Phái đẹp và những sai lầm về dinh dưỡng
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu ăn
uống của mỗi chúng ta cũng được nhìn nhận theo cách
khác. Không còn ăn cho thật nhiều, ăn cho thật no nữa
mà là ăn sạch, ngon và ăn uống như thế nào để giữ được
vẻ đẹp, để không mắc phải các bệnh thời hiện đại như
tiểu đường, gout, béo phì... Đối với phụ nữ, ngoài những
yếu tố trên, họ còn lựa chọn các liệu pháp ăn uống để
giữ phom người chuẩn, da đẹp... thế nhưng nhiều người
vẫn mắc phải những sai lầm đáng tiếc...
Ăn nhiều canh
Nhiều phụ nữ coi canh là một món ăn có tác dụng... giảm
béo vì cho rằng canh sẽ “chiếm chỗ” các thức ăn khác trong
dạ dày; canh lại là rau có nhiều vitamin tự nhiên, không
gây béo nên đã dùng canh như một món chính, thậm chí
dùng thay nước. Điều đó rất có hại. Sau khi vào dạ dày
khoảng 30 phút, thức ăn sẽ xuống tiểu tràng. Do canh ở
dạng lỏng nên dễ tiêu hóa và hấp thụ, cũng có nghĩa, các
chất dinh dưỡng, và cả chất béo sẽ được hấp thụ và tiêu hoá
nhanh hơn. Vì vậy, những người hay ăn canh, nhất là
những món canh bổ dưỡng thường béo hơn những người
khác do không kiểm soát được các dưỡng chất nạp vào cơ
thể. Hơn nữa, việc ăn quá nhiều canh vào buổi tối còn gây
ậm ạch bụng, đi tiểu nhiều lần khiến giấc ngủ của bạn
không tròn.
Ăn nhiều đường
Đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu, có vị trí
quan trọng trong việc giữ vẻ đẹp cho cơ thể. Nhưng, ăn
nhiều đường sẽ có hại cho sức khỏe, vì đường nếu ăn nhiều
sẽ ảnh hưởng tới việc ăn uống thường ngày, ảnh hưởng đến
việc bổ sung các dinh dưỡng cần thiết khác, từ đó dẫn đến
dinh dưỡng không đầy đủ. Ngoài ra, nếu ăn quá nhiều,
đường sẽ chuyển hóa thành chất béo tích tụ lại trong cơ thể,
làm tăng lượng mỡ, dẫn đến mất cân đối hình thể vì quá
béo. Xét về góc độ dinh dưỡng, ăn nhiều đường sẽ làm
giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh
hưởng không tốt đến chức năng miễn dịch của cơ thể, tăng
nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, béo phì và tiểu đường
gây nên các bệnh ung thư. Đường gây ra tình trạng tăng
glucoza trong máu, làm cơ thể suy nhược và mệt mỏi.
Đường còn cản trở chức năng miễn dịch của cơ thể. Một
chế độ ăn uống nhiều đường thường dẫn đến tình trạng
thiếu chất crôm. Đường đẩy nhanh quá trình lão hóa vì sau
khi vào trong máu, đường cũng trở thành protein, những
phân tử mới này góp phần làm mất đi tính đàn hồi của các
mô đang bị lão hóa, từ da cho đến các bộ phận và động
mạch. Những người ăn nhiều đường thì khả năng hấp thụ
các chất dinh dưỡng thiết yếu rất thấp, đặc biệt là vitamin
A, C, B12, canxi, phốtpho, magiê và sắt...
Thích ăn nóng
Rất nhiều phụ nữ có thói
quen ăn thức ăn thật nóng,
vì cho rằng ăn khi nóng,
thực phẩm mới giữ nguyên
vẹn các vitamin và khoáng
chất. Nhưng thói quen đó
lợi bất cập hại. Khi thức ăn
còn quá nóng vào cơ thể, do
ảnh hưởng của nhiệt độ cao
dễ làm cho mạch máu ở thành vách dạ dày và ruột nở ra,
phân tiết tiêu hóa tăng lên, thúc đẩy nhanh việc tiêu hóa và
hấp thụ ở vị tràng. Như vậy các chất dinh dưỡng sẽ được
hấp thụ nhiều lên, làm thành một yếu tố ngầm thúc đẩy việc
phát phì. Mặt khác nếu ăn nóng lâu dài làm tăng các triệu
chứng bệnh có sẵn ở khoang miệng, thực quản dạ dày...
trong đó không loại trừ bệnh ung thư vùng miệng. Nếu
thường xuyên ăn thức ăn nóng quá sẽ làm tổn thương tế
bào vị giác trên lưỡi ảnh hưởng đến thần kinh vị giác, suy
giảm khả năng vị giác dẫn đến chán ăn... Ăn thức ăn quá
nóng còn ảnh hưởng tới chất lượng men răng... Do đó, bạn
nên ăn khi thức ăn nóng ở mức độ vừa phải, như thế các
chất dinh dưỡng vẫn đảm bảo mà lại không ảnh hưởng tới
sức khỏe của bạn.