Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tìm hiểu chế độ XP mode của Win 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.78 KB, 8 trang )

Tìm hiểu chế độ XP của Windows 7
Cập nhật lúc 13:14, Thứ Sáu, 15/05/2009 (GMT+7)
,
Windows 7 Release Candidate được phát hành với tính năng có tên Windows XP Mode (XPM) làm
những người sử dụng Windows thực sự cảm thấy phấn khích. XPM được thiết kế để cho phép
người dùng tiếp tục chạy các ứng dụng chỉ có khả năng tương thích với hệ điều hành XP, do phần
lớn các chương trình doanh nghiệp mục đích riêng, không thể chạy hoàn hảo với Vista hoặc
Windows 7.
XPM giống như một tính năng để hủy diệt XP một cách triệt để bằng cách thuyết phục người dùng XP
chuyển sang Windows 7 mà không sợ sự không tương thích.
Trong thực tế, bản beta của XPM còn rất nhiều vấn đề cần phải đề cập đến. Tuy nhiên đây mới chỉ là bản
beta, chính vì vậy chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng sẽ có sự thay đổi từ nay đến phát hành cuối cùng.
Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách cài đặt XPM theo cách Microsoft khuyến khích,
với tất cả các chú thích và những điểm chưa hoàn hỏa. Sau đó chúng tôi sẽ giới thiệu một số mẹo và mánh
nhỏ, dựa trên kinh nghiệm của một số người dùng, giúp XPM làm việc tốt hơn – những vấn đề mà
Microsoft nên thực hiện cho bạn. Cuối cùng chúng tôi sẽ giới thiệu về cách các phiên bản trước đây của
OS X tích hợp lớp tương thích mà Microsoft chưa làm được như vậy.
Chế độ XP được giả định làm việc như thế nào
XPM cho phép bạn chạy các ứng dụng cũ trên hệ điều hành mới bằng cách thực hiện hai thứ: Đầu tiên,
XPM cho phép bạn sử dụng một phiên bản Microsoft Virtual PC mới được cải thiện để chạy một copy
hoàn chỉnh của Windows XP trong một cửa sổ riêng – xuất hiện một cửa sổ trên máy trạm Windows 7.
Thứ hai, XPM cho phép bạn cài đặt các ứng dụng vào bản copy của Windows XP, giống như cách bạn
vẫn cài đặt chúng trong cài đặt XP trước đó. Điều đó có nghĩa rằng bạn có thể chạy các ứng dụng đó dễ
dàng từ máy trạm Windows 7 cứ như thể mình đang sử dụng các ứng dụng Windows 7 chuẩn. Trong chế
độ thứ hai (gọi là chế độ “seamless”) này, bạn không thấy Windows XP desktop mà thay vào đó bạn chỉ
thấy một cửa sổ có chứa ứng dụng XP. Toàn bộ hệ thống Windows XP ảo sẽ chạy ẩn trong chế độ
background.
Khi lưu một file nào đó từ một ứng dụng đang chạy trong chế độ seamless trong XPM, file đó sẽ được lưu
mặc định vào cùng thư mục Documents mà bạn sử dụng trong Windows 7. Tuy nhiên ứng dụng seamless
chạy rất thông suốt đến nỗi bạn có thể lưu hoặc mở các file trên bất kỳ ổ đĩa hoặc thư mục nào trong cài
đặt Windows 7.


1
Dù chạy Windows XP Mode như một cửa sổ ứng dụng seamless hay một máy trạm XP hoàn chỉnh, bạn
hoàn toàn có thể sử dụng clipboard của Windows để truyền tải các văn bản và các hình ảnh giữa
Windows 7 và bất kỳ chương trình nào chạy trong chế độ XP. Bạn chỉ cần copy hoặc cắt và paste giữa hai
chương trình đang được chạy trong hai hệ điều hành như cách thực hiện giữa hai chương trình đang chạy
trong một hệ điều hành mà bạn vẫn quen sử dụng hiện giờ.
XPM được thiết kế để chạy phần mềm tương thích với XP chứ không phải các phần mềm tương thích với
Vista. Số này gồm có, các phiên bản cũ của phần mềm Adobe, chẳng hạn như Acrobat 7, vẫn làm việc tốt
trong XP và các doanh nghiệp thích duy trì nó hơn là nâng cấp sang phiên bản mới tốn kém hơn. Các sản
phẩm thân thiện với XP khác mà Vista không thích gồm có các ứng dụng PIM cũ như Instant Recall,
favorite cá nhân của bạn. Các doanh nghiệp có thể không muốn mua phần cứng mới – chẳng hạn như máy
in có các driver XP nhưng không có driver cho Vista.
XPM có thể chạy bất cứ phần mềm này mà Windows XP có thể chạy – chỉ ngoại trừ một số game có thể
phát hiện bạn đang chạy trong một máy ảo và từ chối khởi động. Không giống như các phiên bản
Microsoft Virtual PC trước đây, XPM có thể hỗ trợ cho cả các ngoại vi USB như các camera, MP3 player
và các thiết bị di động khác, máy in và các adapter mạng không dây. Cũng không như trong các phiên bản
trước đây của Virtual PC (chỉ có thể chia sẻ các thư mục nào đó trên hệ thống “host”), XPM có thể truy
cập tất cả các ổ đĩa và driver được sử dụng bởi hệ thống Windows 7.
Bắt đầu với Windows 7 XP Mode
Để cài đặt XPM, bạn cần kết hợp đúng phần cứng và phần mềm. Phần cứng của bạn phải gồm một CPU
và bo mạch chủ hỗ trợ công nghệ ảo hóa phần cứng - Hardware Virtualization Technology, chẳng hạn
như VT-d, AMD-V, hay Vanderpool. Nếu bo mạch chủ được sản xuất cách đây chưa đến hai năm, bạn có
thể hoàn toàn an toàn về vấn đề đó, tuy vậy cần phải tìm tùy chọn Hardware Virtualization trong BIOS
của máy tính và bật nó. Nếu bạn không chắc chắn hệ thống của mình có hỗ trợ công nghệ ảo hóa này hay
không, hãy vào trang hỗ trợ của Microsoft và download, chạy tiện ích nhận dạng CPU từ Intel hay AMD
để biết được thông tin chính xác. Các trang đó cũng có thể nói cho bạn biết cách bật công nghệ cần thiết
này trong các BIOS chuẩn.
Hệ điều hành của bạn phải là Windows 7 Professional, Windows 7 Enterprise, hoặc Windows 7 Ultimate.
Phát hành RC hiện hành cài đặt Windows 7 Ultimate, vì vậ phiên bản RC chính là phiên bản lý tưởng cho
việc test XPM. Tiếp đến, bạn cần cài đặt một nâng cấp 5MB cho phiên bản RC, nâng cấp này bạn có thể

tìm tại tại đây, nơi bạn có thể download Windows Virtual PC.
Cuối cùng, từ trang này, bạn cần phải download Windows XP Mode, dung lượng bộ cài khoảng 445MB
và khi cài đặt lên đến 1GB. Cả hai download, cần phải bảo đảm download đúng phiên bản 32-bit hay 64-
bit, phụ thuộc vào hệ điều hành Windows 7 mà bạn đang sử dụng.
Bước tiếp theo là chạy bộ cài đặt Windows Virtual PC, khi được nhắc nhở, hãy khởi động lại hệ thống.
Sau đó, bạn cài đặt Windows XP Mode. Bộ cài đặt sẽ hiện diện một màn hình nói username của XP Mode
của bạn sẽ là "user" (không thay đổi tên đó) và nhắc bạn tạo một mật khẩu. Trên hộp thoại tương tự, bạn
hãy tích vào hộp kiểm có nhãn "Remember credentials (recommended)" để không bị nhắc nhở đánh lại
mật khẩu khi XPM khởi động. Hộp thoại tiếp theo sẽ nhắc bạn bật tính năng Automatic Updates, đây là
tính năng mà bạn nên bật để XPM tự nâng cấp mà không cần sự can thiệp của bạn. Cuối cùng, sau khoảng
10 phút hoạt động background, một máy trạm Windows XP ảo sẽ được mở trong một cửa sổ mới.
Có thể bạn sẽ muốn tùy chỉnh desktop và Start Menu của hệ thống XP ảo. Cho ví dị, bạn có thể muốn mở
Control Panel, then Folder Options, và tab View, làm cho XP không ẩn các mở rộng của các kiểu file
được biết, chẳng hạn như các file .DOC sẽ hiển thị trong Explorer với đuôi .DOC. Có thể bạn sẽ muốn
mở Display Control Panel, vào "Appearance," sau đó là "Effects," bật ClearType để điều chỉnh phông chữ
màn hình.
Cũng có thể bạn sẽ muốn cài đặt máy in để các ứng dụng đang chạy trong XPM có thể in ấn đến các máy
in mà bạn sử dụng cho Windows 7. Nếu máy in được gắn bởi một cáp USB, tất cả những gì bạn cần thực
2
hiện ở đây là vào menu trên cùng của máy ảo, kích USB, sau đó kích vào dòng màu đỏ "Attach", sau đó
là tên của máy in. XP sẽ cài đặt driver cho máy in của bạn, khi đó bạn cần phải cung cấp đĩa cài đặt driver
đi kèm với máy in, hoặc bằng cách chạy trình duyệt trong hệ thống XP ảo, tìm và download, sau đó cài
đặt driver XP cho máy in.
In ấn trong mạng
Sẽ khá dễ dàng nếu máy in của bạn sử dụng cáp USB để kết nối với mạng. Trong trường hợp có một máy
in được kết nối mạng, bạn sẽ phát hiện ra một số vấn đề về cách làm việc với máy in. Như Microsoft đã
giải thích trong hướng dẫn trước đây, bạn cần phải vào mục "Printers and Faxes" trong control panel của
hệ thống Virtual XP, kích vào "Add a Printer" để khởi chạy wizard cài đặt cho máy in, sau đó chọn
"Local Printer attached to this computer" (và hủy chọn hộp kiểm bên cạnh "Automatically detect and
install my Plug and Play Printer"). Hộp thoại Select a Printer Port xuất hiện, khi đó bạn phải mở hộp sổ

xuống và chọn một trong số các cổng TS.
Danh sách các cổng đều được gán nhãn từ "TS0001" trở lên (TS có nghĩa Terminal Services, đây là một
phần mềm mà XP Mode sử dụng để truyền thông với cài đặt Windows 7). Một trong các cổng được đánh
số này sẽ dẫn đến máy in Windows 7 của bạn – tuy nhiên không có cách nào biết được cổng nào sẽ dẫn
đến đó.
Chỉ có một thứ mà bạn có thể và phải thực hiện đó là chọn một trong các cổng TS, tiếp tục với wizard, cài
đặt driver cho máy in khi được nhắc nhở, sau đó, khi đến trang cuối cùng của wizard, kích vào nút để in
trang test. Nếu trang test được in ra, điều đó chứng tỏ bạn đã chọn đúng số cổng TS. Trong trường hợp
không thấy xuất hiện trang in test, có nghĩa là bạn đã chọn sai và cần phải quay trở lại chọn và lặp lại quá
trình trên cho tới khi đạt được trang in test. Có lẽ ở đây Microsoft nên cung cấp một hộp thoại cho phép
bạn chọn máy in theo tên thì sẽ rất thuận tiện cho người dùng. Tuy nhiên chúng ta hãy chờ đợi, vì đây
mới chỉ làm bản beta của Microsoft.
Trong Windows Explorer của XPM, tất cả các ổ đĩa trên hệ thống Windows 7 đều được liệt kê cứ như
chúng là các ổ đĩa mạng. Cho ví dụ, nếu máy tính Windows 7 của bạn được đặt tên là Roscoe, và bạn có
một ổ đĩa E trên máy tính Windows 7, khi đó nó cũng sẽ xuất hiện trong Explorer của XPM nhưng thể
hiện là "E on Roscoe". Điều này không thuận tiện bằng cách sử dụng kiểu thể hiện truyền thống "E:\" để
chỉ thị ổ đĩa trên cả Windows 7 và XP, tuy nhiên điều đó cũng là khá tốt, những thay đổi về hình thức sẽ
rất dễ dàng. Nếu bạn là một chuyên gia, bạn sẽ biết cách sử dụng tính năng Map Network Drive trong
Explorer để gán các ký tự ổ đĩa thông thường cho ổ đĩa mà XPM hiển thị như một ổ đĩa mạng. (Không
nên thử nếu bạn không biết và hiểu các thủ tục).
Sau khi có được những điều cơ bản về hệ thống, bước tiếp theo bạn thực hiện là cài đặt các ứng dụng cần
sử dụng trong XPM. Chẳng hạn như chúng tôi đã thực hiện cài Office 2003. (Office 2003 chạy trong
Vista, các thành phần của Office 2003 và Office 2007 có thể được cài đặt trên cùng hệ thống, tuy nhiên
phải không hệ thống ảo như XPM, còn Outlook 2003 và Outlook 2007 không thể được cài đặt trên cùng
một máy). Chúng tôi cũng cài đặt một chương trình chuyển đổi Word-to-HTML có tên HTML Transit.
Ở đây chúng tôi đã phát hiện ra một trong những tính năng thuận tiện nhất của XPM: Khi bạn cài đặt một
chương trình trong chế độ XPM, shortcut chạy chương trình đó trong chế độ XPM seamless sẽ được truy
cập trong Windows 7 Start Menu, trong All Programs | Windows Virtual PC | Virtual Windows XP
Applications. Điều đó cho phép bạn chạy các ứng dụng này một cách thông suốt mà không cần mở
desktop XPM một cách đầy đủ.

Điều này nghe có vẻ khá thú vị nhưng những gì cảm nhận thực tế lại không hẳn như vậy. Các shortcut của
Office 2003 xuất hiện trong Windows 7 Start Menu, tuy nhiên trở ngại ban đầu mà chúng tôi gặp phải là
shortcut HTML Transit mà chúng tôi cũng cài đặt lại không biết vì một lý do nào đó không xuất hiện ở
đây. Tuy nhiên cuối cùng chúng tôi cũng đã chỉ ra rằng chỉ các shortcut XPM tự động được tạo trong
Windows 7 Start Menu là các shortcut được tạo trong XPM Start Menu cho tất cả người dùng – không
trong Start Menu cho bất cứ người dùng riêng lẻ. Vì HTML Transit tạo shortcut của nó trong XP Start
Menu trong thư mục Start Menu của người dùng cá nhân, không phải thư mục All Users, nên shortcut của
3
nó không xuất hiện trong Windows 7 Start Menu. Để sửa lỗi này, chúng tôi đã kích phải vào nút XP Start,
chọn "Open", "Programs" và kéo shortcut HTML Transit từ thư mục Programs vào desktop XP. Sau đó
kích phải vào nút Start lần nữa, chọn Open All Users và kéo shortcut vào trong thư mục All Users. Và
shortcut sẽ xuất hiện trong Windows 7 Start Menu.
Một ngạc nhiên nhỏ trong Windows XP Mode là rằng bạn không thể kéo và thả các file giữa desktop XP
và desktop Windows 7.
Làm việc với XP Mode
Khi đã cài đặt các chương trình, bạn hoàn toàn sẵn sàng sử dụng chế độ seamless của các ứng dụng XP.
Đầu tiên, bạn phải “hibernate” cài đặt Windows XP bằng cách vào menu Action của cửa sổ Virtual PC và
chọn Close. Lúc đó hệ thống XP sẽ vào chế độ “hibernate” – đây là một bước cần thiết trước khi chế độ
seamless được khởi chạy.
Lưu ý rằng nếu bạn muốn thay đổi bất kỳ các thiết lập cơ bản nào được sử dụng bởi ứng dụng Virtual PC,
chẳng hạn như số lượng RAM cung cấp cho hệ thống XP ảo, bạn sẽ phải shut down – không phải là
hibernate – hệ thống XP ảo. Bạn có thể thực hiện điều đó bằng cách chọn "Press Ctrl-Alt-Del" từ menu và
chọn "Shut Down". Sau đó có thể thay đổi các thiết lập bằng việc kích chuột phải vào mục "Virtual
Windows PC" trên Start Menu và chọn Settings từ menu xuất hiện.
Một hệ thống XP đang ở chế độ hibernate, để chạy ứng dụng XP trong chế độ seamless, bạn cần phải mở
Windows 7 Start Menu, kích đúp vào ứng dụng XP mà bạn muốn chạy, đợi một vài giây trong khi
chương trình mở trong một cửa sổ trên desktop Windows 7. Trước khi ứng dụng XP mở, bạn phải đáp trả
nhắc nhở từ Windows 7 để chọn xem khởi chạy Virtual Machine hay Virtual Application; hãy chọn
Virtual Application.
Liệu quá trình có làm việc? Câu trả lời ở đây là có nhưng không thực sự tốt như những gì nó cần phải đạt

được so với mong muốn.
Với XPM, mọi thứ chạy chậm hơn so với nguyên bản trong Windows 7. Sự truy cập vào các file chậm,
các hành động backup làm chậm ứng dụng. Đôi khi đường viền cửa sổ không xuất hiện và sau đó lại xuất
hiện trở lại không mang tính dự báo. Điều tồi tệ nhất là toàn bộ cửa sổ ứng dụng đã không xuất hiện mang
tính lặp lại từ desktop mà không hề có cảnh báo, có thể nói là ngẫu nhiên. Sau khi cho rằng chúng tôi đã
mất những file soạn thảo gần đây, chúng tôi đã phát hiện ra rằng mình có thể quay trở lại cửa sổ với tài
liệu vẫn mở của mình một cách đơn giản bằng cách kích vào shortcut Word 2003 trong Windows 7 Start
Menu. Tuy nhiên đôi khi chúng ta phải đóng Virtual PC từ Task Manager và khởi chạy lại ứng dụng
seamless, kiên nhẫn đợi khi nó khởi chạy. Tuy nhiên chắc hẳn sẽ có nhiều người không muốn mình lặp lại
hành động này lần nữa.
Thậm chí còn tồi tệ hơn so với việc sử dụng XPM cho các game trên DOS; cho dù bạn có thể chạy các
game nhưng chúng sẽ quá chậm so với nỗ lực của bạn. Không nên tốn thời gian cho điều đó – hãy thử
chạy các ứng dụng MS-DOS trong XPM với hy vọng chạy toàn màn hình như cách chúng vẫn chạy trong
XP. Kết quả thực hiện lại không cho như vậy và tốc độ vẫn bị hạn chế và không thể chạy toàn màn hình.
Việc bỏ lại những người dùng DOS bên ngoài làm một vấn đề nhỏ, nhưng một vấn đề đáng phải nhắc nhở
ở đây là rằng tất cả các tùy chỉnh mà chúng tôi đã thực hiện một cách cẩn thận trong khi chạy desktop XP
hoàn chỉnh không có bất cứ hiệu lực nào trên các ứng dụng mà tôi đã chạy trong chế độ seamless. Không
mang tính trực giác nhưng tài khoản người dùng chạy hệ thống XPM không giống như tài khoản người
dùng chạy các ứng dụng XP seamless. Điều đó có nghĩa rằng các tùy chỉnh được tạo trong hệ thống full
XP không ảnh hưởng đến giao diện hiển thị bởi các ứng dụng seamless, theo một cách chính xác thì các
tùy chỉnh được tạo bởi một người dùng trong bất cứ hệ thống XP hoặc Vista nào đều không có hiệu lực
trên giao diện của một người dùng khác trên cùng hệ thống.
Cho ví dụ, chúng tôi đã thay đổi theme của hệ thống ảo full XP thành Windows Classic – nhưng đường
viền cửa sổ trong các ứng dụng seamless của tôi vẫn sử dụng theme Windows XP mặc định. Đã thiết lập
4
Folder Options trong hệ thống ảo full XP để hiển thị các phần mở rộng cho các kiểu file đã biết, nhưng
các mở rộng của tên file vẫn bị ẩn khi sử dụng hộp thoại File Open/Save trong Word 2003 trong chế độ
seamless.
Thậm chí đáng ngạc nhiên hơn là lỗi của Microsoft khi giải quyết vấn đề ngay sau khi cài đặt Office
2003. Mỗi lần cố gắng shut down Word 2003 và chuyển trở lại full XPM desktop, bạn sẽ đều nhận được

một thông báo lỗi nói rằng Customer Experience Improvement Program wizard vẫn đang chạy trong
Word 2003 session. Những gì xảy ra là Word 2003 đã tự động khởi chạy nên wizard cần hỏi bạn để join
một chương trình gửi dữ liệu trở lại Microsoft về cách bạn đã sử dụng Office như thế nào. Vì chế độ
seamless của XPM không cho phép wizard này có được một cửa sổ để xuất hiện bên trong nên không có
cách nào để làm cho wizard này đóng và biến mất, không có cách nào để tắt thông báo lỗi XPM.
Một số mẹo chỉnh sửa cho một vài vấn đề nói trên
Microsoft không nói bất cứ thứ gì về các vấn đề này, bên cạnh đó cũng không bảo bạn về cách khắc phục
chúng, tuy nhiên có một số cách bạn có thể thực hiện. Phương pháp mà chúng tôi mô tả khá đơn giản
nhưng lại làm việc tốt.
Đầu tiên, shut down ứng dụng seamless đang chạy và khởi chạy Virtual Windows XP để bạn sẽ làm việc
trong hệ thống ảo hoàn chỉnh với desktop XP trong một cửa sổ. Kích phải vào desktop, chọn "New |
Shortcut", khi được nhắc nhở về vị trí của mục, kích nút "Browse" và điều hướng đến "Desktop" và kích
OK. Đặt tên shortcut là "Explorer XP". Tiếp đến, kích phải nút "XP Start" và chọn "Open All Users"; mở
thư mục "Programs", sau đó kéo shortcut Explorer XP mới vào nó.
Kích phải và desktop, chọn "New | Shortcut" và nhập "regedit.exe" (không có dấu ngoặc kép) như vị trí
của mục; đặt tên shortcut là "Regedit XP", kéo nó vào thư mục Programs mà bạn đã mở từ trước. Đóng
cửa sổ Programs và đợi một vài giây cho các shortcut mà bạn đã tạo được nhân bản tự động trong start
menu của Windows 7. Sau đó từ menu trên cùng của cửa sổ Virtual Windows XP, chọn "Action | Close".
Start Menu của Windows 7 của bạn lúc này sẽ có một shortcut có tên Explorer XP (Virtual Windows XP)
và Regedit XP (Virtual Windows XP). Khi bạn khởi chạy biểu tượng Explorer XP (Virtual Windows
XP), nó sẽ mở Windows XP Explorer trong hệ thống Virtual XP của bạn; nếu bạn kích "My Computer"
trong phần panel bên trái, sau đó "Control Panel", bạn sẽ có thể truy cập vào bất cứ tính năng giao diện
nào sử dụng cho các ứng dụng seamless.
Khi khởi chạy biểu tượng Regedit XP (Virtual Windows XP), nó sẽ chạy một bản copy của Regedit với
tài khoản chạy các XPM session với tư cách người dùng hiện hành Current User.
Việc thiết kế một chế độ mô phỏng cho một hệ điều hành cũ không dễ dàng nhưng vẫn có thể thực hiện.
Quay trở lại cách đây không lâu, khi Apple thiết kế một lớp tương thích XPM cho OS X mang tên
"Classic Mode" để OS X có thể chạy các ứng dụng được viết cho OS 9 và các phiên bản trước đó của
Mac OS, Apple đã thực hiện đúng mọi thứ mà Microsoft chưa thực hiện được với XPM. Classic Mode
của Apple rất hợp với OS X. Có một số thứ thể hiện sự thích hợp đó như bạn không cần phải nhảy từ nơi

này sang nơi kia để chọn một máy in hoặc tìm các file nào đó.
Kết luận
Có thể có một số vấn đề với chế độ XP Mode, tuy nhiên chúng ta cần phải hiểu nó vẫn đang trong bản
beta, chính vì vậy Microsoft có thể nhận các phản hồi từ phía người dùng và đưa ra những thay đổi cuối
cùng sao cho phù hợp nhất. Về phía các bạn, nếu các bạn đã dùng thử chế độ này và phát hiện ra một điều
gì đó, hãy comment để chúng ta có một cộng đồng tin tức thú vị.
(Theo Văn Linh/Quản trị mạng/PCmag)
18 điều cần biết về mạng 4G
5
Mạng 4G có nghĩa là gì? Nó có nhanh hơn 3G không? Giá cước của nó có rẻ hơn 3G không và bao
giờ thì người dùng được “thử” công nghệ này?
1. 4G có nghĩa là gì?
Cũng giống như các thuật ngữ 2G hay 3G, 4G chỉ là một từ viết tắt của cụm từ "fourth generation" (thế hệ
thứ 4) để thuận tiện cho các chương trình marketing của các nhà mạng. Dịch vụ viễn thông hay kết nối
không dây sử dụng công nghệ này thực ra rất khác biệt nhau và phụ thuộc vào các nhà cung cấp dịch vụ
nhưng thông thường, một mạng không dây sử dụng công nghệ 4G sẽ có tốc độ nhanh hơn mạng 3G từ 4
đến 10 lần.
2. Mạng 4G sử dụng công nghệ nào?
Hiện thế giới đang tồn tại 2 chuẩn công nghệ lõi của mạng 4G là WiMax và Long Term Evolution (LTE).
WiMax là chuẩn kết nối không dây được phát triển bởi IEEE (Institute of Electrical and Electronics
Engineers) còn LTE là chuẩn do 3GPP, một bộ phận của liên minh các nhà mạng sử dụng công nghệ
GSM. Cả WiMax và LTE đều sử dụng các công nghệ thu phát tiên tiến để nâng cao khả năng bắt sóng và
hoạt động của thiết bị, mạng lưới. Tuy nhiên, mỗi công nghệ đều sử dụng một dải băng tần khác nhau.
3. Tốc độ của 4G so với 3G thế nào?
Các nhà cung cấp dịch vụ sử dụng công nghệ WiMax thường quảng cáo mạng của họ có tốc độ tải xuống
(download) từ 2 Mbps đến 6 Mbps và đỉnh điểm nhất có thể lên tới 10 Mbps hoặc cao hơn chút nữa.
Verizon, nhà mạng đang chuẩn bị triển khai mạng LTE tại Mỹ vào cuối năm nay cho biết, dịch vụ của họ
sẽ có tốc độ khoảng từ 5 – 12 Mbps.
Hầu hết các mạng 3G hiện tại đều có tốc độ từ 400 kilobit/s cho đến 1,5 Mbps.
4. Vì sao tôi cần 4G?

Mạng 4G với tốc độ cao hơn hẳn sẽ giúp cho tốc độ truyền tải của dữ liệu trên các hệ thống mạng được
cải thiện đáng kể và đưa các dịch vụ cao cấp như sử dụng ứng dụng di động, trên video trực tiếp trên
mạng, hội nghị truyền hình hay chơi game trực tuyến… sẽ bùng nổ thực sự.
Tuy nhiên, điểm “lợi hại” nhất của mạng 4G là nó có thể thay thế một cách hoàn hảo các đường truyền
Internet cố định (kể cả đường truyền cáp quang) với tốc độ không thua kém, vùng phủ sóng rộng lớn hơn
và có tính di động rất cao.
5. Hiện nay mạng 4G đã có chưa?
Câu trả lời là “Rồi” nhưng chỉ ở một số nơi nhất định.
Tại Mỹ, nhà mạng Sprint Nextel đã hợp tác với Clearwire để cung cấp dịch vụ 4G trên nền tảng WiMax
tại 28 thành phố lớn. Trong năm 2010, liên minh này có kế hoạch phát triển thêm dịch vụ của mình tới
các thành phố như Los Angeles, New York, và San Francisco…
Với công nghệ LTE, Verizon là nhà mạng “nhiệt tình” nhất tại Mỹ và có kế hoạch chính thức cung cấp
dịch vụ 4G thương mại tại 25 đến 30 thị trường lớn của Mỹ đến cuối năm 2010.
AT&T cũng đã có kế hoạch triển khai mạng LTE vào năm 2011.
Trên thị trường quốc tế, dịch vụ trên nền WiMax đã được triển khai tại một số quốc gia như Nhật Bản,
Hàn Quốc hay Nga và mới chỉ có một nhà mạng duy nhất triển khai LTE ở Thụy Điển.
6. Cước phí của 4G so với 3G thế nào?
6
Hiện tại, 4G đang tỏ rõ ưu thế và sự hấp dẫn về mặt chi phí so với 3G. Liên minh Clearwire/Sprint hiện
đang áp dụng các gói cước “không hạn chế dung lượng” với giá chỉ 10 đến 20 USD/tháng trong khi một
gói cước 3G tại Mỹ, người dùng phải trả khoảng 60 USD nhưng bị giới hạn dung lượng không quá 5 GB.
Verizon chưa công bố giá cước mà họ dự định áp dụng với mạng 4G theo chuẩn LTE.
7. Có thể dùng điện thoại 3G hay USB 3G để kết nối 4G không?
Câu trả lời là không vì 2 công nghệ này sử dụng các dải băng tần khác nhau.
8. 4G có hỗ trợ gọi điện thoại không?
Đến thời điểm hiện tại thì chưa và nếu người dùng 4G muốn “alo” với bạn bè chỉ có giải pháp duy nhất là
sử dụng các dịch vụ gọi điện thoại qua Internet như Skype.
Một số mẫu điện thoại di động 4G mới xuất hiện gần đây thường hoạt động theo chế độ “kép” tức vẫn
phải sử dụng chip kết nối 3G cho các cuộc gọi thoại và chip 4G cho các dịch vụ dữ liệu.
9. Đã có mẫu điện thoại di động 4G nào chưa?

Tính đến tháng 4/2010, thị trường Mỹ mới chỉ có duy nhất một mẫu “dế 4G” của nhà mạng Sprint phân
phối mang tên HTC EVO 4G. Trước đó, HTC cũng đã giới thiệu một chiếc WiMax phone dành riêng cho
các nhà mạng ở Nga.
Verizon tuyên bố họ sẽ có những mẫu di động LTE vào khoảng giữa năm 2011.
10. Tại sao không có phiên bản iPhone 4G?
Kể từ khi Apple bắt đầu bán iPhone tại thị trường Mỹ, AT&T vẫn là nhà mạng cung cấp
dịch vụ và phân phối độc quyền của sản phẩm này nên tất cả các mẫu iPhone đều được
trang bị con chip kết nối với mạng 3G của AT&T. Người ta hy vọng rằng trong tương lai,
khi Apple quyết định mở rộng danh sách nhà mạng phân phối iPhone với Verizon và kế
hoạch triển khai 4G rất sớm của nhà mạng này sẽ buộc Apple phải sản xuất những mẫu
iPhone thế hệ mới hoạt động trên mạng CDMA vào cuối năm nay.
11. Liệu tôi có thể sử dụng 4G trên điện thoại trong khi đang di chuyển không?
Có. 4G mới thực sự là mạng băng rộng di động đúng nghĩa.
12. Có thể sử dụng 4G ở những nơi khác nhau với một chiếc di động có khả năng
roaming không?
Tất nhiên là có với điều kiện nhà mạng của 2 nơi phải sử dụng chung chuẩn công nghệ.
Nếu thuê bao của bạn thuộc về nhà mạng 4G dùng chuẩn LTE bạn sẽ không thể sử dụng
dịch vụ của nhà mạng dùng chuẩn WiMax.
Tin vui là mới đây có một hãng sản xuất chip tuyên bố họ đang phát triển một mẫu chip có
khả năng kết nối với cả 2 mạng WiMax và LTE. Dẫu vậy, người dùng sẽ còn phải đợi ít
nhất vài năm nữa khi sản phẩm này được thương mại hóa phổ biến.
13. 4G có thể được cung cấp ở những vùng nông thôn không?
7
Với chi phí rẻ hơn và tốc độ cao hơn hẳn 3G, chắc chắn 4G sẽ là giải pháp hoàn hảo nhất
cho các chương trình “phổ cập Internet băng rộng” tại hầu hết các quốc gia. Đây cũng
chính là niềm hy vọng của những khu vực dân cư thưa, địa hình phức tạp và thu nhập thấp.
14. 4G có thể thay thế cho đường truyền ADSL hay cáp quang không?
Như đã nói ở trên, 4G hoàn toàn có thể khiến các mạng Internet cố định bị “tuyệt chủng”
trừ phi khách hàng muốn có một đường truyền riêng (leased line).
15. Wi-Fi và 4G có thể “hợp tác” với nhau không?

Có. Clearwire và Sprint hiện đang có 2 sản phẩm bộ định tuyến (router) có khả năng thu
phát cả Wi-Fi và WiMax. Các router này sẽ kết nối với mạng WiMax và sau đó “chuyển
đổi” sang dạng sóng Wi-Fi để các thiết bị khác cũng có thể sử dụng được.
Mẫu di động HTC EVO 4G cũng có thể đóng vai trò của một chiếc router mini cho phép
chiu sẻ kết nối WiMax với 8 thiết bị khác thông qua sóng Wi-Fi.
16. Gần đây tôi có nghe nói về "HSPA+" hay "3,5G". Chúng là gì?
Nhà mạng T-Mobile USA (Mỹ) đang trong quá trình triển khai một mạng truyền dữ liệu di
động dựa trên một phiên bản tiên tiến hơn của giao thức 3G hiện nay. Trên lý thuyết, mạng
này có thể có tốc độ lên tới 21 Mbps nhưng khi thử nghiệm trên thực tế gần đây nó cũng
chỉ nhanh hơn mạng 3G chút ít.
17. Tại sao nhiều người nói mạng 4G hiện nay không phải là “4G thực”?
Các cơ quan tiêu chuẩn viễn thông thương đặt ra tiêu chí “chính thức” của dịch vụ 4G với
một tốc độ rất “khủng” mà công nghệ của thế giới sẽ còn phải mất nhiều năm nữa mới có
thể đạt được mức đó.
Nhưng các nhà kinh doanh và tiếp thị lại nghĩ rằng với tốc độ hiện nay, 4G đã có thể tạo ra
một bước nhảy vọt và xứng đáng được gọi là mạng không dây “thế hệ kế tiếp”.
18. Liệu có thể có cái gọi là “4G thực” không?
Cả 2 chuẩn công nghệ WiMax và LTE hiện nay đều có thể đạt tới tốc độ “4G thực” tức tốc
độ tải xuống tối thiểu là 100 Mbps nhưng có lẽ thế giới còn phải đợi thêm vài năm nữa.
8

×