Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thử Nước Tiểu (Kỳ 1) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.42 KB, 6 trang )

Thử Nước Tiểu
(Kỳ 1)

Xét nghiệm nước tiểu rất có ích trong việc chẩn đoán ở nhiều loại bệnh
khác nhau. Nước tiểu có thể được thử nhanh bằng cách dùng 1 mảnh giấy đặc biệt
được nhúng vào nước tiểu ngay sau khi bệnh nhân đi tiểu. Từ đó nó có thể cho
người ta biết được liệu trong nước tiểu có những thành phần bất thường nào như
đường, protein hoặc máu hay không.

Nếu như cần thu thập thêm nhiều chi tiết hơn nữa về nước tiểu thì người ta
sẽ gửi mẫu nước tiểu đến phòng thí nghiệm để phân tích. Về những gì được làm ở
trong phòng thí nghiệm thì Lucky Luke không rõ cho lắm, có lẽ phải nhờ một ai
đó làm về cận lâm sàng giải thích rõ hơn mới được.

Ngoài ra nước tiểu cũng được sử dụng để kiểm tra xem một phụ nữ có thai
hay không.

Nếu như bác sĩ nghi ngờ 1 bệnh nhân bị viêm bàng quang thì cũng có thể
cho gửi mẫu nước tiểu của bệnh nhân đó đến phòng xét nghiệm để cấy nhằm xác
định chủng loại vi trùng hiện diện trong nước tiểu và loại kháng sinh nào là tốt
nhất để có thể diệt được loại vi trùng đó.

Người ta tìm điều gì trong nước tiểu ?

Hệ niệu có nhiệm vụ thải ra ngoài cơ thể những chất không cần thiết, chất
khoáng, dịch và một số chất bên trong máu bằng nước tiểu. Do đó bên trong nước
tiểu có đến hàng trăm loại chất thải khác nhau của cơ thể. Khi bạn ăn, uống, lúc
bạn tập thể dục và tình trạng của bộ máy tiết niệu, tất cả đều ảnh hưởng đến những
thành phần có trong nước tiểu của bạn.

Có hơn 100 thông số khác nhau có thể được tìm thấy qua xét nghiệm nước


tiểu. Một xét nghiệm phân tích nước tiểu thường quy thường sẽ bao gồm những
thông số sau:
- Màu sắc: rất nhiều thứ có thể ảnh hưởng đến màu sắc nước tiểu, bao gồm
lượng nước, chế độ ăn, thuốc và bệnh tật. Mức độ sáng/tối của màu nước tiểu cho
ta biết có bao nhiêu nước bên trong nó. Vitamin B có thể làm nước tiểu chuyển
sang màu vàng sáng. Một vài loại thuốc và trái cây hoặc máu có thể làm nước tiểu
chuyển sang màu đỏ nâu.

- Độ trong: bình thường nước tiểu trong. Nước tiểu sẽ trở nên đục nếu có
chứa vi trùng, máu, tinh dịch, tinh thể hoặc mủ.

- Mùi: bình thường nước tiểu không quá nặng mùi nhưng hơi nồng. Một
vài loại bệnh có thể gây đổi mùi nước tiểu. Chẳng hạn như bị nhiễm vi khuẩn
E.coli có thể gây ra mùi khó chịu, bị đái tháo đường hoặc đói làm nước tiểu có
mùi ngọt, trái cây.

- Trọng lượng riêng: thông số này kiểm tra lượng chất có trong nước tiểu.
Nó cũng cho biết khả năng cân bằng thành phần nước có trong nước tiểu của thận
hoạt động ra sao. Trọng lượng riêng càng cao thì chứng tỏ lượng chất rắn có trong
nước tiểu càng nhiều. Nếu bạn uống nhiều nước thì thận sẽ tạo ra nước tiểu có
chứa nhiều nước trong đó do đó sẽ có trọng lượng riêng thấp. Nếu bạn không uống
nước thì thận sẽ tạo ra lượng nước tiểu có chứa ít nước bên trong do đó sẽ có trọng
lượng riêng cao.

- Độ pH: độ pH dùng để kiểm tra xem nước tiểu có tính chất acid hay bazơ.
pH=4 có nghĩa là nước tiểu có tính acid mạnh, pH=7 là trung tính (không phải
acid, cũng không phải bazơ) và pH=9 có nghĩa là nước tiểu có tính bazơ mạnh.
Đôi khi độ pH trong nước tiểu cũng phụ thuộc vào một số biện pháp điều trị của
bác sĩ. Chẳng hạn như bác sĩ có thể hướng dẫn bạn cách giữ cho nước tiểu có tính
acid hoặc bazơ để phòng ngừa sự hình thành sỏi thận.


- Protein: bình thường protein không có trong nước tiểu. Sốt, luyện tập
nặng, có thai, và một vài loại bệnh đặc biệt là bệnh thận có thể làm protein xuất
hiện trong nước tiểu.

- Glucose: glucose là một loại đường có trong máu. Bình thường thì trong
nước tiểu sẽ không có hoặc có rất ít glucose. Khi đường huyết trong máu tăng rất
cao, chẳng hạn như đái tháo đường không kiểm soát thì đường sẽ thoát ra nước
tiểu. Glucose cũng có thể được tìm thấy bên trong nước tiểu khi thận bị tổn thương
hoặc có bệnh.

- Nitrites: Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường niệu tạo ra 1 loại enzyme có
thể chuyển nitrate niệu ra thành nitrite. Do đó nếu như tìm thấy nitrite trong nước
tiểu có nghĩa là có nhiễm trùng đường niệu.

- Bạch cầu ester hóa (WBC esterase): cho biết sự hiện diện của bạch cầu
bên trong nước tiểu, có thể đông nghĩa với có sự hiện hiện của một nhiễm trùng
đường niệu.

- Ketone: Khi chất béo bị phân giải để tạo năng lượng thì cơ thể sẽ tạo ra
một chất mới là ketone (hoặc thể ketone). Chất này đi vào trong nước tiểu. Một
lượng lớn thể ketone có trong nước tiểu có thể báo hiệu một tình trạng rất nghiệm
trọng: đái tháo đường nhiễm ketone acid. Một chế độ ăn ít đường và tinh bột, nhịn
đói, hoặc nôn mửa trầm trọng cũng có thể làm ketone xuất hiện trong nước tiểu.

- Phân tích dưới kính hiển vi: người ta để ống nghiệm chứa nước tiểu vào
trong máy quay ly tâm và quay làm cho những chất rắn lắng xuống dưới đáy ống.
Người ta lấy những chất lắng này phết lên lam kính và bỏ vào kính hiển vi để quan
sát. Người ta có thể quan sát thấy:
o Tế bào hồng cầu – bạch cầu: bình thường sẽ không tìm thấy tế bào máu

bên trong nước tiểu. Viêm, bệnh, hoặc tổn thương thận, niệu quản, bàng quang,
niệu đạo có thể làm máu xuất hiện trong nước tiểu. Những môn thể thao nặng như
chạy marathon cũng có thể gây ra máu trong nước tiểu. Bạch cầu xuất hiện trong
nước tiểu có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc bệnh của thận.

o Trụ niệu: một vài loại bệnh thận có thể tạo ra những nút (được gọi là trụ
niệu) được tạo ra từ những ống nhỏ li ti bên trong thận. Những trụ niệu này sau đó
được thải ra ngoài theo nước tiểu. Trụ niệu có thể được làm từ tế bào hồng cầu,
bạch cầu, chất béo hoặc protein. Loại của trụ niệu được tạo thành có thể giúp phát
hiện ra loại bệnh thận mà bệnh nhân mắc phải.

o Tinh thể: một người khỏe mạnh đôi khi cũng có một vài tinh thể trong
nước tiểu. Một lượng lớn tinh thể, hoặc một loại tinh thể nhất định nào đó, có thể
đồng nghĩa với sự hiện diện của sỏi thận hoặc cơ thể gặp vấn đề về tiêu thụ thức
ăn (trao đổi chất).

o Vi khuẩn, tế bào nấm, ký sinh trùng: bình thường trong nước tiểu không
có những loại tế bào trên. Nếu như chúng xuất hiện thì điều đó có nghĩa là có sự
hiện diện của nhiễm trùng.

×