Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chùa Hà – nốt trầm của bản nhạc đất kinh kỳ Thăng Long - Hà Nội ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292 KB, 5 trang )

Chùa Hà – nốt trầm của bản nhạc đất
kinh kỳ
Thăng Long - Hà Nội giống như một giai điệu
đẹp với nhiều cung bậc khác nhau, có nốt trầm
nốt bổng. Những ngôi chùa Hà Nội chính là
những nốt trầm của bản nhạc kinh kỳ ngàn
năm văn hiến. Ngoài những ngôi chùa nổi
tiếng như chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc hay
“tứ trấn Thăng Long” thì chùa Hà cũng góp
cho thủ đô một nốt nhạc riêng hòa vào giai
điệu chung của Thăng Long - Hà Nội.
Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, cùng với đình Bối Hà, lập thành cụm
di tích đình - chùa Hà nằm trên mảnh đất, trước kia thuộc làng Dịch Vọng,
huyện Từ Liêm, nay thuộc phố Chùa Hà, thôn Trung, phường Dịch Vọng,
quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Liên quan đến lịch sử hình thành ngôi chùa này có hai truyền thuyết. Theo
truyền thuyết thứ nhất: chùa có từ thời vua Lý Thánh Tông (1054-1072). Khi
ấy nhà vua đã ngoài 40 tuổi mà chưa có con nên đi đến một ngôi chùa trên
vùng Dịch Vọng ngày nay để cầu tự, sau đó sinh ra Thái tử Càn Đức, sau
này lên ngôi lấy hiệu là Lý Nhân Tông. Ngôi chùa nhà vua đến về sau đổi
tên thành chùa Thánh Chúa. Trên đường về, nhà vua lại ghé thăm một ngôi
chùa khác và ban tiền để sửa chùa. Ngôi chùa này chính là chùa Hà và do
vậy mà chùa mang tên chữ là: Thánh Đức tự.

Thuyết khác lại nói rằng ngôi chùa này dựng lên từ thời vua Lê Thánh Tông
(1460-1497) để nhà vua tỏ lòng biết ơn đối với các đại thần Nguyễn Trãi,
Nguyễn Xí, Đinh Liệt vì đã phế bỏ Nghi Dân và giúp mình lên ngôi vua
(năm 1460).

Trải qua bao thời kỳ lịch sử, chùa Thánh Đức đã bị phá hủy nhiều lần. Đến


đời vua Lê Hy Tông (1675-1705) có hai người quê làng Thổ Hà tỉnh Bắc
Giang sang ở chùa để bán các đồ gốm sứ ở chợ trong và ngoài thành Thăng
Long. Nhờ buôn bán phát đạt, hai gia đình này tình nguyện công đức số tiền
lớn cùng nhân dân trong xóm xây dựng lại chùa với quy mô lớn bằng gạch
ngói vào năm Chính Hòa (1680). Từ đó hai làng Thổ Hà và Dịch Vọng
Trung kết nghĩa, đặt tên xóm có ngôi chùa là Bối Hà và chùa có tên nôm là
chùa Hà.

Trong kháng chiến chống Pháp, đầu năm
1947, chùa Hà bị giặc phá huỷ chỉ còn sót lạ
tam quan, một phần Phật điện với một số
tượng Phật khác. Sau đó, cụ Đức - người trôn
coi chùa ngày ấy - đã dựng lại mái chùa bằng
tre gỗ đơn sơ. Năm 1988, bằng tiền công đức
của dân, từng bước chùa được tu sửa với diện mạo dựa theo lần trùng tu lớn
năm 16

Nay đến thăm chùa Hà, chúng ta sẽ bắt gặp một công trình kiến trúc được
xây dựng trong một không gian thoáng đãng, ẩn mình dưới những vòm cây
cổ thụ. Tam quan xây hai tầng có hệ thống cầu thang lên ở phía trái. Tầng
trên xây kiểu chồng diêm, giữa bờ đinh mái thượng đắp nổi hình mặt trời lửa
đặt trên hình hổ phù, hai đầu kìm đắp hình rồng đuôi xoắn, miệng ngậm bờ
nóc, mái lợp giả ngói ống. Tầng dưới chia làm ba gian với 12 cột trụ xây nổi
trên mặt tường.

Tầng hai tam quan treo chuông đồng Thánh Đức tự chung niên hiệu Cảnh
Thịnh thứ 7 (1799), một di vật thời Tây Sơn còn bảo quản nguyên vẹn.
Chuông cao 1m20, chu vi đáy 1m80, được đúc tinh tế, phần trên bốn múi
chuông được khắc nội dung văn chuông, phần dưới được khắc tứ linh: long
ly quy phượng rất sống động. Phía trên là hai con bồ lao đầu nhìn về hai

phía, bốn chân gắn chặt vào chuông.

Bước qua tam quan vào bên trong sân chùa, du khách sẽ nhìn thấy một vườn
cây xanh, hồ nước hình bán nguyệt và cây đa cổ thụ. Bên cạnh hồ nước là
bia đá bốn mặt Thánh Đức tự bi mới được phục chế gần đây. Ba mặt bia
khắc chữ Hán, một mặt bia khắc chữ Quốc ngữ. Bia chùa do Tri huyện
Nguyễn Đình Trạch soạn vào năm Chính Hòa thứ 16 (1695).

Chùa chính gồm 5 gian, kết cấu kiểu chữ Đinh có tiền đường và thượng
điện, Tam bảo. Tòa Phật điện của chùa được bố trí theo nhiều lớp. Lớp cao
nhất là ba pho Tam Thế thường trụ diệu pháp thân, đại diện cho Đức Phật ở
thì hiện tại, quá khứ và tương lai. Lớp thứ hai có tượng A Di Đà có kích
thước lớn, Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát. Phía dưới tượng A Di
i
g
80.
Đà là tượng A Nan Đà, Đức Ông. Phía ngoài
chính điện giáp với đại bái là tượng Thích Ca
sơ sinh. Lớp tượng ở nhà bái đường nổi bật
nhất là tượng Thiên Tướng Hộ Pháp cao lớn
mặc áo giáp vàng. Hai bên đầu hồi còn đặt 8
vị Thần Vương Hộ Pháp

Phía sau chính điện của chùa là Điện Mẫu. Kiến trúc Điện Mẫu bao gồm
phía trước là Phương đình, phía sau là Thần điện. Trong Phương đình có đặt
đỉnh hương và đôi hạc lớn. Phía sau Phương đình là nhà bái đường gồm 5
gian làm theo kiến trúc cổ. Gian chính giữa đặt Mẫu Thượng Thiên trang
phục màu đỏ, bên trái là tượng Mẫu Thượng Ngàn trang phục màu xanh, bên
phải là tượng Mẫu Thủy trang phục màu trắng. Ngoài ra còn có tượng các
ông hoàng, bà chúa, tượng cô cậu khác. Đặc biệt là bức phù điêu Bát Tiên

treo bên trái hồi rất sống động. Bàn thờ phía dưới cùng của Điện Mẫu là Ngũ
Hổ thần quan, hay gọi nôm là Quan Năm Dinh, biểu tượng bằng 5 mãnh hổ
với màu sắc khác nhau.

Trải qua một thời gian dài tồn tại, chùa Hà vẫn lưu giữ được nhiều di vật có
giá trị nghệ thuật như: bộ tượng Tam Thế Phật, tượng A Di Đà, tượng Đức
Chúa Ông và Thánh Tăng, 18 tấm bia đá niên hiệu thời Nguyễn, nhiều câu
đối, hoành phi có nội dung ca ngợi cảnh đẹp của chùa và sự linh thiêng của
Phật pháp và những tác phẩm điêu khắc nghệ thuật thuộc thế kỷ 19. Ở chùa
Hà còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ bằng gốm như bát hương, chĩnh, ang, vại
thể hiện sự tôn kính và tín ngưỡng của người Thổ Hà xưa kia.

Bên cạnh khu vực chùa Hà là đình Bối Hà thờ Thành hoàng làng Triệu Chí
Thành. Đình được xây dựng từ năm 550 thời vua Triệu Việt Vương.
.


Cổng Đình Bối Hà
Đình Bối Hà nhìn về hướng tây, kiến trúc theo kiểu chữ Đinh, tuân thủ quy
luật âm dương: tiền quảng đại, hậu thần mật; tiền náo nhiệt, hậu túc tĩnh.
Phía ngoài là thiên trụ, trên đắp phượng hoàng chầu tứ phương và hổ phù,
nổi bật là câu đối:
Đền miếu huy hoàng, nhân kiệt địa linh thiên cổ mãi; Uy
thần vời vợi, người khỏe của lắm vạn năm dài.


Cạnh thiên trụ là một nghi môn nhỏ, trên đề: Bối Hà miếu. Đi qua nghi môn
vào sân đình, tiếp đến là thiên trụ thứ hai ngăn cách giữa sân lớn và sân nhỏ,
đỉnh thiên trụ đắp nổi đôi nghê. Trên thiên trụ là đôi câu đối: Thiên trụ vững
vàng, đối diện Tản Viên ngời thắng cảnh; Đền thần vòi vọi, chảy hoài Tô

Lịch tỏ danh lam. Đi từ sân lớn lên sân nhỏ ngước lên phía trên là nóc đình
được đắp đôi rồng chầu mặt trời, đầu bờ nóc được khóa chặt bởi hai đầu
rồng.

Trong đình, ngoài bát bửu, lư hương đồng, long ngai, bài vị thì đình Bối Hà
còn có đôi hạc đứng vững chắc trên lưng rùa.

Đình - chùa Hà thu hút ngày càng đông khách tham quan du lịch gần xa. Cứ
đến ngày sóc vọng (mùng 1 và 15 âm lịch) hàng tháng, đình chùa Hà chật
ních người đến thắp hương lễ Phật cầu Thánh. Họ cầu mong Phật, Thánh
đem lại cho mình nhiều may mắn và phúc lộc trong cuộc sống. Điều đặc biệt
là mặc dù không phải là nơi thờ Nguyệt lão (ông tiên coi quản việc nhân
duyên) nhưng từ lâu chùa Hà đã được giới trẻ truyền tụng là một nơi rất linh
nghiệm trong việc cầu duyên. Hầu như ngày nào cũng có những thiện nam,
tín nữ đến đây cầu khấn thần phật mong cho duyên vừa đẹp ý, sớm gặp
người trong mộng. Đó là lý do để chùa Hà trở thành một ngôi chùa đặc biệt,
khác với những ngôi chùa trên đất Hà thành.

Hiện nay đình và chùa Hà thường tổ chức các lễ hội: Ngày 11/1 âm lịch kỷ
niệm ngày sinh của Thành hoàng Triệu Chí Thành. Ngày 12/8 âm lịch kỷ
niệm ngày hóa của Thành hoàng. Ngày 12/2 âm lịch là ngày vào đám cầu
phúc, cầu mưa thuận gió hòa, người khỏe của nhiều. Trong lễ hội thường
diễn ra các tiết mục như đánh cờ người, đánh đu, kéo co, hát cửa đình, múa
sư tử

Chùa Hà là một địa chỉ văn hóa của thủ đô bởi những giá trị lịch sử và giá trị
tâm linh tiềm ẩn trong khối kiến trúc bình dị mà thâm nghiêm. Năm 1982,
chùa đã được gắn biển “Di tích cách mạng”. Tháng 12/1996, chùa đã được
Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di
tích lịch sử-văn hóa.


Nguồn: Trung tâm Thông tin du lịch

×