Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phát sinh chủng loại của ruột khoang và Sứa lược pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.07 KB, 5 trang )



Phát sinh chủng loại
của ruột khoang và
Sứa lược



Ruột khoang :
Hóa thạch của Ruột khoang có từ kỷ Cambri,
đầu Nguyên Đại Cổ sinh. So với động vật thân
lỗ thì động vật ruột khoang có cấu tạo cao hơn
hẳn, cơ thể ổn định với kiểu đối xứng tỏa tròn,
phân hoá rõ ràng 2 lá phôi, lỗ miệng, ống tiêu
hoá, hệ thần kinh, yếu tố cơ đầy đủ đặc điểm cơ
bản của động vật đa bào hoàn thiện. Còn có
hạn chế về cấu tạo, khả năng di động, thống
nhất và điều hoà các hoạt động sống.

Có bằng chứng cho rằng thủy tức hình
thành trước, sau chuyển sang dạng thủy
mẫu và sinh sản hữu tính. Từ đó phức tạp hoá
ống tiêu hoá và cơ quan cảm giác, thần kinh,
cơ hình thành nên sứa và san hô.
Sứa còn giữ lại giai đoạn thủy tức trong vòng
đời, san hô mất giai đoạn thủy mẫu để có lối
sống định cư, tập đoàn. San hô có đối xứng tỏa
tròn với bậc đối xứng giảm dần.
Sứa lược :
Cấu tạo cơ thể là một vấn đề được bàn luận
nhiều như cơ thể sứa lược có đối xứng toả tròn


2 tia, 2 lá phôi, có trục cơ thể là trục miệng - đối
miệng, hệ tiêu hoá dạng túi, hệ thần kinh mạng
lưới… chứng tỏ Sứa lược gần gũi với Ruột
khoang.

Tuy nhiên khác với ruột khoang, Sứa lược di
chuyển bằng tấm lược, không có tế bào gai,
không có tua quanh miệng và có mầm của lá
phôi thứ 3, trứng phân cắt xác định, có tế bào
cơ riêng, có tế bào dính…
Có thể nghĩ rằng sứa lược có chung nguồn gốc
với Ruột khoang (bắt nguồn từ tổ tiên dạng thủy
mẫu của Ruột khoang) nhưng sớm tách một
nhóm riêng tiến hoá theo hướng định cư và bắt
mồi ăn thịt. Nhiều ý kiến cho là do có những đặc
điểm tiến bộ hơn Ruột khoang nên sứa lược là
nguồn gốc của giun dẹp, nhưng thực chất chỉ là
đồng qui hình thái.
Thảo Hiên (Theo giáo trình ĐVKXS)

×