Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

Thực hiện cộng đồng nông nghiệp đề tài: "Một số công cụ được sử dụng trong PRA" pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.15 KB, 24 trang )


THỰC HIỆN: CỘNG ĐỒNG NÔNG NGHIỆP
ĐỀ TÀI: CÁC CỘNG CỤ

GIỚI THIỆU
Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ công
nghiệp hóa - hiện đại hoá, thời kỳ đang đẩy
mạnh phát triển nền kinh tế, đặc biệt là phát
triển nhanh khu vực nông thôn. Để làm được
điều này đòi hỏi chúng ta phải có một chiến lược
phát triển đúng đắn, kết hợp với việc khai thác
và sử dụng các dạng tài nguyên có hiệu quả,
trong đó bao gồm sản xuất nông nghiệp và các
dịch vụ khác.

Và phương pháp PRA được sử dụng là
đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia
của cộng đồng.Và sau đây là một số công
cụ được sử dụng trong PRA

1.PHÂN LOẠI GIÀU NGHÈO
a. Mục đích:
Xác định các nhóm có tình trạng kinh tế -
xã hội khác nhau không dựa trên cơ sở các
tiêu chí khoa học hay chính quyền mà dựa
trên các tiêu chí do cộng đồng phát triển.
Xác định các khó khăn cũng như mong
muốn của từng nhóm hộ, qua đó có giải
pháp hỗ trợ hiệu quả hơn, đặc biệt đối với
hộ nghèo.



Thu được số liệu giúp có được những so sánh
bước đầu giữa các thôn trong vùng dự án nhằm
hỗ trợ lập kế hoạch dự án.

Khẳng định mức độ đồng nhất hay khác biệt
về kinh tế xã hội ở thôn.

Điều tra các mối quan hệ giữa tình trạng kinh
tế xã hội tương đối và các yếu tố biến thiên
như nghề nghiệp, trình độ văn hóa, số người
trong gia đình, các chỉ số thể hiện sức khỏe…


Thành phần tham gia:

Nhóm những người dân nằm trong
dự án sẽ trực tiếp tham gia và thực
hiện.

Cán bộ PRA chỉ hướng dẫn và định
hướng.

b.Dụng cụ: giấy A0, đinh ghim/dây, bút bi, các
mảnh giấy có kích thước 10x15cm.
c. Cách làm:

Thành lập nhóm nông dân khoảng 5-7 người.

Cán bộ PRA giúp người dân thảo luận để họ tự

đưa ra tiêu chí cho từng loại hộ trong thôn bản
như hộ giàu, khá, trung bình và nghèo. Các
tiêu chí đưa ra phải được nhóm thảo luận một
cách tự do, và sau đó thể hiện trên một bảng
như sau:


Sau khi các thành viên đã đồng ý với các tiêu
chí , yêu cầu nhóm suy nghĩ các chỉ tiêu để
phân biệt, ví dụ như thu nhập/ các nguồn thu
nhập, các tài sản, trình độ văn hóa, các kỹ
năng, số người trong gia đình…
Tiêu chí ……… Hộ nghèo Hộ TBình Hộ khá Hộ giàu


Sau khi thảo luận chỉ tiêu xong cán bộ PRA
phát cho người dân một mẫu giấy để ghi tên
chủ hộ rồi dính vào từng loại hộ tương ứng
như đã phân biệt phía trên.

Sau đó tập hợp một nhóm cán bộ trong thôn,
xóm biết rõ tình hình của người dân trong thôn
tiếp tục phân loại một lần nữa.

Tiêu chí Hộ nghèo Hộ TBình Hộ khá Hộ giàu
Nhà ở
Đồ đạc
phương tiện
Mức thu
nhập

Số gia súc
Các khoản
vay
……


Thúc đẩy thảo luận về các tiêu chí/ chỉ tiêu để
phân biệt các nhóm dựa trên các chỉ tiêu.
Ví dụ: Sắp xếp mức độ giàu nghèo giữa các hộ
trồng lúa ở thôn 4 - xã Nghĩa Lâm

Chỉ tiêu Hộ nghèo Hộ TBình Hộ khá Hộ giàu
Sức lao động Dồi dào nhưng
thiếu kiến thức
Dồi dào ít kiến
thức
Dồi dào có kiến
thức nhưng còn
hạn chế
Dồi dào, có kiến
thức, lập kế
hoạch tốt
Tài sản Nhà cấp 4, máy
bơm, xe đạp
Nhà mái ngói,
tivi second-
hand, xe đạp,
máy bơm, xe
máy cũ
Nhà mái ngói,

xe máy, tivi,
máy bơm…
Nhà khang
trang, xe máy
tốt, đầy đủ tiện
nghi sinh hoạt…
Mức thu nhập 300000đ/người 500000đ/người 1.2 tr đ/người Trên 2tr đ/người
Các khoản vay Nợ quá hạn 20-
25tr đồng,
không thế chấp,
không có khả
năng vay tiền
Nợ quá hạn
không quá 10tr
đồng và có khả
năng trả nợ
Có khả năng trả
hết nợ
Có khả năng trả
hết nợ nhờ thu
nhập sau mỗi
mùa vụ


2. LỊCH THỜI VỤ
Lịch thời vụ là một công cụ dùng để thu thập
thông tin tương ứng với các sự kiện diễn ra
theo mùa như: điều kiện tự nhiên và các hoạt
động kinh tế xã hội, xác định thời vụ của các
công đoạn trong sản xuất, chăn nuôi, những

nguy cơ thường xảy ra ảnh hưởng đến đời
sống KT-XH để phòng và tránh thiệt hại, chủ
động trong sản xuất của cộng đồng trong suốt
chu kỳ một năm, và nó giúp phát triển các kế
hoạch công việc hàng năm và phân bố các
nguồn lực theo một phương thức khả thi hơn.

Ai tham gia:
Nhóm gồm những người dân nằm trong dự án.
Dụng cụ: giấy A0, bút dạ, bút bi
Các bước tiến hành:

Vẽ một bảng có 12 tháng, trục hoành bà con
ghi tháng, trục tung ghi các công đoạn, các
nhân tố ảnh hưởng đến quá trình gieo trồng,
sản xuất…


Sử dụng dấu mũi tên có 2 đầu để biểu diễn
thời gian diễn ra của từng công đoạn, từng
nhân tố ảnh hưởng.

Sắp xếp có thứ tự từng công đoạn, nhân tố ảnh
hưởng.

Phía trên bà con vẽ hai đường biễu diễn, một
đường thể hiện lượng mưa trong năm, một
đường thể hiện cường độ chiếu sáng.



Sử dụng các câu hỏi thúc đẩy để thu thập
thông tin như:

Đối với các vụ mùa
1. Bà con cho biết lúc nào là vụ/mùa chính
trồng lúa?
2. Sử dụng giống lúa nào để gieo cấy cho từng
vụ?
3. Thời điểm cấy/gieo hạt/thu hoạch vào lúc
nào?
4. Diễn biến sâu bệnh của từng mùa/vụ như thế
nào?

Ví dụ: Lịch thời vụ trong trồng lúa
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Mùa
vụ
Vụ thứ 1 Vụ thứ 2
Sâu
bệnh
Sâu cuốn lá Sâu đục
thân
Thiên
Tai
Hạn hán Lũ lụt
Giống Giống Nàng Hoa 9,
Q5
Giống Xi30, Ci23
Chăm
sóc

Gieo, bón
phân, làm cỏ,
phun thuốc
Thu
hoạch
Gieo, bón
phân, làm cỏ,
phun thuốc
Thu
hoạch

3. BẢNG HỎI
Mục đích:
Bảng hỏi được dùng để lấy thông tin trực
tiếp từ một cá nhân hoặc một nhóm nhỏ,
sử dụng những bộ câu hỏi có phạm vi
rộng để hướng dẫn các cuộc trao đổi, cho
phép đưa ra những câu hỏi mới như là kết
quả của cuộc thảo luận.

Cấu trúc bảng hỏi: gồm 2 phần

Phần thông tin chung.
Ghi rõ họ và tên người hỏi, nghề nghiệp, tuổi,
trình độ, giới tính.

Phần nội dung hỏi.
Sử dụng các loại câu hỏi để thu thập thông tin,
các câu hỏi được sắp xếp như sau.
-

Câu hỏi đóng
-
Câu hỏi mở
-
Câu hỏi vừa đóng vừa mở


Cán bộ PRA sẽ thành lập bảng hỏi rồi
phỏng vấn người dân trong buổi họp.

Cán bộ PRA sẽ phát phiếu hỏi cho người
dân tự trả lời.

Sau đó cán bộ PRA sẽ tổng hợp và rút ra
những vấn đề chung nhất, hay những vấn
đề còn tồn đọng trong cộng đồng.

Ví dụ: Bảng hỏi sử dụng để phỏng vấn
trong nông nghiệp.

1. Bà con cho biết diện tích trồng lúa của thôn
mình là bao nhiêu?
a. 5 ha b. 5-15 ha c. > 20 ha
2. Bà con cho biết lúc nào là vụ/mùa chính trồng
lúa?
a. Tháng 2-5, 9-12 b. tháng 1-4, 6-9
3. Theo bà con thì thời gian nào thì sâu bệnh
nhiều nhất?
a. Tháng 2-3 b. tháng 4-5, 8-9 c. Không có


4. Theo bà con những bệnh gì thường gặp ở lúa?
a. Sâu đục thân,sâu cuốn lá, khô vằn, đạo ôn
b. Chết cây, đạo ôn, rầy nâu
c. Vàng lá, thối rễ
5. Giống lúa nào cho năng suất cao?
…………………………………………………
……………………………………
6. Sản lượng là bao nhiêu trên 1ha?
…………………………………………………
…………………………………….

7. Theo bà con thì bệnh nào gây hại nhiều nhất
cho lúa?
a. Bệnh khô vằn b. Bệnh rầy nâu
c. Bệnh đạo ôn
Ý kiến bổ sung
………………….……………………
………………………………………………

KẾT LUẬN

Qua quá trình áp dụng các phương pháp PRA trong
một thời gian nhất định thì đã làm cho người dân
hăng hái tham gia và gặt hái được nhiều kết quả.

Phát huy hết tiền năng và kiến thức của cộng đồng
người dân tự trao đổi thảo luận một cách thoải mái,
trao dồi kinh nghiệm lẫn nhau.

Kiến thức bản địa người dân được phát huy hiệu

quả, làm việc một cách nhanh chóng và hăng say, và
được đồng tình người dân ủng hộ.

Thu hút được nhều tổ chức phi chính phủ hổ trợ vào
cộng đồng.

×