Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Khắc phục lỗi không xem được video vì thiếu codec- P1 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.18 KB, 10 trang )

Khắc phục lỗi không xem được video vì thiếu
codec
Khắc phục lỗi không xem được video vì thiếu codec
Một số người gặp tình trạng sau trên máy tính của mình:
Không xem được video (hoặc xem được nhưng gặp lỗi, mất
hình hoặc mất âm thanh) trên các tập tin video tải về từ
Internet, chia sẻ từ bạn bè hoặc ngay cả khi chính họ đã
quay các đoạn video đó trên chiếc máy ảnh số hoặc điện
thoại di động của mình. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải
đáp thắc mắc và khắc phục tình trạng đó.
Lỗi không xem được video thường chỉ xảy ra đối với các
định dạng video không phải thuộc các loại thông dụng mà
bạn có thể thường xuyên xem chúng trên máy tính của
mình thông qua các đĩa VCD, DVD ca nhạc hoặc phim.
Bạn có thể sẽ thắc mắc rằng có một lỗi gì đó ở máy tính
hoặc phần mềm xem video khiến cho chúng không hiển thị
được hình ảnh như vậy? Không phải, hệ điều hành hoặc
phần mềm chơi nhạc/video đã không có lỗi trong vấn đề
này. Nguyên nhân gây ra sự không phát được các tập tin
video là do hệ thống chưa có đầy đủ các loại codec để giải
mã các tập tin video nén dạng mới này.
Một số bạn có suy nghĩ rằng có thể "đổi đuôi" (tức là thay
đổi phần mở rộng của tập tin) tập tin video để có thể xem
được chúng
[1]
. Điều này có thể đúng đối với một số trường
hợp như khi chép các tập tin có phần mở rộng là DAT trên
các đĩa VCD sang ổ cứng rồi đổi đuôi thành MPG thì có
thể xem được, nhưng đa số các trường hợp còn lại là không
đúng bởi vì phần tên tập tin chỉ có tác dụng tạo ra liên kết
đối với ứng dụng gắn với nó mà thôi, chúng không quyết


định đến cách thức làm việc.
Một số trường hợp khác không xem được video khi mà tải
các tập tin có các đuôi đặc biệt như 001, 002 là do một tập
tin video có kích thước lớn đã được cắt nhỏ (split) để thuận
tiện cho quá trình tải lên (upload) và tải về (download).
Những lý do này cần được khắc phục bằng cách ghép nối
các tập tin đó lại - chúng không nằm trong phạm vi của bài
viết này. Cũng tương tự như vậy khi mà không xem được
video trực tuyến thông qua các trình duyệt với các lý do
như trình duyệt không hỗ trợ (hoặc chưa cài đặt, chưa kích
hoạt plug-in) flash cũng không nằm trong phạm vi bài viết.
Lưu trữ video
Bạn có thể biết rằng các hình ảnh động là sự kết hợp các
hình ảnh tĩnh (tức là các hình ảnh không có chuyển động,
giống như các bức ảnh mà bạn chụp bình thường) xuất hiện
một cách liên tục trong một thời gian ngắn. Do tính chất
lưu ảnh của võng mạc ở mắt con người nên các hình ảnh
tĩnh sẽ tạo ra cảm giác cho chúng ta về sự chuyển động của
chúng.
Ví dụ rõ nét nhất mà bạn có thể đã từng chứng kiến đó là
các loại phim nhựa chiếu trên phông trắng (hoặc còn gọi là
"chiếu bóng") trong thời gian trước khi TV và các băng
video gia đình trở nên phổ biến. Phim nhựa được quay
bằng các máy quay sử dụng phim giống như các loại phim
dành cho máy ảnh (nhưng có thể có kích thước khác nhau)
để ghi lại hình ảnh trong các cảnh quay với mức 24 hình
ảnh trong một giây (các loại máy quay công nghệ cổ điển
có thể chỉ ở mức 6 hoặc 8 hình/giây). Khi chiếu phim, máy
chiếu sẽ quay nhanh đoạn phim sau một đèn chiếu công
suất lớn để làm hiển thị lại hình ảnh ở trên màn ảnh. Phim

nhựa được coi là một dạng video có chất lượng khá tốt,
thường được sử dụng trong các phim thuộc dòng "kinh
điển" nhưng chi phí làm phim nhựa thường là rất lớn so với
các loại phim khác trong thời gian sau đó.
Tiếp sau phim nhựa thì video còn được tạo ra bởi các máy
quay sử dụng băng từ, khi này chúng lưu chứa hình ảnh
trên các dây băng theo tín hiệu tương tự (analog) trên các
dây băng có tính chất từ. Những băng từ đầu tiên được lưu
chứa theo dạng tín hiệu tương tự (analog), mãi về sau này
thì các băng từ mới được lưu trữ dưới dạng tín hiệu số.
Lưu trữ dạng "số" (tức là chỉ có hai dạng tín hiệu "có" hoặc
"không" hoặc được biểu diễn là 1 và 0) là dạng lưu trữ
thông dụng trong hiện tại và tương lai bởii tính ưu việt của
chúng so với dạng tín hiệu tương tự thường xuyên bị nhiễu
dẫn đến ảnh hưởng chất lượng. Bạn có thể chứa các đoạn
video trên các thiết bị lưu trữ như ổ cứng, ổ quang, USB
flash và các dạng lưu trữ số khác thì chính các đoạn video
này đều thuộc dạng số.
Sự lưu trữ video thì
không tuân theo một duy nhất một định dạng để sẵn sàng
tương thích đối với bất kỳ máy phát video phục vụ cho giải
trí gia đình (hoặc trên máy tính cá nhân) mà chúng lại bao
gồm nhiều định dạng khác nhau. Bạn có thể xem phần liệt
kê dưới đây trên Wikipedia (en) để thấy được sự đa dạng
của chúng.

Các phần mềm Media Player
Trong những loại định dạng video trên thì phần mềm nghe
nhạc, xem video tích hợp vào hệ điều hành thông dụng nhất
đang được sử dụng hiện nay là Windows Media Player

(viết tắt là WMP) sẽ phát được các dạng tập tin nào? Khi
mở phần tuỳ chọn của phiên bản WMP 11 thì tôi nhận thấy
rằng chỉ có một số định dạng media có thể phát theo các cài
đặt mặc định của phần mềm này (xem hình). Có lẽ rằng với
sự hỗ trợ giới hạn các loại tập tin âm thanh/video này sẽ là
cơ hội cho các phần mềm tương tự của các hãng khác có
thể có cơ hội được cài đặt thêm vào máy tính của người sử
dụng để thay thế cho nó. (Sự sử dụng các phần mềm ngoài
như vậy còn bởi thêm một lý do nữa khi mà người ta
thường cho rằng WMP chạy nặng nề, ngốn nhiều tài
nguyên của hệ thống mặc dù nhiều người cũng thừa nhận
rằng chất lượng âm thanh của chúng khá tốt so với các
phần mềm khác gọn nhẹ hơn)
Tôi không nghĩ rằng Microsoft đã là không tỉnh táo khi
không hỗ trợ thêm nhiều định dạng âm thanh/video khác
vào WMP, có lẽ có một thứ gì đó liên quan đến bản quyền
sử dụng các loại định dạng âm thanh và video khác nhau
chăng? Có thể là như vậy khi mà trước đây hãng này đã ra
sức quảng bá cho định dạng âm thanh WMA nhằm mong
muốn thay thế định dạng MP3 đang được sử dụng thông
dụng trong trong vài năm trước đây.
Không lợi thế như WMP được tích hợp sẵn vào hệ điều
hành (ở một số vùng có thể không tích hợp do phán quyết
của toàn án địa phương) thì Real Player của RealNetworks
là phần mềm hỗ trợ khá nhiều loại định dạng khác nhau.
Đặc biệt là phần mềm này có các phiên bản khác nhau
(miễn phí và có phí) được cộng thêm các tính năng khác
nhau. Có lẽ một đặc điểm khác nữa là phần mềm Real
Player cũng chú tâm vào các định dạng âm thanh/video của
hãng để cạnh tranh với các phần mềm khác.

Có lẽ thông qua hai ví dụ về phần mềm như ở trên đã khiến
tôi nghĩ rằng bản quyền và sự cấp phép đối với các định
dạng tập tin media cho các hãng phần mềm, phần cứng
hoặc các nhà sản xuất thiết bị giải trí cho dân dụng (các
máy phát audio/video từ đĩa quang chẳng hạn) đã khiến cho
các phần mềm không thể thoải mái hỗ trợ các loại định
dạng tập tin media khác nhau.
Và người sử dụng khi muốn phát nhiều loại định dạng
video khác nhau thì phải sử dụng nhiều phần mềm khác
nhau?
Codec
Với câu
hỏi như
trên:
Muốn
phát
nhiều
loại định
dạng tập
tin media
khác
nhau thì phải sử dụng nhiều phần mềm khác nhau? Tôi
nghĩ là không hoàn toàn đúng, bởi vì có thẻ có các phần
mềm hỗ trợ rất nhiều loại định dạng khác nhau nếu như
chúng ta cài đặt đầy đủ codec cho nó.
Vậy thì codec là gì? nó có thể là từ được viết tắt bởi các
cụm "Compressor-Decompressor", "Coder-Decoder" hoặc
"Compression/Decompression algorithm". Codec được
định nghĩa như một thiết bị hoặc phần mềm máy tính dùng
để mã hoá và giải mã các dạng tập tin audio/video khác

nhau. Mỗi một dạng tập tin khác nhau thì sẽ có các loại
dạng giải mã khác nhau, do đó cần có các phần codec khác
nhau. Nếu như việc giải mã các dạng audio/video bằng
phần mềm thì codec là phần mềm máy tính thì đối với các
loại thiết bị phát audio/video trong dân dụng codec được
phụ trách bởi phần cứng - chúng có dạng như một IC
chuyên dụng.
Bạn có thắc mắc gì không khi mà như phần trên nói rằng
video là sự kết nối nhiều hình ảnh tĩnh một cách liên tục,
như vậy thì chúng chỉ có một nguyên lý chung là kết hợp
các hình ảnh thì còn phải mã hoá và giải mã như thế nào
nữa? Không hẳn như vậy bởi vì cách thức kết hợp các hình
ảnh với nhau đã gây chiếm dụng một dung lượng lưu trữ rất
lớn trong một số đoạn video không có sự thay đổi lớn. Trên
thực tế thì bạn sẽ nhận thấy ngoại trừ các đoạn chuyển cảnh
trong phim (tức là thay đổi hoàn toàn từ cảnh này sang một
cảnh khác) còn lại các khung hình nối tiếp nhau sẽ có phần
nào là giống nhau. Bạn có thể xem một ví dụ đơn giản thế
này: Một ai đó đang quay một đoạn video về bạn đang ngồi
làm việc trước máy tính, và nếu phân tích các khung hình
thay đổi trong một giây thì thấy rằng đa số các hình ảnh chỉ
khác nhau ở phần các ngón tay của bạn đang di chuyển trên
bàn phím, các hình ảnh khác như cảnh vật xung quanh, cơ
thể bạn, phần khung màn hình máy tính là không thay đổi
là mấy. Vậy thì bạn sẽ thấy rằng có một thuật toán nào đó
tận dụng được các hình ảnh không bị thay đổi giữa khung
hình trước và khung hình sau để giảm dung lượng lưu trữ
các tập tin video thì quả là tuyệt vời. Và thực tế là như vậy,
các định dạng video khác nhau đã sử dụng các thuật toán,
phương thức khác nhau để có thể thực hiện như điều trên

với một mục đích là tạo ra các dạng video với chất lượng,
độ phân giải, dung lượng tiêu tốn trên mỗi một đơn vị thời
gian khác nhau để phù hợp với các dạng lưu trữ hoặc băng
thông khi truyền qua Internet. Và đến đây thì bạn sẽ thấy
codec có ý nghĩa như thế nào để có thể giải mã các định
dạng video khác nhau.
Bạn có thể thắc mắc rằng trong hệ điều hành mà bạn đang
dùng thì đã sẵn có các loại codec nào không? Chắc chắn là
có nếu như chúng được cài đặt một phần mềm phát
audio/video là Windows Media Player. Số lượng các codec
được cài đặt trong hệ điều hành là không nhiều, ví dụ như ở
Windows XP cho đến bản SP2 cũng không hỗ trợ đa số các
định dạng video mà chỉ giới hạn trong một số loại nhất
định
[3]
.

×