Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kinh nghiệm hạ nhiệt cho trẻ khi bị sốt potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.82 KB, 6 trang )

Kinh nghiệm hạ nhiệt cho
trẻ khi bị sốt




Việc bé bị sốt luôn khiến các bậc cha mẹ lo lắng, bởi sốt thường đi
kèm với các triệu chứng khác như bé bỏ ăn, quấy khóc, thậm chí là co
giật? Vậy khi bé sốt phải hạ nhiệt cho bé bằng cách nào?
Trẻ sốt có ảnh hưởng thế nào đến cơ thể?
Sốt là một phản ứng phòng bệnh ban đầu, có thể tăng cường khả năng
kháng thể của cơ thể, nó tăng tác dụng giải độc của gan và các loại men tiêu
độc trong bạch cầu. Nhưng sốt cũng có những nguy hại nhất định đến cơ thể,
đặc biệt là trẻ em, nếu sốt cao quá lâu có thể làm mất chức năng điều tiết của
các cơ quan tổ chức trong cơ thể, nguy hại đến sức khỏe trẻ. Ảnh hưởng
không tốt của sốt đối với cơ thể trẻ chủ yếu biểu hiện ở một vài điểm sau:
- Khi sốt, nhiệt lượng sản sinh quá nhiều, nội tạng phải tăng cường tản
nhiệt để điều tiết nhiệt độ cơ thể, vì thế khiến nhịp tim đập nhanh, tăng gánh
nặng cho tim.
Thứ hai, sốt cao còn khiến vỏ não quá hưng phấn, trẻ có biểu hiện lo
lắng bất an, đau đầu, thậm chí sợ hãi; cũng có thể khiến vỏ não quá ức chế
biểu hiện là ít nói, thèm ngủ. Trẻ sơ sinh biểu hiện càng rõ nét, phần lớn trẻ
sơ sinh sốt cao tinh thần sợ sệt, hoảng loạn vì thế mà sốt cao có ảnh hưởng
rất không tốt đến sự phát triển của não trẻ.
- Sốt cao còn ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, có lúc đường ruột
vận động chậm chạp, trẻ chán ăn, chướng bụng, táo bón; có lúc đường ruột
tăng cường vận động, trẻ có thể bị đi ngoài thậm chí mất nước.
- Sốt cao kéo dài khiến cơ thể trẻ giảm chức năng phòng bệnh, như
vậy không chỉ bất lợi cho việc hồi phục sức khỏe mà còn khiến trẻ dễ mắc
các bệnh khác
Cách xử lý khi trẻ sốt


Dùng thuốc:
Khi trẻ sốt, cha mẹ không nên quá lo lắng mà cần phải bình tĩnh để có
hướng giải quyết tốt nhất, cố gắng giữ cho trẻ thoải mái, chỉ cần tìm hiểu
đầy đủ những kiến thức xử lý hạ nhiệt cơ bản thì nhất định có thể giúp trẻ
hồi phục nhanh chóng.
Đặt trẻ nằm nghiêng sang phải để đờm nhớt dễ chảy ra ngoài, không
gây tắt đường thở. Cần cởi bỏ quần áo, đặt thuốc hạ sốt vào hậu môn đối với
trẻ nhỏ. Khi sử dụng dạng thuốc đặt hậu môn, cần chú ý thực hiện đúng thao
tác: đặt đầu nhọn của viên thuốc vào trước và bóp hai mép hậu môn lại trong
vài giây.
Phải chú ý chọn loại thuốc có hàm lượng paracetamol phù hợp với độ
tuổi và cân nặng của trẻ, nếu viên thuốc bị nhão do điều kiện bảo quản
không tốt thì phải chọn loại khác có cùng hàm lượng đã được để đông cứng
trong tủ lạnh trước đó. Điều cần ghi nhớ là không nên nôn nóng cho trẻ dùng
đồng thời nhiều loại thuốc hạ sốt sẽ dẫn đến vượt quá liều quy định, bởi vì
paracetamol dùng liều cao liên tục gây độc cho gan, làm tiêu tế bào gan.
Hạ sốt mà không dùng thuốc:
Lau mát hạ sốt cho bé khi:
- Bé bị sốt cao trên 40
o
C
- Bé bị sốt cao kèm co giật hoặc có dấu hiệu sắp sửa co giật
Chuẩn bị dụng cụ:
- 5 khăn nhỏ để lau mát
- Thau nước ấm
- Nhiệt kế

Thực hiện:
- Đặt bé nằm ngửa trên giường
- Cởi bỏ quần áo trẻ

- Lấy nhiệt độ bé
- Rửa tay
Chuẩn bị nước lau mát:
- Cho ít nước lạnh vào trong chậu
- Cho nước nóng vào, bằng ½ lượng nước lạnh.
- Kiểm tra nhiệt độ nước bằng cách nhúng khuỷu tay vào chậu nước,
cảm giác ấm giống như nước tắm em bé.
Lau mát:
- Nhúng 5 khăn vào thau nước và vắt hơi ráo.
- Đặt 2 khăn ở hõm nách, 2 khăn ở bẹn và 1 khăn lau khắp người.
- Không đắp lên trán vì ít có tác dụng hạ sốt. Không đắp lên ngực vì
tăng nguy cơ viêm phổi.
- Thay khăn mỗi 2-3 phút.
- Theo dõi nhiệt độ nước, cho thêm nước nóng nếu thấy nước không
còn ấm.
- Lấy nhiệt độ bé mỗi 15 phút, ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới
38,5
o
C.
- Lau khô và mặc quần áo mỏng cho trẻ.
Việc có nên cho bé uống thuốc, đặt thuốc hoặc hạ sốt bằng cách
không cần dùng thuốc hay không bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ
để có lời khuyên chính xác nhất trong vấn đề đề này.

×