lại hàm băm và kiểm tra với hàm băm của văn bản
nhận được. Nếu hai giá trị này khớp nhau thì bên nhận có thể tin tưởng rằng văn bản đó xuất phát
từ người sở hữu khóa bí mật.
Tính toàn vẹn