ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
------------------------------
Bài Tập Lớn Môn Phân Tích Thiết kế Hệ Thống
ĐỀ BÀI:
QUẢN LÝ HỌC TẬP HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thu Trang
Sinh viên : Phạm Trọng Trường
Lớp: K5D
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2009
Lời nói đầu
Ngày nay dới sự phát triển nh vũ bão ca Công Nghệ Thông Tin đã xâm nhập vào
tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Nó là thớc đo đánh giá trình độ phát triển
của mỗi quốc gia. VN việc ứng dụng CNTT vào các lĩnh vực tuy chỉ mới bắt đầu tuy
nhiên nó cũng đã đem lại những kết rõ rệt .Vậy thì áp dụng CNTT có điểm gì khác biệt
so với không sử dụng CNTT ,điểm khác biệt chính là việc áp dụng CNTT trong các lĩnh
vực đã làm tăng hàm lợng chất xám có trong mỗi đơn vị sản phẩm lên rất nhiều ,tăng tính
chính xác đặc biệt là khả năng tự động hoá rất cao . . . Còn trong quản lý nó góp phần giúp
cho các nhà quản lý có đợc thông tin nhanh chóng ,chính xác và kịp thời .Bạn cứ tởng tợng
hồ sơ của các nhân viên trong một cơ quan nếu đợc lu trữ hoàn toàn bằng sổ sách và đợc
xử lý thủ công thì khối lợng hồ sơ sẽ là bao nhiêu nếu số lợng nhân viên là rất lớn,bên
cạnh đó khi có nhu cầu tìm kiếm về hồ sơ một vài cá nhân nào đó theo những tiệu chí nhất
định ,ngời quản lý hồ sơ sẽ phải lục toàn bộ đống hồ sơ hiện có để tìm điều này không
tránh khỏi mất thời gian ,gây chậm trễ cho quyết định của cấp trên , hơn nữa khi tính
toán lơng cho nhân viên sẽ rất mất thời gian và không thể tránh khỏi sai sót do yếu tố sinh
lý của con ngời .Nhng nếu chúng ta áp dụng CNTT vào lĩnh vực này sẽ làm cho công
việc trở nên dễ dàng hơn rất nhiều ,công việc tìm kiếm hồ sơ , tính toán lơng chỉ thực hiện
trong vòng không quá vài giấy ,thay cho hàng ngày lễ nh trớc đây.Công việc lu trữ cũng
không cần phải sử dụng hàng đống hồ sơ giấy tờ nh trớc đây bạn chỉ cần một không gian
nhớ nhỏ trên máy tính là đủ , việc này cũng giúp cho việc bảo quản hồ sơ một cách dễ
ràng hơn,lâu dài hơn và đặc biệt là an toàn hơn.Đây chỉ là một ví dụ rất nhỏ về sự thuận
tiện và tính hiệu quả của công việc khi ta áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý .
Trong học kỳ này chúng em có may mắn đợc học môn học Phân tích và thiết kế hệ
thống thông tin quản lý .Đây là môn học rất hay và lý thú trong quá trình học chúng em
đợc tiếp cận với thực tế thông qua đồ án môn học.Một trong những đề tài mà em chọn lần
này là :hệ thống quản lý học tập của trờng trung học phổ thông Lng Ngc Quyn
.Đây là một đề tài rất hay và góp phần tích cực vào việc đa tin học vào trong lĩnh vực
quản lý của các trờng phổ thông .Trong quá trình thực hiện, em đã đợc ban giám hiệu tr-
ờng THPT Lng Ngc Quyn nhiệt tình giúp đỡ ,cung cấp t liệu giúp em có thể hiểu
đợc thế nào là một hệ thống quản lý học tập của trờng phổ thông trung. Đây là b i t p
đầu tiên em đợc tự mình đi khảo sát thực tế tuy ban đầu còn nhiều bỡ ngỡ nhng khi hoàn
thành công việc chúng em cảm thấy tự tin hơn nếu lần sau mình đợc đi khảo sát thực tế tại
một nơi khác .Do đây là lần đầu làm đồ án môn học có khảo sát trực tiếp thực tế nên có
thể trong đồ án sẽ không tránh khỏi sai sót ,chúng em rất mong đợc sự giúp đỡ và chỉ bảo
của thầy cô.
Qua đây chúng em xin một lần nữa chân thành cảm ơn cụ giáo Lờ Thu Trang đã tạo
cơ hội để chúng em đợc tiếp cận thực tế và hiểu kỹ hơn về môn học ,đồng cảm ơn Ban
Giám Hiệu trờng phổ thông trung học Lng Ngc Quyn
2
Cũng xin cảm ơn các bạn khác trong lớp cùng tham gia đề tài Hệ thống quản lý học tập
của Trờng PTTH đã giúp chúng mình bổ sung và nhận ra những thiếu sót trong bai tp
góp phần làm cho bỏo cỏo trở nên hoàn thiện hơn
3
PH ẦN I : KHẢO SÁT THỰC TẾ
1.1 Những Quy Định Về Chế Độ Cho Điểm, Tính Điểm Và Xếp loại Học Lực Cho Học
Sinh PTTH:
1.1.1. Các loại điểm kiểm tra:
– Kiểm tra thường xuyên (KTTX) gồm: Kiểm tra miệng, kiểm tra viết 15 phút.
– Kiểm tra định kỳ (KTĐK) gồm: Kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên, kiểm tra học kỳ (KTHK).
1.1.2. Hệ số điểm các bài kiểm tra:
– Hệ số 1: Điểm KTTX.
– Hệ số 2: Điểm kiểm tra viết 1 tiết trở lên, điểm kiểm tra thực hành 1 tiết trở lên.
– Hệ số 3: Điểm KTHK.
1.1.3. Cách cho điểm các bài kiểm tra:
– Tất cả các bài kiểm tra cho điểm mức từ 0 đến 10.
– Các điểm KTTX và KTĐK làm tròn tới phần nguyên.
– Các điểm KTHK cho đến 0.5 điểm (nếu cần thiết). Điểm toàn bài được làm tròn theo quy định
sau:
0.25 điểm thành 0.50 điểm.
0.50 điểm giữ nguyên.
0.75 điểm thành 1.
1.1.4. Cách tính điểm:
* Điểm trung bình môn học kỳ (TBMHK):
– Điểm trung bình kiểm tra( TBKT): là trung bình cộng điểm các bài kiểm tra sau khi đã tính hệ số
(không tính điểm kiểm tra học kỳ).
– Điểm trung bình môn học kỳ( TBMHK): Là trung bình cộng của TBKT và điểm kiểm tra học
kỳ (HK):
4
TBKT * 2 + HK
TBMHK =
3
* Điểm trung bình chung học kỳ (TBHK):
* Điểm trung bình môn cả năm (TBMCN):
* Điểm trung bình chung cả năm (TBCN):
Chú ý: Các điểm trung bình chỉ lấy đến 1 chữ số thập phân sau khi đã làm tròn.
1.1.5. Xếp loại học lực( HL):
* Việc xếp loại HL cho từng môn học trong mỗi học kỳ và cả năm được quy định như
sau:
– Giỏi: TBMHK >= 8.0.
– Khá: 6.5 <= TBMHK <= 7.9.
– Trung bình: 5.0 <= TBMHK <= 6.4.
– Yếu: 3.5 <= TBMHK <= 4.9.
– Kém: TBMHK < 3.5.
* Việc xếp loại HL chung cho học kỳ và cả năm được quy định như sau:
– Giỏi: TBCM >= 8.0 và không môn nào có TBM < 6.5.
– Khá: 6.5 <= TBCM <= 7.9 và không môn nào có TBM < 5.0.
– Trung bình: 5.0 <= TBCM <= 6.4 và không môn nào có TBM< 3.5.
– Yếu: 3.5 <= TBCM <= 4.9 và không môn nào có TBM < 2.0.
– Kém: Các trường hợp còn lại.
5
∑TBMHK của các môn học (đã nhân hệ số)
TBHK=
Số môn học (đã nhân hệ số)
TBMHK2 *2 + TBMHK1
TBMCN=
3
∑TBMCN của các môn học (đã nhân hệ số)
TBCN=
Số môn học (đã nhân hệ số)
Chú ý: Nếu do bị 1 điểm trung bình một môn quá kém làm cho học sinh bị xếp vào loại học lực
xuống từ 2 bậc trở lên thì học sinh được chiếu cố chỉ xuống 1 bậc, cụ thể là:
– Nếu TBCM >= 8.0 nhưng có 1 môn bị xếp loại Trung bình thì được xếp loại HL Khá.
– Nếu TBCM >= 8.0 nhưng có 1 môn bị xếp loại Yếu hoặc Kém thì được xếp loại HL Trung
bình.
– Nếu 6.5 <= TBCM <= 7.9 nhưng có 1 môn bị xếp loại Yếu thì được xếp loại HL Trung bình.
– Nếu 6.5 <= TBCM <= 7.9 nhưng có 1 môn bị xếp loại Kém thì được xếp loại HL Yếu.
1.2. Những Quy Định Về Xếp Loại Hạnh Kiểm:
Việc xếp loại hạnh kiểm cho từng học sinh căn cứ vào thái độ và hành vi đạo đức, ứng xử
đối với mọi người, ý thức phấn đấu trong lao động, học tập và trong các hoạt động xã hội…
Hạnh kiểm được chia làm 4 loại: Tốt, Khá, Trung Bình và Yếu.
1.3. Những Quy Định Về Việc Sử Dụng Kết Quả Đánh Giá Xếp Loại:
1.3.1. Xét cho lên lớp hoặc không được lên lớp:
* Học sinh có đủ các điều kiện sau được lên lớp thẳng:
– Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên.
– Nghỉ không quá 45 buổi học trong 1 năm học (cả nghỉ có phép, không có phép, nghỉ liên tục
hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).
* Học sinh không được lên lớp thuộc 1 trong các điều kiện sau:
– Nghỉ quá 45 buổi học trong 1 năm học (cả nghỉ có phép, không có phép, nghỉ liên tục hoặc
nghỉ nhiều lần cộng lại).
– Học lực cả năm đạt loại kém.
– Học lực và hạnh kiểm cả năm đạt loại yếu.
– Sau khi đã được kiểm tra lại một số môn học có điểm TBMCN < 5.0 để xếp loại học lực cả năm
nhưng vẫn không đạt loại trung bình.
– Hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè
nên vẫn không được xếp loại lại về hạnh kiểm.
1.3.2. Xét thi lại một số môn học:
Học sinh xếp loại hạnh kiểm cả năm từ trung bình trở lên nhưng học lực cả năm xếp loại
yếu được lựa chọn 1 số môn học có điểm TBMCN < 5.0 để kiểm tra lại, điểm kiểm tra lại được
6
thay cho điểm TBMCN của môn học đó để tính lại điểm TBCN và xếp loại lại về học lực, nếu
học lực đạt loại trung bình thì được lên lớp.
1.3.3. Rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè:
Học sinh xếp loại học lực cả năm từ trung bình trở lên nhưng hạnh kiểm cả năm xếp loại
yếu thì phải được theo dõi rèn luyện hạnh kiểm trong hè, cuối kỳ nghỉ hè nếu hạnh kiểm được
xếp loại lại trên trung bình thì được lên lớp.
1.3.4. Xét khen thưởng cho học sinh:
Việc xét học sinh giỏi và học sinh tiên tiến từng học kỳ và cả năm học như sau:
– Học sinh giỏi: Hạnh kiểm tốt và học lực loại giỏi.
– Học sinh tiên tiến: Hạnh kiểm khá trở lên và học lực loại khá trở lên.
1.3.5. Xét điều kiện được dự thi tốt nghiệp:
Dựa vào kết quả đánh giá xếp loại của năm học cuối cấp:
– Hạnh kiểm xếp loại trung bình trở lên.
– Không bị xếp loại kém về học lực.
– Không nghỉ quá 45 buổi học (cả nghỉ có phép, không có phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều
lần cộng lại).
2.1. Những Quy Định Về Trách Nhiệm Của Cán Bộ, Giáo Viên:
2.1.1. Trách nhiệm của giáo viên bộ môn:
– Kiểm tra, cho điểm các bài kiểm tra.
– Tính điểm TBMHK, và điểm TBMCN.
2.1.2. Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm:
– Lập danh sách học sinh lớp mình chủ nhiệm.
– Tính điểm TBHK và TBCN.
– Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực từng học kỳ và cả năm học.
– Theo dõi số ngày nghỉ học của học sinh.
– Lập danh sách học sinh thi lại, học sinh được lên lớp, học sinh không được lên lớp, học sinh
giỏi, học sinh tiên tiến và học sinh phải rèn luyện thêm trong hè.
3.1. Trách Nhiệm Của Ban Giám Hiệu:
– Kiểm tra việc thực hiện quy định về kiểm tra, cho điểm của giáo viên, ghi nhận xét và ký xác
nhận vào sổ gọi tên ghi điểm của các lớp.
7