Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Cao huyết áp - những điều cần biết ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.29 KB, 12 trang )

Cao huyết áp - những điều cần biết
Huyết áp thế nào là bình thường?
Huyết áp tối ưu là 120/80 mm Hg (cần chú ý cả huyết áp tâm thu và tâm
trương). Nếu là bệnh nhân tiểu đường thì huyết áp tối ưu là 115/75. Khi tuổi cao,
huyết áp tăng lên là chuyện bình thường, nhưng vẫn cần có bác sĩ theo dõi.
Nếu bị huyết áp cao, trước hết cần hạn chế ăn mặn, có chế độ tập đi bộ đều
đặn hằng ngày, hạn chế béo phì bằng cách giảm lượng calo tiêu thụ và tăng cường
luyện tập vừa sức mình, bỏ rượu, thuốc lá. Nên sống lạc quan, hòa đồng, tránh
buồn phiền, lo nghĩ, làm việc căng thẳng, thù hận Nếu bác sĩ chỉ định dùng thuốc
hạ áp thì phải uống thật đều, không được tự ý bỏ. Khi bác sĩ bảo ngừng thuốc thì
ngừng nhưng phải có thuốc dự trữ phòng khi phải dùng trở lại.
Ngoài ra, cần kiểm tra toàn diện để nhận biết các bệnh có liên quan đến
huyết áp như tiểu đường, xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu
Huyết áp thấp
Ở người lớn khỏe mạnh, huyết áp động mạch dao động trong khoảng 110-
130/75-90 mmHg. Tuy nhiên, một số người khỏe mạnh, tim mạch bình thường
vẫn có huyết áp trung bình thấp hơn các chỉ số trên (ví dụ 90-100/60-65). Y học
gọi đó là tạng người huyết áp thấp. Những người luyện tập thể dục thường xuyên
cũng thường có chỉ số huyết áp thấp hơn bình thường. Huyết áp thấp ít dẫn đến
các biến chứng nguy hiểm như huyết áp cao.
Người huyết áp thấp nên có chế độ làm việc không căng thẳng, tránh các
tác động tâm lý (y học gọi là stress), thu xếp thời gian thư giãn nghỉ ngơi, tập thể
dục điều độ ngoài trời (đi bộ, đi xe đạp, bơi ), ngủ ban đêm đủ giấc (7-8 giờ).
Nên ăn các thực phẩm đủ các chất dinh dưỡng, trước hết là giàu protein như sữa,
trứng, thịt, cá, đậu tương và các quả tươi để bổ sung vitamin.
Nếu thực hiện tốt và thường xuyên chế độ luyện tập, ăn uống, nghỉ ngơi
trên, sau một thời gian, huyết áp có thể trở lại như trước kia.

Tự phát hiện sớm cao huyết áp và thiếu máu cục bộ cơ tim
Nếu có các biểu hiện như chóng mặt, nhức đầu, hay chảy máu cam , có thể
bạn đã mắc bệnh cao huyết áp. Còn nếu xuất hiện các cơn đau thắt ngực, bạn cần


đi khám chuyên khoa tim mạch vì đó là một biểu hiện điển hình của chứng thiếu
máu cục bộ cơ tim.
Theo một số nghiên cứu gần đây, chứng cao huyết áp xuất hiện với tỷ lệ
khá cao từ tuổi 40; tỷ lệ này tăng dần theo tuổi. Các nhà y khoa gọi đây là sát thủ
thầm lặng vì có đến 2/3 bệnh nhân không thấy bất kỳ dấu hiệu gì cho đến khi xảy
ra các tai biến như đứt mạch máu não hay nhồi máu cơ tim.
Huyết áp bình thường của người Việt Nam là 120/80 mmHg (thường gọi tắt
là 12/8), trong đó 12 là số huyết áp trên và 8 là số huyết áp dưới. Huyết áp được
gọi là cao khi số trên là 14 trở lên hoặc số dưới là 9 trở lên. Người bị cao huyết áp
có thể có các biểu hiện:
- Nhức đầu: Phía sau gáy hay trước trán, thường vào buổi sáng, đôi khi kéo
dài cả ngày.
- Chóng mặt: Cảm giác đi đứng không vững và hơi nặng đầu.
- Mệt: Cảm giác nặng ở ngực, hơi khó thở.
- Yếu liệt tay chân vài giây đến vài phút.
- Chảy máu cam tái phát nhiều lần.
Để điều trị đúng bệnh cao huyết áp, cần thực hiện 3 điểm:
- Đưa chỉ số huyết áp về dưới 140/90 mmHg dù không thấy bất kỳ triệu
chứng nào.
- Áp dụng tốt chế độ điều trị không dùng thuốc: kiêng ăn mặn, không ăn
nhiều chất béo, bỏ hút thuốc lá, không uống nhiều rượu, tập thể dục, chơi thể thao
đều đặn.
- Không tự ý ngừng thuốc hay tự điều trị lâu dài với một đơn thuốc; phải tái
khám đúng kỳ hạn.
Bên cạnh cao huyết áp, thiếu máu cục bộ cơ tim cũng là một chứng bệnh rất
nguy hiểm. Tình trạng này xảy ra khi động mạch vành (có nhiệm vụ chuyển máu
đến nuôi tim) bị xơ vữa và tắc hẹp. Nếu nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ lâm vào tình
trạng nặng hơn, đó là nhồi máu cơ tim.
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của chứng thiếu máu cục bộ cơ tim là cơn đau
thắt ngực với các số đặc điểm sau:

- Thường xảy ra sau khi gắng sức, làm việc nặng, xúc động mạnh, sau bữa
tiệc thịnh soạn, sau khi giao hợp hoặc khi thời tiết quá lạnh. Cơn đau thắt ngực
xuất hiện lúc nghỉ ngơi là dấu hiệu báo động tình trạng nguy hiểm, bệnh nhân cần
được theo dõi, điều trị tích cực để phòng nhồi máu cơ tim.
- Có cảm giác đau ở ngực trái, vùng trước tim, đôi khi chỉ thấy khó chịu;
hoặc có cảm giác nặng như bị đè ép ở sau xương ức, cảm giác này lan đến cổ,
hàm, vai trái, cánh tay trái.
- Cơn đau chỉ diễn ra trong vài giây đến vài phút, thường không quá 5 phút.
Khi nó kéo dài quá 15-20 phút, phải nghĩ đến nhồi máu cơ tim. Nếu tình trạng đau
ngực kéo dài cả ngày trong nhiều ngày, nhiều tuần nhưng điện tâm đồ vẫn bình
thường thì phải nghĩ đến nguyên nhân khác.
- Tần suất cơn đau thường thay đổi: có thể vài tuần, vài tháng một lần, nếu
nặng hơn thì vài lần trong một ngày.
- Đồng thời với đau ngực, người bệnh cảm thấy hồi hộp, lo âu, khó thở, vã
mồ hôi, buồn nôn, đánh trống ngực, choáng váng.
Có thể giảm nhẹ cơn đau bằng các cách sau:
- Nằm nghỉ ngơi hoàn toàn: Trong những trường hợp nhẹ, có thể qua khỏi
cơn đau.
- Ngậm nitroglycerin hoặc isodorbidinitrate: Sau vài phút, cơn đau ngực có
thể giảm. Đây cũng là một cách kiểm tra xem cơn đau thắt ngực này có phải do
thiếu máu cục bộ cơ tim hay không.
Người cao huyết áp nên ăn uống thế nào?
Nói chung, các bạn có thể ăn thịt, cá với lượng vừa phải. Tổng lượng chất
đạm ăn vào khoảng 60 g/ngày, chú trọng protein nguồn gốc thực vật. Nên ăn các
loại cá béo nước biển sâu (ngừ, thu, hồi, trích) 2-3 lần/tuần vì những loài cá này
chứa nhiều axit béo omega-3, có tác dụng ngăn ngừa hay làm giảm nhẹ bệnh tăng
huyết áp.
Về chất béo, chỉ nên ăn 25 g/ngày, thay mỡ động vật bằng dầu thực vật, đặc
biệt là dầu ô liu (có tác dụng làm hạ huyết áp). Nên ăn nhiều rau xanh và quả chín
để tăng nguồn kali và các vitamin cần cho cơ thể. Chất kali sẽ thúc đẩy việc loại

bỏ natri, một chất gây tăng huyết áp.
Các rau quả có tác dụng tốt đối với người bệnh cao huyết áp là cần tây, tỏi,
hành, chuối. Theo một số nhà nghiên cứu Mỹ, bệnh nhân cao huyết áp cần ăn 5
quả chuối/ngày; nhưng các tác giả Ấn Độ cho rằng chỉ cần 2 quả là đủ. Mơ, mận,
nước cam, chanh chứa nhiều kali, cũng có tác dụng tốt, bạn có thể dùng được.
Trong bí đỏ, bí xanh, mướp đều có natri nhưng hàm lượng không cao.
Bạn vẫn ăn được các thực phẩm đó, nhưng khi nấu chỉ nên cho ít mắm muối và mì
chính (dưới 6 g/ngày) vì trong các gia vị này có nhiều natri. Không nên ăn lạp
xường, xúc xích, thịt hộp, dưa cà, mắm tôm, mắm tép vì những thức ăn này
thường có nhiều muối.
Ăn kiêng trong điều trị cao huyết áp và tiểu đường
Người bị cao huyết áp cần kiêng ăn mặn, còn bệnh nhân tiểu đường lại
kiêng ăn ngọt. Người bị cả hai bệnh này đồng thời phải kiêng ăn mặn và ăn ngọt,
nghĩa là phải ăn nhạt. Nhưng ăn quá nhạt sẽ làm mất ngon, nhất là ở người cao
tuổi. Giải pháp cho vấn đề này như sau:
- Tạo vị ngọt: Bạn có thể dùng các loại đường tổng hợp không phải
Glucose (như Aspartame) hoặc đường từ thảo mộc để nêm nếm thức ăn, thức
uống.
- Tăng vị mặn: Theo hướng dẫn điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi,
nếu việc kiêng muối là quá khó khăn thì có thể ăn mặn hơn mức cho phép một
chút, đồng thời phải dùng thêm thuốc lợi tiểu. Lượng muối tối đa cho người bị cao
huyết áp trong một ngày là 6 g, tương đương một thìa cà phê muối (bao gồm cả
muối có trong thức ăn và nước chấm). Bạn nên xin ý kiến cụ thể của bác sĩ điều trị
về chế độ ăn uống.
Có cần uống thuốc hạ áp khi huyết áp ổn định không?
Với những bệnh nhân thường xuyên có cơn huyết áp cao, việc điều trị phải
được tiến hành sớm, thường xuyên và tích cực. Còn nếu huyết áp tăng không
thường xuyên như trường hợp của bạn, cần điều trị theo cách sau:
- Khi có cơn tăng huyết áp: Dùng thuốc hạ áp theo chỉ dẫn của bác sĩ. Có
thể dùng thêm thuốc trấn tĩnh. Điều trị càng sớm thì biện pháp cần áp dụng càng

đơn giản và kết quả điều trị sẽ vững bền.
- Khi chỉ số huyết áp trở lại bình thường, cần dùng các thuốc hạ áp có tác
dụng chậm (như Coversyl, ACE, Adalat chậm) với liều lượng thấp để ổn đinh
huyết áp lâu dài.
Việc điều trị tăng huyết áp cần liên tục, kéo dài, thậm chí suốt đời, ngay cả
khi chỉ số huyết áp trở lại bình thường. Sau một thời gian dài ổn định được huyết
áp, bệnh nhân có thể ngừng thuốc nếu được phép của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt
đối không được ngừng thuốc đột ngột mà phải giảm dần liều để tránh hiện tượng
bộc phát cơn. Sau khi ngừng thuốc, phải có kế hoạch kiểm tra huyết áp. Nếu chỉ số
huyết áp tăng lên thì phải dùng thuốc trở lại. Mặt khác, cần tiếp tục duy trì các
biện pháp ổn định huyết áp không cần thuốc.
Đưa chỉ số huyết áp về bình thường là cần thiết, nhưng chưa đủ để bảo đảm
an toàn. Tai biến vẫn có thể xảy ra nếu không loại trừ được các yếu tố dẫn đến
nguy cơ tai biến tim mạch khác (như nghiện rượu, thuốc lá, tăng cholesterol máu,
thừa cân, stress ) và không kiểm soát được một số bệnh đi kèm (như tiểu đường,
bệnh thận ).
Bệnh nhân cao huyết áp không nên nói nhiều
Sau hai chục năm nghiên cứu, bác sĩ James Lynch và cộng sự nhận thấy
rằng, khi ta nói, không chỉ thanh quản hoạt động mà các cơ quan khác cũng chịu
ảnh hưởng. Rõ nét nhất là hệ tim mạch với biểu hiện tăng huyết áp động mạch.
Khi cho một nhóm sinh viên đại học đọc to một trang sách và liên tục đo
huyết áp của họ bằng máy vi tính, các nhà khoa học nhận thấy huyết áp tăng dần
trong quá trình đọc. Sự gia tăng này biểu hiện rõ nét hơn ở những người bị xúc
động hoặc bực tức khi đọc.
Thử nghiệm khác tiến hành trên 38 người câm tình nguyện cũng cho thấy,
khi họ tranh luận với nhau bằng ngôn ngữ dấu hiệu, huyết áp cũng tăng. Theo dõi
tiến hành trên trẻ nhỏ cũng cho thấy, khi trẻ khóc, huyết áp tăng cao hơn bình
thường.
Như vậy, khi giao tiếp (dù bằng lời nói hay dấu hiệu); lúc bị xúc động, hồi
hộp, tức giận, huyết áp động mạch đều tăng.

Từ đánh giá thực nghiệm, các tác giả khuyên những người bị cao huyết áp
nên tự kiềm chế, im lặng để nghe nhiều hơn là nói. Ngoài ra, cũng nên luôn cố
gắng tạo cho mình một môi trường ấm cúng, nhẹ nhàng, tránh gây cảm xúc mạnh
hoặc bực tức để đề phòng cơn tăng huyết áp đột ngột.
Khuyến cáo mới về cách phòng ngừa bệnh cao huyết áp
Luyện tập đầy đủ và chế độ ăn hợp lý là những cách tốt nhất để đẩy lùi
chứng cao huyết áp. Ngoài ra, cần sử dụng hơn 3,5 g kali mỗi ngày: chuối, đậu
quả là nguồn cung cấp kali tốt, kali dạng thuốc cũng có ích.
Đó là nội dung hướng dẫn mới của Viện Tim, phổi và máu quốc gia Mỹ,
đăng trên tạp chí Hội Y khoa của nước này ra ngày 16/10. Nó bổ sung cho hướng
dẫn mà Viện đưa ra năm 1993. Bản khuyến cáo trích những nghiên cứu nhấn
mạnh tầm quan trọng của chế độ ăn giàu rau - quả và các sản phẩm sữa nghèo chất
béo. Sau đây là một số lời khuyên khác:
- Hạn chế sử dụng chất béo bão hòa và chất béo nói chung.
- Hạn chế uống rượu ở mức 2 cốc/ngày (với nam) và 1 cốc/ngày (với nữ).
- Hạn chế natri ở mức dưới 2,4 g/ngày (tương đương 1 thìa cà phê muối).
- Duy trì trọng lượng ở mức bình thường và luyện tập ít nhất 30 phút mỗi
ngày.
Những nghiên cứu gần đây đã đặt dấu hỏi cho lợi ích của một số sản phẩm
được tuyên truyền là làm giảm huyết áp, ví dụ như canxi và dầu cá (chứa axit
omega-3). Theo các nhà khoa học, những chất này chỉ mang lại hiệu quả rất khiêm
tốn.
Khuyến cáo mới nhắm tới đa số dân chúng, trong đó có nhóm người với
huyết áp ở ngưỡng trên của bình thường (từ 130/85 mmHg tới 139/89 mmHg).
Khoảng 23 triệu người Mỹ nằm trong giới hạn này. Cũng như những người có
huyết áp cao, họ dễ bị bệnh tim mạch hơn người bình thường.
Bệnh nhân được chẩn đoán là huyết áp cao nếu các chỉ số cao hơn hoặc
bằng 140/90 mmHg. Khoảng 50 triệu người Mỹ mắc chứng bệnh này. Tỷ lệ bệnh
ở lứa tuổi trên 60 là 50%.
Caffein không làm tăng huyết áp

Những người thường chọn loại cà phê không có cafêin để tránh tăng huyết
áp có lẽ đã phí công vô ích. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng caffein trong cà phê
không làm tăng huyết áp. Phát hiện này cho thấy một thành phần khác trong càphê
gây kích thích hệ tim mạch. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người thường
xuyên uống cà phê có vẻ trở nên miễn dịch với hiệu ứng này. Những người uống
thường xuyên biểu hiện tăng kích thích đường truyền dây thần kinh – nhưng
không tăng huyết áp.
Các nhà nghiên cứu đã đo huyết áp, nhịp tim và hoạt động của hệ thần kinh
ở 15 người tình nguyện khỏe mạnh. 6 người có thói quen uống cà phê và 9 người
không uống hoặc chỉ thỉnh thoảng mới uống cà phê. Những người tình nguyện
được uống một tách cà phê hơi gấp 3, 1 tách càphê hơi không có caffein, hoặc
được tiêm tĩnh mạch caffein hoặc placebo. Cả hai dạng cà phê đều kích thích làm
huyết áp tăng đáng kể ở những người không thường xuyên uống cà phê.
Huyết áp của những người uống cà phê không tăng cho thấy việc uống cà
phê thường xuyên có thể giúp làm giảm khả năng gây hại của cà phê đối với sức
khỏe – ít nhất là ở những người tình nguyện không dễ bị cao huyết áp. Cần nghiên
cứu thêm trước khi khuyên những người bị rối loạn huyết áp đừng uống cà phê
không có caffein.

×