Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Vài nét sơ lược về sự Phát triển của Triết học Trung Hoa - Phần 3 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.03 KB, 5 trang )

Vài nét sơ lược về sự Phát triển của
Triết học Trung Hoa
MỞ ĐẦU




Vài lời thưa trước

Trong bộ Hồi kí, cụ Nguyễn Hiến Lê cho biết đôi điều về bộ Đại
cương triết học Trung Quốc (ĐCTHTQ) như sau:

“Do tôi đề nghị và phân công: ông Giản Chi lãnh phần Vũ trụ luận (II)
và Tri thức luận (III), tôi vốn thích cái gì cụ thể, thực tiễn, lãnh phần Nhân
sinh luận (IV), Chính trị luận (IV). Vì công việc của tôi dễ hơn của ông
Giản Chi, nên tôi lãnh thêm phần I: Vài nét sơ lược về sự phát triển của triết
học Trung Hoa, và phần VI: Tiểu sử các triết gia; hai phần sau này điều
ngắn. Toàn bộ gồm hai cuốn: Thượng trên 800 trang và Hạ gần 900 trang. In
cả chữ Hán, để riêng ở cuối mỗi cuốn[1].
“Công việc này rất mệt. Tôi thú thực nếu không có ông Giản Chi thì
tôi không dám mạo hiểm vào. Chúng tôi tra cứu tất cả các sách Trung triết
bằng Hoa ngữ, Việt ngữ và Pháp ngữ mà chúng tôi kiếm được, nhất là bộ
Trung Quốc triết học đại cương của Vũ Đồng mà ông bạn Tạ Trọng Hiệp ở
Paris kiếm cho được.

“Sự hợp tác với ông Giản Chi rất thú vị, chúng tôi làm việc đều siêng
năng, cẩn thận, biết dung hoà ý kiến với nhau, học thêm được của nhau.
“Chúng tôi theo Vũ Đồng, trình bày triết học Trung Hoa theo chiều
ngang chứ không theo chiều dọc, nghĩa là chia thành từng vấn đề chứ không
từng thời đại, từng môn phái. Cách trình bày đó rất mới mẻ ở nước ta (mà
cũng ít thấy ở Trung Hoa). Nhưng ở đầu bộ chúng tôi cũng thêm một phần


tóm tắt lịch sử triết học Trung Hoa, phần này dài trên 100 trang (có thể in
riêng vào loại sách phổ thông như loại Que sais je? ở Pháp), và ở cuối bộ lại
thêm một phần nữa về tiểu sử mỗi triết gia, như vậy sửa được cái khuyết
điểm của lối trình bày theo chiều ngang, mà giữ được cái ưu điểm là dễ tra
cứu khi muốn tìm hiểu về một vấn đề nào”.[2]
Bộ ĐCTHTQ gồm hai cuốn, cuốn Thượng do nhà Cảo Thơm xuất bản
năm 1965, cuốn Hạ cũng do nhà này xuất bản năm 1966. Bộ này, theo như
cụ cho biết, “được giới trí thức hoan nghênh, chính phủ tặng giải nhất Văn
chương toàn quốc, ngành biên khảo”.

Sau hoàn thành việc “học để viết” bộ ĐCTHTQ trong hai năm, cụ
Nguyễn Hiến Lê “nhân đà đó tiến sâu thêm về Trung triết” và cụ đã viết
thêm trên mười cuốn nữa về triết học thời Tiên Tần.
Tuy trong những cuốn sau, có đôi chỗ nhận định của cụ Nguyễn Hiến
Lê không còn giống với nhận định trong bộ ĐCTHTQ này nữa[3], nhưng
trong Hồi kí, như đã dẫn ở trên, cụ bảo rằng Phần I: Vài nét sơ lược về sự
phát triển của triết học Trung Hoa là “có thể in riêng vào loại sách phổ
thông như loại Que sais je? ở Pháp”, nghĩa là cụ vẫn cho rằng phần này có
một giá trị riêng, cho nên tôi chép lại dưới đây[4] để chúng ta có cái nhìn
tổng quan về Trung triết, và cũng để cho chúng ta tiện tham khảo khi đọc
các cuốn cụ viết về triết học Trung Quốc thời Tiên Tần và cả cuốn Sử Trung
Quốc nữa.
Goldfish
Tháng 12 năm 2009
Chú thích:
[1] Trong ebook này, phần chữ Hán tôi đưa vào chú thích. (Goldfish).
[2] Các bạn có thể đọc thêm bài Tựa bộ ĐCTHTQ từ trang

post#30. (Goldfish).
[3] Các bạn có thể xem thêm các bài Vài lời thưa trước của tôi trong

ebook Trang tử và Nam Hoa kinh và ebook Liệt tử và Dương tử. (Goldfish)
[4] Tôi chép theo bản của nhà xuất bản Thanh Niên, cuốn 1, in năm
2004, tr.19-167. (Goldfish).

×