Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Nên dùng kháng sinh cho trẻ khi nào? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.48 KB, 5 trang )

Nên dùng kháng sinh cho trẻ khi nào?

Dùng KS phải có chỉ định của bác sĩ.
Hiện nay, việc dùng kháng sinh (KS) ở nước ta chưa đi vào nề nếp,
dùng chưa đúng và chưa hợp lý, đặc biệt là đối với trẻ em.
KS là gì?

KS là một chất mà ngay ở nồng độ thấp nhất cũng có khả năng tiêu diệt
hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn (vi nấm).
KS có nhiều nhóm khác nhau, trong mỗi nhóm có nhiều loại biệt dược, vì
vậy khi muốn sử dụng một loại KS nào đó, người thầy thuốc phải biết được KS đó
thuộc nhóm nào, nhất là khi muốn kết hợp KS (nên lưu ý là không kết hợp KS
trong cùng một nhóm).
Người ta tạm phân chia thành 7 nhóm KS chính và một số nhóm phụ khác
trên cơ sở dựa vào cơ chế tác dụng của chúng lên vi khuẩn hoặc vi nấm.
Các nhóm KS đó là: nhóm beta- lactam (bao gồm phân nhóm penicillin và
cephalosporin), nhóm aminoside, nhóm phenicol, nhóm lincosamie, nhóm
macrolide, nhóm tetracyclin, nhóm kháng sinh chống nấm và một số nhóm phụ
khác như: nhóm quinolone, nhóm nitroimidazole, các dẫn xuất của sulfanilamide
và các glycopeptide.



Khi nào thì dùng KS cho trẻ?
Hiện nay vẫn còn có hiện tượng tự mua thuốc để điều trị cho trẻ, cho dù
không biết bé bị bệnh gì, nghĩa là người mẹ cứ thấy con mình ho, hắt hơi, sổ mũi
hoặc hơi sốt (thậm chí người mẹ cũng không cặp nhiệt độ để đo nhiệt độ cho bé,
mà chỉ phỏng đoán hoặc sờ vào trán con rồi nghĩ là cháu có sốt mà thôi).
Vì vậy, muốn biết trẻ có nên dùng thuốc KS hay không, nhất thiết phải có ý
kiến của bác sĩ, nếu có điều kiện đi khám bác sĩ chuyên khoa nhi thì càng tốt.
Chỉ dùng KS cho trẻ khi bác sĩ thấy có các triệu chứng lâm sàng về nhiễm


trùng nghi do vi khuẩn (hoặc vi nấm).
Ví dụ có dấu hiệu viêm nhiễm như: sưng, nóng, đỏ, đau trong một số bệnh
viêm cơ, áp-xe cơ hoặc trong các bệnh về đường hô hấp (viêm phế quản -phổi ),
trong các bệnh về tai, mũi, họng như: VA, amiđan, viêm tai hoặc mắc bệnh do
virus nhưng có bội nhiễm thêm vi khuẩn như: viêm phế quản sau sởi, nhiễm trùng
da do thủy đậu.
Ngoài các triệu chứng lâm sàng thì một số chỉ số về cận lâm sàng cũng
đóng góp một cách đáng kể, giúp thầy thuốc lâm sàng chẩn đoán bệnh nhiễm
khuẩn một cách chính xác hơn, để có hướng dùng KS hay không?
Ví dụ như: tốc độ lắng máu, chỉ số bạch cầu trung tính, tiểu cầu hoặc cấy
máu tìm vi khuẩn trong các trường hợp nghi nhiễm trùng huyết do vi khuẩn (vi
nấm).
Khi bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân và chẩn đoán chắc chắn trẻ có mắc bệnh
nhiễm khuẩn thì lúc đó bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể dùng thuốc KS gì? mỗi ngày dùng
bao nhiêu là đủ? thuốc đó dùng bằng cách nào (uống, tiêm hay đặt hậu môn )?

Khi đã có đơn của bác sĩ, người mẹ cần tuân thủ dùng đúng chỉ định, tuyệt
đối không tự ý đổi tên thuốc (việc này có thể gặp ở một số quầy thuốc tư nhân,
dược tá muốn bán được loại thuốc mình có cho nên cứ tư vấn theo hướng đó để
bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân mua thuốc của mình, bất chấp người bệnh đã
có đơn của bác sĩ).

Để đề phòng trường hợp sử dụng thuốc KS không hiệu quả hoặc hiệu quả
kém bởi một lý do nào đó, ví dụ vi khuẩn đã kháng lại thuốc KS đó chẳng hạn
hoặc loại thuốc đó không phù hợp như uống vào buồn nôn, thậm chí bị dị ứng
thì cần đến gặp lại bác sĩ đã khám và kê đơn để được tư vấn thêm và có hướng xử
lý thích hợp. Tuyệt đối không tự tiện đổi thuốc.

Khi nào phải dùng KS luôn là một bài toán, ngay cả đối với chính các thầy
thuốc, nhất là khi quyết định ấy dành cho trẻ nhỏ bởi nếu sự lựa chọn không chính

xác sẽ gây hại cho trẻ, không chỉ hiện tại mà cả tương lai sau này.

×