Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

HUONG DAN TUYEN SINH LOP 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.64 KB, 17 trang )

UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 650 / SGDĐT-GDTrH Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 20 tháng 5 năm 2010
HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC TUYỂN SINH
vào lớp 10 trường THPT, trường THPT Dân tộc nội trú Phan Rang
và trường THPT chuyên năm học 2010 - 2011
Căn cứ Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và trung
học phổ thông chuyên của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, đồng thời triển khai thực hiện nghiêm
túc chủ trương về phương thức và chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2010 - 2011 của Uỷ ban nhân
dân tỉnh; Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào lớp 10
THPT và THPT chuyên năm học 2010 - 2011 như sau.
PHẦN THỨ NHẤT
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
I. VĂN BẢN PHÁP QUY
1. Quyết định số 12/2006/QĐ-BGDĐT, ngày 05/4/2006 của Bộ GD&ĐT về việc ban
hành Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT.
2. Quyết định số 24/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 28/4/2008 của Bộ GD&ĐT về việc sửa
đổi, bổ sung Điều 3 của Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ
thông ban hành kèm theo Quyết định số 12/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/4/2006 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Quyết định số 49/2008/QĐ-GDĐT ngày 25/8/2008 của Bộ GD&ĐT về việc ban
hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông DTNT.
4. Quyết định số 82/2008/QĐ-GDĐT ngày 31/12/2008 của Bộ GD&ĐT về việc ban
hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên.
5. Công văn số 1957/UBND, ngày 17/5/2010 của UBND tỉnh về việc chủ trương về
phương thức và chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 THPT và Giáo dục thường xuyên năm học
2010 - 2011.
6. Công văn số 640 /SGDĐT-GDTrH, ngày 18/5/2010 của Sở GD&ĐT về việc Thông
báo phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh và phân ban vào lớp 10 năm học 2010-2011.
7. Công văn này và các công văn tiếp theo về công tác tuyển sinh (nếu có).
II. CHỦ TRƯƠNG VỀ CÔNG TÁC TUYỂN SINH


1. Triển khai đúng, đủ các yêu cầu về công tác tuyển sinh tại Quy chế, hướng dẫn về
công tác tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2010-
2011 đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Phương thức tuyển sinh:
- KẾT HỢP THI TUYỂN VỚI XÉT TUYỂN cho học sinh dự tuyển vào các trường
THPT và trường THPT Dân tộc nội trú Phan Rang.
- THI TUYỂN cho học sinh dự tuyển vào trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.
- Chỉ tuyển sinh lớp 10 THPT học sinh học ngoại ngữ Tiếng Anh hệ 7 năm.
- Trường THPT thành lập hội đồng tuyển sinh (HĐTS) và tổ chức thi tuyển cho học
sinh có nguyện vọng 1 (NV1) đăng ký dự tuyển vào trường mình.
- Trường THPT căn cứ vào ban và số lớp của từng ban đã được Giám đốc Sở Giáo
dục và Đào tạo phê duyệt và nguyện vọng của học sinh để sắp xếp vào các Ban.
3. Nguyên tắc tuyển sinh: Không quy định điểm chuẩn trúng tuyển từng trường, mà
tuyển theo chỉ tiêu đã được giao của từng trường THPT và trường THPT chuyên. Xét tuyển
vào trường THPT chuyên trước rồi mới xét tuyển vào các trường THPT còn lại.
4. Kết hợp việc tuyển sinh trong toàn tỉnh với phân chia khu vực tuyển sinh theo địa
bàn huyện, thành phố và vùng dân cư.
5. Trường THPT chuyên chỉ tuyển học sinh có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Ninh Thuận.
6. Những học sinh được xét công nhận tốt nghiệp THCS sau tháng 6 năm 2010, nếu có
nguyện vọng học chương trình THPT sẽ tham gia dự tuyển vào lớp 10 năm học sau.
7. Việc chuyển ban của học sinh THPT thực hiện theo các văn bản hiện hành của Bộ
GD&ĐT. Việc chuyển trường cho học sinh thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT và
hướng dẫn tại công văn số 1228/THPT ngày 12/11/2003 của Sở GD-ĐT.
8. Việc chuyển trường, tuyển bổ sung vào lớp chuyên thực hiện theo Quyết định số
82/2008/QĐ-GDĐT ngày 31/12/2008 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế tổ chức và
hoạt động của trường THPT chuyên.
PHẦN THỨ HAI
TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT VÀ THPT DTNT PHAN RANG
Tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT và THPT Dân tộc nội trú Phan Rang (THPT
DTNT) theo phương thức KẾT HỢP THI TUYỂN VỚI XÉT TUYỂN được quy định tại

Mục 4, Chương IV của Quy chế tuyển sinh THCS và THPT ban hành kèm theo Quyết định
số 12/2006/QĐ-BGD&ĐT, ngày 05/4/2006 của Bộ GD&ĐT (gọi tắt là Quy chế tuyển sinh).
I. ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN, ĐỘ TUỔI VÀ HỒ SƠ DỰ TUYỂN:
1. Đối tượng dự tuyển:
1.1. Đối tượng tuyển sinh vào trường THPT: Là người đã tốt nghiệp THCS hoặc bổ
túc THCS có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại tỉnh Ninh Thuận và trong độ tuổi quy định
(Thực hiện theo điểm 2, Điều 9, Chương IV của Quy chế tuyển sinh).
1.2. Đối tượng tuyển sinh vào trường THPT DTNT: Ngoài các điều kiện quy định
tại mục 1.1 còn phải có thêm các điều kiện sau (quy định tại Chương III. Quyết định số
49/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/8/2008 của Bộ GD&ĐT, gọi tắt là Quyết định 49):
1.2.1. Thanh niên, thiếu niên là con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân
tộc định cư lâu dài tại vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của tỉnh.
1.2.2. Thanh niên, thiếu niên là con em dân tộc thiểu số hoặc dân tộc Kinh định
cư tại những đơn vị hành chính thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, có hộ
khẩu thường trú 5 năm trở lên tính đến ngày 30/4/2010. Tỉ lệ tuyển sinh con em dân tộc
Kinh không quá 5% số học sinh được tuyển.
1.2.3. Bản thân người dự tuyển phải có lý lịch rõ ràng do UBND xã xác nhận
đảm bảo cho đi học, có đủ sức khỏe để học tập và công tác lâu dài.
2. Độ tuổi dự tuyển: Được tính từ năm sinh đến năm dự tuyển.
2.1. Thực hiện theo Điều 1 tại Quyết định số 24/2008/BGDĐT, ngày 28/4/2008 của
Bộ GD&ĐT. Cụ thể như sau:
2.1.1. Học sinh bình thường: Từ 15 đến 17 tuổi (Sinh năm 1993 đến 1995).
2.1.2. Gia hạn thêm tuổi:
a) Thêm 01 tuổi (18 tuổi): Học sinh nữ; học sinh từ nước ngoài về nước.
b) Thêm 02 tuổi (19 tuổi): Học sinh dân tộc thiểu số; học sinh ở vùng kinh tế -
xã hội khó khăn; học sinh bị khuyết tật, tàn tật, kém phát triển thể lực và trí tuệ; học sinh mồ
côi không nơi nương tựa; học sinh trong diện hộ đói nghèo theo quy định của nhà nước.
2.1.3. Học sinh học trước tuổi, học vượt lớp theo quy định của Bộ GD&ĐT thì
tuổi dự tuyển được giảm theo số năm đã được cho phép.
2.2. Lưu ý:

2
2.2.1. Học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn là học sinh đang
sinh sống và học tập tại những vùng này theo hướng dẫn tại công văn số 42/SGDĐT-KTKĐ
ngày 16/4/2009 về việc Danh sách các vùng ưu tiên xét, thi tốt nghiệp và tuyển sinh các cấp
học năm 2009 của Sở Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn bổ sung (nếu có).
2.2.2. Học sinh bị khuyết tật, tàn tật, kém phát triển thể lực và trí tuệ; Mồ côi
không nơi nương tựa; Trong diện hộ đói nghèo theo quy định của nhà nước phải có Giấy
xác nhận của cấp có thẩm quyền và bản photo chứng thực các loại giấy tờ kèm theo.
2.2.3. Độ tuổi tối đa vào học lớp 10 THPT là 19 tuổi (tính từ năm sinh đến năm
dự tuyển, đối với những trường hợp được gia hạn tuổi). Nếu thuộc nhiều trường hợp quy
định tại các điểm a và b (mục 2.1.2) thì chỉ áp dụng cho trường hợp có độ tuổi tối đa.
2.2.4. Học sinh học trước tuổi, học vượt lớp phải kèm theo hồ sơ quy định của
cấp có thẩm quyền cho phép vào học trước tuổi, học vượt lớp; hồ sơ này được lưu giữ trong
suốt cả cấp học khi học sinh đang học tại trường.
3. Hồ sơ dự tuyển:
3.1. Học sinh dự tuyển vào trường THPT phải có các loại hồ sơ sau (Điểm 3, Điều
9, Chương IV của Quy chế tuyển sinh):
3.1.1. Đơn xin dự tuyển (có mẫu đính kèm).
3.1.2. Giấy khai sinh (hoặc bản sao hợp lệ).
3.1.3. Bằng tốt nghiệp THCS hoặc bổ túc THCS (Nếu tốt nghiệp năm dự tuyển
thì sử dụng Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời).
3.1.4. Học bạ (bản chính).
3.1.5. Các loại giấy tờ liên quan đến diện ưu tiên, khuyến khích (nếu có).
3.1.6. Hai (2) ảnh cỡ 3 cm × 4 cm.
Lưu ý: Đối với những học sinh đã tốt nghiệp các năm học trước muốn dự tuyển, phải
liên hệ với trường THCS đã học hết lớp 9 hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để làm và
nộp hồ sơ dự tuyển và phải có thêm Giấy chứng nhận không trong thời gian thi hành án
phạt tù hoặc bị hạn chế quyền công dân được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận.
3.2. Học sinh dự tuyển vào trường THPT DTNT ngoài các loại hồ sơ quy định tại
mục 3.1, còn có các loại hồ sơ sau (khoản 2, Điều 16, Chương III của Quyết định 49):

3.2.1. Đơn xin học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã;
3.2.2. Lý lịch do Ủy ban nhân dân xã xác nhận;
3.2.3. Phiếu khám sức khỏe do bệnh viện huyện cấp (không quá 01 tháng tính
đến thời điểm dự tuyển).
4. Điều kiện dự tuyển:
4.1. Dự tuyển vào trường THPT: Trong độ tuổi quy định và có đủ hồ sơ hợp lệ.
4.2. Dự tuyển vào trường THPT DTNT: Ngoài điều kiện như dự tuyển vào trường
THPT cần phải có đủ sức khỏe để học tập và công tác lâu dài.
II. CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN, KHUYẾN KHÍCH :
Chính sách ưu tiên (ƯT), khuyến khích (KK) bằng hình thức cộng điểm trong tuyển
sinh (Điều 4, Chương II của Quy chế tuyển sinh) được cụ thể như sau:
1. Quy định mã và thứ tự điểm cộng thêm trong chính sách ƯT, KK:
1.1. Cộng thêm 3,0 điểm:
1.a) Con liệt sĩ. : Ký hiệu: LS (chính sách: ƯT)
1.b) Con thương, bệnh binh, những người được
hưởng chế độ như thương binh từ 81% trở lên : Ký hiệu: ≥ 81% (chính sách: ƯT)
1.2. Cộng thêm 2,0 điểm:
2.a) Con Anh hùng lực lượng vũ trang : Ký kiệu: AHVT (chính sách: ƯT)
2.b) Con Anh hùng lao động : Ký kiệu: AHLĐ (chính sách: ƯT)
2.c) Con Bà mẹ Việt Nam Anh hùng : Ký kiệu: BMAH (chính sách: ƯT)
3
2.d) Con thương, bệnh binh, những người được
hưởng chế độ như thương binh dưới 81% : Ký hiệu: <81% (chính sách: ƯT)
2.đ) Người dân tộc thiểu số đang cư trú, học tập
tại các vùng có điều kiện KT-XH khó khăn : Ký hiệu: DTVC (chính sách: ƯT)
2.e) Đạt giải quốc gia, Khu vực, Quốc tế : Ký hiệu: HSGQG (chính sách:KK)
2.f) Đạt giải nhất các kỳ thi cấp tỉnh. : Ký hiệu: 1 (chính sách: KK)
(Trong đó: * Học sinh giỏi: HSG1; *Máy tính Casio: CSO1; *Giải toán trên Internet: ITE1;
*Văn nghệ: VN1; *Thể dục-Thể thao: TDTT1; *Hát,Vẽ: NT1)
1.3. Cộng thêm 1,5 điểm:

3.a) Đạt giải nhì các kỳ thi cấp tỉnh : Ký hiệu: 2 (chính sách: KK)
(Trong đó: *Học sinh giỏi: HSG2; *Máy tính Casio: CSO2; *Giải toán trên Internet: ITE2;
*Văn nghệ: VN2; *Thể dục-Thể thao: TDTT2; *Hát,Vẽ: NT2)
3.b) Loại giỏi nghề phổ thông. : Ký hiệu: NPTG (chính sách: KK)
1.4. Cộng thêm 1,0 điểm:
4.a) Người dân tộc thiểu số ở vùng đồng bằng : Ký hiệu: DTĐB (chính sách: ƯT)
4.b) Người học đang cư trú, học tập tại các vùng
có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn : Ký hiệu: HSVC (chính sách: ƯT)
4.c) Đạt giải ba các kỳ thi cấp tỉnh. : Ký hiệu: 3 (chính sách: KK)
(Trong đó : *Học sinh giỏi: HSG3; *Máy tính Casio: CSO3; *Giải toán trên Internet: ITE3;
*Văn nghệ: VN3; *Thể dục - Thể thao: TDTT3; *Hát,Vẽ: NT3)
4.d) Loại khá nghề phổ thông. : Ký hiệu: NPTK (chính sách: KK)
1.5. Cộng thêm 0,5 điểm: Loại TB nghề PT : Ký hiệu: NPTTB (chính sách: KK)
2- Lưu ý:
2.1. Chính sách khuyến khích chỉ áp dụng cho học sinh đạt giải cá nhân trong các
kỳ thi tổ chức cho học sinh lớp 9.
2.2. Chính sách khuyến khích cộng điểm nghề phổ thông chỉ áp dụng cho học sinh
tốt nghiệp nghề phổ thông tại các Trung tâm Kỹ thuật TH-HN do Sở Giáo dục và Đào tạo
quản lý theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.3. Điểm cộng thêm cho đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên khuyến khích
trong phương thức tuyển sinh “Kết hợp thi tuyển với xét tuyển” tối đa không quá 6 điểm và
phải gửi hồ sơ cùng với hồ sơ dự tuyển của học sinh.
III. KHU VỰC TUYỂN SINH:
1. Nguyên tắc chung:
1.1. Học sinh có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú trên địa bàn huyện, thành phố nào
thì được quyền đăng ký dự tuyển vào lớp 10 ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn
huyện, thành phố đó.
1.2. Tuyển sinh khu vực toàn tỉnh: trường THPT DTNT Phan Rang.
1.3. Tuyển sinh trái tuyến cho những học sinh ở những vùng giáp ranh liền kề, thực
hiện theo quy định tại phần 2 dưới đây.

2. Khu vực tuyển sinh:
2.1. Trường THPT DTNT: Tuyển sinh toàn tỉnh theo chỉ tiêu của xã, huyện.
2.2. Các trường THPT Tháp Chàm, THPT Chu Văn An, THPT Nguyễn Trãi và
THPT bán công Trần Quốc Toản: Tuyển học sinh của TP. Phan Rang-Tháp Chàm và học
sinh các xã An Hải, Phước Hải, Phước Thuận (huyện Ninh Phước).
2.3. Các trường THPT An Phước, THPT Phạm Văn Đồng, THPT bán công Nguyễn
Huệ: Tuyển học sinh của huyện Ninh Phước và học sinh của các xã Phước Nam, Phước
Ninh, Phước Hà, Nhị Hà (huyện Thuận Nam).
Riêng học sinh của xã Phước Hà nếu tham gia dự tuyển vào trường THPT An
Phước thì được tuyển hết vào hệ công lập.
2.4. Trường THPT Nguyễn Văn Linh: Tuyển học sinh huyện Thuận Nam.
4
2.5. Các trường THPT Trường Chinh, THPT Nguyễn Du, Lê Duẩn: Tuyển học sinh
của huyện Ninh Sơn.
Riêng học sinh của xã Ma Nới nếu tham gia dự tuyển vào trường THPT Trường
Chinh thì được tuyển hết vào hệ công lập.
2.6 Trường THPT Ninh Hải: Tuyển học sinh của huyện Ninh Hải và học sinh của
xã Bắc Sơn (có hộ khẩu thường trú tại xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc).
Riêng học sinh của xã Bắc Sơn (huyện Thuận Bắc) nếu tham gia dự tuyển vào
trường THPT Ninh Hải thì được tuyển hết vào hệ công lập.
2.7. Trường THPT Tôn Đức Thắng: Tuyển học sinh của huyện Ninh Hải.
2.8. Trường THPT Du Long: Tuyển học sinh huyện Thuận Bắc.
Riêng học sinh của các xã Phước Kháng, Phước Chiến, Công Hải, Lợi Hải và Bắc
sơn nếu tham gia dự tuyển thì được tuyển hết vào hệ công lập.
* Lưu ý: Học sinh của xã, huyện là học sinh có hộ khẩu thường trú tại xã, huyện đó
từ 01 năm trở lên tính đến ngày 30/4/2010 hoặc đang học lớp 9 năm học 2009 - 2010 tại các
trường THCS thuộc xã, huyện đó.
3. Chỉ tiêu tuyển sinh vào trường THPT DTNT: Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh được
giao các phòng GD-ĐT tham mưu với UBND huyện để phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh cho
từng thôn, xã theo quy định. Sau khi có kết quả, gửi văn bản báo chỉ tiêu tuyển sinh của

huyện về Sở GD-ĐT (Phòng GDTrH) và trường THPT DTNT trước ngày 30/5/2010. Huyện
nào không báo chỉ tiêu, HĐTS sẽ chuyển chỉ tiêu tuyển sinh cho các huyện khác.
IV. ĐIỂM XÉT TUYỂN, LỊCH THI TUYỂN, NGUYÊN TẮC XÉT TUYỂN:
1. Điểm xét tuyển: Thực hiện theo Điều 18, Chương IV của Quy chế tuyển sinh. Cụ
thể: “Điểm xét tuyển = Tổng số điểm của hai bài thi đã tính hệ số (không có bài nào bị điểm 0)
+ Tổng điểm kết quả xếp loại 4 năm học + Điểm cộng thêm (nếu có)”.
2. Môn thi, thời gian làm bài thi, lịch thi:
2.1. Môn thi, thời gian làm bài thi, hệ số điểm bài thi: Học sinh thi viết hai môn
Ngữ văn và Toán. Thời gian làm bài mỗi môn là 120 phút. Điểm bài thi mỗi môn được tính
hệ số 2 và tính theo thang điểm 10.
2.2. Lịch thi:
2.2.1. Ngày 25/6/2010 (Thứ Sáu):
- Buổi sáng: Từ 8h00, họp Chủ tịch các HĐ coi thi với BCĐ và Kiểm tra thi của
tỉnh tại Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Buổi chiều: Từ 15h00, họp lãnh đạo và thư ký HĐ coi thi, Tiếp nhận cơ sở thi.
2.2.2. Ngày 26/6/2010 (Thứ Bảy):
- Chủ tịch Hội đồng thi: Nhận bộ đề thi.
- Buổi sáng: Họp Hội đồng coi thi phiên thứ nhất, học tập Quy chế nghiệp vụ thi
và kiểm tra hồ sơ thi.
- Buổi chiều: Hướng dẫn thí sinh học nội Quy thi; xem Số báo danh và sơ đồ
phòng thi.
2.2.3. Ngày 27/6/2010 (Chủ nhật): Tổ chức thi theo lịch sau
Buổi Môn thi
Thời điểm mở đề
tại phòng HĐ
Thời điểm
phát đề cho TS
Thời điểm tính
giờ làm bài
Thời gian

làm bài
SÁNG Ngữ văn 07 giờ 30 phút 07 giờ 55 phút 08 giờ 00 phút 120 phút
CHIỀU Toán 13 giờ 45 phút 13 giờ 55 phút 14 giờ 00 phút 120 phút
3. Điểm tính theo kết quả xếp loại từng năm học: Thực hiện theo điểm 1, Điều 18
của Quy chế tuyển sinh.
5
Lưu ý: Kết quả rèn luyện và học tập mỗi năm của người học, được tính là kết quả lên
lớp (sau khi thi lại hoặc rèn luyện hè đã được ghi trong học bạ) hoặc đủ điều kiện để xét tốt
nghiệp đối với học sinh lớp 9. Nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó.
4. Điểm cộng thêm: Áp dụng cho đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên, khuyến
khích được nêu tại mục II không quá 6 điểm.
5. Nguyên tắc xét tuyển:
5.1. Xét theo từng nguyện vọng:
5.1.1. Xét điểm từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu được giao.
5.1.2. Điểm ngang nhau: Xét theo thứ tự Tổng điểm TB cả năm học lớp 9.
5.1.3. Hai điều kiện trên ngang nhau: Xét theo thứ tự Tổng điểm trung bình cả
năm của hai môn Toán và Ngữ văn ở năm học lớp 9.
5.1.4. Ba điều kiện trên ngang nhau: Xét theo thứ tự diện ưu tiên.
5.1.5. Bốn điều kiện trên ngang nhau: Xét theo thứ tự Tổng điểm thi của hai môn
Ngữ văn và Toán.
5.2. Xét giữa nguyện vọng 1 và 2 công lập; nguyện vọng 3 và 4 ngoài công lập:
5.2.1. Những học sinh có NV2 hoặc NV4 được trúng tuyển phải thỏa mãn điều
kiện: Tổng số học sinh trúng tuyển không vượt quá 30% chỉ tiêu tuyển sinh/hệ/trường
THPT và Điểm trúng tuyển cao hơn NV1 hoặc NV3 từ 2,0 điểm trở lên.
5.2.2. Khi hai thí sinh NV1 và NV2 (hoặc NV3 và NV4) cùng vượt quá tỉ lệ
trúng tuyển thì ưu tiên cho NV2 (hoặc NV4).
V. QUY TRÌNH TUYỂN SINH:
1. Bước 1: Sở GD-ĐT tập huấn nghiệp vụ tuyển sinh cho cán bộ phụ trách công tác
tuyển sinh của các Phòng GD-ĐT và các trường THPT.
2. Bước 2: Phòng GD-ĐT, các trường có học sinh dự tuyển (gọi tắt là Trường) hướng

dẫn và lập hồ sơ dự tuyển cho học sinh lớp 9. Cụ thể:
2.1. Trường tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm (GVCN) về công tác
tuyển sinh và lập hồ sơ học sinh dự tuyển gửi cho HĐTS của trường THPT theo NV1.
2.2. Trường, GVCN hướng dẫn học sinh làm Đơn đăng ký dự tuyển và Phiếu dự thi
tuyển sinh. Những học sinh của trường đã tốt nghiệp các năm học trước nếu dự tuyển thì
nhà trường trực tiếp hướng dẫn lập và thu hồ sơ.
2.3. Trường hoàn chỉnh Phiếu dự thi và phần I của đơn dự tuyển: kiểm tra, ký tên,
đóng dấu. Phân chia đơn, phiếu dự thi và lập Danh sách học sinh dự tuyển theo nguyện
vọng 1, rồi chuyển giao cho trường THPT hồ sơ tuyển sinh của trường THCS theo đúng
thời gian quy định, gồm:
2.3.1. Danh sách HS dự tuyển vào lớp 10 theo NV1; nếu dự tuyển vào trường
THPT DTNT tỉnh phải có thêm phần xác nhận của UBND xã (mẫu 1).
2.3.2. Đơn đăng ký dự tuyển vào lớp 10 đã hoàn chỉnh phần I (mẫu a).
2.3.3. Phiếu dự thi tuyển sinh vào lớp 10.
Lưu ý: - Sau khi tổng hợp số liệu học sinh đăng ký dự tuyển vào các trường THPT
theo NV1, trường THCS phải điện thoại báo cho các trường THPT chậm nhất vào ngày
05/6/2010 trước khi gửi hồ sơ tuyển sinh, Trường THPT tổng hợp số liệu báo cáo về Sở
Giáo dục và Đào tạo chậm nhất vào ngày 10/6/2010.
- Sau khi có kết quả trúng tuyển vào lớp 10 THPT, các trường THCS cho
học sinh rút hồ sơ (hoặc chuyển cho trường THPT có học sinh trúng tuyển). Để tránh thất
lạc, trường phải lập danh sách và cho người rút hồ sơ ký nhận đầy đủ.
3. Bước 3: Trường THPT thu nhận hồ sơ dự tuyển, nhập dữ liệu tuyển sinh và tổ chức
thi tuyển. Trường THPT chịu trách nhiệm lập hồ sơ tuyển sinh và tổ chức thi tuyển cho HS
có NV1 dự tuyển vào trường mình. Nghiệp vụ công tác thi được thực hiện theo Quy chế thi
tốt nghiệp THPT. Một số nội dung cần lưu ý:
6
3.1. Trường THPT đề xuất số ban, số lớp từng ban theo chỉ tiêu được giao; đề xuất
nhân sự thành lập HĐTS trình Giám đốc Sở phê duyệt và ban hành Quyết định.
3.2. HĐTS trường THPT tiếp nhận hồ sơ của trường THCS chuyển đến và nhập vào
máy vi tính dữ liệu tuyển sinh và điểm quy đổi kết quả từng năm học của học sinh, diện ưu

tiên khuyến khích của học sinh; phân chia và lập Bảng ghi tên dự thi của thí sinh theo từng
phòng thi, Danh sách phòng thi, rồi ghi vào đĩa CD (gọi là Đĩa dữ liệu), điền đầy đủ vào
Phiếu dự thi tuyển sinh vào lớp 10 của thí sinh theo quy định. Các trường THPT cần bố trí
nhân sự đầy đủ để nhập dữ liệu, thành lập HĐ thi. Tuyệt đối không để sai sót, vì sẽ ảnh
hưởng đến kết quả tuyển sinh. Đĩa dữ liệu dùng chương trình Exel mã Unicode, font chữ
Time New Roman.
Tất cả HĐTS trường THPT có học sinh dự thi phải gửi Đĩa dữ liệu tuyển sinh về
Sở GD-ĐT trước khi tổ chức thi, theo thời gian quy định.
3.3. Đề xuất số lượng HĐ coi thi, địa điểm HĐ coi thi; phòng thi, nhân sự của từng
HĐ coi thi (lãnh đạo, thư ký, giám thị, bảo vệ, kế toán, phục vụ, công an, y tế), giám khảo
và báo cáo về Sở GD-ĐT theo thời gian quy định để Giám đốc Sở ban hành các quyết định
thành lập HĐ coi thi (Trường THPT trực tiếp liên hệ với Phòng GD-ĐT, Công an huyện,
thành phố và trường THCS về địa điểm thi và nhân sự của các HĐ coi thi).
Lưu ý: Khác với các kỳ tuyển sinh trước, kỳ thi tuyển sinh năm 2010 các trường
THPT trực tiếp liên hệ với các trường THPT không tổ chức thi tuyển và Phòng GD-ĐT về
giám thị coi thi của từng HĐ coi thi, báo cáo trình Giám đốc Sở ban hành Quyết định thành
lập hội đồng coi thi).
3.4. Tổ chức coi thi theo lịch và chuyển toàn bộ hồ sơ thi, bài thi của thí sinh về Hội
đồng chấm thi của tỉnh theo thời gian quy định.
4. Bước 4: Chấm thi và tổ chức xét tuyển.
4.1. Hội đồng chấm thi của Sở GD-ĐT tiến hành chấm bài thi rồi chuyển kết quả về
Hội đồng xét tuyển sinh của Sở GD-ĐT.
4.2. HĐTS của Sở GD-ĐT trực tiếp xét tuyển trên máy vi tính theo nguyện vọng
của học sinh trong toàn tỉnh, công bố điểm chuẩn trúng tuyển tạm thời vào các trường
THPT. Chuyển dữ liệu các nguyện vọng về trường THPT có học sinh trúng tuyển. Điều
chỉnh các sai sót của các HĐTS trường THPT đề nghị. Cung cấp cho Ban tuyển sinh tỉnh
các thông tin, số liệu cần thiết.
4.3. HĐTS trường THPT kiểm dò, điều chỉnh, phản ánh sai sót về HĐTS của Sở (có
đầy đủ hồ sơ, tuyệt đối không điều chỉnh nguyện vọng dự tuyển của học sinh).
4.4. Sau khi thông qua Hội nghị tuyển sinh của tỉnh, HĐTS trường THPT lập danh

sách học sinh đề nghị trúng tuyển (in ba bản) gửi về Sở GD-ĐT.
4.5. HĐTS của Sở GD-ĐT kiểm tra, sơ duyệt, trình Giám đốc Sở duyệt danh sách
chính thức học sinh trúng tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2010-2011.
5. Bước 5: Trường THPT tiếp nhận học sinh trúng tuyển vào trường và thực hiện đầy
đủ các nội dung trong Đơn dự tuyển của học sinh.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHIẾU DỰ THI VÀ ĐƠN DỰ TUYỂN:
1. Lập Phiếu dự thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT:
1.1. Sở GD-ĐT ban hành kèm theo công văn này mẫu “Phiếu dự thi tuyển sinh vào
lớp 10 THPT” áp dụng cho học sinh toàn tỉnh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT và lớp 10
THPT chuyên. Mỗi học sinh chỉ làm một Phiếu dự thi.
1.2. Trường THCS và GVCN hướng dẫn học sinh ghi Phiếu dự thi như sau:
a) Mặt trước của Phiếu dự thi:
- Ghi: Kỳ thi: Tuyển sinh vào lớp 10 THPT; Khóa ngày: 27 / 6 / 2010.
- Các dòng: HĐ coi thi, Phòng thi, Số BD do HĐTS trường THPT ghi.
7
- Ghi các nội dung: Họ tên; Ngày sinh; Giới tính; Nơi sinh; HS trường; Huyện,
thành phố; Chính sách ưu tiên.
- Dòng “…ngày …tháng …năm” ghi: ngày lập Phiếu dự thi.
* Dán ảnh và đóng dấu giáp lai của trường học sinh đang học.
* Hiệu trưởng trường có HS đăng ký dự thi: ký, ghi họ tên và đóng dấu.
b) Giáo viên chủ nhiệm ghi Mặt sau của Phiếu dự thi như sau:
- Dòng “HỌ VÀ TÊN THÍ SINH” ghi : trùng với tên của HS ở mặt trước.
- Ô “ Số BD”: Để trống (do HĐTS trường THPT ghi).
- Ô “KẾT QUẢ THI TUYỂN”: Để trống (do HĐ chấm thi ghi).
- Ghi đầy đủ các nội dung: Kết quả xếp loại ở cấp THCS (Không ghi ĐTB môn
chuyên); Chính sách khuyến khích.
- GVCN ký, ghi họ tên và nộp cho trường kiểm tra, ký tên, đóng dấu.
1.3. Hội đồng tuyển sinh trường THPT thực hiện các nội dung:
- Ghi số phòng thi, số báo danh của thí sinh (cả hai mặt).
- Kiểm tra các dữ liệu ghi trong Phiếu dự thi.

2. Lập Đơn đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT:
2.1. Sở GD-ĐT ban hành kèm theo công văn này mẫu “Đơn đăng ký dự tuyển vào
lớp 10 THPT” áp dụng cho học sinh (HS) đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT.
2.2. Mỗi HS dự tuyển chỉ làm 01 đơn đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT (HS thi
tuyển vào lớp 10 THPT chuyên thì chỉ cần làm đơn thi tuyển vào lớp 10 THPT chuyên, vì
đã có các nội dung đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT không chuyên).
2.3. Quy trình làm Đơn đăng ký xét tuyển vào lớp 10 THPT:
2.3.1. Trường THCS hướng dẫn HS (kể cả HS tốt nghiệp các năm trước có hộ
khẩu thường trú hoặc tạm trú thuộc khu vực tuyển sinh của trường) làm đơn đăng ký dự
tuyển ở mục “I- ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN”, gồm các bước:
a) Bước 1: GVCN hướng dẫn HS ghi “HĐTS vào lớp 10 trường THPT (a)
“trùng với trường ghi ở “Nguyện vọng 1” và ghi các mục 1, 2, 3, 4, 5. Phải ghi Nguyện vọng
(NV) và Ban đầy đủ (viết tắt Ban: Khoa học tự nhiên là TN; Khoa học xã hội và Nhân văn
là XH; Cơ bản là CB).
b) Bước 2: Học sinh ký, ghi họ tên và chuyển cho cha mẹ (hoặc người đỡ đầu)
ký, ghi rõ họ tên vào đơn đăng ký dự tuyển. Giáo viên chủ nhiệm thu đơn, kiểm tra và ghi
vào các mục 6, 7, 8 rồi giao cho trường THCS.
c) Bước 3: Trường THCS kiểm tra, ký xác nhận, đóng dấu, lập danh danh sách
theo nguyện vọng 1 và chuyển cho trường THPT theo lịch quy định.
Lưu ý:
- Ghi nguyện vọng phải căn cứ vào khu vực tuyển sinh (nơi thường trú hoặc tạm
trú của HS). Căn cứ để xác nhận nơi thường trú, (tạm trú) là sơ yếu lý lịch ghi trong sổ điểm
lớp hoặc giấy tạm trú của công an xã, phường từ một năm trở lên tính đến ngày 30/4/2010.
- Nếu không đăng ký NV 2, 3, 4 thì phải ghi rõ chữ “không”. Ban của các nguyện
vọng không nhất thiết phải ghi trùng nhau. Các dòng ghi nguyện vọng tuyệt đối không tẩy
xóa, HĐTS trường THPT không nhận bất kỳ 01 đơn nào của học sinh có hiện tượng tẩy
xóa, sửa chữa ở mục này.
- Các nội dung trong đơn phải được ghi đầy đủ, chính xác, khớp với hồ sơ dự
tuyển của học sinh (giấy khai sinh, sổ điểm, học bạ) vì đây là hồ sơ duy nhất trường THCS
gửi cho HĐTS làm căn cứ tuyển sinh và cấp Giấy chứng nhận trúng tuyển sau này.

- HS đăng ký dự tuyển vào trường THPT DTNT Phan Rang nộp hồ sơ tại trường
THCS đang học như những HS đăng ký dự tuyển vào các trường THPT khác. Cần lưu ý:
trong Đơn dự tuyển phải ghi tên trường ở NV1 (cách ghi như sau: NV1 là trường THPT
8
DTNT Phan Rang, NV2 là trường THPT công lập thuộc khu vực tuyển sinh; NV 3, 4 là
trường THPT bán công hoặc trường công lập có hệ bán công thuộc khu vực tuyển sinh).
2.3.2. HĐTS trường THPT thực hiện đầy đủ các nội dung của phần “II. KẾT
QUẢ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT” cho học sinh trúng tuyển vào trường (nhất thiết
phải có đủ chữ ký, họ tên và dấu của trường).
VII. PHÚC KHẢO BÀI THI:
1. Điều kiện phúc khảo: Mọi thí sinh dự thi đủ các bài thi theo quy định đều có quyền
xin phúc khảo bài thi nếu điểm bài thi thấp hơn điểm trung bình cả năm của môn học đó ở
lớp 9 từ 1,0 điểm trở lên.
2. Trình tự và thủ tục:
2.1. Trường THPT nơi thí sinh đăng ký nguyện vọng 1, hướng dẫn thí sinh làm đơn,
thu nhận đơn và lệ phí xin phúc khảo bài thi, từ ngày 14/7/2010.
2.2. Trường THPT lập Danh sách thí sinh đề nghị phúc khảo, trong đó ghi rõ điểm
bài thi và điểm trung bình cả năm lớp 9 của môn xin phúc khảo.
2.3. Hạn cuối trường THPT nộp hồ sơ phúc khảo về Sở là ngày 19/7/2010, gồm:
Danh sách TS đề nghị phúc khảo, Phiếu dự thi của TS và lệ phí phúc khảo.
3. Lệ phí phúc khảo: Thực hiện như thi tốt nghiệp THPT.
PHẦN THỨ BA
THI TUYỂN VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
Tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT chuyên Lê Quý Đôn thực hiện theo Quyết định số
82/2008/QĐ-GDĐT ngày 31/12/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy
chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên (gọi là QĐ 82).
I. ĐỐI TƯỢNG, ĐỘ TUỔI, ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN:
1. Đối tượng: Là người học đã tốt nghiệp THCS và có hộ khẩu thường trú tại tỉnh
Ninh Thuận.
2. Độ tuổi: Như độ tuổi tuyển sinh vào trường THPT không chuyên.

3. Điều kiện dự tuyển: Ngoài các quy định chung như tuyển sinh vào lớp 10 THPT
không chuyên, học sinh dự tuyển vào lớp 10 THPT chuyên phải có thêm 3 điều kiện sau:
3.1. Xếp loại cuối năm học lớp 9: Hạnh kiểm xếp loại Tốt và Học lực xếp loại từ
Khá trở lên.
3.2. Xếp loại tốt nghiệp trung học cơ sở: Từ loại Khá trở lên.
3.3. Điểm trung bình môn cả năm lớp 9 của môn đăng ký thi chuyên:
3.3.1. Nếu đăng ký môn chuyên là Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học thì
phải có điểm trung bình môn cả năm lớp 9 của môn đó từ 8,0 trở lên.
Lưu ý: Môn Tin học được lấy ĐTB cả năm lớp 9 của môn Toán thay thế và thi môn
chuyên là môn Toán.
3.3.2. Nếu đăng ký môn chuyên là Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh thì phải
có điểm trung bình môn cả năm lớp 9 của môn đó từ 7,0 trở lên.
II. PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH, MÔN THI:
1. Phương thức tuyển sinh:
1.1. Thi tuyển theo hình thức tự luận: 04 môn
1.1.1. Môn không chuyên (môn chung): Ba môn Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh
1.1.2. Môn chuyên: Một trong các môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa
học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý.
1.2. Thời gian làm bài thi:
1.2.1. Thời gian làm bài thi không chuyên:
- Môn Ngữ văn và môn Toán: 120 phút.
9
- Môn Tiếng Anh: 90 phút.
1.2.2. Thời gian làm bài thi chuyên:
- Môn Hóa Học, môn Tiếng Anh: 120 phút.
- Các môn Toán, Vật lý, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý: 150 phút.
1.3. Hệ số điểm bài thi:
Điểm bài thi không chuyên tính hệ số 1; điểm bài thi chuyên tính hệ số 2.
2. Các môn chuyên:
2.1. Tuyển sinh vào lớp 10 chuyên: Gồm 09 lớp, trong đó có 8 lớp chuyên và 1 lớp

không chuyên (mỗi môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Tiếng Anh
một lớp chuyên; ghép hai môn Lịch sử và Địa lý một lớp chuyên).
2.2. Điều kiện tổ chức thi môn chuyên: Có ít nhất 35 thí sinh đăng ký dự thi môn
chuyên trở lên (riêng hai môn Lịch sử và Địa lý mỗi môn có ít nhất 20 thí sinh đăng ký dự
thi) thì mới tổ chức thi tuyển vào môn chuyên đó.
III. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN THI TUYỂN:
1. Địa điểm thi: Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP. Phan Rang-Tháp Chàm.
2. Lịch thi:
2.1. Ngày 25/6/2010 (Thứ Sáu):
- Buổi sáng: Từ 8h00, họp Chủ tịch các HĐ coi thi với BCĐ và Kiểm tra thi của
tỉnh tại Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Buổi chiều: Từ 15h00, họp lãnh đạo và thư ký HĐ coi thi, Tiếp nhận cơ sở thi.
2.2. Ngày 26/6/2010 (Thứ Bảy):
+ Chủ tịch Hội đồng thi: Nhận bộ đề thi.
+ Buổi sáng: Họp Hội đồng coi thi phiên thứ nhất, học tập Quy chế nghiệp vụ thi và
kiểm tra hồ sơ thi.
+ Buổi chiều: Hướng dẫn TS học nội Quy thi; xem Số báo danh và sơ đồ phòng thi.
2.3. Ngày 27, 28/6/2010 (Chủ nhật và Thứ Hai): Tổ chức thi theo lịch sau
Ngày,
tháng
Buổi Môn thi
Thời
gian
làm bài
Giờ mở bì
đựng đề thi
tại phòng HĐ
Giờ phát đề
cho thí sinh
tại phòng thi

Bắt đầu
tính giờ
làm bài
27/6/2010
(Chủ nhật)
SÁNG Ngữ văn 120 phút 07 giờ 30 07 giờ 55 08 giờ 00
CHIỀU Toán 120 phút 13 giờ 45 13 giờ 55 14 giờ 00
28/6/2010
(Thứ Hai)
SÁNG
Môn chuyên 150 phút
07 giờ 30 07 giờ 55 08 giờ 00
Môn chuyên
Tiếng Anh; Hóa
120 phút
CHIỀU Tiếng Anh 90 phút 13 giờ 45 13 giờ 55 14 giờ 00
IV. DIỆN ƯU TIÊN VÀ ĐIỂM KHUYẾN KHÍCH CỘNG THÊM:
1. Diện ưu tiên: Thực hiện như tuyển sinh vào lớp 10 THPT không chuyên.
2. Điểm khuyến khích: Thực hiện theo khoản 8, Điều 11 của Quy chế 82/2008/QĐ-
GDĐT ngày 31/12/2008 của Bộ GD-ĐT. Cụ thể: Học sinh đạt giải chính thức trong kỳ thi
chọn HSG các môn học lớp 9, giải toán trên máy tính cầm tay, giải toán trên internet cấp
tỉnh; kỳ thi tài năng do Bộ GD&ĐT tổ chức hoặc tham gia tổ chức theo khu vực một số tỉnh
hoặc trong phạm vi toàn quốc; kỳ thi khu vực một số nước; kỳ thi quốc tế thì được cộng
điểm khi tuyển vào lớp 10 chuyên nếu môn đạt giải là môn chuyên hoặc thuộc lĩnh vực
chuyên mà học sinh đăng ký dự thi, mức điểm cộng thêm như sau: Giải nhất: 2,0 điểm;
Giải nhì: 1,5 điểm; Giải ba: 1,0 điểm.
10
V. ĐIỂM XÉT TUYỂN, ĐIỀU KIỆN VÀ NGUYÊN TẮC XÉT TUYỂN:
1. Điểm xét tuyển vào lớp 10 chuyên: Là Tổng điểm các bài thi (đã tính hệ số) cộng
với Điểm khuyến khích (nếu có) chia cho Tổng các hệ số bài thi và được làm tròn đến chữ

số thập phân thứ hai. Cụ thể:
Điểm xét tuyển =
Tổng điểm các bài thi (đã tính hệ số) + Điểm khuyến khích (nếu có)
5 (Tổng các hệ số bài thi)
2. Điều kiện xét tuyển:
2.1. Đối với lớp 10 chuyên: Dự thi đủ 04 bài thi, không vi phạm quy chế thi; không
có bài thi nào bị điểm dưới 4,0 và điểm thi môn chuyên từ 6,0 trở lên.
2.2. Đối với lớp 10 không chuyên: Dự thi đủ 04 bài thi, không vi phạm quy chế thi
và không có bài thi nào bị điểm dưới 2,0.
3. Nguyên tắc xét tuyển vào lớp 10 chuyên:
3.1. Xét tuyển theo từng môn chuyên theo thứ tự sau:
3.1.1. Lấy theo điểm xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu.
3.1.2. Điểm ngang nhau: Xét theo thứ tự điểm thi môn chuyên.
3.1.3. Hai điều kiện trên ngang nhau: Xét theo thứ tự ĐTB môn thi chuyên cuối
năm học lớp 9.
3.1.4. Ba điều kiện trên ngang nhau: Xét theo thứ tự ĐTB cả năm lớp 9.
3.1.5. Các điều kiện trên ngang nhau: Xét theo thứ tự tổng ĐTB môn dự thi vào
chuyên của các lớp đã học ở cấp THCS.
3.2. Quy định xét tuyển: Lấy đủ số lớp và số lượng học sinh theo chỉ tiêu của từng
lớp chuyên, cụ thể:
3.2.1. Mỗi lớp chuyên có không quá 35 học sinh và không nhất thiết phải đủ tất
cả các môn chuyên.
3.2.2. Thí sinh dự thi môn chuyên là Toán (hoặc Tin) nếu có nguyện vọng vào
môn Tin (hoặc Toán) thì được xét vào Nguyện vọng 2 là môn Tin (hoặc Toán) khi môn
chuyên ở nguyện vọng 2 chưa đủ chỉ tiêu và phải được ghi rõ trong đơn dự tuyển.
VI. ĐĂNG KÝ DỰ THI:
1. Hướng dẫn đăng ký dự thi:
1.1. Mỗi thí sinh dự tuyển vào lớp 10 chuyên phải làm Đơn đăng ký dự thi và Phiếu
dự thi. Trường THCS hướng dẫn cho HS làm hồ sơ đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT
chuyên (trường THCS photo mẫu Đơn dự tuyển và nhận Phiếu dự thi tại Phòng GD-ĐT).

1.2. Học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT chuyên cùng lúc với học sinh
khác đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT (cả về nguyện vọng và trường tuyển), vì vậy các
trường cần lưu ý những học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT chuyên chỉ làm 01 loại
đơn (đơn dự tuyển vào lớp 10 THPT chuyên).
1.3. Các trường có học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT chuyên, cần triển
khai, tổng hợp nhanh số liệu thí sinh đăng ký dự thi và điện thoại báo về trường THPT
chuyên Lê Quý Đôn (ĐT: 3826118 - 3826119) đúng thời gian quy định để có số liệu thành
lập HĐ thi tuyển vào lớp 10 chuyên và tổng hợp báo cáo Sở.
2. Hướng dẫn ghi Đơn đăng ký dự tuyển:
2.1. Mỗi học sinh chỉ làm một đơn dự tuyển và thực hiện đầy đủ, đúng, chính xác
các yêu cầu trong đơn. GVCN hướng dẫn học sinh ghi từ mục 1 đến mục 11; học sinh và
cha mẹ (hoặc người đỡ đầu) học sinh ký vào đơn; GVCN thu, kiểm tra và nộp cho trường
THCS. Nhất thiết phải ghi đầy đủ các mục, vì đây là đơn chung cho học sinh dự tuyển cả
vào lớp 10 THPT không chuyên.
11
Lưu ý: - Mục 5: Nếu đăng ký dự thi môn chuyên là Toán (hoặc Tin) thì ghi vào
Nguyện vọng 2 là Tin (hoặc Toán). Các môn chuyên khác không có Nguyện vọng 2.
- Mục 6: Ghi vào ô “……” từ “Có” hoặc “không”.
- Mục 7: Ghi như đăng ký dự tuyển vào trường THPT không chuyên.
- Phải ghi đầy đủ các mục còn lại (8, 9, 10, 11) vì đây là dữ liệu xét tuyển.
2.2. Trường THCS kiểm tra, ký tên đóng dấu và lập danh sách (mẫu 2) gửi cho
HĐTS trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.
2.3. Sau khi học sinh trúng tuyển, trường THPT chuyên hoàn chỉnh phần II của đơn.
3. Hướng dẫn ghi Phiếu dự thi:
3.1. Trường THCS, THPT có học sinh đăng ký dự thi ghi như sau:
* Giáo viên chủ nhiệm ghi Mặt trước của Phiếu dự thi như sau:
- Dòng “HĐTS, Trường THPT” ghi: tên trường học sinh đang học.
- Dòng “Kỳ thi” ghi : Tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên
- Dòng “Khoá ngày” ghi: 27 / 6 / 2010
- Dòng “HĐ coi thi” ghi : Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn

- Dòng “Phòng thi” và ô “Số báo danh”: do HĐTS trường THPT ghi.
- Ghi vào các dòng: “Họ và tên thí sinh”, “Ngày sinh”, “Giới tính”, “Nơi sinh”,
“Học sinh trường”, “Thuộc huyện, thành phố”.
- Dòng “…ngày …tháng …năm” ghi: ngày lập Phiếu dự thi.
+ Dán ảnh và đóng dấu giáp lai của trường học sinh đang học.
+ Hiệu trưởng trường có HS đăng ký dự thi ký, ghi họ tên và đóng dấu.
* Giáo viên chủ nhiệm ghi Mặt sau của Phiếu dự thi như sau:
- Dòng “HỌ VÀ TÊN THÍ SINH” ghi : trùng với tên của HS ở mặt trước.
- Các ô “ Số BD”, “ĐIỂM CÁC MÔN THI”: Để trống.
- Ghi đầy đủ yêu cầu của các nội dung còn lại.
- Ghi đầy đủ các nội dung: Kết quả xếp loại THCS; Chính sách khuyến khích.
- GVCN ký, ghi họ tên và nộp cho trường THCS kiểm tra, ký tên, đóng dấu.
3.2. Hội đồng coi thi thực hiện các nội dung:
- Kiểm tra các dữ liệu ghi trong Phiếu dự thi, lưu ý chính sách khuyến khích.
- Ghi số phòng thi, số báo danh của thí sinh (cả hai mặt).
VII. PHÚC KHẢO BÀI THI:
1. Điều kiện phúc khảo: Tất cả thí sinh dự thi đủ các bài thi theo quy định đều được
xin phúc khảo bài thi.
2. Trình tự và thủ tục: Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn có trách nhiệm:
2.1. Hướng dẫn TS làm đơn, thu nhận đơn, lệ phí xin phúc khảo từ ngày 14/7/2010.
2.2. Lập Danh sách thí sinh đề nghị phúc khảo, trong đó ghi rõ điểm bài thi của môn
xin phúc khảo.
2.3. Hạn cuối nộp hồ sơ phúc khảo về Sở GD-ĐT là ngày 19/7/2010, gồm Danh
sách thí sinh đề nghị phúc khảo, Phiếu dự thi và lệ phí phúc khảo.
3. Lệ phí phúc khảo: Thực hiện như thi tốt nghiệp THPT.
PHẦN THỨ TƯ
NHỮNG NỘI DUNG CẦN LƯU Ý VÀ LỊCH CÔNG TÁC TUYỂN SINH
I. THỰC HIỆN CÔNG TÁC TUYỂN SINH:
1. Phòng GD-ĐT có kế hoạch xét tốt nghiệp THCS để đảm bảo thời gian cho các
trường THCS ghi kết quả vào đơn dự tuyển của học sinh và tạo điều kiện thuận cho các

HĐTS trường THPT trong quá trình thực hiện công tác tuyển sinh.
2. Trường THCS, THPT cần phân công cụ thể nhân sự phụ trách công tác tuyển sinh
của trường mình để bảo đảm hoàn thành công tác; thực hiện đầy đủ, chính xác các nội dung
trong đơn dự tuyển của học sinh, vì đây là dữ liệu tham gia xét tuyển. Trường THCS cần bố
12
trí người cụ thể để thực hiện đầy đủ hồ sơ tuyển sinh, đúng lịch công tác và cử người trực
tại trường để trường THPT tiện liên hệ trong quá trình tuyển sinh.
3. Sắp xếp học sinh vào các ban: Sau khi có danh sách trúng tuyển chính thức, trường
THPT căn cứ vào NV của HS để sắp xếp vào từng ban theo thứ tự điểm tuyển sinh từ cao
xuống thấp cho đủ chỉ tiêu của từng ban. Nếu điểm tuyển sinh ngang nhau thì xếp theo thứ
tự trung bình cộng của tổng ĐTB cả năm lớp 9 của các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng
Anh đối với ban KHXH&NV; các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học đối với ban KHTN;
nếu các điều kiện trên ngang nhau thì xếp theo thứ tự ĐTB cả năm lớp 9.
4. Sở GD-ĐT giao trách nhiệm cho các trường THPT thực hiện công tác tuyển sinh
vào lớp 10 THPT năm học 2010-2011 cho trường mình. Mỗi trường THPT thành lập một
HĐTS để thực hiện công tác tuyển sinh ngoài việc thành lập các HĐ coi thi tuyển sinh.
Riêng trường THPT Tôn Đức Thắng thành lập hai hội đồng tuyển sinh:
- Một HĐTS thực hiện công tác tuyển sinh vào trường THPT Tôn Đức Thắng.
- Một HĐTS thực hiện công tác tuyển sinh vào trường THPT Du Long (Từ khâu tiếp
nhận hồ sơ, tổ chức thi cho đến khâu xét duyệt kết quả).
II. THỨ TỰ TUYỂN SINH VÀO CÁC TRƯỜNG THPT, THPT CHUYÊN:
1. Tuyển sinh vào trường THPT chuyên:
1.1. Tuyển sinh vào lớp chuyên.
1.2. Tuyển sinh vào lớp không chuyên (nếu có).
2. Tuyển sinh vào trường THPT DTNT (chỉ xét nguyện vọng 1).
3. Tuyển sinh vào các trường THPT:
3.1. Tuyển sinh học sinh các xã khó khăn và nguyện vọng 1, nguyện vọng 2.
3.2. Tuyển sinh nguyện vọng 3 và nguyện vọng 4.
III. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THI TUYỂN SINH:
1. Công tác chuẩn bị thành lập Hội đồng coi thi:

Để chuẩn bị và thực hiện nghiêm túc việc tổ chức thi tuyển sinh, các trường THPT
cần lưu ý một số nội dung cụ thể trong quá trình triển khai thực hiện như sau:
1.1. Các trường THPT căn cứ vào số lượng thí sinh đăng ký dự tuyển theo NV1 để
dự kiến số lượng HĐ coi thi. Nếu tổ chức từ hai HĐ coi thi trở lên phải liên hệ với Phòng
GD-ĐT mượn cơ sở của trường THCS gần với địa bàn trường THPT để tổ chức thi. Đồng
thời phải thông báo cho mọi thí sinh biết vị trí phòng thi; nhất thiết phải tổ chức cho thí sinh
học Nội quy, Qui chế thi tại địa điểm tổ chức HĐ coi thi.
1.2. Thành phần mỗi HĐ coi thi, gồm: Chủ tịch (lãnh đạo trường THPT), hai phó
chủ tịch (lãnh đạo hoặc tổ trưởng CM của trường THPT, lãnh đạo trường THCS nếu thi tại
trường THCS), 02 thư ký (tổ trưởng hoặc giáo viên trường THPT), 03 công an (liên hệ với
công an huyện, TP), 04 phục vụ (Y tế, phục vụ, kế toán, bảo vệ kiêm giữ xe) và giám thị coi
thi đủ theo số lượng phòng thi (2 giám thị/phòng thi và một số giám thị ngoài phòng thi).
1.3. Trường THPT phối hợp với các Phòng Giáo dục và Đào tạo, địa điểm đặt HĐ
coi thi, lãnh đạo từng hội đồng coi thi, giám thị, phục vụ và báo cáo về Sở Giáo dục và Đào
tạo chậm nhất vào ngày 14/6/2010 bằng văn bản và mail theo địa chỉ:
(theo mẫu đính kèm công văn này).
1.4. Các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thành phố và trường THCS nơi đặt hội
đồng coi thi có trách nhiệm tạo điều kiện và phối hợp chặt chẽ với trường THPT bố trí nhân
sự, chuẩn bị cơ sở vật chất đảm bảo an toàn, nghiêm túc cho hội đồng coi thi.
2. Đề thi tuyển sinh:
2.1. Nội dung đề thi tuyển vào lớp 10 THPT: Trong phạm vi chương trình cấp
THCS, chủ yếu ở lớp 9; kiểm tra được năng lực vận dụng kiến thức và có nội dung phân
hóa trình độ học sinh.
13
2.2. Nội dung đề thi các môn chuyên: Trong phạm vi chương trình cấp trung học cơ
sở và có nâng cao.
2.3. Môn thi và hình thức thi:
- Thi tuyển vào lớp 10 THPT: Học sinh thi viết hai môn Ngữ văn và Toán.
- Thi tuyển vào lớp 10 THPT chuyên: Học sinh thi viết 04 môn, cụ thể:
+ Môn Ngữ văn và Toán: Theo đề chung như thi tuyển vào lớp 10 THPT.

+ Môn Tiếng Anh: Trong phạm vi chương trình cấp THCS, chủ yếu ở lớp 9.
+ Một trong 08 môn chuyên (có nâng cao): Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh
học, Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lý.
2.4. Đề thi được in ấn và phát đến từng thí sinh.
3. Đồ dùng thí sinh được mang vào phòng thi:
3.1. Thí sinh được phép mang vào phòng thi các vật dụng liên quan đến việc làm
bài thi: Bút viết, thước kẻ, bút chì đen, tẩy chì, compa, êke, thước vẽ đồ thị, dụng cụ vẽ
hình, các dụng cụ này không được gắn các linh kiện điện, điện tử; Atlat Địa lí Việt Nam đối
với môn thi Địa lí, do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành; không được đánh dấu hoặc viết thêm
bất cứ nội dung gì vào trong tài liệu.
3.2. Theo công văn số 2603/BGDĐT-CNTT ngày 13/5/2010 của Bộ GD&ĐT, về
việc danh sách máy tính cầm tay được đem vào phòng thi, máy tính cầm tay được phép đem
vào phòng thi là các máy tính không có chức năng soạn thảo văn bản (như tính năng ghi
chép, ghi số điện thoại, …) và không có thẻ nhớ cắm thêm vào. Danh sách cụ thể các máy
tính cầm tay thông dụng (làm được các phép tính số học, các phép tính lượng giác và các
phép tính siêu việt) đáp ứng yêu cầu trên là: Casio FX 95, FX 220, FX 500A, FX 500 MS,
FX 500 ES, FX 500 VN Plus, FX 570 MS, FX 570 ES; Vietnam Calculator VN-500RS;
VN 500 ES; VN 570 RS, VN 570 ES; VinaCal 500MS, VinaCal 570 MS; Sharp EL 124A,
EL 250S, EL 506W, EL 509WM; Canon FC 45S, LS153TS, F710, F720 và các máy tính
tương đương.
3.3. Thí sinh mang theo tài liệu liên quan đến việc làm bài thi hoặc các phương tiện
thu phát thông tin vào phòng thi, dù sử dụng hay chưa sử dụng đều bị đình chỉ thi và hủy kết
quả thi.
4. Coi thi: Thực hiện theo chương IV “COI THI” của Thông tư 04/2009/TT-BGDĐT
về việc Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT. Một số điểm lưu ý khác với thi tốt nghiệp
THPT trong quá trình thực hiện như sau:
4.1. Phân công giám thị: Thực hiện theo hình thức bốc thăm và đảm bảo giám thị 1
là giáo viên THPT. Giám thị sử dụng bút chì trong quá trình coi thi.
4.2. Giao nhận đề thi:
- Chủ tịch HĐ coi thi: nhận Bộ đề thi (Chính thức và dự bị) do Sở GD-ĐT chuyển

đến tại HĐ coi thi trong ngày 26/6/2010 và có trách nhiệm bảo quản theo chế độ về bảo mật.
- Chủ tịch HĐ coi thi mở phong bì đề đựng đề thi từng buổi thi tại phòng HĐ: giữ
bản chính và giao cho giám thị 1 của từng phòng thi đúng số lượng thí sinh đăng ký dự thi.
- Chậm nhất sau 30 phút kể từ khi phát đề cho thí sinh, Chủ tịch HĐ cử người thu
đề thi thừa (thí sinh vắng thi) của tất cả các phòng thi và niêm phong cùng bản chính.
- Không thu lại đề thi thí sinh đã sử dụng.
4.3. Thu bài thi xếp lồng vào nhau:
- Bài thi của thí sinh trong một phòng thi được lồng vào nhau, theo thứ tự số báo
danh nhỏ ở ngoài, lớn ở trong. Giám thị đánh số thứ tự bài thi vào ô theo quy định và nộp
cho HĐ coi thi gồm tập bài thi và Phiếu thu bài thi được bọc trong tờ Sơ mi thu bài thi.
- Bài thi của tất cả các phòng thi của từng buổi thi được niêm phong chung trong
một phong bì (một gói).
4.4. Báo cáo về bộ phận trực thi của Sở Giáo dục và Đào tạo:
14
- Từng buổi thi, HĐ coi thi phải báo cáo về Sở tình hình coi thi bằng điện thoại cố
định theo mẫu đính kèm công văn này từ lúc thống kê được số thí sinh vắng cho đến khi kết
thúc buổi thi; theo số Điện thoại (068) 3822658 cho bộ phận trực thi của Sở GD-ĐT.
- Các HĐ coi thi xác định và báo về phận trực thi của Sở GD-ĐT số điện thoại cố
định trực thi của HĐ coi thi vào chiều ngày 25/6/2010; điện thoại không nên bố trí quá xa
phòng làm việc của Chủ tịch HĐ coi thi. Phải cử nhân sự là Lãnh đạo hoặc Thư ký trực điện
thoại cố định của HĐ coi thi để kịp thời tiếp nhận thông tin hoặc báo cho cho Ban Chỉ đạo
và Kiểm tra thi của tỉnh và Bộ phận trực thi của Sở GD- ĐT.
4.5. Nếu phải thi đề Dự bị thì lịch thi Đề dự bị của ngày 27 và 28 /6/2010 chuyển
sang ngày 29 và 30/6/2010 theo đúng thứ tự buổi thi, môn thi.
5. Nộp bài thi và hồ sơ thi cho Hội đồng chấm thi:
- Sáng ngày 29/6/2010 (08 giờ) Hội đồng coi thi nộp bài thi và hồ sơ thi cho Hội
đồng chấm thi tại Trường THPT Dân tộc nội trú Phan Rang, gồm các loại:
a) Phong bì đựng bài thi đã được niêm phong.
b) Các loại Biên bản của Hội đồng coi thi.
c) Phiếu dự thi của thí sinh (theo từng phòng thi).

d) Bảng ghi tên thí sinh dự thi.
e) Phong bì đựng đề thi thừa đã niêm phong.
g) Bộ đề thi dự bị chưa sử dụng (còn nguyên niêm phong).
h) Đĩa dữ liệu tuyển sinh đã chỉnh sửa sai sót qua kiểm tra của các HĐ coi thi.
- Các hội đồng coi thi chuẩn bị sẵn Biên bản giao nhận bài thi và hồ sơ thi (02 bản)
theo mẫu 10 đính kèm công văn này.
6. Các điều khoản khác: Thực hiện như Quy chế thi tốt nghiệp THPT.
IV. LỊCH CÔNG TÁC:
TT
Ngày,
tháng
Nội dung công việc
Đơn vị
thực hiện
1 13-30/4
- Tổ chức Hội nghị tư vấn công tác tuyển sinh.
- Xây dựng chỉ tiêu, phương thức TS trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Sở GD-ĐT
- Trường THPT
2 03-20/5
- Thông báo chỉ tiêu tuyển sinh và phương án phân ban lớp 10 THPT.
- Ban hành hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT.
- Sở GD-ĐT
3 25/5
- Trường THPT đề xuất nhân sự HĐTS trình Giám đốc Sở ra Quyết định.
- Phòng GD-ĐT nhận Đơn, Phiếu dự thi tại Sở.
- Từ 08 giờ: Tập huấn cho cán bộ phòng GD-ĐT, Hiệu trưởng và cán bộ
làm công tác TS của trường THCS làm hồ sơ TS tại Sở GD-ĐT.
- Trường THPT
-Sở GD-ĐT

-Phòng GD-ĐT
-Trường THCS
4 26-31/5
- Phòng GD-ĐT: Triển khai công tác TS cho trường THCS và báo cáo chỉ
tiêu tuyển sinh vào lớp 10 trường DTNT về Sở và trường DTNT.
- Trường THCS: Hướng dẫn HS làm hồ sơ dự tuyển vào lớp 10.
-Sở GD-ĐT
-Phòng GD-ĐT
-Trường THCS
5 01-10/6
- Phòng GD-ĐT: Hoàn tất công tác xét duyệt TN THCS.
- Trường THCS: Hoàn chỉnh hồ sơ đăng ký dự tuyển vào lớp 10.
-Phòng GD-ĐT
-Trường THCS
6 05/6
- Trường THCS điện thoại báo số lượng HS đăng ký TS cho trường THPT
-Trường THCS
7 07/6
- 08 giờ: Tập huấn cho cán bộ phụ trách vi tính của HĐTS THPT tại Sở.
- Hạn cuối trường THPT báo cáo tổng hợp số lượng TS dự thi về Sở,
Trường chuyên báo cáo chi tiết số lượng TS dự thi theo từng môn chuyên.
-Sở GD-ĐT
-Trường THPT
8 07-10/6
- Trường THCS gửi hồ sơ dự tuyển cho trường THPT theo NV1.
- HĐTS THPT thu nhận hồ sơ, lập hồ sơ tuyển sinh, dự kiến HĐ thi.
- Trường chuyên báo cáo chính thức số lượng TS dự thi từng môn chuyên.
-Trường THCS
-Trường THPT
15

TT
Ngày,
tháng
Nội dung công việc
Đơn vị
thực hiện
9 14/6
- Hạn cuối các trường THPT gửi về Sở danh sách đề nghị thành lập hội
đồng coi thi, Danh sách giáo viên chấm thi tuyển sinh 10, Đĩa dữ liệu
tuyển sinh và gửi mail về Sở (phòng GDTrH) theo địa chỉ
theo mẫu kèm công văn này.
- 08 giờ: Hạn cuối trường THPT điều chỉnh số lượng TS đăng ký dự thi.
-Sở GD-ĐT
-Phòng GD-ĐT
-Trường THPT
10 14-18/6
- Ban hành Quyết định thành lập các hội đồng coi thi, chấm thi.
- Ngày 15/6: Các H Đ coi thi nhận giấy thi và ấn phẩm thi tại Sở.
- Soạn thảo, nhân bản đề thi.
-Sở GD-ĐT
-Trường THPT
11 25-28/6
Tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT và THPT chuyên:
- Ngày 25/6: Sáng họp CT HĐ coi thi tại Sở; Chiều họp LĐ và TK HĐ thi.
- Ngày 26/6: Họp HĐ, nhận đề thi. HS học Nội quy, xem SBD, phòng thi.
- Ngày 27/6: Thi tuyển vào lớp 10 THPT và lớp 10 THPT chuyên (2 môn).
- Ngày 28/6: HĐ thi tuyển vào lớp 10 chuyên thi tiếp hai môn còn lại.
- HĐ coi thi
12 29/6
-13/7

- 08 giờ, ngày 29/6: HĐ coi thi chuyển bài thi, hồ sơ thi, đĩa dữ liệu
tuyển sinh (đã chỉnh sửa) cho HĐ chấm thi tại trường THPT DTNT.
- Khai mạc HĐ chấm thi vào lúc 7giờ, ngày 06/7, tại trường THPT DTNT.
- 15giờ, ngày 13/7: Nhận kết quả thi tại trường THPT DTNT.
-HĐ coi thi
-HĐ chấm thi
-Trường THPT
13 13-19/7
- Trường THPT tiếp nhận đơn phúc khảo.
- Trường THPT DTNT xét tuyển và gửi kết quả về HĐTS Sở chậm nhất
vào ngày 15/7 (danh sách và đĩa dữ liệu).
- Xét tuyển sinh trên máy vi tính cho học sinh toàn tỉnh.
-HĐTS Sở
-Trường THPT
14 19/7
- Hạn cuối các trường gửi hồ sơ phúc khảo bài thi về Sở.
- HĐTS trường nhận đĩa dữ liệu KQ trúng tuyển tạm thời tại Sở.
-Sở GD-ĐT
-Trường THPT
15 20-22/7
- Chấm phúc khảo bài thi. HĐTS trường kiểm tra danh sách trúng
tuyển tạm thời và báo cáo sai sót về HĐTS tỉnh.
-HĐ phúc khảo
-Trường THPT
16 23/7
- 14giờ: Họp Chủ tịch HĐTS tại Sở thống nhất kết quả tuyển sinh. Các
trường nhận kết quả phúc khảo.
-Sở GD-ĐT
-Trường THPT
17 24-31/7

- Thông báo kết quả trúng tuyển tạm thời vào lớp 10 THPT.
- Trường THPT giao trả hồ sơ cho HS không trúng tuyển và tiếp nhận hồ
sơ của HS trúng tuyển các NV 2, 3, 4 (các trường THPT lập kế hoạch về
thời gian và bố trí người thu nhận hồ sơ hợp lý).
-Sở GD-ĐT
-Trường THPT
18 02-05/8
Trường THPT gửi danh sách học sinh trúng tuyển sau khi đã kiểm dò
chính xác để trình Giám đốc Sở duyệt.
-Trường THPT
19 09-14/8
- Trường THPT tổ chức sắp xếp học sinh vào các ban. Lập danh sách
HS theo lớp và từng ban gửi về Sở GD-ĐT.
- Chuẩn bị các điều kiện để vào học năm học mới trong tháng 8 / 2010.
-Sở GD-ĐT
-Trường THPT
20 16-31/8
Tổng kết công tác tuyển sinh, báo cáo kết quả về Bộ Giáo dục và Đào
tạo và Ủy ban nhân dân tỉnh.
-Sở GD-ĐT
Nhận được công văn này, Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu thủ trưởng các đơn vị
khẩn trương triển khai thực hiện để đảm bảo cho công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm
học 2010-2011 được thông suốt và đúng thời gian quy định. Trong quá trình triển khai thực
hiện, yêu cầu các đơn vị chấp hành đúng, đủ các yêu cầu và lịch công tác chung; nếu có
vướng mắc hoặc có những tình huống khác cần phản ánh về Sở (số điện thoại: 3822658,
3831848) để được giải đáp, giải quyết và thống nhất thực hiện trong toàn tỉnh./.
Nơi nhận :
- Vụ GDTrH, Cục KT&KĐCLGD- Bộ GD&ĐT;
- TT.Tỉnh ủy;
- TT.UBND tỉnh;

- TT.HĐND tỉnh;
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
16
- UBND các huyện, TP;
- BCĐ&KT thi của tỉnh;
- Các Phòng GD&ĐT;
- Các Trường phổ thông trực thuộc Sở;
- LĐ Sở GD&ĐT;
- Các phòng chức năng thuộc Sở;
- Lưu : GDTrH, VT.
Lương Hồng Sơn

17

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×