Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Dinh dưỡng trong tiền đái tháo đường ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.13 KB, 5 trang )


Dinh dưỡng trong tiền đái
tháo đường


Tiền đái tháo đường là tình trạng đường huyết cao hơn mức bình
thường tuy nhiên chưa phải là đái tháo đường. Trước khi mắc bệnh,
hầu hết bệnh nhân đều trải qua giai đoạn tiền đái tháo đường thế
nhưng họ không hề biết.
“Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy chỉ cần điều chỉnh chế độ dinh
dưỡng và tăng cường vận động thể lực có thể giúp chúng ta ngăn ngừa tiến
triển thành đái tháo đường type 2”, BS Nguyễn Thị Ánh Vân (Phó trưởng
khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM) cho biết.
Dinh dưỡng hợp lý

Theo BS Vân, chế độ ăn uống hợp lý trong tiền đái tháo đường phải
đảm bảo những yếu tố sau:
- Ăn uống vừa đủ theo nhu cầu sẽ giúp duy trì cân nặng phù hợp và
giảm cân ở người bị thừa cân béo phì. Nhu cầu năng lượng này được tính
toán dựa theo cân nặng lý tưởng, tuổi tác, giới tính và mức độ lao động, để
biết cụ thể nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ.
- Ăn đủ các nhóm thực phẩm để đảm bảo đủ dưỡng chất (trên 20 loại
thực phẩm mỗi ngày).
- Chọn lựa thực phẩm có lợi cho sức khỏe: gạo không chà trắng, ngũ
cốc còn nguyên cám, ăn nhiều các loại thực phẩm có nhiều chất xơ để chậm
hấp thu đường vào máu sau ăn và giảm hấp thu cholesterol vào máu (bao
gồm các loại rau xanh, trái cây tươi), dùng dầu thực vật thay mỡ động vật.
- Thực đơn nên có cá tối thiểu 2 lần/tuần, dùng thêm đạm thực vật
(các loại đậu, ngũ cốc) thay một phần thịt.
- Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol
để phòng ngừa xơ vữa động mạch (có trong mỡ động vật, lòng, phủ tạng,


dầu cọ, dầu dừa…).
- Hạn chế ăn mặn bằng cách giảm nêm muối hay tránh nêm thêm trên
bàn ăn, hạn chế dùng các thức ăn chế biến sẵn nhiều muối như thịt hộp, cá
hộp, dưa muối, mắm, tương, chao, cá khô…
- Hạn chế các loại đường mía, nước ép trái cây, nước ngọt, kẹo; bia,
rượu, thuốc lá…
- Không ăn quá no, nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ.
Tăng cường vận động
Chế độ tập luyện thể dục hàng ngày sẽ giúp duy trì cân nặng cơ thể
hợp lý, giảm cân ở những người thừa cân béo phì, giảm tích tụ mỡ thừa,
giảm tình trạng rối loạn dung nạp đường và giúp ổn định đường huyết trong
máu. Chúng ta nên tập trung bình 40-60 phút mỗi ngày, cường độ tăng dần
từ mức trung bình lên cao.
Các hình thức tập luyện đều được khuyến khích khi phù hợp với tình
trạng sức khỏe, nên có tư vấn của bác sĩ càng tốt. Loại hình dễ tập nhất là đi
bộ, đạp xe.
“Ngoài ra, những người được phát hiện đái tháo đường trên 50% có
nguy cơ trở thành người bệnh đái tháo đường thật sự trong tương lai từ 5-10
năm, do đó ngoài việc thực hiện chế độ ăn uống tập luyện, để phòng ngừa
bệnh và các biến chứng do đái tháo đường gây ra, cần có chế độ theo dõi
định kỳ và tầm soát giúp phát hiện bệnh sớm” – BS Vân khuyên.

×