Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Ngành Trùng roi động vật (Euglenozoa)-2 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.01 KB, 8 trang )


Ngành Trùng roi động vật
(Euglenozoa)-2


2. Đặc điểm sinh sản
Trùng roi có thể sinh sản vô tính và sinh sản
hữu tính.
2.1 Sinh sản vô tính
Phần lớn chia đôi cơ thể theo chiều dọc, trong
quá trình phân chia, con vật vẫn phát triển bình
thường. Sự phân chia bắt đầu là nhân, sau đến
là nguyên sinh chất và cuối cùng là thể gốc và
màng cơ thể. Kết quả của quá trình phân chia là
một cá thể có roi còn cá thể kia sẽ hình thành roi
từ thể gốc. Một số trùng roi sau khi phân chia vô
tính, các cá thể gắn với nhau tạo thành tập
đoàn. Có thể là tập đoàn hình cành cây
(Dinobryon) hay hình cầu (Volvox).
2.2 Sinh sản hữu tính
Có sai khác ở các trùng roi khác nhau. Trùng roi
thuộc các
nhóm Polytoma và Chlamidomonassinh sản
theo kiểu đồng giao, nghĩa là các giao tử giống
nhau. Các trùng roi tập đoàn thuộc họ
Volvocidae thì sinh sản theo lối dị giao, nghĩa là
các giao tử khác nhau về hình dạng và kích
thước. Ở tập đoàn Volvox có hàng nghìn tế bào,
trong đó có 25 - 30 tế bào sinh dục lớn phát
triển thành giao tử cái, còn có 5 - 10 tế bào sinh
dục nhỏ phân chia cho ra 256 tế bào sinh dục


đực (giao tử đực). Như vậy ở đây có hiện
tượng các giao tử gần giống với tinh trùng
và noãn châu được hình thành từ các tế bào
riêng biệt của cơ thể. Hình thức này gọi là sự
sinh sản hữu tính noãn giao (hình 1.15).
3 Phân loại và tầm quan trọng
3.1 Trùng Roi màu (Trùng Roi xanh -
Euglenoidea)
Gồm các trùng roi mà cơ thể của chúng có hạt
màu (chromatophora), chúng là động vật có thể
dinh dưỡng tự dưỡng hay hỗn dưỡng, sản
phẩm đồng hóa là các á tinh bột, tinh bột hay
các chất dinh dưỡng khác. Các giống thường
gặp là Euglena, Phacus.


Một số dạng trùng roi đơn độc và tập đoàn
(theo Hickman)
3.2 Trùng roi có hạt gốc (Kinetoplastida)

Giống Trypanosoma ký sinh trong máu của
người, gây bệnh ngủ "li bì" ở người, phổ biến ở
vùng châu Phi xích đạo. Vật chủ chứa là sơn
dương, vật chủ trung gian truyền bệnh là ruồi
txe - txe. Người bệnh ban đầu sốt nhẹ, sau đó
kiệt sức và buồn ngủ, nếu không chữa thì sẽ
chết dần trong một giấc ngủ mê mệt.
Loài Trypanosoma gambiense gây bệnh ở
người, còn ruồi txe - txe truyền bệnh là Glossina
palpilis. Cơ chế chống miễn dịch của vật chủ

ở Trypanosomađã được nghiên cứu kỹ trong
những năm gần đây. Các thế hệ trùng roi ký
sinh có thể thay đổi bản chất sinh hóa của
kháng nguyên bề mặt để tránh kháng thể của
vật chủ. Khi thế hệ đầu tiên của trùng roi xâm
nhập vào máu của vật chủ có cùng một vỏ
protein bọc ngoài và hệ thống miễn dịch của vật
chủ được khởi động để sản sinh các kháng thể
chống lại vỏ protein bọc ngoài. Sau đó một thời
gian, thế hệ trùng roi đầu tiên này bị tiêu diệt,
tuy nhiên có một vài cá thể sống sót và ở chúng
một gen mới đã được hoạt hóa khi phân chia
cho thế hệ mới, tạo được lớp vỏ protein bề mặt
mới nằm ngoài mục tiêu tấn công của kháng thể
vật chủ đang hoạt động. Trong khi hệ thống
miễn dịch của vật chủ chưa kịp sản xuất ra
kháng thể mới thì các thế hệ mới
của Trypanosoma xuất hiện và vỏ của chúng
hoàn toàn có khả năng miễn dịch, có nghĩa
là Trypanosoma luôn đi trước vật chủ. Mỗi
Trypanosoma có trên 100 gen mã hóa cho các
protein bọc ngoài nên khả năng biến đổi của
chúng là rất lớn. ừ phát hiện này, người ta tập
trung nghiên cứu cơ chế phân tử về khả năng
ức chế hay kích hoạt các gen này để áp dụng
cho phòng chống ký sinh. Leishmania ký sinh
trong tế bào. Có 2 loài gây bệnh cho người là L.
donovano gây bệnh hắc nhiệt (kalaaza), gặp
phổ biến ở Nam Á và Trung Á. Nơi ký sinh trong
người là gan, thận, tủy xương, lá lách, tuyến

tinh, gây sưng và thương tổn các bộ phận đó,
hoặc có thể gây tử vong.

Loài L. tropica gây bệnh lở loét ngoài da, gọi là
"mụn phương Đông". Vật chủ trung gian truyền
bệnh là muỗi cát (Plebotomus papatasi và P.
sergenti). Bệnh nhân mọc những mụn đỏ, sưng
to và chảy nước vàng. Bệnh phổ biến ở Trung
Đông, Bắc Phi và Bắc Ấn Độ.


×