Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Nguyên nhân - Phương pháp điều trị bệnh phong (cùi) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.56 KB, 5 trang )

Nguyên nhân - Phương pháp điều trị
bệnh phong (cùi)

Giới thiệu
Còn có tên gọi khác là bệnh Hansen.
Đây là một bệnh nhiễn trùng, được ghi nhận từ rất lâu trong lịch sử loài người,
gây huỷ hoại bề ngoài, tổn thương các dây thần kinh ngoại biên, và làm suy kiệt cơ thể
bệnh nhân dần dần.
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ:
Bệnh phong do vi trùng Mycobacterium Leprae. Đây là bệnh rất khó lây và có
thời gian ủ bệnh kéo dài, nên rất khó xác định bệnh nhân bị nhiễm bệnh ở đâu và khi
nào. Trẻ em thường dễ nhiễm bệnh hơn người lớn.
Bệnh phong có biểu hiện lâm sàng khá đa dạng, nhưng có hai dạng thường gặp
là: dạng Tuberculoid – phong củ và dạng Lepromatous – phong u, từ mỗi dạng này lại
chia ra nhiều thể khác nhau nữa. Cả hai dạng trên đều gây tổn thương da, nhưng
thường thì dạng phong u gây những tổn thương nặng nề hơn, tạo thành những cục u
lớn ngoài da khiến bệnh nhân có bộ dạng méo mó, dị dạng.
Thực tế thì cả hai dạng bệnh đều gây tổn thương các dây thần kinh ngoại biên
(nhất là các chi), làm bệnh nhân mất cảm giác ngoài da và yếu liệt các cơ từ từ. Chính
việc mất cảm giác này mà bệnh nhân phong thường xuyên bị các chấn thương vào tay
và chân, dần dần mất hẳn bàn tay hoặc bàn chân của mình.
Bệnh phong có thể gặp ở rất nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước thuộc
vùng ôn đới, nhiệt đới và vùng cận nhiệt. Trung bình khoảng 100 trường hợp bệnh mới
được phát hiện hằng năm tại Mỹ. Hầu hết các bệnh nhân này ở phía Nam, ở California,
Hawii, và các đảo của Mỹ.
Từ khi có các thuốc điều trị hiệu quả, thì việc cách li bệnh nhân phong không
còn cần thiết. Tuy nhiên, ngày này các thuốc này lại đang thiếu dần, làm gia tăng đáng
kể số lượng bệnh nhân mắc bệnh phong, và gây được sự quan tâm trên toàn thế giới.
Triệu chứng
Bệnh sử :
- Có tiền căn tiếp xúc với bệnh nhân phong hoặc trong gia đình có bệnh nhân


phong.
- Sinh sống hoặc lui tới vùng dịch tễ của bệnh phong.
Các triệu chứng của bệnh bao gồm :
- Có những vùng da nhạt màu, giảm nhạy cảm với cảm giác sờ,
cảm giác nhiệt (nóng) và cảm giác đau.
- Các tổn thương ngoài da không lành sau nhiều tuần
- Giảm hoặc mất cảm giác ở bàn tay, cánh tay hoặc bàn chân, cẳng
chân.
- Yếu cơ, biểu hiện bằng nhiều triệu chứng ví dụ triệu chứng ngón
chân bị chúc xuống dưới khi bệnh nhân nhấc chân lên bước đi.
Các xét nghiệm:
Phân tích vùng da bị tổn thương có thể giúp Bác sĩ phân biệt phong u hay
phong cùi. Tuy nhiên đây không phải là xét nghiệm để chẩn đoán.
Lấy vùng da tổn thương nhuộm kháng acid để cố định vi khuẩn, sau đó soi dưới
kính hiển vi tìm vi khuẩn phong.
Điều trị
Dưới đây là các loại thuốc được dùng để điều trị phong :
• Dapsone
• Rifampin
• Clofazimine
• Ethionamide
Aspirin, prednisone, hoặc thalidomide dùng để kiểm soát tình trạng viêm (ví dụ
viêm phong hồng ban dạng nút).
Tiên lượng:
Phát hiện sớm được bệnh rất quan trọng, bởi vì việc chữa trị sớm có thể hạn chế
rất nhiều tổn thương cho cơ thể, trả lại cho bệnh nhân một cơ thể không có nhiễm
trùng và một cuộc sống bình thường.
Biến chứng:
Tổn thương thần kinh suốt đời
Biến dạng ngoại hình của bệnh nhân.

Lời khuyên của nhân viên y tế:
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ khi bạn thấy mình có những triệu chứng kể
trên, nhất là sau khi bạn nghi ngờ mình đã tiếp xúc với vi trùng gây bệnh Phong. Hiện
nay mỗi quận, huyện đều có chương trình chống phong của Quốc gia. Nếu nghi mình
bị phong bạn hãy đến khám bác sĩ hay đến những trung tâm chuyên khoa như bệnh
viện da liễu.
Phòng bệnh:
Phòng bệnh bằng cách tránh tiếp xúc với bệnh nhân phong chưa được điều trị.
Với những bệnh nhân đã điều trị lâu dài thì không còn khả năng lây bệnh nữa.

×