Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Vũ Trụ Nhân Linh - I. Cơ Cấu Thời Gian - Phần 4 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.54 KB, 4 trang )

Vũ Trụ Nhân Linh
I. Cơ Cấu Thời Gian
Phần 4



4. Phân loại thời gian
Có lẽ không gì người ta dễ đồng ý cho bằng về thời gian, đồng ý đến
độ không có vấn đề. Nhưng đó là đợt thường nghiệm. Thoạt khi bước vào
địa hạt Triết, nghĩa là thử suy tư về bản chất của thời gian, mới thấy khó
khăn ùn ùn kéo tới và không biết có bao giờ người ta định nghĩa nổi thời
gian chăng. Tuy khó khăn, nhưng triết lý vẫn phải khảo sát để cố rọi vào ít
nhiều tia sáng hướng dẫn. Nếu không hiểu nổi thời gian tự thân, ít ra chúng
ta cũng cố tìm hiểu cách gián tiếp, xuyên qua những lối hiểu khác nhau, theo
những mức độ cao thấp dị biệt.
Trước hết, chúng ta khởi đầu bằng chỗ dễ nhất nghĩa là từ lối phân
chia thời gian. Thời gian thường được chia làm một số loại như sau: khoa
học, sinh lý, tâm lý, triết lý và minh triết.
Thời gian khoa học: là chính sự phân chia thời gian thường nghiệm ra
những quãng đồng đều, do đồng hồ, nó không có màu sắc, không phẩm tính.
Sáng cũng như trưa, chiều cũng như tối, đông hạ cũng như xuân thu, mặc
cho hoa nở ngoài nội, chim hót trên cành. Mặc cho kẻ ở trong lao tù hay hai
anh chị vừa tìm ra được chỗ vắng vẻ để tình tự, thời gian chạy, bất khả phục
hồi (irréversible), có than vãn dẫu bằng tiếng Tây đi nữa "O temps suspend
ton vol", mặc kệ: thời gian không nể, cứ trôi, cứ kéo. Đó là thời gian ban ra
cho (temps donné), giàu chất vũ thiếu chất trụ, nghĩa là con người không
tham dự vào đó được chi cả. Nó mới là sự kế tiếp của vạn vật hoàn toàn
ngoại tại, lạnh lùng, máy móc, ít ra như kiểu thường tình nghĩ tưởng.
Thứ đến là thời gian sinh lý đã khởi đầu là thời gian có tác động của
con người tham dự phần nào, dầu mới là sinh lý. Có thể gọi nó là thời gian
tăng trưởng, đã giàu chất thâu hóa nội khởi hơn thời gian kế tiếp của khoa


học, tuy hãy còn hạn cục, chưa lan rộng tới miền ý thức, nhưng đã có chất
người bên trong, nên đã biến dạng co giãn theo người, theo tuổi, theo một
chút tâm trạng. Vì thời gian sinh lý căn cứ trên cuộc sống cụ thể, trên khả
năng gia tăng huyết thanh với các tế bào. Tuổi trẻ chứa nhiều thời gian sinh
lý hơn tuổi già, vì ở tuổi già đã ngưng dần sự phát triển: một vết thương ở
em bé 10 tuổi chóng khỏi hơn năm lần ở người 50 tuổi. Người ta nhận ra
thời gian sinh lý rất khác với tuổi khai sinh, và ở mỗi người cũng có sự khác
nhau.
Vượt lên một bước nữa là thời gian tâm lý. Đó là thời gian được đo
bằng những cảm xúc, tâm tình ấn tượng, tuỳ với mức độ sâu đậm của nó mà
ta thấy vắn dài. Thường tuổi trẻ thấy thời gian đi mau hơn vì cuộc sống gặp
rất nhiều những khám phá mới lạ trên trường đời, nhân tình thế sự: nào là
sinh ngữ, khoa học, văn chương; nào là các thầy dạy mỗi năm mỗi đổi, rồi
với biết bao cái mới gặp lần đầu tiên làm cho say sưa, nhất là khi tới cuộc
khám phá tha nhân tha tính (autre sexe) và cuộc chạy đua tìm lứa đôi, gây
dựng sự nghiệp… Biết bao hồi hộp, lo âu, vui mừng, cảm xức, chờ mong tất
cả là bấy nhiêu cây số cắm mốc trên đường đời, càng nhiều mốc càng ít cảm
thấy thời gian dài, nhưng vắn dài còn tuỳ theo cường độ của cảm xúc: khi
yêu thương quá nồng nhiệt thì chỉ một ngày không thấy mặt đã kêu "nhất
nhật bất kiến tam thu hề". Đừng tưởng đó là câu nói vu khoát, nhưng thật
tình cảm thấy lòng như vậy. Thế nhưng, cùng với đà sống đi lên, năm tháng
gieo nặng lên tấm thân bao nhiêu cái trước kia mới lạ làm cho hồi hộp ong
chờ, thì cùng với số tuổi già gia tăng, đã dần dần trở thành quen thuộc có khi
nhàm chán, không còn gây được những cảm xúc mạnh như trước nữa, nên
thường thường người già thấy năm tháng chậm hơn. Tuy nhiên, vì là thời
gian tâm lý nên có thể đi ngược lại. Thí dụ người già biết trở lại thâm tâm để
khám phá những chân lý tiềm ẩn trong nhân tình, thì bấy giờ lại như bước
vào một "trời mới đất mới", và sống lại một mùa xuân mới đầy "sinh thú
siêu việt" vì khám phá ra những tiềm lực lạ lùng trong tâm khảm mà trước
kia không để ý tới. Chỉ có những người ăn không ngồi rồi mới thấy thời gian

dài dằng dặc "nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại".
Cuối cùng là thời gian triết lý có thể đi theo thời gian khoa học hay
sinh lý, hoặc theo thời gian tâm lý, hay vượt hẳn lên bật Thường hằng, nghĩa
là hết còn đo đếm, hết khởi đầu và hết kết thúc. Thường hằng có thứ thực, có
thứ giả (trừu tượng), cũng như sự vươn lên cao thấp khác nhau. Một giấc mơ
tiên của Từ Thức có thể là 80 năm, 200 năm. Còn giấc mơ thần thì không
còn đo đếm được nữa, chỉ là một hiện tại Vĩnh cửu (Nune oeternum). Do đó
có nhiều thứ thời gian triết lý và chúng ta sẽ chú tâm vào loại thời gian này
khi bàn về cơ cấu thời gian của mỗi nền văn minh.

×