MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU 2
B.NỘI DUNG 3
I. Tổng quan về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế quốc dân 3
1.Cơ sở lí thuyết: 3
2.Cơ sở thực tiễn 5
II-Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá 8
1.Những mặt tích cực 8
2.Những mặt hạn chế: 12
3.Ý kiến,đánh giá chủ quan của bản thân 15
III. Định hướng và giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
theo hướng CNH, HĐH trong những năm tới 17
1.Trong nông nghiệp: 17
2. Trong công nghiệp 19
3.Trong dịch vụ 21
C.KẾT LUẬN 22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
1
A. LỜI MỞ ĐẦU
Từ Đại hội Đảng VIII đến nay, Đảng ta luôn xác định công nghiệp hoá là
nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ. Nhiệm vụ CNH - HĐH đã được thực
hiện ở nước ta trong những năm qua, nhất là thời kỳ đổi mới chúng ta đã thu
được nhiều thành tựu quan trọng tạo thế và lực cho thời kỳ phát triển tiếp
theo. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được chúng ta không tránh khỏi những
sai lầm. Để giải quyết những nhiệm vụ mới đặt ra cùng khắc phục những
thiếu xót khiếm khuyết, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu về kinh tế đưa đất nước ra
khỏi tình trạng đói nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, tăng cường tiềm lực
quốc phòng an ninh, củng cố vững chắc độc lập chủ quyền quốc gia thì không
có con đường nào khác con đường đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước.Quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng là quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Vấn đề CNH - HĐH là một vấn đề rất rộng, trong phạm vi bài viết này
em xin đề cập đến “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hoá hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay”Nội dung của đề án dựa trên tư
tưởng của những bài viết về vấn đề CNH - HĐH của các chuyên gia hoạt
động trong các ngành kinh tế, do phạm vi của vấn đề rộng lớn cùng hạn chế
về mặt trình độ nhận thức của bản thân nên nội dung tiểu luận này khó tránh
khỏi những sơ sài, hạn chế và thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của các thầy cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Tô Đức Hạnh đã giúp đỡ em
hoàn thành tiểu luận này.
2
B.NỘI DUNG
I. Tổng quan về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế quốc dân
1.Cơ sở lí thuyết:
a.Cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cáu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là cấu tạo hay cấu trúc của nền kinh tế bao gồmC:
- Tổng thể các nhóm ngành, các yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế của
một quốc gia.
- Số lượng, tỷ trọng của các nhóm ngành và của các yếu tố cấu thành hệ
thống kinh tế trong tổng thể nền kinh tế đất nước.
- Các mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các nhóm ngành, các yếu tố
hướng vào các mục tiêu đã xác định.
- Sự vận động và phát triển của nền kinh tế theo thời gian luôn bao hàm
trong đó sự thay đổi bản thân các bộ phận cũng như sự thay đổi của các kiểu
cơ cấu. Cho nên dù xem xét dưới bất kỳ góc độ nào cũng có thể thấy rằng. Cơ
cấu của nền kinh tế quốc dân là tổng thể những mối quan hệ về chất lượng, số
lượng giữa các bộ phận cấu thành đó trong một thời gian và trong những điều
kiện kinh tế -xã hội nhất định.
Nền kinh tế quốc dân dưới giác độ cấu trúc là sự đan xen của nhiều loại
cơ cấu khác nhau, có mối quan hệ chi phối lẫn nhau trong quá trình phát triển
kinh tế.Trong đó cơ cấu các ngành kinh tế là quan trọng nhất, quyết định các
hình thức cơ cấu kinh tế khác. Một nền kinh tế muốn tăng trưởng phát triển
thì phải hợp lý, tiên tiến, đáp ứng nhu cầu đặt ra của thời đại, không một nền
kinh tế nào chỉ dựa vào nông nghiệp, công nghiệp hay dịch vụ. Cơ cấu kinh tế
hợp lý cho phép khai thông, tạo động lực cho việc khai thác có hiệu quả
nguồn lực trong ngoài nước.
3
Việc hình thành cơ cấu kinh tế được diễn ra theo hai quá trình tự phát và
có kế hoạch. Ngày nay để được thực hiện được mục tiêu tổng quát trong phát
triển kinh tế, chính phủ các nước chủ động xác định cơ cấu kinh tế trong
chiến lước phát triển của mình, giải quyết vấn đề cơ cấu kinh tế luôn là trọng
tâm của việc hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế các nước.
Mặt khác, cơ cấu kinh tế luôn thay đổi theo từng thời kỳ phát triển bởi
các yếu tố hợp thành cơ cấu kinh tế không cố định. Đó là sự thay đổi về số
lượng các ngành hoặc sự thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các vùng,
các thành phần do sự xuất hiện hoặc biến mất của một số ngành và tốc độ
tăng trưởng giữa các yếu tố cấu thành cơ cấu kinh tế không đồng đều. Sự thay
đổi của cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với
môi trường phát triến gọi là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việc chuyển dịch
cơ cấu kinh tế phải dựa trên nền tảng cơ sở một cơ cấu hiện có do đó nội dung
của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù
hợp để xây dụng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm
biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn. Như vậy, chuyển
dịch cơ cấu thực chất là sự điều chỉnh cơ cấu trên 3 mặt biểu hiện của cơ cấu
kinh tế, đó là cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu vùng -lãnh thổ
kinh tế. Nhằm hướng sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế theo các mục tiêu
kinh tế - xã hội đã xác định cho từng thời kỳ phát triển.
b.Công nghiệp hóa và hiện đai hóa:
+/Công nghiệp hóa là một quá trình chuyển một nước từ nền kinh tế
nông nghiệp lạc hậu thành một nước có nền kinh tế công nghiệp phát triển.
+/hiện đại hóa: là quá trình sử dụng những kĩ thuật công nghệ hiện đại,
tiên tiến vào quá trình sản xuất, vào các hoạt động kinh tế xã hội.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) là tất yếu khách quan đối
với các nước có nền kinh té kém phát triển như ở Việt Nam. Mục tiêu CNH,
HĐH là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất -kỹ
4
thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng là
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chính trong quá trình này, việc xác lập
cơ cấu kinh tế hợp lý diễn ra dần dần gắn với các giai đoạn của CNH, HĐH
và mỗi bước phát triển của cơ sở vật chất - kỹ thuật. Đó là sự thay đổi cơ cấu
kinh tế từ tình trạng lạc hậu, mất cân đối, hiệu quả kém sang một cơ cấu hợp
lý, đa dạng, cân đối, năng động và có hiệu quả cao, gắn với từng bước trưởng
thành của cơ sở vật chất - kỹ thuật do CNH, HĐH tạo ra.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phản ánh sự thay đổi về chất của nền kinh
tế theo hướng CNH, HĐH, tạo tiền đề vật chất cho sự tăng trưởng ổn định của
nền kinh tế. Xác đinh cơ cấu kinh tế hợp lý có nghĩa là:
-Đạt những mục tiêu của ngành, sản xuất những sản phẩm chủ yếu, đáp
ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân.
-Đạt những mục tiêu của vùng, hoàn thành những nhiệm vụ kinh tế
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và các nguồn lực trong vùng.
-Đạt những mục tiêu của nền kinh tế, thể hiện đúng chiến lược phát triển
kinh tế quốc gia.
2.Cơ sở thực tiễn
a. Sự cần thiết phải tiến hành công nghiêp hóa, hiện đại hóa
Trong mấy thập kỷ qua, các nước vùng Châu á- Thái Bình Dương đã tận
dụng khá tốt những lợi thế so sánh để phát triển nền kinh tế của mình nên đã
đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, làm cho khu vực này trở thành khu vực phát
triển kinh tế năng động nhất trên thế giới. Nhờ đó, đã xuất hiện những nước
công nghiệp hoá mới, có những nước đã đứng vào hàng ngũ các nước có tốc
độ tăng trưởng cao. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế ở các nước này giá nhân
công ngày càng tăng đã làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm do họ
sản xuất ra bởi giá thành tăng. Các nước này vì thế phải tìm cách chuyển một
phần các lĩnh vực sản xuất khó cạnh tranh sang các nước khác dưới hình thức
5
đầu tư, chuyển giao công nghệ. Các nước kém phát triển hơn lại có nhu cầu
tiếp nhận các công nghệ có trình độ thấp để từng bước tham gia vào thị
trường thế giới, tạo ra cơ may và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị
trường thế giới. Sự gặp gỡ cung và cầu công nghệ trình độ thấp đã thúc đẩy
nhanh quá trình chuyển giao công nghệ và đầu tư trực tiếp vào các nước đang
phát triển làm thay đổi cơ cấu kinh tế ở các nước này.
Sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ đã tạo ra những lĩnh
vực công nghệ mới, có hiệu quả cao đặc biệt là các công nghệ tiết kiệm tài
nguyên, bảo vệ mội trường. Việc thực hiện công nghệ này trước mắt chưa thu
lợi nhuận, nhưng trong tương lai thì lại có cơ sở để giành vị trí thống trị hoặc
áp đảo thị trường khu vực và thế giới. Trước những biến đổi nhanh chóng trên
thế giới đòi hỏi chúng ta phải nhận thức rõ để không bị lạc hậu, phải biết tận
dụng những lợi thế của nước đi sau để phát triển, hội nhập mà không bị biến
thành nơi tiếp nhận những công nghệ trình độ thấp, bị lệ thuộc vào các nước
xuất khẩu công nghệ. Việt Nam là một trong những nước nghèo trên thế giới,
dù chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội trong
thời gian qua. Song so với các nước trong khu vực và trên thế giới chúng ta
cần phải phấn đấu hơn nữa. Một trong những giải pháp quan trọng đó chính là
phải điều chỉnh cơ cấu kinh tế đặc biệt là cơ cấu ngành cho phù hợp với tình
hình kinh tế trong nước và khu vực, thế giới theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá.
b.Mục tiêu, con đường phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một
nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý,
quan hệ sản xuất tiên tiến, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân
giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Từ nay đến 2020 ra sức phấn
đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
6
Với mục tiêu trên thì yêu cầu lực lượng sản xuất của chúng ta đến lúc đó
sẽ đạt trình độ khá hiện đại, phần lớn lao động thủ công được thay thế bằng
lao động sử dụng máy móc, điện khí hoá cơ bản được thực hiện trong cả
nước, năng suất lao động xã hội và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn so
với hiện nay. Công nghiệp và dịch vụ sẽ phải chiếm tỷ trọng rất lớn trong
GDP và lao động xã hội dù nông nghiệp vẫn tiếp tục phát triển mạnh. Muốn
thực hiện được mục tiêu đề ta chúng ta không còn cách nào khác là phải
chuyển dịch cơ câú kinh tế, đặt biệt là cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá - hiện đại hoá.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhằm đáp ứng được sự phân công
lao động quốc tế sớm đưa Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới tạo cho
chúng ta có được chỗ đứng và thế mạnh trong khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cũng nhằm khai thác, tận dụng hết
những tiềm năng của Việt Nam. Thứ nhất đó chính là tiềm năng con người,
con người Việt Nam được đánh giá là thông minh cần cù, chăm chỉ, nhẫn nại,
có óc cầu tiến, có năng lực hấp thụ cái mới, thích ứng với hoàn cảnh mới.
Hơn nữa với dân số hơn 80 triệu dân với cơ cấu dân số tỷ lệ thanh niên cao
thuận lợi cho phát triển. Với tỷ lệ lao động nông thôn cao việc chuyển dịch cơ
cấu ngành cũng tận dụng được nguồn lao động dồi dào này. Thứ hai là tài
nguyên thiên nhiên, dù không phải là nước giàu tài nguyên nhưng với số
lượng vừa đủ để có thể trở thành những tích luỹ ban đầu quan trọng nhằm
khởi động quá trình công nghiệp hoá và cung cấp nguyên liệu cho những
ngành công nghiệp giai đoạn sau. Với bờ biển dài 3000 km và vị trí địa lý
thuận lợi làm cho chúng ta dễ dàng tiếp cận được với thị trường thế giới.
- Việt Nam đã gia nhập WTO, về cơ bản sẽ mang lại cho chúng ta nhiều
cơ hội, nhưng cũng không ít những thách thức. Việc tận dụng tốt các cơ hội
và đối phó với những thách thức buộc chúng ta phải có chiến lược công
nghiệp hoá đúng đắn, có sự chuyển dịch kinh tế mạnh mẽ nhằm thúc đẩy sự
7
phát triển trong nước, đưa hàng hoá của chúng ta đủ sức cạnh tranh đối với
hàng hoá của các nước khác. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự cần thiết cho quá trình trên, nó sẽ giúp
cho ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu của chúng ta có được sức sống để
phát triển lớn mạnh.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế quốc dân mang lại nhiều cơ hội cho
sự phát triển công bằng. Như ta biết phát triển và xây dựng xã hội công bằng
là hai mục tiêu nhiều lúc trái ngược nhau. Thế nào là phát triển công bằng? có
nhiều khái niệm nhưng ở đây có thể hiểu đó là sự rút ngắn khoảng cách về
mức thu nhập giữa các tầng lớp, thành quả của sự phát triển sẽ được phân
phối đến mọi người một cách thoả đáng, công bằng. Ta thấy chuyển dịch cơ
cấu ngành sẽ mang lại điều này một cách tốt nhất, bởi nó tạo ra nhiều cơ hội
làm việc và tạo điều kiện cho đông đảo tầng lớp dân chúng tiếp cận cơ hội đó.
Chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng CNH đi liền với phát triển nông thôn
nơi có đại bộ phận lao động, sinh sống tại đây làm cho mức sống của họ sẽ
tăng lên.
- Việt Nam là một nước đi sau trong phát triển, muốn đuổi kịp các nước
khác một cách nhanh chóng thì cần phải có chính sách đúng đắn để “nhảy
vọt”, “đi tắt”, “đón đầu”, muốn thế chúng ta cần phải có chính sách đúng đắn
trong chiến lược công nghiệp hoá, đó chính là phải có một cơ cấu kinh tế hợp
lý, phải có một cơ cấu ngành đủ mạnh sẵn sàng tham gia phân công lao động
quốc tế và cạnh tranh trên thị trường thế giới.
II-Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá
1.Những mặt tích cực
Nhìn chung, những cải cách kinh tế mạnh mẽ trong gần hai thập kỷ đổi
mới vừa qua đã mang lại cho Việt Nam những thành quả bước đầu rất đáng
8
phấn khởi. Việt Nam đã tạo ra được một môi trường kinh tế thị trường có tính
cạnh tranh và năng động hơn bao giờ hết. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần được khuyến khích phát triển, tạo nên tính hiệu quả trong việc huy động
các nguồn lực xã hội phục vụ cho tăng trưởng kinh tế. Các quan hệ kinh tế đối
ngoại đã trở nên thông thoáng hơn, thu hút được ngày càng nhiều các nguồn
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu
và phát triển thêm một số lĩnh vực hoạt động tạo ra nguồn thu ngoại tệ ngày
càng lớn như du lịch, xuất khẩu lao động, tiếp nhận kiều hối...
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 5 năm (2001 - 2005) tăng bình quân
7,5%/năm. Năm 2005, GDP theo giá hiện hành ước đạt 838 nghìn tỉ đồng,
bình quân đầu người trên 10,0 triệu đồng (tương đương khoảng 640 USD).
Năm 2006 GDP đã đạt mức tăng 8,2%, đến năm 2007, tốc độ tăng GDP của
Việt nam là 8,44% đứng thứ 3 châu Á (sau Trung Quốc: 11,3% và Ấn Độ
khoảng: 9%.)Cùng với tốc độ tăng cao của GDP, cơ cấu kinh tế trong nước đã
có sự thay đổi đáng kể. Từ năm 1990 đến 2007, tỷ trọng của khu vực nông
nghiệp đã giảm từ 38,7% xuống 20% GDP, nhường chỗ cho sự tăng lên về tỷ
trọng của khu vực công nghiệp và xây dựng từ 22,7% lên 41,5%, còn khu vực
dịch vụ được duy trì ở mức gần như không thay đổi: 38,6% năm 1990 và
38,10% năm 2007.. Cơ cấu của khu vực dịch vụ thay đổi theo hướng tăng
nhanh tỷ trọng của các ngành dịch vụ có chất lượng cao như tài chính, ngân
hàng, bảo hiểm, du lịch…
Ta có thể nhận thấy tỉ trọng ngành công nghiệp và ngành dịch vụ ngày
càng chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP của nền kinh tế quốc dân, đó là
biểu hiện của xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng CNH, HĐH.
Ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh tạo nên sự chuyển dịch vượt
trước, tạo tiền đề, cơ sở vật chất cho nông nghiệp và dịch vụ phát triển. Bên
cạnh đó, trong nội bộ các ngành kinh tế cũng có sự chuyển dịch mạnh mẽ
theo yêu cầu của quá trình CNH, HĐH.
9