Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phát hiện điếc sớm ở trẻ nhỏ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.71 KB, 5 trang )


Phát hiện điếc sớm ở trẻ nhỏ



Theo các chuyên gia y tế, trẻ bị điếc càng được phát hiện sớm và điều
trị kịp thời càng có khả năng phục hồi cao, nhất là dưới 2 tuổi. Với những trẻ
sinh non, suy hô hấp, nhiễm trùng sơ sinh, mẹ bị bệnh trong khi mang thai…
càng phải lưu ý hơn để tránh trường hợp trẻ bị câm do điếc sớm.
Trẻ nào có nguy cơ bị điếc?
Bé Trần Văn Cảnh, 18 tháng tuổi, trú ở quận Long Biên, Hà Nội được
bố mẹ đưa đến Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội khám, vì đến thời điểm này bé
vẫn chưa bập bẹ nói như các bạn. Theo như người nhà bé Cảnh, mặc dù bố
mẹ là người bình thường nhưng sau khi sinh, Cảnh bị nhiễm trùng tai nên
gia đình lo ảnh hưởng đến độ nghe của bé. Sau khi khám, bác sĩ kết luận bé
Cảnh bị điếc do vậy không biết nói. Rất may là Cảnh được bố mẹ đưa đến
viện sớm nên khả năng phục hồi của bé cao.
Tương tự, bé Phạm Thị Thùy Chi, 17 tháng tuổi được cha mẹ đưa đến
Bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM khám tai vì Chi gần như không đáp ứng với
những tiếng động ở xung quanh. Mẹ Chi cho biết: Gia đình nội ngoại không
ai bị câm, điếc nên khi bác sĩ kết luận bé Chi bị điếc, chị đã không tin. Khi
được hỏi về tiền sử khi mang thai, mẹ Chi cho biết chị bị mắc bệnh Rubella.
Tuy nhiên, siêu âm 3 chiều cho thấy hình ảnh bé Chi phát triển bình thường,
không bị dị tật nên chị quyết tâm để đẻ. Khi sinh, Chi bị suy dinh dưỡng bào
thai, nặng 2,3kg.
Theo BS Đặng Hoàng Sơn, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện
Nhi đồng 1, mẹ bị nhiễm Rubella khi mang thai là một trong hai nhóm
nguyên nhân chính gây điếc hoặc nghe kém ở trẻ em. Đây là điếc bẩm sinh
do bất thường trong quá trình phát triển của bào thai. Nhóm nguyên nhân thứ
hai là do mắc các bệnh như: Sinh non, nhẹ cân, vàng da, nhiễm trùng tai,
viêm màng não… Ảnh hưởng của nghe kém hoặc điếc đến sự phát triển của


trẻ tùy thuộc vào lứa tuổi mắc bệnh. Nếu trẻ bị điếc hoặc nghe kém trong
giai đoạn mới sinh thì nhiều khả năng trẻ sẽ không nói được nếu không được
phát hiện và điều trị kịp thời. Nếu trẻ mắc chứng nghe kém hoặc điếc sau khi
đã biết nói thì việc phát hiện sớm giúp trẻ giao tiếp và học hành tốt hơn.
Để phòng ngừa điếc sớm ở trẻ em, BS Đặng Hoàng Sơn khuyến cáo
nên chích ngừa Rubella cho phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, điều trị dứt điểm các
bệnh lý đường hô hấp ở trẻ em và tầm soát nghe kém hoặc điếc ở các trẻ có
nguy cơ như: Viêm màng não, trẻ sinh non, nhẹ cân, vàng da nặng, những
trẻ có nằm trong các khoa hồi sức sơ sinh hơn 5 ngày. Đây là những biện
pháp giúp phát hiện sớm hoặc ngăn ngừa điếc ở trẻ em.
Một nguyên nhân nữa cũng được các chuyên gia y tế đề cập là nguyên
nhân do di truyền. Nếu trong gia đình có nhiều người bị câm điếc thì nên
đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra độ nghe của trẻ. Bệnh càng phát hiện sớm,
khả năng phục hồi càng cao.
Phát hiện sớm như thế nào?
Theo BS Đặng Hoàng Sơn, nếu trẻ chỉ cần có một trong những biểu
hiện như: Không phản ứng với tiếng động lớn đột ngột; không xoay đầu theo
hướng giọng nói của người thân; không làm theo hoặc không hiểu các hướng
dẫn của cha mẹ; khó khăn trong phát triển ngôn ngữ; nói to hoặc không sử
dụng kỹ năng ngôn ngữ thích hợp theo tuổi… thì cần phải đưa trẻ đến bệnh
viện để kiểm tra mức độ nghe.
Ngoài ra, các bậc cha mẹ có thể thử phản ứng nghe của trẻ ngay từ khi
trẻ mới được 5 tháng tuổi bằng cách gọi hoặc gây tiếng động xem trẻ có biết
quay đầu về hướng phát ra tiếng động hay không. Thông thường, trẻ 5 tháng
tuổi đã có thể biết quay đầu về phía có tiếng động. Trẻ 6 tháng tuổi có thể
bập bẹ muốn nói. Trẻ 7- 9 tháng cầm được vật gì ở hai tay có thể đập vào
nhau để phát ra tiếng động và rất thích các đồ chơi có tiếng động như quả
lắc, chuông, trống… Biết phát âm 2 tiếng đơn giản, biết vỗ tay hoan hô. Trẻ
10- 12 tháng hiểu được lời nói đơn giản, phát được 2 âm khó hơn hoặc nhắc
lại được những câu người lớn dạy, có thể trẻ phát âm không rõ. Trẻ 18 – 24

tháng tuổi biết gọi đi tiểu tiện và có thể hát được bài hát ngắn. Vì vậy, nếu
nghi ngờ trẻ bị điếc (nhất là trong dòng họ có nhiều người bị câm điếc), cha
mẹ nên cho trẻ đi khám thính giác ở chuyên khoa tai mũi họng để được điều
trị sớm. “Các bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ đo điếc thích hợp và hiện đại để phát
hiện chứng nghe kém ở trẻ em. Các xét nghiệm này có mức độ chính xác rất
cao và đang ứng dụng tại Bệnh viện Nhi đồng 1”-BS Sơn cho biết.
Tại Hà Nội, có thể đưa trẻ đến Bệnh viện Xanh Pôn, Bệnh viện Tai
Mũi Họng Trung ương… để khám điếc sớm bằng việc kiểm tra thính lực với
kỹ thuật đo âm ốc tai (OAE) và đo đáp ứng thính giác thân não bằng (ABR)
để phát hiện tật điếc ngay cả khi dưới 6 tháng tuổi. Kỹ thuật này được tiến
hành khi trẻ đang ngủ hoặc nằm yên, không đau và rất an toàn.

×