Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Các kí hiệu cơ bản của máy ảnh số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.76 KB, 5 trang )

Các ký hiệu cơ bản của máy ảnh số
Với những bạn đang làm quen với máy ảnh số, việc tìm hiểu các tính năng trên máy
là rất cần thiết. Một số ký hiệu cơ bản sau sẽ giúp ích cho bạn trong bước đầu đến
với thế giới ảnh số.
Chế độ chụp (Shooting Mode)
Đa số các máy ảnh bỏ túi thường có nút chọn chế độ chụp dạng xoay tròn với từng
chức năng tương ứng. Hoặc cũng có thể dạng nút gạt, menu…
Auto: Chế độ tự động hoàn toàn. Mọi thông số đều được mặc định sẵn, các
nút chức năng khác vô hiệu. Chế độ này thích hợp với người mới sử dụng,
chưa quen với các tính năng của máy.
Manual: Chế độ điều chỉnh bằng tay. Người dùng có thể sử dụng tất cả các nút
chức năng của máy để thiết lập các thông số như tốc độ chụp, độ mở của ống
kính (khẩu độ), ánh sáng Chế độ này thích hợp với những người chuyên nghiệp,
biết cách tính toán các thông số để có được bức ảnh với những góc chụp mỹ mãn.
Program: Chế độ bán tự động. Với các chương trình lập sẵn, máy chỉ cho phép
người dùng điều chỉnh một số ít tính năng hỗ trợ thêm như ánh sáng, đèn flash
khi điều kiện chụp thực tế đòi hỏi.
Tv (S): Ưu tiên tốc độ. Chế độ này thích hợp để chụp các chủ thể di chuyển với
tốc độ cao. Người cầm máy chọn tốc độ chụp và máy sẽ tính toán thông số
khẩu độ của ống kính để đạt được độ sáng cần thiết.
Av (A): Ưu tiên khẩu độ. Người dùng chọn khẩu độ và máy sẽ tính toán thông
số tốc độ ống kính để đạt độ sáng cần thiết. Chế độ này thích hợp khi cần làm
nổi bật chủ thể; các đối tượng khác cũng như hậu cảnh được làm mờ.
Movie: Quay video. Chế độ này dùng để quay những đoạn phim ngắn. Tùy
theo máy mà thời lượng cho phép của các video clip sẽ khác nhau, có hoặc
không có âm thanh.
Portrait: Chế độ chụp chân dung. Máy sẽ tính toán để làm nổi bật chân dung
(hoặc chủ thể).
Landscape: Chế độ chụp phong cảnh. Độ nét được điều chỉnh đến vô cực để
toàn bộ cảnh chụp sẽ có độ nét cao, thích hợp để chụp phong cảnh.
Night Scene: Chế độ chụp cảnh đêm. Các thông số ánh sáng và tốc độ chụp


được mặc định nhằm làm sáng chủ thể cùng hậu cảnh xung quanh trong điều
kiện lúc trời tối hoặc về đêm.
Fast Shutter (Sport): Chụp tốc độ nhanh. Máy chụp ở tốc độ cao và tự động
tùy chỉnh các thông số khác nhằm đảm bảo đủ sáng cho ảnh chụp. Chế độ này
dùng chụp các đối tượng đang di chuyển nhanh.
Slow Shutter: Chụp tốc độ chậm. Máy chụp ở tốc độ thấp và tự động tùy
chỉnh các thông số khác nhằm đảm bảo ảnh chụp không quá sáng. Chế độ này
dùng để chụp các đối tượng đang di chuyển và làm nhòe các đối tượng này để tạo
cảm giác đối tượng đang di chuyển.
Stitch Assist (Panorama): Chụp toàn cảnh. Chế độ này dùng để chụp 2 hoặc
nhiều cảnh liên tiếp kế nhau sau đó ráp nối lại thành một cảnh duy nhất rộng
hơn mức cho phép của máy ảnh.
SCN (Special Scene): Chọn chế độ này sau đó sử dụng các nút mũi trên trái
hoặc phải để chọn tiếp các kiểu chụp được lập trình sẵn dành cho các cảnh đặc
biệt:













1
• Foliage: Chụp cây, hoa, lá

• Beach: Chụp ở bãi biển
• Fireworks: Chụp pháo hoa
• Underwater: Chụp dưới nước
• Indoor: Chụp trong nhà
• Kids & Pets: Chụp trẻ em và vật nuôi trong nhà như chó, mèo…
• Night Snapshot: Chụp cảnh đêm
• Snow: Chụp giữa trời có tuyết
Các chế độ chụp khác (Drive Mode)
Single Shooting: Chế độ chụp đơn ảnh, đây là chế độ chụp thông thường, mỗi
lần nhất nút bạn chỉ chụp một ảnh.
Continuous Shooting: Chế độ chụp liên tục, đây là chế độ chụp đặc biệt, khi
nhấn nhút chụp máy sẽ chụp liên tiếp nhiều ảnh cho đến khi bạn nhấn nút lần
nữa.
Chụp hẹn giờ (Self-timer): Chọn chế độ này để định thời gian cho máy tự
chụp.
Cận cảnh (Macro): Chụp các đối tượng ở khoảng cách rất gần, khoảng từ
5cm đến 50cm.
DIGILIFE
Khám phá thuật ngữ CPU (P.1)
Không ít khách hàng khi tham khảo chọn mua cho mình chiếc máy tính xách tay mà
“lùng bùng” khi nghe các tư vấn bán hàng nói đến những thuật ngữ chuyên môn,
chẳng hạn như máy này dùng kiến trúc CPU Pentium, máy kia dùng công nghệ
Centrino hay Santa Rosa. Vậy những thuật ngữ này là gì?
Kiến trúc Pentium và Core
Pentium 4 - Dòng CPU này có kiến trúc rất gần gũi với CPU Pentium 4 cho máy để
bàn vì vậy nó có khả năng xử lý rất mạnh. Laptop sử dụng CPU loại này có sức
mạnh gần như máy để bàn cùng tốc độ, nhưng cũng chính vì vậy mà điện năng tiêu
hao rất lớn dẫn đến máy nhanh hết pin.
Pentium 4M - Kiến trúc của dòng CPU Pentium 4M có nhiều điểm khác so với dòng
Pentium 4, nó đòi hỏi nguồn điện năng thấp hơn so với Pentium 4 và vì thế laptop

dùng CPU loại này thường có độ bền pin cao hơn so với loại Pentium 4 tuy nhiên
sức mạnh tính toán của nó thua kém Pentium 4.
Pentium M - Đây là một CPU hội tụ đầy đủ những ưu điểm của cả 2 dòng Pentium
4 và Pentium 4M. Laptop sử dụng CPU loại này vừa có sức mạnh tính toán vừa tiết
kiệm pin.
Celeron M - Có thể coi đây là phiên bản “rút gọn” của Pentium M, với CPU này sức
mạnh xử lý bị giảm đáng kể tuy nhiên giá thành của nó rẻ hơn so với Pentium M.
Sử dụng laptop chủ yếu để soạn văn bản, trình chiếu slide thì sử dụng CPU Celeron




2
M cũng đáp ứng được yêu cầu công việc. Nhưng nếu thường xuyên phải sử dụng
phần mềm AutoCAD hoặc luôn di chuyển nhiều địa điểm khác nhau thì một laptop
Centrino với công nghệ Sonoma mới là một lựa chọn hợp lý
Core
Core là vi kiến trúc thế hệ mới nhất của gia đình CPU x86. Sự xuất hiện kiến trúc
cùng nhãn hiệu Intel Core đã chấm dứt 13 năm tồn tại của nhãn hiệu Pentium, kể
từ khi được giới thiệu vào năm 1993. Tất cả vi xử lý theo kiến trúc này điều tiêu
hao năng lượng ít hơn dòng Pentium
CPU sản xuất trên nền vi kiến trúc Core có tên mã là Yonah, cũng là bộ vi xử lý lõi
kép đầu tiên cho nền di động của Intel sản xuất trên công nghệ 65 nm.
Core Duo
Core Duo là dòng vi xử lý thế hệ thứ 8 của Intel, được chế tạo theo vi kiến trúc lõi
kép với cache L2 được chia sẻ cho cả hai nhân. Chữ "Duo" biểu thị cho sản phẩm
được thiết kế và hoạt động với 2 lõi (lõi kép). Để tiết kiệm năng lượng, Core Duo có
thể tự động giảm một lõi mà chỉ hoạt động một lõi khi hệ thống không hoạt động
hết công suất.
Core 2 Duo

Core 2 là dòng chip được phát triển dựa trên nền tảng vi kiến trúc Core Duo. Trong
đó, số "2" dùng để đánh dấu sự xuất hiện của một thế hệ công nghệ mới trong
dòng sản phẩm.
Là thế hệ thứ 9 của vi kiến trúc x86, Core 2 Duo được phát triển theo dây chuyền
sản xuất 65 nm, cho phép thu hẹp các mạch và bóng bán dẫn bên trong thiết bị.
Hai lõi dùng bộ nhớ đệm L2 cache (4 MB cho Core 2 Duo E6000 và T7000; 2 MB
cho T5000 và E4000). Vì vậy sản phẩm có hiệu suất hoạt động cao, đồng thời tiêu
thụ ít điện năng hơn so với các loại chip hiện hành.
Nhãn hiệu Core 2 được chia thành hai dòng sản phẩm gồm Duo và Extreme. Khi
còn trong thiết kế, dòng vi xử lý Intel Core 2 Duo có tên mã là Conroe dành cho
máy tính để bàn và Merom – dành cho máy tính xách tay.
Core 2 Duo được phát hành dưới dạng các sản phẩm E6000 (tên mã Conroe) và
dòng T5000/T7000 (tên mã Merom). Chữ "E" và "T" biểu thị mức tiêu thụ năng
lượng, trong đó "E" có mức tiêu thụ từ 5575 watt, "T" có mức tiêu thụ từ 2555 watt.
Core 2 Extreme là nhãn hiệu cho bộ vi xử lý với hiệu suất hoạt động cao nhất phục
vụ game thủ và những người đam mê công nghệ.
DIGILIFE
Khi mua mẫu laptop thế hệ mới, người dùng sẽ gặp những thông số kỹ thuật thể
hiện những tính năng mà laptop mang lại. Hiểu được những thông số này, người
dùng sẽ dễ dàng chọn đúng mẫu laptop phù hợp.
Widescreen và Standard Screen
Hiện tại, các mẫu màn hình của laptop đều là loại màn hình rộng (Widescreen) với
2 tỉ lệ là 16:9 hoặc 16:10 (chiếm đa số). Chuẩn 16:9 mới bắt đầu được đưa vào sử
dụng từ cuối năm 2008 dành cho những người dùng ưa thích phim HD. Còn nếu
một chiếc laptop có màn hình Standard, tức tỉ lệ màn hình là 4:3 truyền thống.
CCFL hay LED Backlit
Để hiển thị hình ảnh, màn hình LCD cần có hệ thống đèn nền. Từ trước đến nay,
công nghệ CCFL (đèn néon) được sử dụng chủ yếu, nhưng gần đây công nghệ LED
đã ra đời cho phép màn hình có độ sáng cao hơn, tiết kiệm điện hơn, không cần
3

thời gian khởi động để đạt tới mức sáng lý tưởng và quan trọng nhất là không bị tối
dần theo thời gian như CCFL.
Một số hãng như Sony thậm chí cũng sử dụng 2 đèn CCFL để tăng độ sáng cho màn
hình (Dual Lamp). Dĩ nhiên, giá của màn hình LED hoặc Dual Lamp đắt hơn màn
CCFL thông thường chút ít nhưng rất đáng đồng tiền bát gạo.
Full - HD
Hầu hết màn hình từ 12,1 inch cho tới 15,4 inch đều có độ phân giải chuẩn là
1.280x800. Tuy nhiên, hiện tại người dùng ngày càng muốn có các loại màn hình
với mức phân giải cao hơn. Dĩ nhiên, nguyện vọng này được các nhà sản xuất đáp
ứng trọn vẹn với các mức lựa chọn lên tới 1.920 x 1.200. Những loại màn hình có
độ phân giải chuẩn 1.920 x 1.080 (tỉ lệ màn hình 16:9) đều được định danh là Full
HD.
Glossy và Matte
Đa số các loại laptop hiện đại đều có màn hình Glossy (gương) cho phép độ tương
phản được tăng cường. Tuy nhiên, loại màn hình này thường rất bóng và đôi khi
khó nhìn. Chính vì thế, một số người dùng có xu hướng quay lại màn hình nhám
(Matte) truyền thống. Cũng nên lưu ý rằng màn gương với đèn nền LED thường ít
phản chiếu do độ sáng cao hơn nhiều so với CCFL.
Hard Disk Drive Shock Protection
Nếu thấy laptop được trang bị tính năng này, bạn có thể yên tâm hơn cho độ an
toàn đĩa cứng. Đây là cơ chế cảm ứng gia tốc rơi để nhận biết khi máy đang trong
trạng thái rơi tự do, đầu từ của đĩa cứng sẽ được đưa vào vị trí an toàn, tránh
trường hợp chạm lên mặt từ của đĩa dữ liệu gây hỏng hóc.
Biometric - Fingerprint Scanner
Đây là thông số cho thấy laptop bạn đang xem có đầu đọc dấu vân tay cho phép
người dùng đăng nhập vào hệ thống chỉ bằng cách quét tay khá tiện lợi.
IEEE 1394 hay FireWire/i.Link
IEEE 1394 là chuẩn thường được sử dụng để thu lại phim từ máy quay vào máy tính
do tốc độ truyền dữ liệu cao hơn USB 2.0. Do không hề sử dụng tài nguyên CPU cho
việc truy xuất dữ liệu nên rất thích hợp cho các tác vụ đòi hỏi tập trung xử lý cao

như phim ảnh hoặc chạy ứng dụng. Hiện tại IEEE1394 có 2 chuẩn là FW400 và
FW800 với tốc độ truyền dữ liệu tương ứng 400 Mbps và 800 Mbps.
Những thông số về màn hình, cơ chế bảo mật bằng vân tay… như trong phần đầu
chỉ là môt phần của các “mật mã” về laptop. Thế hệ máy càng mới, bạn sẽ càng
gặp nhiều thuật ngữ lạ hơn.
Số cell của pin
Một thỏi pin của laptop thường gồm nhiều pin nhỏ bên trong gọi là cell. Pin càng
nhiều cell thì càng nuôi được hoạt động của máy tính lâu hơn. Chính vì thế, nếu bạn
muốn sử dụng laptop trên đường di chuyển xa, bạn nên tính tới việc mua thêm pin
mở rộng với số cell thường là gấp đôi so với pin chuẩn đi kèm máy.
Ví dụ như ở EEE PC hay Aspire One, nếu như pin 3-cell chuẩn chỉ cho máy hoạt
động khoảng 3 giờ thì với pin 6 cell bạn có thể dùng trên 6 giờ mới phải sạc lại. Dĩ
nhiên, số cell nhiều đồng nghĩa với việc pin sẽ to, nặng và đắt tiền hơn.
Cổng xuất hình ảnh thế hệ mới
4
- HDMI Out: Laptop hiện đại được trang bị cổng HDMI để kết nối với màn hình LCD
hoặc HDTV thế hệ mới. Mặc dù hiện tại đây vẫn là tính năng cao cấp nhưng nó sẽ
sớm trở thành chuẩn thông dụng.
- Display Port: Đây là kết nối được thiết kế thay thế cho VGA/DVI hiện tại. Với ưu
thế nhỏ gọn, không thuộc sở hữu của công ty cá nhân nào, Display Port có tương
lai khá sáng sủa. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của HDMI đã gây trở ngại chút
ít cho Display Port. Hiện tại, Apple là một trong những hãng tích hợp giao tiếp
Display Port trên toàn bộ các dòng sản phẩm laptop cũng như màn hình hiện đại
của chính mình.
WWAN Internet (HSDPA và EV-DO)
Một số mẫu laptop siêu di động thường hỗ trợ kết nối Internet qua mạng điện thoại
di động. Thông dụng nhất hiện nay là hai giao tiếp HSDPA và EV-DO. Tuy nhiên, ở
Việt Nam chúng ta mới sử dụng được EV-DO trên mạng CDMA, ví dụ như S-Fone.
Nếu như máy bạn không tích hợp sẵn WWAN, bạn vẫn có thể mua thiết bị USB hoặc
Expresscard để bổ sung khi cần.

eSATA
eSATA (External ATA) cho phép bạn kết nối các ổ SATA hoặc eSATA bên ngoài vào
máy tính để đạt tốc độ truy cập cao (tương đương với các cổng SATA-II 3 Gbps trên
bo mạch chủ). Tuy nhiên, cáp eSATA khác với SATA chút ít (dù cho chúng tương
thích hoàn toàn về mặt kỹ thuật).
Trong một số trường hợp, bạn sẽ cần adapter chuyển để lắp trực tiếp các ổ SATA
thông thường vào cổng eSATA. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý rằng đường tín
hiệu eSATA không có khả năng cấp nguồn nên ổ eSATA buộc phải có đường điện
ngoài thông qua adapter nên không được tiện lợi như một số mẫu USB.
Bàn phím Back-lit
Xu thế của các loại bàn phím hiện đại là có đèn nền bên dưới phím cho phép người
dùng sử dụng trong đêm tối. Sau Apple với Macbook Pro, lần lượt các nhà sản xuất
laptop đều đưa ra tùy chọn với bàn phím phát sáng cho sản phẩm của mình như
Alienware, Dell, HP Nếu thường xuyên sử dụng máy trong bóng tối, bạn sẽ thấy
đây là tính năng khá hữu ích. Tuy nhiên, nó sẽ ngốn thêm pin chút ít.
DIGILIFE
5

×