Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tiểu luận : Giải pháp đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng hiện nay docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.99 KB, 20 trang )

Giải pháp đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng hiện nay
Tiểu Luận
Giải pháp đa dạng
hóa các dịch vụ ngân
hàng hiện nay

Nhóm 4 trang 1
Giải pháp đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng hiện nay

Mục Lục
Mục Lục 2
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I 3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG 3
Khái niệm về NHTM và dịch vụ ngân hàng 3
Khái niệm về NHTM 3
Khái niệm về dịch vụ ngân hàng 3
Sản phẩm dịch vụ ngân hàng 4
Các loại hình dịch vụ ngân hàng truyền thống 4
Thanh toán 4
Các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại 5
Đa dạng hóa nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng – xu thế phát triển tất yếu của các NHTMViệt
Nam 7
Tác động đa dạng hóa loại hình dịch vụ ngân hàng trong nâng cao hiệu quả hoạt động của
NHTM 7
Các nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa loại hình dịch vụ ngân hàng 8
Sự gia tăng nhanh chóng trong danh mục dịch vụ 8
CHƯƠNG II 10
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG HIỆN NAY 10
Thực trạng phát triển của các ngân hàng hiện nay 10
Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VIETINBANK)(NHCTVN) 11


Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (VIETCOMBANK) 15
Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam (EXIMBANK) 16
Hạn chế của đa dạng hóa loại hình dịch vụ ngân hàng ở các NHTMViệt Nam 17
Biện pháp đa dạng hóa loại hình dịch vụ ngân hàng 17
Nhóm 4 trang 2
Giải pháp đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng hiện nay
LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình tự do hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang phát triển ngày càng mạnh
mẽ cả về quy mô và tốc độ. Không nằm ngoài xu hướng đó, Việt Nam cũng đang rất tích
cực tham gia vào quá trình này.
Dịch vụ ngân hàng là một trong những ngành dịch vụ quan trọng, nhạy cảm có ảnh
hưởng to lớn đến sự phát triển của nền kinh tế và sự thành công của tiến trình hội nhập.
Trong những năm qua, cùng với công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế đất nước, dịch
vụ ngân hàng không ngừng tăng trưởng, vững mạnh về quy mô, mạng lưới giao dịch,
năng lực tài chính, năng lực điều hành, số lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng đa
dạng… Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, dịch vụ ngân hàng Việt Nam
còn bộc lộ những mặt hạn chế, thực sự chưa đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn hội
nhập kinh tế quốc tế như từng dịch vụ của NHTM chưa tạo dựng được thương hiệu riêng,
quy mô của từng dịch vụ còn nhỏ, chất lượng dịch vụ thấp, sức cạnh tranh yếu,…
Trong điều kiện Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), dịch
vụ ngân hàng được dự báo sẽ là dịch vụ cạnh tranh rất khốc liệt, vòng bảo hộ cho NHTM
trong nước không còn. Vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng Việt
Nam đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài trong giai đoạn hội nhập, nhóm
chọn để tài “Giải pháp đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng hiện nay”. Hy vọng đề tài này
sẽ góp phần nhỏ thúc đẩy sự phát triển dịch vụ ngân hàng, cũng như làm cho dịch vụ này
ngày càng đa dạng và tiện lợi cho khách hàng khi giao dịch với ngân hàng.
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
Khái niệm về NHTM và dịch vụ ngân hàng
Khái niệm về NHTM

Ngân hàng thương mại (NHTM) là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công ty,
xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng
số vốn đó để cho vay, chiết khấu, ngoài ra NHTM còn cung cấp các phương tiện thanh
toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên. NHTM là loại ngân hàng
có số lượng lớn và rất phổ biến trong nền kinh tế.
Theo điều 10 Luật các tổ chức tín dụng (luật số 02/1997/QH10) chỉ rõ: “Ngân hàng là
loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động
kinh doanh khác có liên quan”.
Khái niệm về dịch vụ ngân hàng
Dịch vụ ngân hàng là gì? Nói đến dịch vụ ngân hàng, người ta thường gắn nó với hai
đặc điểm:
Thứ nhất, Đó là các dịch vụ mà chỉ có các ngân hàng với những ưu thế của nó mới
có thể thực hiện được một cách trọn vẹn và đầy đủ.
 Ưu thế của NHTM được thể hiện qua các điểm sau đây:
Nhóm 4 trang 3
Giải pháp đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng hiện nay
 Có hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp, không những ở trong nước mà còn ở
các nước khác.
 Có quan hệ với nhiều công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế… do đó, nắm bắt được
tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng một cách cụ thể sâu
sắc, biết được những điểm mạnh và điểm yếu của từng khách hàng.
 Có trang bị hệ thống thông tin hiện đại, đồng thời thu nhận và nắm bắt được nhiều
thông tin về tình hình kinh tế, tài chính, tình hình tiền tệ, giá cả, tỷ giá… và diễn biến của
nó trên thị trường trong nước và quốc tế.
Thứ hai, Đó là các dịch vụ gắn liền với hoạt động ngân hàng không những cho phép
NHTM thực hiện tốt yêu cầu của khách hàng, mà còn hỗ trợ tích cực để NHTM thực hiện
tốt hơn chức năng thứ nhất và thứ hai của NHTM.
Dịch vụ ngân hàng mà NHTM cung cấp cho khách hàng không chỉ thuần túy để
hưởng hoa hồng và dịch vụ phí, yếu tố làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho nhà ngân
hàng, mà dịch vụ ngân hàng cũng có tác dụng hỗ trợ các mặt hoạt động chính của NHTM

mà trước hết là hoạt động tín dụng.
Sản phẩm dịch vụ ngân hàng
Các loại hình dịch vụ ngân hàng truyền thống.
Thanh toán
Ngân hàng cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán. Khi khách hàng
gửi tiền vào ngân hàng, họ nhận thấy ngân hàng không chỉ bảo quản mà còn thực hiện
các lệnh chi trả cho khách hàng của họ. Thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho thanh
toán không dùng tiền mặt, tức là người gửi tiết kiệm không cần phải đến ngân hàng để
lấy tiền mà chỉ cần viết giấy chi trả cho khách, khách hàng mang giấy đến ngân hàng sẽ
nhận được tiền.
Chuyển tiền
- Chuyển tiền trong nước.
- Chuyển tiền ra nước ngoài.
Dich vụ ngân quỹ và quản lý tiền tệ
- Dịch vụ thu đổi tiền.
- Kiểm định tiền thật, giả.
- Bảo quản các tài sản quý giá, các giấy tờ, chứng thư quan trọng của dân chúng.
- Dịch vụ vận chuyển tiền mặt.
- Chi trả lương vào tài khoản cá nhân theo danh sách, dịch vụ chi hộ…
Dịch vụ ủy thác
Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã thực hiện việc quản lý tài sản và quản lý hoạt
động tài chính cho cá nhân và doanh nghiệp thương mại. Theo đó, ngân hàng sẽ thu phí
trên cơ sở giá trị của tài sản hay quy mô mà họ quản lý. Chức năng quản lý tài sản này
được gọi là dịch vụ ủy thác (trust service). Hầu hết các ngân hàng đều cung cấp cả hai
loại: dịch vụ ủy thác thông thường cho cá nhân, hộ gia đình; và ủy thác thương mại cho
các doanh nghiệp.
Thông qua phòng Ủy thác cá nhân, các khách hàng có thể tiết kiệm các khoản tiền để
cho con đi học. Ngân hàng sẽ quản lý và đầu tư khoản tiền đó cho đến khi khách hàng
cần. Thậm chí phổ biến hơn, các ngân hàng đóng vai trò là người được ủy thác trong di
Nhóm 4 trang 4

Giải pháp đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng hiện nay
chúc quản lý tài sản cho khách hàng đã qua đời bằng cách công bố tài sản, bảo quản các
tài sản có giá, đầu tư có hiệu quả, và đảm bảo cho người thừa kế hợp pháp việc nhận
được khoản thừa kế. Trong phòng ủy thác thương mại, ngân hàng quản lý danh mục đầu
tư chứng khoán và kế hoạch tiền lương cho các công ty kinh doanh. Ngân hàng đóng vai
trò như những người đại lý cho các công ty trong hoạt động phát hành cổ phiếu, trái
phiếu. Điều này đòi hỏi phòng ủy thác trả lãi hoặc cổ tức cho chứng khoán của công ty,
thu hồi các chứng khoán khi đến hạn bằng cách thanh toán toàn bộ cho người nắm giữ
chứng khoán.
Dịch vụ kinh doanh mua bán ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý.
Lịch sử cho thấy rằng một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là
trao đổi ngoại tệ - một nhà ngân hàng đứng ra mua, bán một loại tiền này, chẳng hạn
USD, lấy lại một đồng tiền khác, chẳng hạn Franc hay Pesos và hưởng phí dịch vụ. Sự
trao đổi đó là rất quan trọng đối với khách du lịch vì họ sẽ cảm thấy thuận tiện và thoải
mái hơn khi có trong tay đồng bản tệ của quốc gia hay thành phố họ đến. Trong thị
trường tài chính ngày nay, mua bán ngoại tệ thường chỉ do các ngân hàng lớn nhất thực
hiện bởi vì những giao dịch như vậy có mức độ rủi ro cao, đồng thời yêu cầu phải có
trình độ chuyên môn cao.
Dịch vụ tư vấn tài chính
Các ngân hàng từ lâu đã được khách hàng yêu cầu thực hiện hoạt động tư vấn tài
chính, đặc biệt là về tiết kiệm và đầu tư. Ngân hàng ngày nay cung cấp nhiều dịch vụ tư
vấn tài chính đa dạng, từ chuẩn bị về thuế và kế hoạch tài chính cho các cá nhân đến tư
nhân về các cơ hội thị trường trong nước và ngoài nước cho các khách hàng kinh doanh
của họ.
Các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại
 Khái niệm
Dịch vụ ngân hàng điện tử là những dịch vụ được ngân hàng cung cấp cho khách
hàng dựa trên nền tảng công nghệ thộng tin hiện đại, cho phép khách hàng có thể truy
nhập từ xa vào một ngân hàng nhằm nắm bắt các thông tin có liên quan đến hoạt động
ngân hàng, thực hiện các giao dịch với khách hàng thông qua các phương tiện thông tin

hiện đại mà không cần phải đến quầy giao dịch như trước nay.
Nói cách khác, dịch vụ ngân hàng điện tử là một hệ thống phần mềm vi tính cho phép
khách hàng tìm hiểu, nắm bắt thông tin tài chính ngân hàng, hoặc thực hiện hoặc được
cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng có liên quan, thông qua việc kết nối máy vi tính
của mình với hệ thống mạng máy tính của ngân hàng, hoặc thông qua các phương tiện
truyền thông hiện đại kết nối không dây khác.
Dịch vụ ngân hàng điện tử có 2 đặc tính:
- Không hoàn toàn thay thế cho các dịch vụ truyền thống mà mang tính kế thừa và
cải tiến từ các dịch vụ này.
- Gắn liền với sự phát triển và tiến bộ của công nghệ thông tin hiện đại.
 Các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử
Dịch vụ ngân hàng hiện đại còn được gọi là dịch vụ ngân hàng điện tử (E-Banking),
nhờ sự phát triển với tốc độ cao của công nghệ thông tin. Các sản phẩm, dịch vụ e-
banking được các ngân hàng cung cấp cho khách hàng bao gồm:
Các loại thẻ nhựa (Plastic Money)
Nhóm 4 trang 5
Giải pháp đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng hiện nay
“Plastic Money” là tên mà người ta đặt cho các loại thẻ nhựa dùng thay thế cho tiền
mặt. Có rất nhiều tên gọi khác nhau cho những loại thẻ này nhưng nhìn chung chúng đều
có hai chức năng chính: giúp người ta có thể rút được tiền mặt hoặc thực hiện thanh toán
mà không cần dùng tiền mặt hoặc séc.
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng lớn trên thế giới đều có thể phát hành một thẻ mang
ba chức năng cho khách hàng của họ:
- Chức năng bảo chi séc (có vai trò như một thẻ bảo đảm của ngân hàng hay một
thẻ bảo chi séc). Theo đó, ngân hàng đảm bảo thanh toán cho khoản tiền ghi trên séc do
khách hàng phát hành tới một hạn mức xác định.
- Dùng để rút tiền mặt từ các máy rút tiền tự động (automatic teller machines hay
còn gọi là ATM).
- Dùng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ bằng chuyển tiền điện tử tại điểm bán hàng
(Electronic Funds Transfer at Point of Sale hay còn được viết tắt là EFTPOS).

Các loại thẻ hiện nay:
 Thẻ ghi có (Credit Card) hay thẻ tín dụng.
 Thẻ thanh toán (Charge Card).
 Thẻ ghi nợ (Debit Card).
 Thẻ thông minh (Smart Card).
Hệ thống thanh toán điện tử tại các điểm bán hàng (EFTPOS)
EFTPOS hay còn gọi là dịch vụ chuyển tiền điện tử tại điểm bán hàng. Số tiền phải
trả cho hàng hóa sẽ được chuyển bằng công nghệ điện tử tại điểm bán hàng từ ngân hàng
của người mua sang ngân hàng của người bán. Điểm bán hàng có thể là tại siêu thị hay
trạm bán xăng, nơi mà khách hàng sử dụng thẻ để thanh toán cho hàng hóa. Người bán
hàng kéo trượt thẻ qua máy cà thẻ. Đây thực chất là một thiết bị đọc có thể đọc được các
thông tin được mã hóa trên dải từ nằm ở mặt sau thẻ.
Máy rút tiền tự động (Automatic Teller Machines – ATM)
Đúng như tên gọi, các máy rút tiền tự động (ATM) cho phép khách hàng tự mình rút
tiền mà không cần sự trợ giúp nào của nhân viên ngân hàng. Khách hàng dùng các loại
thẻ nhựa như đã nói ở phần trên đưa vào máy ATM, các máy này sẽ nhận dạng khách
hàng thông qua mã số nhận dạng cá nhân (PIN) mà khách hàng nhập trên bàn phím của
máy. Ngoài chức năng chủ yếu là cho phép khách hàng rút tiền mặt, các máy ATM còn
cung cấp một loạt các tiện ích khác như cho phép khách hàng vấn tin tài khoản, chuyển
tiền giữa các tài khoản, yêu cầu báo cáo tài khoản chi tiết hoặc in các báo cáo tài khoản
mini…
Home banking
Với ngân hàng tại nhà (home banking), khách hàng giao dịch với ngân hàng qua
mạng nhưng là mạng nội bộ (intranet) do ngân hàng xây dựng riêng. Các giao dịch được
tiến hành tại nhà thông qua hệ thống máy tính nối với hệ thống máy tính của ngân hàng.
Thông qua dịch vụ Home banking, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch về
chuyển tiền, liệt kê giao dịch, lãi suất, tỷ giá, báo Nợ, báo Có…Để sử dụng được dịch vụ
Home Banking khách hàng chỉ cần có máy tính (tại nhà hoặc trụ sở) kết nối với hệ thống
máy tính của ngân hàng thông qua modem – đường dây điện thoại, đồng thời khách hàng
phải đăng ký số điện thoại và chỉ những số điện thoại này mới được kết nối với hệ thống

Home banking của ngân hàng.
Internet banking
Nhóm 4 trang 6
Giải pháp đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng hiện nay
Dịch vụ internet banking giúp khách hàng chuyển tiền trên mạng thông qua các tài
khoản cũng như kiểm soát hoạt động của các tài khoản này. Để tham gia khách hàng phải
truy cập vào website của ngân hàng và thực hiện giao dịch tài chính, truy cập thông tin
cần thiết. Thông tin rất phong phú đến từng chi tiết giao dịch của khách hàng cũng như
thông tin khác về ngân hàng. Khách hàng cũng có thể truy cập vào website khác để mua
hàng hoặc thực hiện thanh toán với ngân hàng.
Tuy nhiên khi kết nối internet thì ngân hàng phải có hệ thống bảo mật đủ mạnh để đối
phó với phạm vi toàn cầu. Đây là trở ngại lớn vì đầu tư hệ thống bảo mật rất tốn kém.
Phone banking
Đây là loại sản phẩm cung cấp thông tin ngân hàng qua điện thoại hoàn toàn tự động.
Do tự động nên các loại thông tin được ấn định trước, bao gồm thông tin về tỷ giá hối
đoái, lãi suất, giá chứng khoán, thông tin cá nhân cho khách hàng như số dư tài khoản,
liệt kê năm giao dịch cuối cùng trên tài khoản, các thông báo mới nhất… Hệ thống cũng
tự động gửi fax khi khách hàng yêu cầu cho các loại thông tin nói trên.
Hiện nay qua Phone banking, thông tin được cập nhật, khác với trước đây khách hàng
chỉ có thông tin của cuối ngày hôm trước.
Mobile banking
Là hình thức thanh toán trực tuyến qua mạng điện thoại di động, song hành với
phương thức thanh toán qua mạng internet, ra đời khi mạng lưới internet phát triển đủ
mạnh vào khoảng thập niên 90. Phương thức này ra đời nhằm giải quyết nhu cầu thanh
toán các giao dịch có giá trị nhỏ hoặc những dịch vụ tự động không có người phục vụ.
Muốn tham gia dịch vụ này khách hàng cần đăng ký để trở thành thành viên chính
thức trong đó quan trọng là cung cấp những thông tin cơ bản như: số điện thoại di động,
tài khoản cá nhân dùng trong thanh toán. Sau đó khách hàng được nhà cung ứng dịch vụ
thanh toán qua mạng này cung cấp một mã cố định (ID). Mã số này không phải số điện
thoại và nó sẽ được chuyển thành mã vạch để dán lên điện thoại di động, giúp cho việc

cung cấp thộng tin khách hàng khi thanh toán nhanh chóng, chính xác và đơn giản hơn tại
các thiết bị đầu cuối của điểm bán hàng hay cung cấp dịch vụ. Cùng với mã số định danh,
khách hàng còn được cấp một mã số cá nhân (PIN) để khách hàng xác nhận giao dịch
thanh toán khi nhà cung cấp dịch vụ thanh toán yêu cầu. Sau khi hoàn tất các thủ tục cần
thiết thì khách hàng sẽ là thành viên chính thức và đủ điều kiện để thanh toán thông qua
điện thoại di động.
Call centre
Do quan lý dữ liệu tập trung nên khách hàng có tài khoản tại bất kỳ chi nhánh nào
vẫn gọi về một số điện thoại cố định của trung tâm này để được cung cấp mọi thông tin
chung và thông tin cá nhân. Khác với Phone banking chỉ cung cấp các loại thông tin lập
trình sẵn, Call centre có thể linh hoạt cung cấp thông tin hoặc trả lời các thắc mắc của
khách hàng. Nhược điểm của Call centre là phải có người trực 24/24h
Đa dạng hóa nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng – xu thế phát triển
tất yếu của các NHTMViệt Nam.
Tác động đa dạng hóa loại hình dịch vụ ngân hàng trong nâng
cao hiệu quả hoạt động của NHTM.
Thứ nhất, Đa dạng hóa loại hình dịch vụ giúp ngân hàng phân tán và giảm rủi ro.
Nhóm 4 trang 7
Giải pháp đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng hiện nay
Một NHTM kinh doanh đa dạng các nghiệp vụ, dịch vụ sẽ phân tán, giảm nhiều rủi ro
và nâng cao được lợi nhuận. Bởi vì, nếu theo nghiệp vụ truyền thống và cổ điển, ngân
hàng thu lợi nhuận chủ yếu từ hoạt động tín dụng; nhưng tín dụng lại chứa đựng nhiều rủi
ro và bất trắc. Vì thế, thực hiện kinh doanh nhiều nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng khác bên
cạnh nghiệp vụ tín dụng sẽ giúp phân tán bớt rủi ro và giảm rủi ro; do đó làm tăng lợi
nhuận của ngân hàng. Ngày nay các NHTM đều cố gắng đa dạng hóa nghiệp vụ của
mình, thực hiện câu châm ngôn: “Đừng đặt tất cả trứng của bạn vào trong một cái rổ”.
Thứ hai, Đa dạng hóa loại hình dịch vụ ngân hàng sẽ làm tăng lợi nhuận của NHTM.
Khi thực hiện đa dạng hóa loại hình dịch vụ NHTM sẽ sử dụng triệt để, có hiệu quả
cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ cán bộ của mỗi ngân hàng; do vậy, giảm chi phí quản
lý, chi phí hoạt động, tăng lợi nhuận tối đa cho ngân hàng.

Thứ ba, Thúc đẩy các nghiệp vụ cùng phát triển.
Các nghiệp vụ của NHTM đều có mối quan hệ với nhau, tác động qua lại với nhau
tạo thành một thể thống nhất và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Huy động vốn tạo nguồn
lực cho việc thực hiện nghiệp vụ tín dụng và phát triển dịch vụ; nhưng ngược lại thu hút
khách hàng với những nguồn tiền nhàn rỗi của họ. Nền kinh tế thị trường càng phát triển,
các doanh nghiệp càng đa dạng hóa kinh doanh và nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng, tài
chính ngày càng phong phú đa dạng điều đó đòi hỏi sự phục vụ của ngân hàng cũng phải
đa dạng theo. Chỉ khi thực hiện đa dạng hóa loại hình dịch vụ ngân hàng mới cung cấp
được nhiều loại dịch vụ ngân hàng một cách nhanh chóng, linh hoạt, có chất lượng cho
khách hàng và nền kinh tế. Hơn nữa, việc phục vụ khách hàng theo phương thức trọn gói
bao giờ cũng ưu việt hơn phương thức đơn lẻ.
Thứ tư, Tăng khả năng cạnh tranh của NHTM trong nền kinh tế thị trường.
Trong điều kiện có rất nhiều ngân hàng với các hình thức sở hữu khác nhau, nhiều
ngân hàng liên doanh với nước ngoài và các tổ chức tài chính – tín dụng cùng hoạt động,
đã tạo sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng. Ngân hàng, tổ chức tín dụng
nào muốn tồn tại, muốn phát triển, đạt được lợi nhuận cao và tạo vị thế của mình trong
cạnh tranh đều phải thay đổi, cải tiến hoạt động sao cho đáp ứng kịp thời, thuận tiện các
nhu cầu đòi hỏi phong phú, đa dạng khách hàng để thu hút được nhiều khách hàng hơn.
Muốn làm được điều này, thì cách tốt nhất phải đa dạng hóa loại hình dịch vụ, những
ngân hàng hoạt động đơn điệu dễ bị phá sản, hoặc tự đóng cửa do không dễ dàng chuyển
hướng kinh doanh hoặc giữ cho hoạt động ngân hàng đó luôn ổn định.
Các nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa loại hình dịch vụ
ngân hàng.
Sự gia tăng nhanh chóng trong danh mục dịch vụ
Quá trình mở rộng danh mục dịch vụ đã tăng tốc trong những năm gần đây dưới áp
lực cạnh tranh gia tăng từ các tổ chức tài chính khác, từ sự hiểu biết và đòi hỏi cao hơn
của khách hàng và từ sự thay đổi công nghệ. Các dịch vụ mới đã có ảnh hưởng tốt đến
ngành ngân hàng thông qua việc tạo những nguồn thu mới cho ngân hàng – các khoản lệ
phí của dịch vụ không phải lãi, một bộ phận có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn so với
các nguồn thu truyền thống từ lãi cho vay.

Sự gia tăng cạnh tranh
Trong một môi trường mà các ngân hàng đều có thể cung cấp những sản phẩm, dịch
vụ tương tự nhau và lượng khách hàng ít thay đổi, để tăng thị phần của mình các ngân
Nhóm 4 trang 8
Giải pháp đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng hiện nay
hàng luôn phải cạnh tranh nhằm đưa ra các sản phẩm, dịch vụ tốt hơn, nhiều tiện ích hơn
để thu hút khách hàng. Đặt biệt, các ngân hàng hiện nay đang có xu hướng lựa chọn phát
triển các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử do tính ưu việt vượt trội của nó so với các
loại hình dịch vụ ngân hàng truyền thống khác.
Môi trường pháp lý
Cạnh tranh và quá trình mở rộng dịch vụ ngân hàng cũng được thúc đẩy bởi các chính
sách của Chính phủ. Trên cơ sở tham mưu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN),
Chính phủ đã từng bước củng cố khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán ngân hàng
nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển một nền kinh tế ổn định và vững chắc.
Ngày 15/5/2007, Thống đốc NHNN đã ký ban hành Quyết định số 20/2007/QĐ-
NHNN về Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động
thẻ ngân hàng thay thế Quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế
phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ ngân hàng.
Ngày 24/8/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg về việc
trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Theo đó,
kể từ ngày 01/01/2008, việc trả lương qua tài khoản được thực hiện cho công chức làm
việc tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố lớn và từ ngày
01/01/2009, thực hiện trên phạm vi cả nước. Đây là một chủ trương có ý nghĩa lớn không
chỉ về kinh tế mà cả xã hội, tạo thói quen sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt cho
người dân.
Cách mạng trong công nghệ ngân hàng
Trong vài thập kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của khoa học
công nghệ. Sự ra đời của mạng internet, công nghệ điện tử, công nghệ thông tin và viễn
thông, hệ thống vô tuyến truyền hình tương tác,… chính là tiền đề để hình thành và phát
triển các loại dịch vụ ngân hàng phong phú như hiện nay đặc biệt là dịch vụ ngân hàng

điện tử. Có thể khẳng định rằng, yếu tố khoa học công nghệ sẽ luôn là yếu tố không thể
thiếu được trong sự hình thành và phát triển của bất cứ một loại hình dịch vụ ngân hàng
nào.
Sự củng cố và mở rộng hoạt động về mặt địa lý
Sử dụng có hiệu quả quá trình tự động hóa và những đổi mới công nghệ đòi hỏi các
hoạt động ngân hàng phải có quy mô lớn. Vì vậy, ngân hàng cần phải mở rộng cơ sở
khách hàng bằng cách vươn tới các thị trường mới, xa hơn, và gia tăng số lượng tài
khoản, kết quả là hoạt động mở chi nhánh ngân hàng diễn ra.
Với sự phát triển của tự động hóa, ngày càng nhiều ngân hàng mở chi nhánh ở những
vùng xa với các thiết bị viễn thông và máy rút tiền tự động – một phương pháp mở rộng
quy mô thị trường hơn là xây dựng các cơ sở vật chất mới. Trong nhiều trường hợp, hệ
thống thiết bị vệ tinh cung cấp dịch vụ hữu hạn sẽ thay thế các văn phòng chi nhánh đa
năng của ngân hàng.
Quá trình toàn cầu hóa ngân hàng
Sự bành trướng địa lý và hợp nhất các ngân hàng đã vượt ra khỏi ranh giới lãnh thổ
một quốc gia đơn lẻ và lan rộng ra với quy mô toàn cầu. Ngày nay, các ngân hàng lớn
nhất trên thế giới cạnh tranh với nhau trên tất cả các lục địa. Xu thế toàn cầu hóa với sự ra
đời ngày càng nhiều các Hiệp ước mậu dịch tự do cho phép ngân hàng ở nước này sở hữu
và quản lý các chi nhánh ngân hàng ở nước kia và sức mạnh dịch vụ của các chi nhánh
loại này hoàn toàn so sánh được với những chi nhánh sở hữu bởi các ngân hàng trong
nước.
Nhóm 4 trang 9
Giải pháp đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng hiện nay
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
HIỆN NAY
Thực trạng phát triển của các ngân hàng hiện nay
Trong nhiều năm trước, hầu hết các ngân hàng rất ít chú ý đến các dịch vụ của ngân
hàng. Chính vì thế, các ngân hàng luôn ở thế độc canh về tín dụng, doanh thu từ nghiệp
vụ tín dụng chiếm khoảng 90% trong tổng thu nhập của các ngân hàng, thu về dịch vụ

ngân hàng chỉ chiếm trên dưới 10%, thậm chí ở nhiều ngân hàng tỷ trọng thu dịch vụ
chưa đạt 5% tổng doanh thu. Tuy nhiên, trong một môi trường mà các ngân hàng đều có
thể cung cấp những sản phẩm tương tự nhau và số lượng khách hàng ít thay đổi, để tăng
thị phần của mình các ngân hàng luôn phải cạnh tranh nhằm đưa ra các sản phẩm, dịch vụ
tốt hơn, nhiều tiện ích hơn để thu hút khách hàng. Chính vì thế, đa dạng hóa loại hình
dich vụ ngân hàng ở Việt Nam là một nội dung cấp bách hiện nay của hệ thống ngân
hàng Việt Nam. Các NHTM cũng đã nhận thấy được sự cần thiết của nó và hiện nay đã
và đang từng bước mở rộng và phát triển loại hình dịch vụ ngân hàng.
Bên cạnh một số dịch vụ truyền thống của ngân hàng thì hiện nay các ngân hàng đang
có xu hướng lựa chọn phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử do tính ưu việt
vượt trội của nó so với các loại hình dịch vụ ngân hàng truyền thống khác.
Từ năm 2002 và đặc biệt là đầu năm 2003, nhiều ngân hàng trong nước đưa vào sử
dụng các dịch vụ e-banking hiện đại như phone-banking, home-banking, internet
banking. Một dịch vụ e-banking đang được nhiều ngân hàng chú trọng đầu tư và hiện
đang cạnh tranh gay gắt là dịch vụ thẻ. Dịch vụ thanh toán thẻ ngân hàng được ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam – ngân hàng đầu tiên đưa thẻ vào Việt Nam hồi đầu những năm
90. Đến năm 2007, cả nước có 29 ngân hàng đã triển khai phát hành thẻ thanh toán, với
khoảng 7 triệu thẻ. Hiện nay, có 120 loại thẻ ngân hàng đã phát hành, trong đó thẻ nội địa
có 71 loại, thẻ quốc tế có 41 loại, thẻ ghi nợ có 73 loại, thẻ tín dụng có 44 loại và thẻ trả
trước có 3 loại. Các ngân hàng không ngừng đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho
công nghệ thẻ, đến nay đã có khoảng 20 ngân hàng đã trang bị máy giao dịch tự động
(ATM) với khoảng hơn 4.000 máy, thiết bị chấp nhận thẻ (POS/EDC) lên đến khoảng
hơn 22.000 chiếc và tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới. Thị trường dịch vụ thẻ hiện
đang chứng kiến một trào lưu ra đời của một loại thẻ mới, hiện đại - thẻ trả trước, với sự
hiện diện của đông đảo các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ. Mục tiêu phát
hành thẻ đến cuối năm 2010 đạt mức 15 triệu thẻ, 70% các trung tâm thương mại, siêu
thị, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng tự chọn… lắp đặt các thiết bị chấp nhận thanh toán
thẻ; phấn đấu đến năm 2020 con số này đạt lần lượt là 30 triệu thẻ và 95%.
Về dịch vụ mở và thanh toán qua tài khoản cá nhân đang trong xu thế phát triển
nhanh chóng, với sự tham gia ngày một gia tăng lượng khách hàng vào thị trường chứng

khoán. Việc trả lương, bảo hiểm xã hội qua tài khoản vẫn được tiếp tục triển khai tại một
số tỉnh, thành phố, với sự chủ động, tích cực của một số NHTM lớn và đạt được những
thành công tại một số địa bàn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng
và có thể triển khai ở một số tỉnh khác. Mục tiêu đến năm 2010 đạt mức 20 triệu tài
khoản cá nhân; 70% cán bộ hưởng lương ngân sách và 50% công nhân lao động trong
khu vực doanh nghiệp, tư nhân thực hiện trả lương qua tài khoản. Đến năm 2020, đưa
Nhóm 4 trang 10
Giải pháp đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng hiện nay
những con số này lên lần lượt là 45 triệu tài khoản cá nhân; 95% cán bộ hưởng lương
ngân sách và 80% lao động được trả lương qua tài khoản.
Trong những năm qua, tuy nền kinh tế gặp nhiều khó khăn dẫn đến kết quả đạt được
còn hạn chế nhưng việc thực hiện các dịch vụ của các NHTM Việt Nam đã có nhiều cố
gắng để đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. Sau đây là kết quả hoạt động kinh doanh của
một số NHTM Việt Nam.
Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VIETINBANK)
(NHCTVN)
Hoạt động kinh doanh năm 2007
 Dịch vụ thanh toán chuyển tiền
Với mạng lưới rộng khắp, hoạt động thanh toán trong nước đã giữ đà tăng trưởng
mạnh. Doanh số thanh toán tăng gấp đôi so với năm 2006, đạt 4,8 triệu giao dịch với tổng
số tiền 2.178 ngàn tỷ đồng. Hệ thống thanh toán song phương với các định chế tài chính
khác thực hiện 1,1 triệu giao dịch với doanh số 234 ngàn tỷ đồng, tăng 37% so với năm
2006. Thanh toán điện tử Liên ngân hàng thực hiện 1,2 triệu giao dịch với doanh số 1,1
triệu tỷ đồng, tăng 28,3% so với năm 2006. Cuối năm 2007, NHCTVN đã ký kết với Kho
bạc Nhà nước và Tổng cục Thuế thông qua mạng lưới giao dịch của NHCTVN và qua tài
khoản ATM do NHCTVN phát hành làm tăng hiệu quả thu thuế và tạo nguồn vốn cho
NHCTVN.
 Thanh toán xuất nhập khẩu
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt,
NHCTVN vẫn giữ vững và duy trì vị trí

thứ hai trong các NHTM Việt Nam về
doanh số tài trợ thương mại, chiếm tỉ
trọng 7,9% doanh số xuất nhập khẩu
toàn quốc, đạt hơn 7,1 tỷ tăng khoảng
35% so với năm 2006. Doanh số phát
hành bảo lãnh ra nước ngoài tăng
149%, chứng tỏ uy tín quốc tế của
NHCTVN ngày càng mở rộng. Hoạt
động thanh toán biên mậu với các ngân
hàng Trung Quốc gia tăng mạnh, tăng
58% so với năm 2006, tương đương 700
triệu RMB. NHCTVN là ngân hàng
Việt Nam đầu tiên ứng dụng internet
banking vào thanh toán biên mậu.
Trong năm 2007 NHCTVN đã chuẩn bị
điều kiện tiền đề về công nghệ, nhân lực
để thành lập Sở Giao dịch 3 với mục tiêu
thực hiện xử lý tập trung toàn bộ các
giao dịch tài trợ thương mại của toàn hệ
thống NHCTVN.
 Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử
Doanh số phát hành thẻ của NHCTVN tiếp tục tăng mạnh. Tính đến cuối năm tổng số
thẻ phát hành là 1,2 triệu thẻ ATM và 5 ngàn thẻ tín dụng. Một số tiện ích mới được cung
Nhóm 4 trang 11
Giải pháp đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng hiện nay
cấp cho khách hàng như gửi tiết kiệm qua thẻ, nạp tiền điện thoại di động VNPay, thanh
toán cước S-phone, cước sử dụng điện cho Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN), vé
tàu hỏa cho Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR). Hiện nay, qua hệ thống Banknet,
thẻ ATM của NHCTVN đã có thể giao dịch trên máy ATM của nhiều ngân hàng khác
như ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Sài Gòn Công thương,

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Á Châu, Ngân
hàng Đông Á,…
Trang Web của NHCTVN có sự đổi mới với lượng thông tin nhiều hơn, trung bình
mỗi ngày có hơn 3.000 người truy cập, là trang web xếp thứ hai về số lượng người truy
cập trong các trang web của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
 Hoạt động kiều hối và thanh toán séc
Năm 2007 dịch vụ kiều hối của NHCTVN đã đạt được nhiều thành công đáng kể,
mạng lưới chi trả kiều hối đã được triển khai đến hầu hết các phòng giao dịch, điểm giao
dịch và quỹ tiết kiệm của NHCTVN. Các giao dịch kiều hối được xử lý tập trung tại Hội
sở chính NHCTVN, cho phép tài khoản khách hàng được ghi có ngay khi nhận được và
xử lý giao dịch khách hàng không có tài khoản có thể nhận tiền tại bất kỳ chi nhánh, điểm
giao dịch nào thuận tiện nhất của NHCTVN. Doanh số chi trả kiều hối năm 2007 đạt 750
triệu USD, tăng 67% so với năm 2006 và chiếm 15% thị phần về dịch vụ kiều hối trên thị
trường chính thức ở Việt Nam. Ứng dụng phần mềm mới cho dịch vụ kiều hối đã mở
rộng triển vọng hợp tác với nhiều nguồn chuyển tiền và nhiều đối tác trên thế giới là các
ngân hàng đại lý và các công ty chuyển tiền.
Hoạt động thanh toán séc du lịch trong năm 2007 tiếp tục đạt kết quả đáng khích lệ,
góp phần đa dạng hóa dịch vụ và phục vụ khách du lịch quốc tế. Năm 2007, doanh số thu
đổi séc du lịch đạt 2,9 triệu USD, tăng 26% so với năm 2006. NHCTVN đã thực hiện cả
3 nghiệp vụ là thu đổi, bán séc trắng và bồi hoàn séc du lịch. Việc triển khai xác thực séc
du lịch qua mạng internet đối với các chi nhánh có doanh số thu đổi séc cao và tiến tới
xác thực séc 100% đã góp phần giảm thiểu rủi ro trong thanh toán séc. Trong năm 2007
NHCTVN mở rộng thêm dịch vụ thu đổi séc EUR đến các chi nhánh trong hệ thống, góp
phần đa dạng hóa dịch vụ và hứa hẹn tiềm năng phát triển trong những năm tới.
Ngân hàng Công Thương chi nhánh An Giang
Hoạt động kinh doanh của NHCT.AG giai đoạn 2007 – 2009 được thông qua bảng số
liệu dưới đây:
Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2007-2009
Đvt: triệu
đồng

Chỉ
tiêu
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
So sánh 08/07
So sánh
09/08
Số
tiền
Tỷ
lệ %
Số
tiền
Tỷ
lệ %
Thu
nhập
118,8
28
192,0
82
183,3
29
73,2
54
61.

6
-
8,753
-
4.56
1.TN
từ lãi
117,2
06
190,3
60
179,9
31
73,1
54
62.
4
-
10,429
-
5.5
2.Th
u từ DV
1,622 1,722 3,398 100
6.1
6
1,67
6
97.
3

Nhóm 4 trang 12
Giải pháp đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng hiện nay
Chi phí
87,85
1
166,0
42
162,3
35
78,1
91
89
-
3,707
-
2.23
Lợi
nhuận
30,97
7
26,04
0
20,99
4
-
4,937
-
15.9
-
5,046

-
19.37
Nguồn: Trích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT An Giang (2007-
2009)
Thu từ dịch vụ:
Nguồn: Báo cáo KQ HĐKD NHCT An Giang 2007-2009
Hoạt động dịch vụ: Trong cơ cấu doanh thu thì thu từ lãi chiếm tỷ lệ cao hơn so với
thu từ dịch vụ. Nhưng tốc độ tăng trưởng từ kinh doanh dịch vụ tăng liên tục từ 2007 –
2009.
Năm 2007 thu từ dịch vụ là 1,622 triệu đồng đến năm 2008 là 1,722 triệu cao hơn
năm trước 100 triệu với tốc độ tăng 6.17%.
Năm 2009 thu từ dịch vụ là 3,398 triệu đồng tăng hơn năm 2008 với tỷ lệ tăng rất
đáng kể 97.3%.
Nhóm 4 trang 13
Biểu đồ 1: Thu từ dịch vụ giai đoạn 2007-2009
Biểu đồ 1: Thu từ dịch vụ giai đoạn 2007-2009
Giải pháp đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng hiện nay
Bảng 2: Kết quả kinh doanh dịch vụ Vietinbank at home và SMS banking
năm 2008 – 2009
Chỉ tiêu 2008 2009
So sánh 09/08
Chênh
lệch
Tỷ lệ
VIETINBANK AT HOME
Doanh số (triệu
đồng)
112.19 156.65 44.46
39.6
3%

Số lượng khách
hàng
86 109 23
26.7
4%
Số lượng giao dịch 1,106 1,872 766
69.2
6%
SMS BANKING
Doanh số (triệu
đồng)
102.12 145.54 43.42
42.5
2%
Số lượng khách
hàng
2,869 4,462 183
55.5
2%
Số lượng giao dịch
236,19
8
435,79
8
199,600
84.5
1%
Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp – khách hàng cá nhân Vietinbank AG

Qua số liệu thống kê cho thấy lượng khách hàng quan tâm đến dịch vụ Vietinbank at

home và SMS-banking tăng mạnh theo thời gian, đặc biệt là dịch vụ SMS-banking tốc độ
tăng nhanh đáng kể. Tính đến năm 2009, lượng khách hàng doanh nghiệp ký hợp đồng
giao dịch Vietinbank at home (VBH), tăng 26.74% so với năm 2008. Bên cạnh đó, dịch
vụ SMS-banking cũng được nhiều khách hàng ưa chuộng. Với dịch vụ này, chiếc điện
thoại di động trở thành người bạn thân thiết và công cụ hỗ trợ thông tin đắc lực cho khách
hàng. Năm 2009 khoảng hơn 12,000 khách hàng có tài khoản hoặc có sử dụng dịch vụ
thẻ tại Vietinbank AG, trong đó có 4,462 khách hàng có sử dụng dịch vụ SMS-banking,
tăng cao hơn năm 2008 là 183 khách hàng, đạt 55.52%
Số lượng giao dịch thực hiện hàng năm qua dịch vụ VBH cũng tăng cao, thể hiện sự
quan tâm sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử của khách hàng là rất lớn với số lượng ngày
càng tăng. Tương tự, doanh số đạt được từ dịch vụ Vietinbank at home cũng tăng đều qua
các năm, tính đến thời điểm 2009 đã đạt đến 156.65 triệu đồng. Đồng thời, để đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao và nhằm cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm tiện ích cho khách
hàng, Vietinbank đã không ngừng phát triển và cung cấp thêm các tiện ích của SMS-
banking chẳng hạn như chuyển khoản bằng tin nhắn đã thu hút được sự chú ý của khách
hàng góp phần tăng số lượng giao dịch của dịch vụ này lên đến 435,798 lượt, tăng gấp
đội so với năm 2008.
Bảng 3 Kết quả kinh doanh dịch vụ Internet-banking năm 2009
Chỉ tiêu
Qu
ý I
Qu
ý II
Quý
III
Quý
IV
So sánh IV/I
Chênh
lệch

Tỷ lệ
INTERNET BANKING
Nhóm 4 trang 14
Giải pháp đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng hiện nay
Doanh số (triệu đồng) 26 37
42.1
8
52.6
9
26.69
102.6
5%
Số lượng khách hàng 45 64 89 108 63 140%
Số lượng giao dịch 254 361 502 610 356 142%
Nguồn: Phòng kế toán Vietinbank AG năm 2007 –
2009
Internet-banking là dịch vụ được triển khai tại Vietinbank AG vào năm 2009, nhưng
rất được sự quan tâm của khách hàng thể hiện qua số lượng khách hàng đăng ký sử sụng
dịch vụ tăng liên tục qua các quý. Quý 1 là 45 khách hàng nhưng đến hết quý 4, theo số
liệu thống kê là 108 khách hàng tăng 140%. Tương ứng với số lượng khách hàng thì số
lượng giao dịch cũng tăng nhanh đáng kể tỷ lệ tăng ở quý 4 so với quý 1 là 142%
Với sự quan tâm, ưa chuộng dịch vụ của khách hàng như thế đã đẩy doanh số của
dịch vụ này từ 26 triệu đồng ở quý 1 lên đến 52.69 triệu (quý 4) với tốc độ tăng trưởng
đạt 102.65%.
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (VIETCOMBANK)
Hoạt động kinh doanh năm 2008
 Hoạt động thanh toán
- Thanh toán xuất nhập khẩu (XNK)
Tình hình XNK cả nước trong năm 2008 có nhiều diễn biến phức tạp do sự biến động
mạnh về giá cả của các mặt hàng XNK chủ yếu như dầu thô, sắt thép, lương thực… cũng

như sự thay đổi bất thường trong cung, cầu hàng hóa của thị trường thế giới do suy thoái
kinh tế toàn cầu. Mặc dù vậy, Vietcombank đã phát huy tốt vai trò đầu mối thanh toán
nhập khẩu, cân đối ngoại tệ nên doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua Vietcombank
năm 2008 vẫn đạt 32.501 triệu USD, tăng 23,5% so với năm trước. Thị phần thanh toán
XNK của Vietcombank đạt 22,7%. Doanh số xuất khẩu đạt 16.831 triệu USD, tăng
18,3% so với cùng kỳ năm trước. Doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 15.670 triệu USD,
tăng 28,9% so với cùng kỳ năm trước.
- Dịch vụ thẻ
Năm 2008 ghi nhận sự tăng trưởng tốt của hoạt động phát hành và thanh toán thẻ:
Tổng số lượng thẻ do Vietcombank phát hành đạt 3,36% triệu thẻ, tăng 34,47% so với
cuối năm 2007 và giữ vững vị trí đứng đầu trong hệ thống các ngân hàng về số lượng chủ
thẻ.
Doanh số thanh toán thẻ quốc tế đạt 642,63 triệu USD, tăng 42% so với năm 2007,
chiếm lĩnh 59,7% thị phần thanh toán thẻ của cả nước.
Hệ thống ATM và điểm chấp nhận thẻ (POS) liên tục được mở rộng và nâng cấp với
tổng số ATM đạt 1.244 máy và POS đạt 7.800 điểm trên toàn quốc, tiếp tục củng cố vị trí
dẫn đầu của ngân hàng về mạng lưới thanh toán.
 Kinh doanh ngoại tệ
Nhóm 4 trang 15
Giải pháp đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng hiện nay
Trước những diễn biến phức tạp trên thị trường tài chính, Vietcombank đã luôn bám
sát thị trường để đưa ra các giải pháp thích hợp, kịp thời ứng phó, biến thách thức thành
cơ hội trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Tổng doanh số mua bán ngoại tệ đạt trên 46
tỷ USD, tăng 76% so với năm 2007; thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ năm 2008 đạt 940 tỷ
đồng, tăng gấp 2,65 lần so với năm 2007. Vietcombank vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu hệ
thống ngân hàng trong các hoạt động kinh doanh ngoại tệ chính là mua bán và vay gửi
ngoại tệ.
 Ngân hàng điện tử
Vietcombank tiếp tục đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ trong môi trường cạnh
tranh ngày càng gay gắt. Để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, Vietconbank đã

ban hành Bộ tiêu chuẩn chất lượng phục vụ khách hàng đối với thanh toán viên, giao dịch
viên và các điểm giao dịch; chính sách Phí cho khách hàng thể nhân; Hệ thống chỉ tiêu
đánh giá hoạt động bán lẻ… Nhiều sản phẩm mới được triển khai trong các lĩnh vực: tín
dụng, bảo lãnh, huy động vốn, ngân hàng điện tử…
Các Dịch vụ điện tử được quan tâm và đẩy mạnh như Internet Banking, SMS
Banking, dịch vụ nhận tin nhắn chủ động, dịch vụ VCB-Securities-Online, dịch vụ thanh
toán VCB Direct Billing, dịch vụ TOPUP cho điện thoại trả trước v.v…
Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam (EXIMBANK)
Hoạt động kinh doanh năm 2008
 Kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tiếp tục phát huy thế mạnh của Eximbank. Năm 2008,
doanh số mua bán ngoại tệ đạt 10,1 tỷ USD, tăng 20% (tương đương 1,7 tỷ USD) so với
năm 2007. Kết quả thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong năm đạt 470 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 9,3% trong tổng thu nhập.
 Kinh doanh vàng
Doanh số mua bán vàng đạt 3,2 triệu lượng, tăng 44% (tương đương 0,98 triệu lượng)
so với năm 2007. Kết quả thu nhập từ hoạt động kinh doanh vàng đạt 164 tỷ đồng, chiếm
tỷ trọng 3,3% trong tổng thu nhập.
Tháng 9/2008, Eximbank cũng đã đưa sàn giao dịch vàng vào hoạt động, từng bước
đã ổn định và đang phát huy hiệu quả.
 Thanh toán quốc tế
Doanh số thanh toán quốc tế đạt 3,9 tỷ USD tăng 32% (tương đương 1 tỷ USD) so
với năm 2007. Trong đó, doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 2,1 tỷ USD, tăng 23%
(tương đương 0,4 tỷ USD) so với năm 2007. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 0,8
tỷ USD, tăng 77% (tương đương 0,4 tỷ USD) so với năm 2007. Doanh số thanh toán phi
mậu dịch đạt 1 tỷ USD, tăng 27% (tương đương 0,2 tỷ USD) so năm trước.
 Thẻ
Đến 31/12/08, tổng số máy ATM của Eximbank là 74 máy, số lượng máy POS là
1.618 máy, số đơn vị chấp nhận thẻ là 1.091 đơn vị.
Trong năm 2008, Eximbank đã phát hành thêm 66.720 thẻ, nâng số thẻ Eximbank

đang lưu hành trên thị trường là 150.252 thẻ. Doanh số hoạt động thẻ đạt 4.141 tỷ đồng,
tăng 52% (tương đương 1.419 tỷ đồng) so với năm 2007.
 Dịch vụ kiều hối và du học
Nhóm 4 trang 16
Giải pháp đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng hiện nay
Doanh số chi trả kiều hối của Eximbank đạt 484 triệu USD, tăng 16% (tương đương
68 triệu USD) so với năm 2007. Doanh số chuyển tiền du học đạt 48,5 triệu USD, tăng
53% (tương đương 16,9 triệu USD) so với năm 2007.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ năm 2009
Phát huy thế mạnh của Eximbank, ngân hàng tài trợ thương mại, cho vay xuất nhập
khẩu, thanh toán và kinh doanh ngoại tệ v.v… đã đạt được những kết quả nhất định.
Trong năm 2009, kinh doanh ngoại tệ đạt 6,1 tỷ USD, thanh toán quốc tế đạt 3,9 tỷ USD,
thanh toán phi mậu dịch đạt 800 triệu USD, tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh vàng
đạt 35 tỷ VNĐ, tổng doanh số thanh toán đạt 3.200 tỷ VNĐ, dịch vụ kiều hối và du học
đạt 302,6 triệu USD. Nhìn chung, trong điều kiện có nhiều khó khăn, các mặt công tác
trên tăng trưởng từ 15-20%, có mặt như thẻ, du học tăng trưởng 25% năm, thể hiện sự cố
gắng, vươn lên của hệ thống Eximbank.
Hạn chế của đa dạng hóa loại hình dịch vụ ngân hàng ở các
NHTMViệt Nam.
Các NHTM Việt Nam đang từng bước đổi mới đa dạng hóa hoạt động dịch vụ của
mình. Tuy nhiên việc thực hiện đang ở giai đoạn đầu cho nên vẫn còn nhiều hạn chế và
bất cập.
Trong những năm gần đây, qua số liệu thực tế chúng ta thấy rằng việc đa dạng hóa
loại hình dịch vụ ngân hàng vẫn còn kém xa so với thế giới. Tuy nhiên, chúng ta cũng
cần thấy rằng hệ thống NHTM Việt Nam chỉ mới bắt đầu tham gia vao việc đa dạng hóa
loại hình dịch vụ ngân hàng, việc thua kém thế giới là điều khó tránh khỏi. Nhưng trong
một tương lai không xa chúng ta sẽ bắt kịp thế giới, đó là mục tiêu mà NHTMViệt Nam
đặt ra; đòi hỏi các ngân hàng phải có phương án cho mình.
Việc đa dạng hóa loại hình dịch vụ ngân hàng buộc các ngân hàng phải hoạt động đa
năng, cho nên đòi hỏi việc quản lý phức tạp hơn, nguồn vốn bị phân tán, ngân hàng phải

có đủ bộ máy, cán bộ vận hành giỏi ở mỗi loại nghiệp vụ, vì không thể có các bộ trình độ
đa năng nghiệp vụ được; đồng thời người lãnh đạo cũng phải am hiểu hết sức sâu sắc về
kinh doanh và chỉ đạo điều hành đồng bộ hợp lý. Đây là một yêu cầu hết sức khó khăn,
đặt biệt với các NHTMở Việt Nam. Hơn nữa không phải ngân hàng nào cũng có điều
kiện về vốn đủ lớn để thực hiện đa dạng hóa loại hình dịch vụ. Nếu quản lý điều hành
không tốt thì chi phí cho việc đa dạng hóa có khi còn cao hơn so với hậu quả rủi ro xảy
ra.
Biện pháp đa dạng hóa loại hình dịch vụ ngân hàng
Hiện nay , quy mô của thị trường dịch vụ ngân hàng Việt Nam còn nhỏ bé, theo báo
cáo của một số tổ chức nghiên cứu, đến nay mới chỉ có 17% dân số Việt Nam có tài
khoản tại ngân hàng. Nhưng được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng, Việt Nam có rất
nhiều điều kiện để phát triển dịch vụ ngân hàng. Với tình hình chính trị xã hội ổn định,
kinh tế tăng trưởng, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, dân số đông (theo kết quả
thống kê 01/4/2009 là 85,8 triệu người với 2/3 số dân trong độ tuổi lao động), thu nhập
của người dân ngày càng tăng (GDP bình quân đầu người năm 2008 đạt 1.024 USD, tăng
gấp 3 lần trong vòng 10 năm), xu hướng sử dụng dịch vụ ngân hàng ngày càng nhiều, tốc
độ phát triển dịch vụ ngân hàng đạt trên 30%/năm trong vòng 3 năm qua…
Nhóm 4 trang 17
Giải pháp đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng hiện nay
Để có thể phát huy được các tiềm năng trên cần có các giải pháp cơ bản nhằm từng
bước đa dạng hóa loại hình dịch vụ ngân hàng.
Thứ nhất, xây dựng một ngân hàng đủ mạnh cả về vốn và nhân lực.
Theo đó các ngân hàng phải tăng cường năng lực về vốn; tiếp tục cơ cấu lại để có các
NHTM lớn hơn, bằng việc cơ cấu lại tài chính với các biện pháp: tăng vốn tự có đối với
các NHTM cổ phần, phải thực hiện các biện pháp tăng vốn điều lệ để trước hết đảm bảo
đủ mức vốn tối thiểu theo quy định, sau đó có thể đảm bảo các điều kiện an toàn vốn tối
thiểu để mở mang hoạt động.
Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao thông qua công tác đào tạo
đội ngũ cán bộ. Đây là một trong những giải pháp nhằm khôi phục lòng tin cho khách
hàng. Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng bao gồm nâng cao trình

độ nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ ngân hàng… để có điều kiện tiếp cận
nhanh với các loại hình dịch vụ, nghiệp vụ mới trong tiến trình hội nhập với các ngân
hàng trong khu vực và trên thế giới.
Thứ hai, phát triển nền tảng khách hàng vững chắc và tối đa hóa giá trị khác hàng.
Thực hiện phân khúc thị trường nhằm xác định cơ cấu thị trường, phân đoạn khách
hàng theo các tiêu chí phù hợp, lựa chọn khách hàng mục tiêu từ đó xây dựng các chính
sách sản phẩm, phân phối, giá và marketing phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
Xây dựng hệ thống quản lý quan hệ khách hàng và phương pháp phân tích khách
hàng trên cơ sở có hệ thống chấm điểm khách hàng và hỗ trợ của công nghệ thông tin để
khai thác tối đa nhu cầu của khách hàng nhằm cung cấp sản phẩm một cách đầy đủ và
phù hợp nhất góp phần gia tăng giá trị khách hàng.
Thứ ba, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến từng
khách hàng, nhằm thực hiện mục tiêu: phát triển một hệ thống kênh phân phối ngân hàng
dễ tiếp cận mọi lúc, mọi nơi, có tính bảo mật cao, thân thiện và dễ sử dụng nhằm thu hút
số lượng ngày càng đông khách hàng. Cụ thể:
Phát triển các sản phẩm dịch vụ và hệ thống cung cấp dịch vụ: mở rộng mạng lưới
cung cấp đến các trung tâm kinh tế lớn, khu công nghiệp, khu chế xuất và mở rộng nâng
cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ như: chuyển tiền điện tử, thanh toán, ATM, ngân
quỹ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, bảo lãnh, bảo hiểm, tư vấn, giữ hộ tài sản,
phát hành thẻ…
Phát triển hệ thống phát hành và thanh toán thẻ các loại, đa dạng hóa các loại thẻ phát
hành như: thẻ tín dụng, thẻ nội địa, thẻ ghi nợ, thẻ liên kết;
Hình thành hệ thống chi nhánh tự động sử dụng các thiết bị ATM, home – banking,
mobile – banking, cho phép kinh doanh trực tiếp giao dịch, hoạt động suốt ngày.
Thứ tư, phát triển và hoàn thiện hệ thống thanh toán.
Hầu hết các dịch vụ ngân hàng trong đó có dịch vụ ngân hàng hiện đại đều gắn liền
với hoạt động thanh toán. Vì thế nếu hoạt động thanh toán càng phát triển, càng hiện đại,
càng tiện lợi, nhanh chóng và chính xác thì càng góp phần nâng cao hiệu quả của các hoạt
động dịch vụ. Điều đó có nghĩa là hệ thống thanh toán được tổ chức tốt hơn thì không chỉ
làm tăng doanh số thanh toán, làm cho dịch vụ thanh toán ngày càng trở nên hoàn thiện

hơn trong mắt của người tiêu dùng mà còn góp phần hỗ trợ tích cực cho các hoạt động
của các dịch vụ khác phát triển.
Thứ năm, Củng cố hạ tầng kỹ thuật và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.
Dịch vụ ngân hàng hiện đại được phát triển dựa trên cơ sở những tiến bộ về công
nghệ thông tin. Hệ thống hạ tầng công nghệ là yếu tố nền tảng cho việc triển khai các sản
Nhóm 4 trang 18
Giải pháp đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng hiện nay
phẩm dịch vụ mới, phát triển hệ thống chi nhánh cũng như ứng dụng công nghệ ngân
hàng hiện đại. Theo đó, tăng cường ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến phù hợp với
trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam và tuân thủ các nguyên tắc quốc tế,
phát triển hệ thống giao dịch trực tuyến và từng bước triển khai rộng mô hình giao dịch
một cửa.
Tiêu chuẩn hóa và hiện đại hóa các nghiệp vụ ngân hàng, đảm bảo hòa nhập với các
ngân hàng quốc tế trong mọi lĩnh vực. Tăng cường kỹ thuật xử lý tự động các quy trình
tiếp nhận yêu cầu khách hàng, thẩm định thông tin, xử lý nghiệp vụ, nâng cao chất lượng
dịch vụ, giảm thiểu các giải pháp quản lý hành chính, đảm bảo tính an toàn và bảo mật
trong kinh doanh.
Các NHTM cần chú trọng phát triển mạng lưới các chi nhánh cấp I và cấp II, mở
thêm các phòng giao dịch vệ tinh với mô hình gọn nhẹ nhằm tăng nhanh nguồn vốn, đáp
ứng nhanh chóng và hiệu quả nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của người dân. Tăng
cường liên kết giữa các NHTM để mở rộng khả năng sử dụng thẻ và phát huy tính năng
tác dụng của thẻ ATM, tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho khách hàng.
Nói tóm lại, đa dạng hóa loại hình dịch vụ ngân hàng cần phải có những giải pháp cụ
thể; tuy nhiên chúng ta không thể tách rời các giải pháp mà cần phải kết hợp chúng để
đem lại hiệu quả tối ưu.
KẾT LUẬN
Hệ thống ngân hàng đang ngày càng mở rộng, chi phối mọi hoạt động kinh tế của một
quốc gia. Ngày nay, để biết một quốc gia có phát triển hay không, chỉ cần nhìn vào mức
độ hiện đại của ngành công nghiệp ngân hàng nước đó. Tuy nhiên, giữa các ngân hàng
luôn có sự canh trạnh khốc liệt, đòi hỏi mỗi ngân hàng phải không ngừng vươn lên,

không ngừng sáng tạo, phục vụ ngày càng tốt hơn và một trong những điều quan trọng là
phải thực hiện đa dạng hóa loại hình dịch vụ ngân hàng nếu không sẽ bị đào thải.
Đối với Việt Nam hệ thống ngân hàng mới chỉ ở bước đầu phát triển với quy mô nhỏ,
nhưng nước ta cũng có những thuận lợi, tiềm năng để có thể phát triển một hệ thống ngân
hàng hiện đại. Và đặc biệt cần phải học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng ở các nước
phát triển.
Hy vọng tương lai không xa, cùng với công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và xu
hướng toàn cầu hóa Việt Nam sẽ có một hệ thống ngân hàng hiện đại có thể so sánh
nganh tầm khu vực và thế giới
Tài liệu tham khảo
1. Nghiệp vụ NHTM – PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn – NXB ĐHQG TPHCM.
2. Tạp chí ngân hàng Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ở các NHTM Việt Nam -
Những vấn đề cần quan tâm (Số 22/2007) (07/12/2007).
3. Dịch vụ ngân quỹ và quản lý tiền tệ - Trang web ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam.
4. Báo cáo thường niên năm 2008 của Vietcombank.
5. Báo cáo thường niên năm 2007 của Vietinbank.
6. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009 của Eximbank.
7. Tổng quan về Ngân hàng và các dịch vụ Ngân hàng (Phần 2) trang web saga.vn.
8. Công nghệ ngân hàng số 50 tháng 5/2010.
Nhóm 4 trang 19
Giải pháp đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng hiện nay
Nhóm 4 trang 20

×