Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Trà và thói quen sử dụng pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.66 KB, 6 trang )

Trà và thói quen sử dụng


Uống trà thì có gì mà phải học
trà đạo? Trước sau gì chả vào
dạ dày! Ngược lại, cũng có rất
nhiều quan niệm khác về trà và
thói quen dùng trà. Vậy cái nào
đúng và cái nào sai? Khi nào
trà có hiệu quả và khi nào trà
phản tác dụng?
Trà – một tặng phẩm tuyệt vời của tạo hóa
Bí mật nằm trong những lá trà xanh chính là hàm lượng
epigallocatechin gallate (EGCG), một chất chống ôxy hóa
mạnh mẽ. EGCG không chỉ kìm hãm sự phát triển của các
tế bào ung thư mà còn có khả năng tiêu diệt các tế bào này.
Đặc biệt, EGCG không gây hại đến các mô tế bào khỏe
mạnh. Ngoài ra, lá trà còn chứa các thành phần hóa học

Ảnh:
www.inmagine.com

polyphenol nên có tính chống ôxy hóa. Uống trà thường
xuyên giúp tăng cường trí nhớ và chống lại bệnh
Alzheimer\’s, bệnh suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi. Các
nhà khoa học ở trường đại học South Florida (Mỹ), đã phát
hiện chất EGCG có khả năng giảm việc sản xuất các
protein beta-amyloid. Những protein này hình thành các
cặn protein có hại, được tìm thấy trong não của bệnh nhân
Alzheimer\’s. Đây là nguyên nhân khiến các dây thần kinh
bị tổn thương và gây mất trí nhớ.


Theo các nhà nghiên cứu tại viện Karonlinska, Thụy Điển,
uống ít nhất hai tách trà xanh mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ
phát triển ung thư buồng trứng gần 50% so với những
người không uống trà. Theo tạp chí Health magazine, trà
làm mượt tóc nhờ chứa nhiều polyphenol, vitamin C và
vitamin E. Những hợp chất này giúp tóc không bị cháy
nắng và trở nên mượt hơn. Trà cũng rất giàu chất
panthenol, hạn chế tóc chẻ.Các polyphenol trong trà cũng
có thể được dùng trong chế biến kem dưỡng da và thuốc
chống nẻ.

Trà đạo là một nghệ thuật thưởng
thức trà trong văn hóa Nhật Bản,
được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ
12. Theo truyền thuyết Nhật, vào
khoảng thời gian đó, có vị cao tăng
người Nhật là sư Eisai (1141-1215),
sang Trung Hoa để tham vấn học đạo.
Khi trở về nước, ngài mang theo một
số hạt trà về trồng trong sân chùa. Sau này chính Eisai này
đã sáng tác ra cuốn "Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký" (Kissa
Yojoki), nội dung ghi lại mọi chuyện liên quan tới thú uống
trà. Người Nhật đã kết hợp thú uống trà với tính Thiền của
Phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà, phát triển
nghệ thuật này trở thành trà đạo. Một sản phầm đặc sắc
thuần Nhật. Từ uống trà, cách uống trà, rồi nghi thức uống
trà cho đến trà đạo là một tiến trình không ngưng nghỉ mà
cái đích cuối cùng người Nhật muốn hướng tới đó là cải
biến tục uống trà du nhập từ ngoại quốc trở thành một tôn
giáo trong nghệ thuật sống của chính dân tộc mình, một đạo

với ý nghĩa đích thực của “trà đạo”.

Ảnh:
www.inmagine.com

Hiển nhiên ở đây trà đạo, không đơn thuần là con đường,
phép tắc uống trà, mà trên hết là một phương tiện hữu hiệu
nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách hòa mình với thiên
nhiên, từ đó tu tâm dưỡng tính và nhập định thiền để đạt
giác ngộ. Trà đạo hiện nay cũng dần được biến đổi, trong
mỗi phòng trà đều có một số bàn ghế gỗ cho khách ngồi.
Nếu như khách không thể quen với kiểu ngồi truyền thống
của Nhật thì sự biến đổi này cho phép người phương Tây
với thói quen hiện đại cũng có thể tham gia được những
buổi trà đạo mà không hề làm mất đi không khí tôn nghiêm
trong phòng uống trà.

Trà – nếu sử dụng không đúng
Nhiệt độ của ly trà khi uống là rất
quan trọng. Để có một chén trà ngon,
nước để pha trà phải sôi ở 100°C và
được giữ nóng ở 80 – 85°C. Việc
uống chén trà nóng quá 65°C sẽ gây
tổn thương vách trong của dạ dày hay
viêm loét dạ dày. Hoặc hãm trà ở

Ảnh:
www.inmagine.com

nhiệt độ cao, trong phích nước nóng chất axit tannic trong

lá trà hòa tan trong nước nhiều, chất dầu thơm bị bốc hơi
phần lớn, đồng thời vitamin C trong lá trà cũng bị phân
hủy, các chất dinh dưỡng trong trà bị giảm.
Dùng trà để uống thuốc hoặc uống thuốc xong dùng trà
ngay là thói quen sai lầm mà người Việt Nam thường hay
mắc phải. Làm như vậy là không khoa học, bởi lẽ khi pha
trà, các chất có trong lá trà như axit tannic, theine,
caffeine… và một số vitamint được hòa tan trong nước. Khi
dùng nước trà uống thuốc, các thành phần trong nước trà và
thuốc sẽ xảy ra phản ứng hóa học, làm cho thuốc kém hiệu
quả và khó hấp thu.
Uống trà khi quá đói, trước khi ăn hay quá no đều không
đúng. Khi đói bụng, uống trà hoặc các thuốc chứa nhiều
EGCG sẽ làm cho chất chat trong trà đi vào tạng phế và
làm lạnh tỳ, vị. Đó chính là cảm giác say trà (chè): cồn cào,
buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt. Trà có khả năng kích thích
dạ dày tiết ra nhiều chất chua làm cho cảm giác ngon miệng
bị mất đi và cơ thể hấp thu thức ăn kém. Chất tannin trong
trà có thể tạo ra phản ứng kết tủa với chất sắt trong thực
phẩm. Nếu ngay sau khi ăn uống trà thì lượng chất sắt ít ỏi
trong thực phẩm coi như bị mất đi. Ngay sau bữa ăn có
chứa nhiều thực phẩm bổ dương, bổ trung ích khí như thịt
dê, thịt chó mà uống trà lâu dần sẽ bị ung thư. Protein trong
thịt dê, thịt chó sẽ kết hợp với axit tannic trong lá trà tạo
nên tannanlbin, chất này có tác dụng cầm giữ, làm cho nhu
động ruột yếu đi, lượng nước trong phân giảm mạnh gây ra
bệnh táo bón. Ngay lúc này, các chất độc gây ung thư
không bài tiết được mà cơ thể phải hấp thu ngược lại.
Nhiều người có thói quen rất kì lạ là nhai bã trà. Không
tính đến chuyện các loại phân bón, thuốc trừ sâu dùng trong

quá trình trồng trà hay ô nhiễm của thổ nhưỡng, trong quá
trình gia công sản xuất trà do tác dụng nhiệt giải tạo nên
một số chất gây ung thư như benzopyrene. Loại chất này
khó tan trong nước nên khi pha trà uống, nó không vào cơ
thể được. Nhưng nếu nhai nuốt trực tiếp, độc chất sẽ vào
gây hại cho cơ thể, lâu ngày dễ sinh ra ung thư.

×