Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

5 dấu hiệu thường gặp ở trẻ nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.17 KB, 2 trang )

5 dấu hiệu thường gặp ở trẻ nhỏ
Những dấu hiệu bất thường trên cơ thể bé sẽ khiến các
bà mẹ trẻ lo lắng, bất an. Làm thế nào để nhận biết các
dấu hiệu đó và tìm cách đối phó? Người mới làm mẹ lần
đầu thường có những thắc mắc liên quan đến tình trạng
sức khỏe của bé như: "Không biết nhóc của mình có mệt
không nhỉ?", "Tại sao mắt bé có ghèn nhiều thế?"
Dưới đây là 5 vấn đề thường gặp. Các bà mẹ trẻ có thể tham khảo để xử lý khi cần thiết.
1. Vì sao mí mắt của bé dính vào nhau?
Thỉnh thoảng, ở mắt trẻ sơ sinh có màng mỏng màu kem hoặc vàng nhạt. Nguyên nhân do nghẽn
tuyến lệ. Nếu không vệ sinh sạch sẽ có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
Xử lý: Dùng tăm bông hoặc bông gòn làm ẩm với thuốc nhỏ mắt và chùi nhẹ qua mắt bé. Trước khi
lau mắt, bạn nhớ rửa tay sạch sẽ. Sau khi vệ sinh xong, bạn có thể nhỏ một giọt sữa mẹ lên mắt bé
và lau nhẹ để giúp ngừa viêm nhiễm.
Ngoài ra, bạn cũng cần thay tấm trải nệm bé nằm thường xuyên để tránh bụi bẩn. Sau một tuần, tình
trạng dính mắt không thuyên giảm, bạn nên đưa bé đến bác sỹ nhi khoa. Có thể bé cần dùng thuốc
nhỏ mắt chứa kháng sinh.
2. Tại sao da của bé có màu vàng?
Có thể đó là vàng da do lượng sắc tố da cam quá cao (chất này được phóng thích khi hồng cầu bị
phá vỡ) khiến da và mắt bé có màu vàng nhạt.
Trong một số trường hợp, nếu lượng sắc tố da cam vượt quá mức cho phép, bé sẽ có triệu chứng lơ
mơ, kém bú hay tiêu, tiểu. Trường hợp này, trẻ cần có sự can thiệp của bác sỹ.
Xử lý: Nếu bạn thấy da của con hơi vàng, nên chú ý: cho bé bú sữa mẹ và ăn theo nhu cầu. Mỗi
sáng, bạn nên cho bé tắm nắng 15-30 phút vào khoảng 7-8h. Nếu sau 4 đến 7 ngày, bạn cần đưa bé
đến bác sĩ nha khoa.
3. Rốn bé lồi bất thường?
Tuần đầu chào đời, dây rốn bé có thể lồi lên và dần teo lại. Có thể vùng rốn sẽ có chút máu và mùi
khó chịu.
Xử lý: Tắm sạch sẽ cho bé rồi dùng bông thấm nhẹ xung quanh để giữ rốn khô. Khi mặc tã cho bé,
bạn nên kéo tã thấp xuống để rốn được thông thoáng. Tránh để nước tiểu của bé dính vào rốn vì có
thể gây nhiễm khuẩn.


Tuyệt đối không tự ý cắt hoặc gỡ dây rốn vì chúng sẽ tự rung. Bạn không nên thoa kem dưỡng ẩm
vào rốn. Nếu thấy da sưng đỏ, vùng cuống rốn ẩm ướt, có dấu hiệu viêm nhiễm, bạn nên đưa bé đến
bác sỹ ngay.
4. Da bé có nhiều đốm trắng li ti
Khi chào đời, bạn phát hiện trên mũi, trán bé có nhiều đốm trắng li ti. Đó là hormone trong thai kỳ
kích thích tuyến dầu tiết chất nhờn. Theo thời gian, hiệu ứng của hormone lên tuyến dầu sẽ giảm.
Các đốm này sẽ nhạt và biến mất sau 6 đến 8 tuần.
Xử lý: Không nên can thiệp bằng thuốc. Chỉ cần tắm và giữ da bé sạch sẽ.
5. Mông bé bị hăm đỏ
Hầu hết các bé bị hăm tã vào năm đầu. Điều này do độ nóng, ấm từ tã gây ra.
Xử lý: Thường xuyên thay tã cho bé, dùng nước ấm rửa vùng mông bị hăm thay vì lau với khăn
giấy ướt có chứa thành phần hóa học. Sau khi rửa, dùng khăn mềm lau khô. Thoa kem chống hăm
có chứa chất kẽm, tinh dầu để làm chịu chỗ hăm đỏ.
Mách bạn: Các đồ dùng cần có trong tủ thuốc như cồn: giá 2.000 đồng/lọ; gạc: 4.000 đồng/gói; kem
chống hăm tã: từ 35.000 đồng/tuýp lớn. Mua sản phẩm tại các nhà thuốc.

×