Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Sinh trưởng và phát triển ở thực vật-2 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.72 KB, 13 trang )


Sinh trưởng và phát
triển ở thực vật-2


4.3. Sự cân bằng phytohoocmôn

Mọi hoạt động sinh trưởng và phát triển
đều được điều chỉnh bởi các tác động của
enzim và phytohoocmôn.
Vì vậy, ở cây luôn diễn ra sự cân bằng
giữa đồng hoá và dị hoá giữa tác động
kích thích và kìm hãm .

4.4. Những nguyên tắc khi sử dụng
các chất điều hoà sinh trưởng trong
nông nghiệp:

- Nồng độ sử dụng phải thích hợp (từ vài
ppm đến vài chụct, vài trăm ppm)
- Thoả mãn nhu cầu về nước và phân bón
cùng với các điều kiện môi trường thuận
lợi
- Chú ý tính chất đối kháng, hỗ trợ giữa
các phytohoocmôn. Đối với chất diệt cỏ
chú ý tính chọn lọc riêng biệt.

5. Phát triển ở thực vật có hoa

5.1. Các nhân tố chi phối sự ra hoa


a. Vai trò chất điều hoà sinh trưởng

Sự phân hoá giới tính của hoa liên quan
với lượng hoocmôn. Cây non nhiều lá, ít
rễ, nhiều giberelin sẽ tạo nên 85 – 90% là
cây đực. Ngược lại cây nhiều rễ phụ nhiều
xitôkinin thì đa phần là cây cái.
Cây vừa có nhiều rễ và lá tạo sự cân bằng
hoocmôn, giới tính đực cái ở trạng thái
cân bằng, tỷ lệ hoa đực cái bằng nhau.

b. Vai trò ngoại cảnh

Ngày ngắn, ánh sáng xanh, nhiệt độ thấp,
hàm lượng CO2 cao, độ ẩm cao, nhiều
nitơ tạo nhiều hoa cái.
Ngày dài, ánh sáng đỏ, nhiệt độ cao, hàm
lượng CO2 thấp, nhiều kali tạo nhiều hoa
đực.
Một chế độ dinh dưỡng tốt, thích hợp, tỷ lệ
C/N cân đối sẽ tạo cây khoẻ, thúc đẩy sự
ra hoa.

5.2. Hoocmôn ra hoa – Florigen

- Bản chất florigen
Theo học thuyết Trailakhian thì florigen là
hoocmôn kích thích ra hoa.
Đó là một tập hợp của gibêrelin (kích thích
sinh trưởng của đế hoa) và antêxin (kích

thích sự ra mầm hoa – antexin là chất giả
thiết)
- Tác độngcủa florigen
Lá là cơ quan tiếp nhận ánh sáng và sản
sinh florigen kích thích sự ra hoa của cây.

5.3. Thuyết Quang chu kì

Quang chu kỳ là sự xen kẽ thời gian chiếu
sáng và thời gian tối (độ dài của ngày
đêm), có liên quan tới hiện tượng sinh
trưởng và phát triển của cây.
Quang chu kỳ có tác động đến sự: ra hoa,
rụng lá, tạo củ, di chuyển các hợp chất
quang hợp.
Phân loại cây theo quang chu kỳ : Có 4
loại cây theo quang chu kỳ
Cây không cần ánh sáng: Ra hoa trong
đêm tối liên tục như khoai tây trồng từ
mầm củ, hoa huệ, hoa dạ hướng)
Cây trung tính: Ra hoa ở ngày dài lẫn
ngày ngắn: phần lớn cây trồng (cà chua,
lạc, đậu, ngô…)
Cây ngày ngắn: Ra hoa trong điều kiện
ngày ngắn, đêm dài (Thược dược, đậu
tương, cúc, gai dầu)
Cây ngày dài: Ra hoa trong điều kiện ngày
dài, đêm ngắn (Hành, cà rốt, rau diếp, lúa
mì, sen cạn, củ cải đường)
Phytocrôm

Phytocrôm là sắc tố enzim có mặt ở chồi
mầm và chóp của lá mầm. Tồn tại ở hai
dạng P660 (hấp thụ ánh sáng đỏ có bước
sóng 660mm, còn gọi là P đỏ và P730 hấp
thụ ánh sáng đỏ xa ở bước sóng 730mm ,
còn gọi là P đỏ xa. Hai dạng phytocrom P
đỏ và P đỏ xa có thể chuyển hoá lẫn nhau.
Phytocrôm tác động đến sự ra hoa, sự nảy
mầm, tổng hợp sắc tố, enzim, các vận
động cảm ứng, đóng mở khí khổng.

III. Câu hỏi và bài tập

Câu 1. Nêu và phân biệt hai khái niệm
sinh trưởng và phát triển?
Câu 2. Thế nào là sinh trưởng sơ cấp, thứ
cấp?
Câu 3. Trình bày các tác dụng sinh lí của
các nhóm chất điều hoà sinh trưởng thực
vật?
Câu 4. Nêu nguyên tắc ứng dụng và một
số ứng dụng của các nhóm chất điều hoà
sinh trưởng thực vật?
Câu 5. Trình bày Thuyết quang chu kì và
vai trò của nó trong quá trình ra hoa?

IV. Trả lời câu hỏi và bài tập

Câu 1. Nêu khái niệm: – Sinh trưởng là sự
tăng một chiều về số lượng, kích thước,

khối lượng của tế bào, mô, cơ quan, cơ
thể.
- Phát triển là sự hình thành nên những cơ
quan mới mang một chức năng mới.
Thường được đánh dấu rõ nhất ở sự ra
hoa.
Như vậy, có thể phân biệt hai khái niệm
này ở chỗ: Sinh trưởng được hiểu theo sự
thay đổi về lượng, còn phát triển được
hiểu theo sự thay đổi về chất. Tuy nhiên
cũng khó phân biệt rạch ròi giữa sinh
trưởng và phát triển. Vì theo định nghĩa
như trên thì trong sinh trưởng có bao hàm
sự phát triển, ngược lại trong phát triển có
bao hàm sự sinh trưởng.
Câu 2. Sinh trưởng sơ cấp là sự sinh
trưởng theo chiều cao, xảy ra ở các mô
phân sinh ngọn.
Sinh trưởng thứ cấp là sự sinh trưởng theo
chiều rộng, xảy ra ở tầng phát sinh mạch
(vòng tượng tầng).
Như vậy, sinh trưởng sơ cấp làm cây cao
lên, còn sinh trưởng thứ cấp làm cây to ra.
Cần lưu ý là sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp
ở các cây một lá mầm và cây hai lá mầm
khác nhau rõ rệt và ở các cơ quan khác
nhau cũng khác nhau.
Câu 3. Hướng dẫn trả lời: Các tác dụng
sinh lí của các chất điều hoá sinh trưởng
rất đa dạng. Do đó đối với mỗi nhóm chất

chỉ chọn một số tác dụng sinh lí đặc trưng
cho nhóm. Đối với nhóm chất ức chế chỉ
nêu tác dụng sinh lí của Etilen, Axit
Apxisic, Clo-Cholin- Chlorit ( CCC ).
Ví dụ: Tác dụng sinh lí của Auxin:
- Gây vận động theo ánh sáng
- Kích thích pha dãn tế bào
- Ra rễ cành giâm, cành chiết
- Kích thích đậu hoa, đậu quả, tạo quả
không hạt
- ưu thế đỉnh sinh trưởng (kìm hãm sinh
trưởng chồi bên k).
Câu 4. Nguyên tắc ứng dụng các chất điều
hoà sinh trưởng trong trồng trọt: Phải nêu
được ba nguyên tắc sau đây:
- Phải thăm dò nồng độ thích hợp cho
từng cây và từng mục đích sử dụng.
Thường nồng độ rất thấp (mức độ ppm m)
- Phải đảm bảo các điều kiện khí hậu, đất
đai, phân bón, … tối ưu.
- Phải chú ý đến tính hỗ trợ và tính đối
kháng giữa các nhóm chất và tính chọn
lọc (đối với các chất diệt cỏ).
Một số ứng dụng của các chất điều hoà
sinh trưởng: Gợi ý trả lời như sau: Căn cứ
vào tác dụng sinh lí, có thể suy ra những
ứng dụng. Ví dụ: Nhóm chất Auxin có
những ứng dụng sau:
- Phun trên lá giúp cây sinh trưởng tốt,
giúp đậu hoa, đậu quả, tạo quả không hạt

- Sử dụng cho việc ra rễ nhanh các cành
chiết, cành ghép, cành giâm, ra rễ của mô
sẹo trong nuôi cấy in vitro.
- Ngắt ngọn để được nhiều nhánh, cành.
Câu 5. Thuyết quang chu kì và vai trò của
nó:
- Định nghĩa: Thuyết quang chu kì là
thuyết giải thích quá trình ra hoa phụ
thuộc vào quang chu kì (sự xen kẽ giữa
ngày và đêms, giữa thời gian chiếu sáng
và thời gian che tối)
- Nội dung: Trên cơ sở quá trình ra hoa
phụ thuộc vào thời gian sáng, tối, tức là
phụ thuộc vào độ dài ngày và đêm, người
ta chia ra 3 nhóm cây: Nhóm cây ngày dài
(ra hoa trong điều kiện ngày dàir, đêm
ngắn), Nhóm cây ngày ngắn (ra hoa trong
điều kiện ngày ngắnr, đêm dài), Nhóm cây
trung tính (ra hoa trong cả hai điều kiện
trên r).
- Thời gian ban đêm (thời gian tối t) quyết
định sự ra hoa. Nêu 4 thí nghiệm chứng
minh điều này.
- Nêu vai trò của nhóm sắc tố enzim
Phytochrom (Phytochrom 660 và
Phytochrom 730) trong Thuyết quang chu
kì.
- Trong thực tế người ta đã chia đêm dài
thành hai đêm ngắn bằng cách chiếu sáng
ban đêm, để thúc đẩy cây ra hoa (cây

ngày dài ), hoặc để kìm hãm sự ra hoa
(cây ngày ngắn).

×