Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Cái gì chi phối tác dụng của thuốc? ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.71 KB, 4 trang )

Cái gì chi phối tác dụng của thuốc?
Thức ăn, đồ uống, thực phẩm chức năng và thuốc đều ảnh hưởng đến
việc sử dụng thuốc của bạn.Vậy làm thế nào để tránh được điều này?

1. Phản ứng của thuốc với thức ăn và đồ uống
Kết quả của phản ứng này có thể làm chậm, giảm hoặc tăng quá trình hấp
thu của thuốc, ngoài ra có còn ảnh hưởng tới chuyển hóa và thải trừ.
Rượu: Làm tăng hoặc giảm tác dụng của nhiều loại thuốc. Vì thế nên tránh
dùng nó khi uống thuốc.
Nước bưởi: Không nên dùng với thuốc giảm huyết áp, thuốc chống thải
loại, thuốc an thần Buspar (hoạt chất chính Buspiron), thuốc chống sốt rét
(Quinine), thuốc điều trị chứng mất trí Halcion (Triazolam). Bởi vì nước bưởi làm
tăng nồng độ những thuốc này trong máu nên tăng tác dụng của thuốc.
Cam thảo: Một số loại cam thảo làm tăng độc tố của thuốc điều trị suy tim
và loạn nhịp Lanoxin(digoxin). Giảm tác dụng của các thuốc điều trị huyết áp và
lợi tiểu gồm có Hydrodiuril(hydrochlorothiazide),Aldactone(spirono lactone).
Sô-cô-la: Không nên ăn nhiều sô-cô-la khi đang uống thuốc chống trầm
cảm IMAO. Lượng cafein trong chocolate làm tăng tác dụng của
Ritalin(methylphenidate) và giảm tác dụng của Ambien (zopidem).
2. Phản ứng của thuốc với các thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng là dinh dưỡng bổ sung gồm có vitamin, khoáng chất,
acid amin, thảo dược, những thực vật khác cũng như là các chất có thể bổ sung
vào chế độ ăn.
Thảo dược St.John’s Wort (tên khoa học Hypericum perforatum được
xem như là 1 emzym cảm ứng của gan, nó giảm nồng độ thuốc ở trong máu của
một số thuốc như Lanoxin, thuốc giảm cholesterol máu như Mevacor và
Alocor(lovastatin), thuốc liệt dương Viagra(sildenafi).
Vitamin E: Dùng vitamin E với các thuốc làm loãng máu (chống đông)
Coumadin có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
Nhân sâm: Thảo dược này ảnh hưởng đến tác dụng của Coumadin. Ngoài
ra nó càng làm chảy máu khi dùng các thuốc heparin, aspirin, thuốc chống viêm


giảm đau không steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen và ketoprofen.
Kết hợp nhân sâm với IMAO (như nardil,parnate ) có thể gây ra đau đầu,
rối loạn giấc ngủ, lo lắng và hưng cảm.
Cây bạch quả(Gingko Biloba): Liều cao của thảo dược này làm giảm tác
dụng của thuốc chống co giật như Equetro hoặc Carbatrol (carbamazepine) và
Depakote (acid vaproic) trong việc kiểm soát cơn tai biến.
3.Phản ứng của thuốc với thuốc
Phản ứng thuốc với thuốc thường gây ra các tác dụng không mong muốn.
Nguy cơ này sẽ tăng lên khi bệnh nhân dùng nhiều loại thuốc cùng lúc. Cục Quản
lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) đưa ra nhiều cảnh báo về phản ứng thuốc.
Cordarone(aminodarone): Tháng 8 năm 2008, FDA cảnh báo những bệnh
nhân dùng thuốc điều chỉnh nhịp tim Cordarone và thuốc hạ cholesterol Zocor
(simvastatin). Nếu lượng zocor lớn hơn 20mg sẽ gây ra hội chứng suy niệu kịch
phát dẫn đến suy thận hoặc tử vong. Ngoài ra cordarone còn làm giảm tác dụng
của Coumadin.
Lanoxin (digoxin): Là thuốc có khoảng điều trị hẹp dùng cùng với Norvir
(ritonvair)-thuốc điều trị HIV và chống virus có thể tăng nồng độ Lanoxin dẫn đến
rối loạn nhịp tim.
Thuốc kháng histamine: Là loại thuốc không cần kê đơn điều trị chảy nước
mũi, hắt hơi, ngứa mũi hay cổ họng và ngứa, chảy nước mắt.
Nếu bạn đang dùng các thuốc an thần, giảm đau, tăng huyết áp hay thuốc
điều trị trầm cảm thì nên hỏi ý kiến bác sĩ hay dược sĩ trước khi dùng thuốc kháng
Histamin. Một vài loại thuốc kháng Histamin tăng tác dụng an dịu của thuốc giảm
đau và an thần. Kết hợp giữa thuốc điều trị huyết áp với thuốc kháng Histamin có
thể làm tăng huyết áp và nhịp tim.
4.Một vài lưu ý để tránh phản ứng thuốc
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, để thuốc ở đúng hộp của nó.
Hỏi ý kiến bác sĩ những thuốc, thực phẩm, thành phần bổ sung cần tránh
khi dùng một loại thuốc mới hay dùng thuốc mà không cần kê đơn.
Luôn theo dõi sức khỏe khi dùng thuốc để thông báo kịp thời với các

chuyên gia y tế khi có biến chứng.
Lưu lại đơn thuốc và những thứ dùng cùng thuốc để kiểm tra với bác sĩ.

×