Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

ĐỀ TÀI: MỘT SỐ THÀNH TỰU KHI ÁP DỤNG TCVN ISO 9001:2008 VÀO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH TẠI TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.02 KB, 11 trang )

1
TRƯỜNG ĐH DÂN LẬP VĂN HIẾN TP.HCM
Khoa Quản Trị Kinh Doanh
&&&
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ THÀNH TỰU KHI ÁP DỤNG TCVN ISO 9001:2008
VÀO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH TẠI TP.HCM
PHỤ LỤC:
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I. GIỚI THIỆU VỀ ISO 9000
1. ISO là gì?
2. Quá trình hình thành và phát triển của ISO 9000
3. ISO 9001:2008 là gì?
II. ÁP DỤNG ISO 9001:2008 TRONG HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH.
1. Dịch vụ hành chính là gì?
2. Các yếu tố tạo nên dịch vụ hành chính.
3. Áp dụng ISO 9001:2008 vào quản lý hành chính.
4. Những lợi ích khi áp dụng ISO 9001:2008 trong quản lý hành chính.
III. MỘT SỐ THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH
CHÍNH TẠI TP.HCM.
KẾT LUẬN
LỜI MỞ ĐẦU:
2
- ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn
hóa Quốc tế ban hành, có thể áp dụng cho mọi đối tượng, kể cả dịch vụ hành chính.
Việc áp dụng ISO 9000 vào dịch vụ hành chính ở một số nước trên thế giới trong
nhiều năm qua đã tạo được cách làm việc khoa học, loại bỏ được nhiều thủ tục
rườm rà, rút ngắn thời gian và giảm chi phí, đồng thời làm cho năng lực, trách
nhiệm cũng như ý thức phục vụ của công chức nâng lên rõ rệt, quan hệ giữa các cơ
quan nhà nước với dân được cải thiện.


- Chính nhờ những tác dụng ấy mà ISO 9000 hiện nay được xem là một trong những
giải pháp hay và cần thiết để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, đảm
bảo chất lượng dịch vụ hành chính, giảm nhẹ bộ máy và nâng cao năng lực đội ngũ
công chức. Gần đây, trong khối ASEAN, Malaysia bắt buộc các cơ quan nhà nước
phải áp dụng ISO 9000. Tại Singapore, Chính phủ khuyến khích các cơ quan nhà
nước áp dụng ISO 9000. Ở Việt Nam, được Ban chỉ đạo Cải cách hành chính
Chính phủ khuyến khích, một số cơ quan nhà nước đã áp dụng ISO 9000 như Tổng
cục Tiêu chuẩn – Đo lường - Chất lượng, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung
ương, Sở Giao thông Công chánh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Quận 1,
v.v…
- Là một đô thị lớn và đông dân cư, Thành phố Hồ Chí Minh mang đầy đủ dấu ấn
của sự bất cập và chịu ảnh hưởng nặng nề từ những cơ chế vận hành của nền kinh
tế bao cấp. Sự yếu kém trong hoạt động quản lý nhà nước ở một số ngành nghề đã
kìm hãm sự phát triển kinh tế của thành phố.Trước tình hình này, Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành cải cách hệ thống bộ
máy nhà nước và phương thức hoạt động, xây dựng một bộ máy hành chính nhà
nước có năng lực, hiệu lực và hiệu quả.
- Cơ quan hành chính của Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu coi việc áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9000 vào dịch vụ hành chính công là một trong
những yếu tố quan trọng đảm bảo cho cải cách hành chính thành công, giảm đi
đáng kể sự rườm rà vốn có, rút ngắn thời tạo thuận tiện cho cả cán bộ thụ lý hồ sơ
và người dân, doanh nghiệp đến giao dịch.
NỘI DUNG:
3
I. GIỚI THIỆU VỀ ISO 9000
1. ISO là gì?
- ISO là một tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa, ra đời và hoạt động từ ngày
23/2/1947. ISO có tên đầy đủ là THE INTERNATIONAL ORGANIZATION FOR
STANDARD-IZATION. Các thành viên của nó là các tổ chức tiêu chuẩn quốc gia
của hơn một trăm nước trên thế giới. Trụ sở chính của ISO đặt tại Geneve (Thụy

Sỹ). Ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha.
- ISO là một tổ chức phi chính phủ. Nhiệm vụ chính của tổ chức này là nghiên cứu
xây dựng, công bố các tiêu chuẩn (không có giá trị pháp lý bắt buộc áp dụng) thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau.
- ISO có trên 150 thành viên. Việt Nam là thành viên chính thức từ năm 1977 và là
thành viên thứ 72 của ISO. Cơ quan đại diện là Tổng cục tiêu chuẩn - Đo lường -
Chất lượng.
2. Quá trình hình thành và phát triển
- ISO 9000 là một bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng, được ban hành
chính thức từ năm 1987, nhưng thực tế nó đã được hình thành từ rất lâu sau Đại
chiến 2 ở Anh Quốc và các nước Châu Âu khác cũng như ở Bắc Mỹ.
- Năm 1955, Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương đưa ra các tiêu chuẩn về chất lượng cho
tàu Apollo của NASA, máy bay Concorde của Anh – Pháp,…
- Năm 1968, Anh, Mỹ thừa nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn quốc phòng đối với các hệ
thống đảm bảo chất lượng của những người thầu phụ thuộc vào các thành viên của
NATO (AQAP – Alliged Quality Assurance Procedures).
- Năm 1972, Viện Tiêu chuẩn Anh ban hành tiêu chuẩn BS 4891 - hướng dẫn đảm
bảo chất lượng.
- Năm 1979, Viện Tiêu chuẩn Anh ban hành tiêu chuẩn BS 5750, tiền thân của ISO
9000.
- Năm 1987, ISO công bố lần đầu tiên bộ ISO 9000, khuyến cáo áp dụng trong các
nước thành viên và trên toàn thế giới.
- Năm 1994, bộ ISO 9000:1994 được điều chỉnh lại và bổ sung thêm một số tiêu
chuẩn mới.
- Năm 2000, bộ ISO 9000:2000 được điều chỉnh lại và sửa đổi lần 2 và ban hành.
- Năm 2008, bộ ISO 9000:2008 được điều chỉnh lại và sửa đổi lần 3 và ban hành.
3. ISO 9001:2008 là gì?
- Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2008 trong đó tiêu chuẩn ISO 9001:2008 được coi là tiêu
chuẩn cơ bản nhất, cốt yếu nhất xác định các yêu cầu cơ bản của Hệ thống quản lý
chất lượng của một Tổ chức để đảm bảo rằng sản phẩm của một Tổ chức luôn có

khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và phù hợp với các chế định, đồng thời
tiêu chuẩn ISO 9001:2008 cũng là cơ sở để đánh giá khả năng của một Tổ chức
trong hoạt động nhằm duy trì và không ngừng cải tiến, nâng cao hiệu lực và hiệu
quả hoạt động.
4
- Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 là một phương pháp quản lý chất lượng mới, khi được
áp dụng vào một tổ chức sẽ giúp lãnh đạo của tổ chức đó kiểm soát được hoạt động
trong nội bộ tổ chức đó và thúc đẩy hoạt động đạt hiệu quả ở mức cao nhất.
Mô hình về hệ thống quản lý chất lượng dựa trên quá trình
(Tiêu chuẩn ISO 9000:2008)
II. ÁP DỤNG ISO 9001:2008 TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH
1. Dịch vụ hành chính là gì?
5
Khách
hàng
Khách
hàng
Quản lý
Đo lường,
Trách
Cải thiện liên tục hệ thống quản lý
chất lượng
Sản
phẩm
Tạo sản
Yêu
cầu
Tho

- Dịch vụ hành chính: Kết quả hoạt động do các tổ chức hành chính thực hiện nhằm

giải quyết công việc theo yêu cầu của khách hàng. Hình thức thể hiện cuối cùng
của dịch vụ hành chính thường là các loại văn bản mang tính pháp lý.
- Cung cấp dịch vụ hành chính: Hoạt động của tổ chức hành chính đưa dịch vụ
hành chính tới khách hàng nhằm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.
- Tổ chức hành chính: Cơ quan hành chính thuộc hệ thống quản lý nhà nước thực
hiện việc cung cấp dịch vụ hành chính.
- Khách hàng của dịch vụ hành chính: Tổ chức hay cá nhân tiếp nhận hay sử dụng
dịch vụ hành chính có liên quan (nói chung là nhân dân).
2. Các yếu tố cơ bản tạo nên dịch vụ hành chính
Để cho dịch vụ hành chính có chất lượng cần có các yếu tố cơ bản sau đây:
- Điều kiện vật chất (nhà cửa, phương tiện làm việc) : Phải đảm bảo ở mức độ tối
thiểu cần thiết.
- Độ tin cậy : Phải đảm bảo hiện thực hóa những gì đã thỏa thuận với khách hàng.
- Sự sẵn sàng : Đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng.
- Cách ứng xử: Phải có thái độ đúng mực, tạo được niềm tin cho khách hàng.
- Sự đồng cảm: Là sự hiểu biết lẫn nhau trong quá trình tiếp xúc, giải quyết công
việc.
- Trong các yếu tố nêu trên, ngoài yếu tố điều kiện vật chất ra, các yếu tố còn lại đều
liên quan đến con người. Do vậy con người (hay công chức) trong dịch vụ hành
chính được coi là yếu tố hàng đầu, có tính quyết định chất lượng dịch vụ hành
chính. Muốn vậy, công chức phải biết: biết lắng nghe, có kiến thức và kỹ năng giải
quyết công việc, biết nhẫn nại và kiềm chế, diễn đạt rõ ràng, thái độ thân thiện, kịp
thời và linh hoạt…Điều tối kỵ đối với công chức là sự thờ ơ, lãnh đạm, máy móc,
nôn nóng, thiếu tế nhị, thiếu tôn trọng khách hàng.
3. Áp dụng ISO 9001:2008 trong hoạt động hành chính.
Bước 1: Chuẩn bị
- Cam kết của lãnh đạo cao nhất của Cơ quan về xây dựng và thực hiện Hệ thống
quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 (Thể hiện ở Lãnh đạo Tổ chức đã
hiểu rõ yêu cầu và tầm quan trọng của việc áp dụng TCVN ISO 9001:2008; kiên
định chủ trương và sẽ đề ra chính sách, mục tiêu chất lượng, sẽ đảm bảo cung cấp

các nguồn lực cần thiết, sẽ cử Đại diện Lãnh đạo và sẽ thực hiện việc xem xét định
kỳ của Lãnh đạo để đánh giá kịp thời tình hình và đưa ra các quyết định cần
thiết…).
6
- Thành lập Ban Chỉ đạo giúp Lãnh đạo Cơ quan xây dựng và thực hiện Hệ thống
quản lý chất lượng. Ban Chỉ đạo gồm Đại diện Lãnh đạo làm Trưởng Ban và các
Ủy viên là những Trưởng (hoặc Phó) các bộ phận trực tiếp có liên quan.
- Phổ biến TCVN ISO 9001:2008
Phổ biến kiến thức chung về TCVN ISO 9001:2008 cho tất cả Cán bộ Công chức
trong Cơ quan. Việc phổ biến này sẽ được lặp lại gắn liền với nội dung cụ thể ở các
bước sau để nâng cao nhận thức và thu hút họ tham gia một cách tự nguyện vào các
việc cần thiết.
- Đánh giá thực trạng
Yêu cầu chính là nắm tình hình, đánh giá thực trạng so với các yêu cầu của TCVN
ISO 9001: 2008 áp dụng trong hoạt động cơ quan hành chính nhà nước để thấy rõ
mặt mạnh, mặt yếu của Cơ quan; xác định các quá trình chính của Cơ quan để trên
cơ sở đó chọn lựa phạm vi áp dụng và các yêu cầu của Hệ thống.
- Lập kế hoạch thực hiện
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, lập Kế hoạch thực hiện gồm những nội dung:
• Mục tiêu, yêu cầu của Hệ thống quản lý chất lượng cần xây dựng;
• Phạm vi áp dụng của Hệ thống quản lý chất lượng;
• Những văn bản cần xây dựng của Hệ thống quản lý chất lượng (Chính sách và
mục tiêu chất lượng; Sổ tay chất lượng; Các Qui trình, Hướng dẫn cần thiết…);
• Các yêu cầu liên quan tới: Quyết định của Lãnh đạo; phân công trách nhiệm; đào
tạo; cung cấp nguồn lực…;
• Thời gian và tiến độ thực hiện.
Bước 2: Xây dựng hệ thống các văn bản
- Hướng dẫn phương pháp thiết lập các văn bản:
+ Chính sách và mục tiêu chất lượng của Cơ quan.
+ Sổ tay chất lượng – Văn bản mô tả mô hình quản lý chất lượng các các cách thức

kiểm soát chất lượng các hoạt động cung cấp dịch vụ công của Cơ quan.
7
+ Các văn bản bắt buộc theo yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008.
+ Các văn bản, quy trình quy định các hoạt động tác nghiệp của Cơ quan.
+ Các hướng dẫn thực hiện công việc ( nếu có).
- Xem xét và phê duyệt tài liệu
+ Tài liệu sau khi được soạn thảo sẽ được chuyển cấp có thẩm quyền xem xét và
chuyển tới lãnh đạo cao nhất của Cơ quan để phê duyệt trước khi ban hành.
Bước 3. Thực hiện Hệ thống Quản lý chất lượng
- Chính thức công bố áp dụng các Văn bản đã được xây dựng, xét duyệt (bằng
Quyết định của Lãnh đạo cao nhất của Cơ quan). Để tranh thủ thời gian và tránh
dồn nhiều việc đối với các Đơn vị và cá nhân thực hiện, có thể công bố áp dụng
cho từng Văn bản hay một số Văn bản đã được xét duyệt, không nhất thiết phải
chờ công bố một lần cho tất cả các Văn bản.
- Ban chỉ đạo tổ chức phổ biến các Văn bản đã ban hành nhất là các văn bản liên
quan tới nhiều Đơn vị và cá nhân (như Chính sách, mục tiêu chất lượng chung của
Cơ quan; các Qui trình bắt buộc của TCVN ISO9001:2008,…); nhắc nhở các Đơn
vị, cá nhân những điều cần lưu tâm khi thực hiện Hệ thống quản lý chất lượng.
Từng đơn vị phổ biến, hướng dẫn đầy đủ các Văn bản do mình trực tiếp thực hiện,
chủ trì hay phải thực hiện những phần liên quan (như mục tiêu chất lượng được cụ
thể hóa của Đơn vị; Qui trình và hướng dẫn ứng với việc chính của mình; phần
liên quan phải thực hiện ở các Qui trình, Hướng dẫn bắt buộc của TCVN ISO
9001:2008 và các Qui trình, Hướng dẫn khác).
- Ban Chỉ đạo và từng Đơn vị rà soát, điều chỉnh về phân công, trách nhiệm, quyền
hạn đối với cán bộ - công chức tương thích với các qui định phải thực hiện của Hệ
thống quản lý chất lượng. Lập sổ theo dõi ở Ban Chỉ đạo và ở từng Đơn vị để ghi
chép tình hình thực hiện; những sai lỗi cần khắc phục; những bất hợp lý cần xem
xét bổ sung, điều chỉnh… Các ghi chép này được cập nhập hàng tuần và báo cáo
hàng tháng với Ban Chỉ đạo để xem xét xử lý.
- Đào tạo đánh giá viên (chọn một số Cán bộ từ các Đơn vị để các Chuyên gia Tư

vấn đào tạo). Các Đánh giá viên này sẽ là cộng tác viên giúp Ban Chỉ đạo theo dõi
qua trình thực hiện Hệ thống quản lý chất lượng và sẽ là thành viên của các Nhóm
đánh giá chất lượng nội bộ.
- Đánh giá chất lượng nội bộ:
8
Sau một thời gian thực hiện (trong bước 3) khoảng 3 - 4 tháng, tiến hành đánh giá
nội bộ theo Qui trình bắt buộc của TCVN ISO 9001:2008 để xem xét có phù hợp
với các yêu cầu của Tiêu chuẩn hay không; hiệu lực và hiệu quả như thế nào;
những gì cần được xem xét, điều chỉnh cho thích hợp hơn.
Đánh giá chất lượng nội bộ do Cơ quan chủ trì với sự phối hợp, hỗ trợ của các
Chuyên gia Tư vấn. Sau mỗi lần đánh giá chất lượng nội bộ, cần tổ chức họp xem
xét của Lãnh đạo. Việc đánh giá chất lượng nội bộ sẽ được tiếp tục lần 2, lần 3…
sau lần đánh giá trước khoảng 1-2 tháng cho tới khi Cơ quan tự xác nhận là Hệ
thống quản lý chất lượng đã được thực hiện trong thực tế, đưa lại hiệu lực và hiệu
quả rõ rệt, không còn sai lỗi lớn.
Bước 4: Đánh giá, chứng nhận
Cơ quan tiến hành xin đánh giá, chứng nhận theo các bước sau:
- Đề nghị 1 tổ chức chứng nhận được đã đăng ký hoạt động tại Bộ Khoa học và
Công nghệ tiến hành đánh giá hệ thống quản lý chất lượng đã xây dựng và triển
khai trong cơ quan.
- Căn cứ theo kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận độc lập, cơ quan nộp hồ sơ
đăng ký xét và cấp giấy chứng nhận tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng.
4. Những lợi ích khi áp dụng ISO 9001:2008 trong quản lý hành chính.
- Các Quy trình xử lý công việc trong các cơ quan hành chính nhà nước được tiêu
chuẩn hóa theo hướng cách khoa học, hợp lý, mang tính hệ thống;
- Minh bạch và công khai hóa quy trình và thủ tục xử lý công việc cho tổ chức và
công dân để tạo cho dân cơ hội kiểm tra;
- Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước kiểm soát được quá trình giải quyết
công việc trong nội bộ của cơ quan để có chỉ đạo kịp thời;

- Nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý và cung cấp dịch vụ công theo
mục tiêu cải tiến thường xuyên theo yêu cầu của tiêu chuẩn;
- Củng cố được lòng tin, cải thiện mối quan hệ và hình ảnh của cơ quan hành chính
nhà nước các cấp đối với tổ chức và công dân phù hợp bản chất của nhà nước ta là
do dân và vì dân.
Bên cạnh đó còn có các lợi ích cụ thể trong cơ quan hành chính như sau:
9
- Nối kết hệ thống quản lý chất lượng vào các quá trình của cơ quan hành chính nhà
nước;
- Hệ thống văn bản các quy trình và thủ tục hành chính được kiện toàn tạo cơ hội
xác định rõ người rõ việc, nâng cao hiệu suất giải quyết công việc đồng thời có
được cơ sở tài liệu để đào tạo và tuyển dụng công chức, viên chức;
- Lãnh đạo không sa vào công tác sự vụ, ủy thác trách nhiệm nhiều hơn cho cấp
thuộc quyền và có nhiều thời gian để đầu tư cho công tác phát triển cơ quan;
- Đo lường, đánh giá được hệ thống, quá trình, chất lượng công việc và sự hài lòng
của khách hàng theo các chuẩn mực hay mục tiêu chất lượng cụ thể;
- Làm cho công chức, viên chức có nhận thức tốt hơn về chất lượng công việc và
thực hiện các thủ tục nhất quán trong toàn cơ quan vì mục tiêu cải cách hành
chính;
- Khuyến khích công chức, viên chức chủ động hướng đến việc nâng cao thành tích
của đơn vị và cơ quan;
- Đánh giá được hiệu lực và tác dụng của các chủ trương, chính sách và các văn bản
pháp lý được thi hành trong thực tế để đề xuất với cơ quan chủ quản có các biện
pháp cải tiến hoặc đổi mới cho thích hợp với tình hình phát triển;
- Thúc đẩy nhanh việc thực hiện quy chế dân chủ trong các mặt hoạt động của cơ
quan và tạo cơ hội để các thành viên có liên quan tham gia góp ý các định hướng,
mục tiêu, chiến lược và các thủ tục và quy trình giải quyết công việc hành chính.
III. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC KHI ÁP DỤNG ISO 9001:2008 TRONG
QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH TẠI TP.HCM
- Nhờ áp dụng ISO 9001:2008 vào trong cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay đã

đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển
và ổn định kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội tại TPHCM.
10
Nhờ áp dụng
HTQLCLTTCVN ISO
9001:2008 nên công tác cải
cách hành chính thuận lợi hơn
nhiều.
- Tp.HCM, trung tâm kinh tế và là đô thị phát triển vào bậc nhất của nước ta. Tp là
địa phương tạo ra trên 20% GDP cả nước và đóng góp trên 1/3 ngân sách quốc
gia. Với đà phát triển kinh tế cũng như tốc độ tăng dân số hiện tại, Tp.HCM muốn
giữ được vị trí dẫn đầu thì phải hết sức quan tâm đến cải cách bộ máy hành chính.
Vì vậy nhiều quận, huyện đã có công tác cải cách bộ máy hành chính, đổi mới
phong cách làm việc.
- Để hiểu công dân nghĩ về công chức, UBND Quận 1 sau 8 tháng triển khai bảng
điện tử đánh giá cán bộ công chức tại bộ phận tiếp nhận, hoàn trả hồ sơ của
UBND quận đã có gần 18.500 lượt công dân tham gia đánh giá.
- Quận Tân Bình xây dựng thành công mô hình văn hóa ứng xử nơi công sở. Trong
đó nêu rõ: ở nơi công sở, người cán bộ, công chức phải biết cười, biết xin lỗi, biết
lắng nghe và sửa chữa,… Chính những yếu tố này đã mang đến sự hài lòng cao từ
phía người dân dành cho cơ quan hành chính nhà nước. Và đó cũng chính là mục
tiêu mà công tác cải cách hành chính thành phố đã đề ra. Để hồ sơ đưa đến tay
người dân được đúng hẹn, không sai sót, lãnh đạo các quận huyện trên địa bàn
thành phố đã tận dụng tối đa sự hỗ trợ từ công nghệ thông tin. Điển hình như quận
Tân Bình đã chủ động xây dựng phần mềm vi tính nhằm quản lý, cập nhật thông
tin nhà đất trên địa bàn và áp dụng quy trình ISO, đảm bảo các loại hồ sơ nhà đất
đúng hạn trên 90%. So với tổng số 24.000 hồ sơ mỗi năm thì đây quả là 1 nỗ lực
rất lớn của quận Tân Bình.
- Hiện nay, 24 quận huyện trên địa bàn thành phố đều đã có website riêng. Qua đó
cung cấp thông tin về tình hình phát triển kinh tế xã hội, công bố các quy trình thủ

tục hành chính, và thực hiện liên kết các phần mềm liên thông trên hệ thống để
người dân tự tra cứu tình trạng hồ sơ của mình. Q.Tân Bình, Q7 hiện đang dẫn đầu
thành phố về tỷ lệ ứng dụng phần mềm so với mô hình chuẩn của thành phố đều
trên 80%. Các phần mềm này được sử dụng trong cả công tác chỉ đạo điều hành,
tác nghiệp chuyên ngành tại các phòng - ban và trong giao dịch với người dân,
doanh nghiệp. Với sự hỗ trợ của công nghệ, thế mạnh của cơ chế hành chính 1
cửa, 1 cửa liên thông được phát huy tối đa.
11
Giải quyết thủ tục
nhà đất tại
UBND quận Tân
Bình – TPHCM.
- Việc liên thông giữa phòng tài nguyên môi trường với Chi cục thuế về việc thực
hiện nghĩa vụ tài chính khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Q1 đã
giảm thời gian xử lý hồ sơ của người dân từ 5 ngày xuống còn 30 phút. Cải cách
hành chính giúp cho cán bộ thụ lý hồ sơ giảm tải công việc mà người dân cũng
không mất công sức, giảm chi phí đi lại. Nhờ có cơ chế 1 cửa, 1 cửa liên thông, hồ
sơ giải quyết đúng hạn của các quận đều đạt trên 90%, riêng quận 5 đạt dến 98%.
- Không riêng những quận trung tâm, cải cách hành chính tại các huyện cũng khá
hiệu quả, như Củ Chi, Hóc môn đều đã triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng ISO 9001:2008 trong cải cách hành chính tại các phòng ban và xã - thị trấn.
Có thể nói, kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng tiêu chuẩn ISO là 1
bước tiến quan trọng của công tác cải cách hành chính Tp.HCM. Huyện Hóc môn
cũng là 1 trong những địa bàn có tỷ lệ ứng dụng công nghệ thông tin cao, trên 70%
so với mô hình chuẩn, giúp công tác cải cách hành chính đạt kết quả cao.
- Chính quyền thành phố thực hiện thành công cơ chế “một cửa”, tập trung xóa bỏ
cơ chế “xin – cho” đối với các lĩnh vực, các cấp hành chính để loại bỏ tiêu cực,
sách nhiễu, tham nhũng, cửa quyền của cán bộ, công chức, nhằm nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Từ việc áp dụng ISO 9001:2008 trong hành
chính đã nâng cao chất lượng công việc, giảm thiểu sai xót thụ lý hồ sơ, rút ngắn

thời gian, phục vụ tốt cho người dân. Cải cách hành chính giảm bớt thủ tục rừm rà
mở ra nhiều cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh phát triển kinh tế của
thành phố.
KẾT LUẬN:
- Trong thời đại hiện nay, cải cách hành chính Nhà nước là một phương án quan
trọng trong đường lối đổi mới toàn diện của Đảng và là một trong những giải pháp
ưu tiên hàng đầu trong thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Đảng
và Nhà nước . Nói đến cải cách hành chính là nói đến việc thực hiện các thay đổi
nhằm nâng cao khả năng phục vụ người dân của các cơ quan hành chính các cấp.
- Trong những năm gần đây, nhờ có những chủ trương, biện pháp kịp thời, đúng
đắn, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện một số cải cách về hành
chính góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội của thành phố,
làm cho đời sống của người dân được thay đổi, giảm bớt sự phiền hà cho người
dân trong hầu hết các lĩnh vực.
- Việc áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trong lĩnh vực hành chính nhà
nước đã góp phần đáng kể trong việc cải cách thủ tục hành chính và có thể xem nó
là một công cụ hữu hiệu để thực hiện mục tiêu cải cách hành chính hiện nay.
12

×