Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

3 phương pháp chính điều trị bệnh tiểu đường ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.43 KB, 5 trang )

3 phương pháp chính điều trị bệnh tiểu đường

Ngày nay bệnh tiểu đường (TÐ) đang phát triển trên quy mô toàn thế giới,
không những ở các nước phát triển (ở Hoa Kỳ tỷ lệ TÐ là 8%, ở Ðức: 10,2%,
Trung Quốc, Hồng Kông: 8,8%, Cuba: 13,2%, Nhật Bản: 6,9%) mà ở cả các nước
đang phát triển như nước ta, có tỷ lệ mắc bệnh khoảng 3-5%. Chính vì vậy, Tổ
chức y tế thế giới đang báo động về căn bệnh này do các biến chứng của bệnh
ngày càng nặng nề khiến người bệnh trở nên tàn tật, hoặc mù lòa.

Tiểu đường là do đường trong máu tăng cao trên mức bình thường dẫn tới
tình trạng đường thoát ra cùng với nước tiểu.

Những triệu chứng thường gặp:

- Mệt mỏi. Số lần đi tiểu và lượng nước tiểu ngày càng tăng. Khát nước và
uống rất nhiều nước, có thể 3-5 lít một ngày, có khi nhiều hơn. Sút cân từ 1-3kg,
có thể nhiều hơn.

- Nếu bệnh nặng sẽ xuất hiện thêm những triệu chứng khác như: Giảm thị
lực (có trường hợp bị mù). Tê và đau nhói ở chân và tay. Dễ sưng tấy và mưng mủ
ngoài da đặc biệt có nhọt lớn sau lưng (hậu bối). Ðau thắt ngực, tai biến mạch máu
não. Biến đổi chức năng của thận, giai đoạn cuối phát triển thành suy thận.

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường:

- Insulin là hocmon quan trọng liên quan đến nguyên nhân mắc bệnh TÐ.
Insulin được tiết ra từ tuyến tụy, sẽ vào máu và đi khắp cơ thể. Nếu thiếu hocmon
này hoặc chức năng hoạt động của nó yếu sẽ gây bệnh TÐ.
Ngoài ra sự căng thẳng, béo phì, ít vận động, di truyền cũng được coi là
nguyên nhân gây bệnh.


Ðiều trị bệnh TÐ như thế nào?

- Cách điều trị chính bao gồm các liệu pháp ăn uống, vận động và dùng
thuốc nhằm làm cho lượng đường trong máu trở về gần với mức bình thường để
làm giảm nguy cơ biến chứng. Thông thường lượng đường máu lúc đói duy trì ở
mức 110mg/dl (6,1mmol/l), HbAlc dưới 5,8%.

Liệu pháp ăn uống

Liệu pháp ăn uống là phương pháp trị liệu cơ bản nhất. Nếu thực hiện
nghiêm chỉnh cả 3 phương pháp trên, sẽ có hiệu quả ngay. Ngược lại, mặc dù có
vận động, có sử dụng thuốc mà ăn uống không có nguyên tắc cũng không kiểm
soát tốt được bệnh.

Nguyên tắc của pháp ăn uống: Tiêu thụ năng lượng trong phạm vi thích
hợp; Giữ được sự cân bằng về dinh dưỡng; Bổ sung năng lượng và vitamin; Tránh
ăn quá độ; Không ăn uống thất thường; Ăn uống có quy tắc. Mặc dù mắc bệnh
TÐ, nhưng cũng không có chuyện tuyệt đối không được dùng loại thức ăn này
hoặc nên dùng loại thức ăn kia. Chỉ cần nhớ rằng ăn uống lành mạnh để giữ gìn
sức khỏe và tạo được sự cân bằng cho cơ thể .

Vận động

Ðối với bệnh nhân TÐ típ 2, nếu luyện tập đúng sẽ có tác dụng giảm đường
huyết, bớt phải dùng thuốc.

Thuốc

Ðối với TÐ típ 1 bắt buộc phải tiêm insulin ngoại sinh để cân bằng đường
huyết, cần phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.


Ðối với TÐ típ 2, khi tuân thủ chế độ ăn và luyện tập mà không cân bằng
được đường huyết, cần phải dùng thêm thuốc uống để đưa đường huyết về gần
mức đường huyết bình thường.

Phòng bệnh TÐ:

- Với nguyên nhân gây bệnh TÐ do di truyền, rất khó tác động. Cần lưu ý
những đôi nam nữ bị bệnh TÐ, nếu họ kết duyên với nhau thì các con của họ sẽ
mắc bệnh TÐ.
- Ăn uống hợp lý, năng vận động, giảm cân sẽ tránh được nguy cơ mắc
bệnh.
- Những người có yếu tố nguy cơ như trong gia đình có người mắc bệnh
TÐ, béo phì (chỉ số khối cơ thể BMI > 23kg/m2), tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu,
tiền sử đẻ con to > 4kg, người trên 45 tuổi, ít vận động cần phải đi kiểm tra đường
trong máu thường xuyên để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

BS. Phạm Thị Hồng Hoa

×