Trường đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Bộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Môi trường
∼1∼
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC
1
MỞ ĐẦU
3
CHƯƠNG I: BỤI VÀ CÁC VẦN ĐỀ Ô NHIỄM BỤI
4
I. KHÁI NIỆM VỀ BỤI
4
II. PHÂN LOẠI BỤI
4
III. TÁC HẠI CỦA BỤI
4
1. Tác hại của bụi đối với sức khỏe con người 4
2. Tác hại của bụi đối với thực vật 6
3. Tác hại của các chất ô nhiễm đối với vật liệu 6
4. Những tác hại khác
6
IV. NGUỒN GÂY Ô NHIỄM BỤI
7
1. Điều kiện tự nhiên, khí hậu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng
không khí. 7
2. Điều kiện xã hội cũng là nguyên nhân gây ra bụi làm ô nhiễm không khí tại Hà
Nội
7
2.2. Nguồn từ hoạt động công nghiệp 7
2.3. Nguồn từ giao thông vận tải và hoạt động xây dựng 9
2.4. Nguồn từ hoạt động dân sinh 9
V. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM BỤI TẠI HÀ NỘI
10
1. Bụi tại các công trình xây dựng 11
2. Bụi trên các tuyến đường giao thông
12
3. Ô Nhiễm Bụi Do Hoạt Động Công Nghiệp 13
4. Ô nhiễm do hoạt động dân sinh, tiểu thủ công nghiệp
14
CHƯƠNG II: CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG NGỪA, HẠN CHẾ VÀ
XỬ LÝ BỤI
15
I. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
15
1. Cải thiện cơ sở hạ tầng. 15
2. Tăng cường hệ thống pháp luật. 15
3. Trong Các vấn đề về sinh hoạt và dịch vụ. 16
4. Trong công nghiệp. 16
5. Một số biện pháp khác. 17
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP LÀM SẠCH VÀ THU BỤI
17
1. Theo phương pháp lắng trọng lực 18
2. Phương pháp ly tâm – xiclôn– lọc bụi theo quán tính 18
3. Thu bụi theo phương pháp ướt 18
4. Thu bụi trong các thiết bị lọc điện 18
5. Lọc bụi qua túi vải, màng vải 18
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Bộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Môi trường
∼2∼
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP LÀM SẠCH VÀ THU BỤI TRONG CÔNG
NGHIỆP
19
1. Lọc bụi thải ra từ nhà máy luyện kim. 19
2. Lọc bụi trong sản xuất kim loại màu. 19
2.1. Trong các nhà máy sản xuất chì 19
2.2. Các nhà máy sản xuất kẽm 19
2.3. Các nhà máy luyện đồng 19
2.4. Làm sạch bụi trong khí cấp từ máy quạt gió 20
2.5. Lọc bụi và làm sạch khí trong quá trình sản xuất kim loại màu nhẹ và hiếm 20
3. Hệ thống lọc bụi và làm sạch khí trong công nghệ đốt rác thải. 20
4. Sơ đồ các thiết bị lọc bụi và làm sạch khí nồi hơibitum trong nhà máy nhiệt điện
tại CHLB Đức. 20
KẾT LUẬN
21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
22
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Bộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Môi trường
∼3∼
MỞ ĐẦU
Việt Nam ô nhiễm môi trường không khí đang ở mức báo động, đặc biệt tại thành
phố Hà Nội đang là mối quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như cộng
đồng. Phần lớn các nhà máy, xí nghiệp ở đây chưa có hệ thống xử lý ô nhiễm không
khí hoặc có nhưng hoạt động không thật hiệu quả và đôi khi mang tính chất đối phó.
Bên cạnh đó, với đặc điểm của một nền công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mang tính
chất sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu đã thải vào môi trường sống một khối lượng
lớn bụi, hơi khí độc gây ảnh hưởng không chỉ cho các công nhân trực tiếp sản xuất mà cho cả
dân cư khu vực lân cận.
Ở
Quá trình phát triển kinh tế cùng với mức độ gia tăng đáng kể các khu đô thị, khu dân cư, khu
công nghiệp thiếu sự quy hoạch đồng bộ, tổng thể lại càng gây phức tạp thêm cho công tác quản lý
và kiểm soát ô nhiễm từ các nguồn thải. Các phương tiện giao thông công cộng ngày càng gia tăng
cùng với hiện trạng quy hoạch về mạng lưới các tuyến đường không đáp ứng nhu cầu đi lại của
người dân đã gây thêm ô nhiễm môi trường không khí. Các hoạt động giao thông vận tải, công
nghiệp, và xây dựng là những nguồn chính gây ô nhiễm không khí, trong đó do giao thông gây ra
chiếm tỷ lệ 70%. Đây là vấn đề vô cùng bức xúc, nó không chỉ làm suy thoái môi trường, biến đổi
khí hậu, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng
của người dân, đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, sự phát triển của trẻ em nói riêng và
sự phát triển con người nói chung. Bởi vậy, sự phát triển kinh tế không thể ổn định và bền vững.
Việc giải quyết vấn đề ô nhiễm này vô cùng nan giải, đòi hỏi phải có sự cần một chiến lược dài,
một sự phối hợp của tất cả các ban ngành và người dân trong việc bảo vệ môi trường và chấp hành
đúng như pháp luật đã quy định.
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Bộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Môi trường
∼4∼
CHƯƠNG I:
BỤI VÀ CÁC VẦN ĐỀ Ô NHIỄM BỤI
I. KHÁI NIỆM VỀ BỤI
Bụi là những phần tử vật chất có kích thước nhỏ bé khuếch tán trong môi trường không khí. Đó
là một trong các chất độc hại và ảnh hưởng của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: kích cỡ bụi, nồng
độ bụi, nguồn gốc bụi…[2].
II. PHÂN LOẠI BỤI
Trong khoa học người ta thường phân loại bụi theo hai cách, đó là nguồn gốc, kích thước hạt bụi
và hình dáng hạt bụi.
• Bụi có thể có nguồn gốc từ hữu cơ hoặc vô cơ:
Bụi hữu cơ : Do các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm như thuốc lá bông vải, bụi gỗ,
các sản phẩm nông sản, da, nông súc vật
Bụi vô cơ : có nguồn gốc từ kim loại, khoáng chất, đất đá, xi-măng, amiăng.
• Theo hình dáng hạt bụi:
Dạng mảnh ( dạng tấm mỏng).
Dạng sợi.
Dạng khối [2].
• Dựa vào kích thước hạt bụi, người ta chia bụi thành bụi lơ lửng tổng số (TSP) có đường kính
khí động học dưới 100µm, bụi PM
10
có đường kính khí động học dưới 10µm và bụi PM
2,5
có
đường kính khí động học dưới 2,5µm. Bụi PM
10
là loại bụi nhỏ có thể dễ dàng xuyên qua khẩu
trang, xâm nhập và lắng đọng ở đường hô hấp giữa của con người. Bụi PM
2,5
có thể xân nhập
sâu đến tận các phế nang của phổi, là vùng trao đổi của hệ hô hấp. Ảnh hưởng của bụi đối với
sức khỏe phụ thuộc vào tính chất, nồng độ và kích thước của hạt. Bụi có thể gây ra các bệnh
đương hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, mắt da, ung thư,… [1].
III. TÁC HẠI CỦA BỤI
1. Tác hại của bụi đối với sức khỏe con người.
Bụi gây ra nhiều tác hại khác nhau nhưng trong đó tác hại đối với sức khỏe con người là quan
trọng nhất.
Về sức khỏe, bụi có thể gây tổn thường đối với mắt, da hoặc hệ tiêu hóa (một các ngẫu nhiên),
nhưng chủ yếu vẫn là sự thâm nhập của bụi vào phổi do hit thở.
Cần phân biệt tác hại của bụi tan được hoặc không tan trong nước sau khi lắng đọng trong hệ
thống hô hấp.
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Bộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Môi trường
∼5∼
Loại bụi của vật liệu có tính ăn mòn hoặc độc tan trong nước mà lắng đọng ở mũi, mồm hay
đường hô hấp trên có thể gây tổn thương như là thủng rách các mô, vách ngăn mũi; vv. Loại bụi
này vào sâu bên trong phổi có thể bị hấp thụ vào cơ thể và gây nhiễm độc hoặc gây dị ứng bằng sự
co thắt đường hô hấp như bệnh hen suyễn.
Đại diện cho nhóm bụi độc hại dễ tan trong nước là các muối của chì.
Bụi chì thâm nhập vào cơ thể bằng ba con đường từ nhiều đến ít theo trình tự: tiêu hóa, hô hấp
và qua bề mặt da, trong đó tỷ lệ phần trăm bụi bị hấp thụ nhiều nhất là đường hô hấp. Do đó bụi
thâm nhập bằng đường hô hấp vẫn là nguy hại nhất. Bụi chì gây tác hại cho quá trình tổng hợp
hồng cầu, cho thận và hê thống thần kinh. Nó có thể cố định trong xương và răng.
Các nhà nghiên cứu về độc tố học đã xác định được rằng: nếu đưa vào cơ thể 1g bụi chì trong 1
lần và không được thoát ra ngoài do nôn mửa thì hậu quả chắc chắn là tử vong; liều lượng 10mg
hằng ngày – gây bệnh cấp tính nghiêm trọng và 1mg/ngày – gây bệnh mãn tính.
Nguy hại cho sức khỏe nhất là bệnh bụi phổi và các bệnh có liên quan do bụi gây ra.
Bệnh bụi phổi (pneumoconiosis) là một thuật ngữ chung bao gồm một nhóm bệnh nghề nghiệp
do bụi lắng đọng trong phổi gây ra.
Bệnh bụi silic phổi (Silicosis) – là bệnh đặc biệt nguy hiểm do hít thở bụi có chứa silic. Bụi silic
có tâm quan trọng đặc biệt bởi các đặc tính gây nhiễm độc tế bào có để lại dấu vết do xơ hóa các
mô làm giảm nghiêm trọng sực trao đổi khí của các tế bào trong lá phổi. Công nhân trong nhiều
ngành công nghiệp như khai thác than, khai thác đá, nghiền đá, đúc gang, phun cát v.v… rất dễ
mắc bệnh bụi silic phổi.
Bệnh bụi amiăng phổi (Asbestosis) – là bệnh gây do bụi amiăng. Các hạt bụi amiăng dạng sợi
gây bệnh có kích thước tương đối dài: ∼50µm. Bụi amiăng gây xơ hóa lá phổi và làm tổn thương
trầm trọng hệ thống hô hấp. Ngoài ra, người ta còn phát hiện kha năng gây ung thư phổi của bụi
amiăng. Cần hết sức thận trọng khi làm việc với vật liệu này.
Bệnh bụi sắt, bụi thiếc – là những thể bệnh bụi phổi tương đối nhẹ, nó làm mờ phim chụp phổi
bằng X – quang, bệnh tiến triển chậm và không nguy hại bằng Silicosis hoặc Asbestosis.
Bệnh bụi bông, bụi sợi lanh – là bệnh hô hấp mãn tính thường thấy xuất hiện ở nông dân trồng
bông, công nhân khai thác, chế biến bông, công nhân ngành sợi dệt. Bụi có đặc tính gây di ứng.
Triệu chứng ban đầu của bệnh là tức ngực khó thở nhưng chóng qua khỏi sau một thời gian ngừng
làm việc (nghỉ ngơi). Nếu tiếp tục làm việc với loại vật liệu trên mà không có biện pháp an toàn lao
động tốt, sự suy giảm hô hấp có thể xảy ra liên tục và dẫn đến tổn thương nghiêm trọng cho hệ hô
hấp [3].
2. Tác hại của bụi đối với thực vật.
Tác hại đầu tiên của ô nhiễm bụi đối với thực vật dễ dàng nhận thấy là độ trong suốt của khí
quyển đối với ánh sáng mặt trời bị giảm, cộng với lớp bụi bao phủ trên lá cây làm cho khả năng
quang hợp, trao đổi khí (hô hấp) và thoát hơi nước – 3 chức năng sinh học quan trọng của cây –
đều bị hạn chế. Hậu quả là năng suất cây trồng bị giảm, mùa màng bị thất thu.
Ngoài ra nếu bụi có chứa các chất ô nhiễm khác như các hợp chất flo, lưu huỳnh, kim loại nặng
v.v. thì ngoài tác hại trực tiếp đến quá trinh sinh trưởng của cây cối còn có khả năng tác hại gián
tiếp đối với người và súc vật khi sử dụng các bộ phận khác nhau của thực vật làm thức ăn [3].
3. Tác hại của các chất ô nhiễm đối với vật liệu.
Bụi trong không khí có tác động làm tăng quá trình han gỉ của kim loại, đặc biệt là bụi than, bụi
ximăng có chứa SO2 và vôi.
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Bộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Môi trường
∼6∼
Hợp kim có độ bền vững cao dưới tác dộng hóa học của ô nhiễm không khí, tuy nhiên bề mặt
vật liệu đã hoàn thiện cũng có thể bị mài mòn hoặc hoen ố do bụi bám.
Ô nhiễm bụi trong không khí cũng gây tác hại đáng kể đối với vật liệu xây dựng do quá trình cọ
xát mài mòn các bề mặt công trình bằng đá, gạch, kính, sơn khi có gió mạnh, tương tự như quá
trình xử lý bề mặt bằng máy phun cát.
Bụi trong không khí gây tác hại đáng kể cho đồ may mặc, làm cho quần áo chóng đen bẩn,
chóng bị mài mòn, nhất là khi bụi có chứa các thành phần như SO2, H2S v.v…
Đối với các vật liệu điện, điện tử: thiết bị công suất thấp thường bị trục trặc nhiều nhất do bụi
bám trên các công tắc tiếp xúc, cầu dao làm cho mạch điện không thông suốt khi đóng điện. Nguy
hại hơn nếu trong bụi có chứa các hợp chất ăn mòn kim loại. Bụi cũng có thể bám trên các bộ phận
cách điện của đường dây cao thế. Khi gặp ấm, sương hoặc mưa, lớp bụi ẩm có thể trở thành vật
dẫn điện và gây ra hiện tượng phóng điện rất nguy hiểm [3].
4. Những tác hại khác.
Ngoài ra bụi còn gây ra một số tác hại đối với cộng đồng: suy giảm sức khoẻ cộng đồng, tẳng
chi phí khám chữa bệnh, giảm giờ làm, giảm thu nhập, mất chi phí lắp đặt thiết bị chống bụi, ảnh
hưởng đến cảnh quan môi trường, giảm vẻ đẹp cảnh quan, ảnh hưởng đến hệ sinh thái, giảm khách
du lịch, v.v…
IV. NGUỒN GÂY Ô NHIỄM BỤI
1. Điều kiện tự nhiên, khí hậu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng không
khí.
Hà Nội thuộc khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa không khí chịu ảnh hưởng của các tác
nhân chính là chế độ bức xạ, chế độ hoàn lưu gió mùa, nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm. Năm nào
cũng vậy, mùa đông bụi PM
10
cao hơn mùa hè, cao nhất vào tháng 12 đến tháng Giêng, thấp nhất
vào tháng 7-8. Chế độ xoáy nghịch (anticyclonic) với gió mùa đông bắc về mùa đông ở miền Bắc
làm cho không khí bị tù hãm, có xu hướng nén xuống, bụi và chất ô nhiễm phát ra khó bị phát tán
lên cao và pha loãng.Ngược lại, trong chế độ xoáy thuận (cyclonic) về mùa hè, mặt đất bị đốt
nóng, không khí dễ bốc lên cao, tạo điều kiện phát tán và pha loãng các chất ô nhiễm dễ dàng hơn.
Ngoài ra, mưa nhiều càng làm cho mức ô nhiễm giảm mạnh, mặc dù lượng phát thải có thể không
khác nhau giữa hai mùa(Kết quả quan trắc từ năm 1999 đến 2006 của Viện Năng lượng Nguyên tử
Việt Nam).
Những diễn biến về diện tích che phủ cây xanh cũng ảnh hưởng đến chất lượng không khí ở Hà
Nội đặc biệt là bụi. Bên cạnh đó các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng
phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua,
nitrit, các loại muối v.v Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí
Nhìn chung ô nhiễm không khí do thiên nhiên tạo ra về khối lượng là rất lớn song thường phân
bố trong một không gian rộng và khá đồng đều nên ít gây nguy hại.
2. Điều kiện xã hội cũng là nguyên nhân gây ra bụi làm ô nhiễm không khí tại Hà Nội
Hà Nội đang trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tạo ra sức ép lớn đối với môi trường. Sự
gia tăng dân số cũng là vấn đề tạo nên ô nhiễm không khí đặc biệt là bụi. Đến năm 2010 dân số Hà
Nội sấp xỉ 6,5 triệu người với diện tích 3.324,92 km
2
, dân số đông diện tích trật hẹp, cơ sở hạ tầng
còn chưa cao đã làm không khí nhiều bụi hơn.
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Bộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Môi trường
∼7∼
Những hoạt động kinh tế xã hội đang tạo sức ép lớn với môi trường không khí đô thị bao gồm
hoạt động sản xuất công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, hoạt động xây dựng và hoạt động
dân sinh.
Hà Nội có số lượng phương tiện cơ giới đường bộ (ôtô, xe máy) lớn thứ hai trên cả nước với tốc
độ gia tăng 10% đối với ôtô và 15% đối với xe máy. Trong đó, có nhiều phương tiện không đủ tiêu
chuẩn lưu hành do mức độ ô nhiễm của chúng lớn hơn tiêu chuẩn cho phép [1].
2.1. Nguồn từ hoạt động công nghiệp
Chủ yếu là do hoạt động công nghiệp đốt cháy nhiên liệu hoá thạch,đặc điểm là nồng độ chất
độc hại rất cao và tập trung trong không gian nhỏ thường là hỗn hợp bụi và hơi độc hại .Nguồn ô
nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra.
Ở Hà Nội vẫn còn nhiều nhà máy sản xuất luyện kim vẫn tồn tại và hoạt động từ rất lâu. Sử
dụng công nghệ cũ thiết bị xuống cấp vì thế mà hiệu quả làm việc của thiết bị lọc bụi thấp. Nhà
Nước chưa quan tâm đúng mức đến tác hại của bụi vì thế mà chưa có một luật nào đủ mạnh để các
hoạt động thải bụi ra môi trường của các cơ sở được kiểm soát. Chưa đầu tư đúng mức cho các
công nghệ làm sạch môi trường cũng như nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực này.
Bụi có trong không khí ở quá trình luyện kim và một số nghành khác ( công nghiệp hóa chất,
hầm mỏ,…) .Sau đây là một số các hoạt động công nghiệp chính gây bụi ở Hà Nội.
*) Nhà máy nhiệt điện
Các nhà máy thường dùng chủ yếu là nhiên liệu rắn như than…,ngoài ra còn dùng dầu FO,
Điezen. Khói ra thường chứa lượng bụi tro lớn 10-30 g/m3 và các chất độc hại sinh ra trong quá
trình cháy nhiên liệu.Ống khói thường cao 80-250m thải vào khí quyển. Sự lan truyền khói có thể
dài tới 10-15km
*) Xí nghiệp hóa chất
Xí nghiệp hóa chất có đặc trưng là thải ra nhiều chủng loại thể khí và rắn.Nhiều xí nghiệp bụi
được thải qua cửa mái qua các ống thông gió trên mái, có khi thải qua cửa sổ. Các loại này không
qua xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường có nguy cơ kết hợp với các chất khác ra bụi độc hơn.Vì
nhiệt độ bụi khí độc hại ra không cao lên khả năng bay của khí không xa và nồng độ chất độc hại
thường tập trung gần nguồn.Nhiều quá trình sản xuất lộ thiên , bán lộ thiên, hệ thống lọc bụi không
kín thiết bị làm sạch thiếu hoàn chỉnh, gây ô nhiễm không khí tăng lượng bụi trong nhà máy cũng
như vùng lân cận.
*) Nhà máy luyện kim
Đặc trưng ở các nhà máy này là thải ra bụi nhỏ do các quá trìnhg cháy nhiên liệu, quá trình
thăng hoa ở công đoạn tuyển quặng, sàng lọc, đập nghiền,các quá trình luyện kim đen(gang,thép)
và luyện kim màu(kim loại màu nặng,nhẹ,hiếm).Chất thải của nhà máy luyện kim có đặc điểm là
nhiệt độ cao,ống khói cao(>=80-200m)lên bụi phân bố khá rộng Tuy vậy kĩ thuật làm sạch khí và
thu bụi còn hạn chế trên nhiều trường hợp ,nồng độ bụi vào môi trường khí quyển khu dân cư vẫn
vượt giới hạn cho phép.Ngoài ra gây ra bụi còn từ các nguồn vô tổ chức:sân bãi để quặng các
vagong vận chuyển,băng chuyền….
*) Xí nghiệp cơ khí
Nguồn chính là các xưởng đức, xưởng sơn ( đặc biệt là các nhà máy chế tạo ôtô và máy kéo).Để
thải lượng nhiệt thừa lên phần lớn các xưởng đúc đều có cửa trời.Bụi thải ra từ xưởng chính cũng
như do quá trình cháy nhiên liệu ở xưởng đúc,xưởng nhiệt luyện,quá trình hàn đều được thải qua
các cửa trời.Làm tăng lượng và loại bụi ra khí quyển.
*) Các nhà máy công nghiệp nhẹ
Sản xuất ở quy mô càng lớn thì gây bụi ra môi trường càng mạnh,thải trực tiếp vào khí quyển
nhiều chủng loại bụi do các xí nghiệp này cũng phần lớn là lộ thiện,bán lộ thiên,thiết bị làm sạch
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Bộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Môi trường
∼8∼
bụi thiếu hoàn chỉnh… .Quy mô sản xuất lớn,sử dụng hóa chất nhiều,thải bụi hóa chất ra môi
trường Ví dụ nhà máy đóng giầy thải ra nhiều bụi da, khí sơn, quang dầu….
*) Nhà máy vật liệu xây dựng
Các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng như nhà máy ximăng,xưởng bê tông,lò nung vôi, xưởng
sản xuất gạch ngói….,đều là các nguồn gây bụi ra môi trường không khí, đặc biệt lò thủ công kĩ
thuật lạc hậu ….Chất thải của nhà máy này chủ yếu là bụi do đất đá,do đốt nhiên liệu rắn….Các
nhà máy ,xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thải ra rất nhiều bụi chủng loai khác nhau nhưng lại
không có đa dạng các biện pháp xử lí.
2.2. Nguồn từ giao thông vận tải và hoạt động xây dựng
Bụi do giao thông vận tải cũng là nguồn lớn: các loại ôtô và xe máy gây ô nhiễm bụi đất đá và
bụi khí độc hại do cháy nguyên liệu trong động cơ thải qua ống xả. Đặc điểm của nguồn này
thường gây bụi trong nội thành Hà Nội. Bụi và khí độc hại do máy bay sẽ rất nhỏ. Do Hà Nội là
một thành phố đông đúc với nhiều loại phương tiện đa dạng nên bụi cũng tồn tại dưới các thể phức
tạp hơn.
Nhiều hoạt động xây dựng còn diễn ra không đúng thời gian cho phép.Trong quá trình xây dựng
có rất nhiều ôtô lớn vận chuyển nguyên vật liệu dù có che chắn cẩn thận thì lượng bụi cũng là rất
lớn, không kể còn nhiều xe không che chắn thì tuyến đường đó bị bụi bao phủ toàn bộ. Một hiện
tượng phổ biến ở các công trình xây dựng hiện nay là lưới chắn rách, chắn nửa vời hoặc thậm chí
không chắn. Che chắn qua loa là biện pháp họ đối phó quy định của các cơ quan chức năng.Nguồn
gây ô nhiễm không chỉ là bụi từ các phương tiện vận chuyển và các công trình xây dựng mà còn từ
nguồn vật liệu được đổ bừa bãi.
2.3. Nguồn từ hoạt động dân sinh
Bụi chủ yếu do người dân sử dụng các loại nhiên liệu than đá, củi, dầu hỏa, khí đốt…gây ô
nhiễm trong nhà và khu dân cư.Hiện nay vẫn phổ biến người dân dùng than để đun nấu trong các
đô thị, khu tập thể nơi có không gian kín ,khói bụi khó thoát ra…bình quân một gia đình tiêu thụ
2kg than/ngày, tức là 50kg-1tháng.Ngoài ra bụi còn do người dân vứt rác không tập chung,làm
công việc thu gom rác của các công nhân môi trường gặp khó khăn.Không những thế nhiều người
dân còn vứt xác động vật chết thối giữa như chuột,chó,mèo…ra sông,suối,hồ ủ trong túi….khói
bụi do những hành vi này khó mà kiểm soát được.Bụi do hoạt động dân sinh chủ yếu là do ý thức
người dân còn thấp.nhận thức về môi trường còn kém,không chấp hành nghiêm chỉnh [6].
V. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM BỤI Ở HÀ NỘI
Ô nhiễm bụi ở hai thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và TP.HCM hiện chỉ kém các thành
phố Bắc Kinh, Thượng Hải, New Dehli và Dhaka.
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Bộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Môi trường
∼9∼
Biểu đồ 7. Diễn biến nồng độ bụi PM
10
trung bình năm trong không khí xung quanh một
số đô thị từ năm 2005 đến 2009
Nguồn: TTKTTV Quốc gia, 2010; Chi cục BVMT Tp. Hồ Chí Minh, 2010
Kết quả quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội năm 2009 cho thấy, tại
180/250 điểm đo kiểm tại Hà Nội có hàm lượng bụi lơ lửng vượt tiêu chuẩn cho phép, tất cả vượt
quá tiêu chuẩn cho phép 2-3 lần, tại các tuyến đường chính vượt quá 5-7 lần và các công trình xây
dựng vượt quá 20-30 lần. Nồng độ bụi PM
10
đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2-4 lần, một số vị
trí vượt 6-7 lần [7].
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Bộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Môi trường
∼10∼
Biểu đồ 8. Nồng độ PM
10
trung bình năm tại trạm Láng và trạm đặt tại Trường Đại học Xây dựng
Hà Nội (gần đường Giải Phóng) từ 1999 – 2006
Nguồn: Trung tâm KTTV Quốc gia, 2007; CEETIA, 2005
Tại Hà Nội, ô nhiễm bụi nặng nhất tại các điểm: Quận Đống Đa, Long Biên, Đuôi Cá (cửa ngõ
phía nam của Hà Nội), đường đê sông Hồng (đoạn từ Yên Sở đến dốc Minh Khai), khu vực chân
cầu Thăng Long, đường Phạm Văn Đồng, đường Khuất Duy Tiến, ngã tư Đại Cồ Việt-Giải Phóng,
ngã ba Nguyễn Phong Sắc – Trần Đăng Ninh (đây là thông tin do ông Hoàng Dương Tùng, GĐ
Trung tâm Quan trắc và Thông tin môi trường đưa ra tại buổi công bố báo cáo “Triển vọng Môi
trường toàn cầu4”.
1. Bụi tại các công trình xây dựng
Hà Nội là thành phố đang trên đà phát triển với nhiều dự án xây dựng lớn. Tuy nhiên khâu đảm
bảo vệ sinh môi trường chưa được các chủ thầu quan tâm nên tình trạng bụi tại các công trường thi
công đang là một vấn để nan giải
Theo thống kê trên địa bàn Hà Nội có hơn 1000 công trình đang thi công và trung bình hàng
tháng có trên 10.000m
2
đường bị đào xới, đây là nguồn phát thải bụi cực kỳ lớn.
Một vài dẫn chứng cụ thể:
Theo số liệu của trạm quan trắc đặt tại phố Nguyễn Văn Cừ - tuyến phố được ưu tiên chỉnh trang
nhân dịp đại lễ, trong những ngày không đào đường thì nồng độ bụi ít hẳn. Trong ngày đào đường,
cùng với gió to và nhiều phương tiện giao thông qua lại, có những giờ nồng độ bụi cao hơn 10 lần
tiêu chuẩn cho phép.
Cá biệt, có những ngày, theo ông Hoàng Dương Tùng, nồng độ bụi PM
10
–loại bụi có kích thước
bé hơn 10µm – đo được tại các điểm đào lấp đường lên tới con số hàng nghìn so với mức bình
thường là 150. Các công trình xây dựng khác cũng có mức độ ô nhiễm bụi ở mức cao và đều vượt
qui chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN).
Ngoài ra, tại một số đoạn đường có công trình xây dựng thì nồng độ bụi có thể vượt tiêu chuẩn
cho phép hàng chục lần theo kết quả tính toán của Trung tâm quan trắc môi trường [8].
Đặc biệt, PM
10
trung bình năm của Hà Nội đều vượt QCVN, theo số liệu theo dõi nồng độ bụi
TSP (nồng độ bụi lơ lửng) trong không khí tại một số đô thị Việt Nam giai đoạn 2006 – 2008 của
Trung tâm quan trắc môi trường
Do đó, theo Giám đốc Trung tâm quan trắc môi trường Hoàng Dương Tùng khẳng định ô nhiễm
bụi hiện là vấn đề đáng lưu ý nhất trong hiện trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội và một số thành
phố lớn khác mặc dù các chất gây ô nhiễm không khí khác như SO
2
, CO có gia tăng.
Khi thời tiết từ mưa phùn chuyển sang nắng làm cho đường phố Hà Nội bụi bẩn hơn. Quan sát
tại một số tuyến đường vành đai: Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng, Giải Phóng, Lạc Long Quân
phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng đi lại liên tục làm cho đường phố bụi mù.
Sửa chữa vỉa hè đang là việc được tiến hành làm thường xuyên. Tuy nhiên, tại các phố: Hàng
Bông, Kim Mã cát, đá được vận chuyển tới nhưng công trình vẫn chưa được thi công. Các đống
vật liệu này, cũng góp phần tăng lượng bụi cho thành phố.Giảm thiểu bụi là việc làm quan trọng,
bảo vệ sức khỏe người dân và giữ gìn môi trường đô thị.
Một hiện tượng phổ biến ở các công trình xây dựng hiện nay là lưới chắn rách, chắn nửa vời
hoặc thậm chí không chắn. Che chắn qua loa là biện pháp họ đối phó quy định của các cơ quan
chức năng.
Nguồn gây ô nhiễm không chỉ là bụi từ các phương tiện vận chuyển và các công trình xây dựng
mà còn từ nguồn vật liệu được đổ bừa bãi. Trên tuyến đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài, tình trạng
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Bộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Môi trường
∼11∼
đổ trộm phế liệu diễn ra khá thường xuyên. Hiện tại ở đây, đã có những đống phế liệu cao như núi
và cỏ mọc um tùm.
2. Bụi trên các tuyến đường giao thông
Hàng ngày, Hà Nội có khoảng gần 18.000 xe ôtô và 160.000 xe môtô, xe máy của các địa
phương khác đi qua. Đặc biệt, còn nhiều phương tiện cũ nát lưu hành trên đường, dẫn đến tình
trạng khói, bụi thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Các tuyến đường có nồng độ bụi vượt chuẩn cao nhất là 11 lần, thấp nhất 3,8 lần. Cụ thể là
đường Nguyễn Trãi; đường Nguyễn Văn Linh; ngã ba Tam Trinh - Lĩnh Nam; đường Phạm Văn
Đồng; đường 428 - Pháp Vân tại ngã ba Guột; đường Khuất Duy Tiến, đường Lê Văn Lương;
đường Kim Giang và đường Khương Đình. Kết quả quan trắc của Sở TN&MT năm 2009 cho thấy:
đường Nguyễn Trãi có vị trí vượt TCCP tới 11 lần; đường Nguyễn Văn Linh vượt 10,8 lần; ngã ba
Tam Trinh - Lĩnh Nam có nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn 5,2 lần; đường Phạm Văn Đồng vượt 3,6
lần; đường 428 - Pháp Vân tại ngã ba Guột có nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn 4,4 lần. Một loạt các
"phố bụi" khác như Khuất Duy Tiến, Lê Văn Lương, Kim Giang, Khương Đình có nồng độ bụi cao
gấp từ 3,8 đến 6,3 lần so với tiêu chuẩn [7].
So sánh kết quả quan trắc bụi tại 45 điểm trong 2 năm cho thấy, có những đường phố có hàm
lượng bụi cao gấp đôi, thậm chí gấp 5 lần chỉ trong vòng 1 năm. Cụ thể như đường Hoàng Quốc
Việt năm 2007 nồng độ bụi là 222,2 µg/m³, sang năm 2008 lên tới 414,3 µg/m
3
; đường Trần Duy
Hưng năm 2007 nồng độ bụi là 328,3 µg/m³ đến năm 2008 lên tới 861,4 µg/m³.
Đường Nguyễn Chí Thanh chỉ sau một năm, nồng độ này cũng tăng lên đáng kể, từ 172,2 µg/m³
lên 244,2 µg/m³; nồng độ bụi tại đường Bưởi cũng tăng lên gấp 3 - 4 lần từ 227,2 µg/m³ lên 808,5
µg/m³.
Tại một số tuyến phố, nồng độ bụi vọt lên trên 1.000µg/m
3
như An Dương Vương từ
244,3µg/m
3
lên 1.002,3µg/m
3
; Ngô Gia Tự từ 287,0µg/m
3
lên 1.278,6µg/m³; Khuất Duy Tiến từ
831,1µg/m
3
lên 1.138,1 µg/ m³; nồng độ bụi trên đường Xuân Thuỷ từ 225,3µg/m
3
vọt lên 1.202,8
µg/m³ cũng chỉ sau 1 năm. Một loạt các phố khác như Nguyễn Khoái, Minh Khai, khu vực Trung
tâm Hội nghị quốc gia, Trần Quang Khải cũng trong tình trạng tương tự.
Tại khu vực Hà Nội mới, tình trạng ô nhiễm không khí do bụi, tiếng ồn và các khí thải gây ra
cũng trong tình trạng báo động. Trên nút giao của đường 71 và đường 32 trên địa bàn huyện Đan
Phượng, hàm lượng bụi đo được vượt tiêu chuẩn 6,3 lần; nút giao đường Láng - Hoà Lạc và đường
21 tại huyện Thạch Thất vượt 4 lần tiêu chuẩn quy định; ngã ba 429 tại thị trấn Phú Minh huyện
Phú Xuyên có nồng độ bụi vượt 5,5 lần. Các khu vực như Sơn Lộc (Sơn Tây); dọc quốc lộ 32;
đường cao tốc Láng - Hoà Lạc; thị trấn Chúc Sơn, Xuân Mai, Miếu Môn thuộc huyện Chương Mỹ;
Phùng Xá thuộc Thạch Thất đều có hàm lượng bụi cao gấp 4 lần tiêu chuẩn cho phép [9].
Hà Đông – Thành phố bụi, để phục vụ cho việc đổ đất san nền các dự án khu đô thị và công
trình giao thông, cầu đường thì mỗi ngày trên địa bàn thành phố có hàng trăm lượt xe trọng tải lớn
đi, về. Được cái các xe này rất “vô tư” chất đất đá cao ngất ngưởng và rất nhiều xe không dùng bạt
phủ, nhất là những xe chạy ban đêm. Ban ngày, tuy xe chở đất san nền không được phép chạy
nhiều nhưng Hà Đông lại phải chịu hàng ngàn lượt xe tải chở vật tư, vật liệu về các công trình và
xe khách đi qua vì đây là cửa ngõ lên vùng Tây Bắc, rồi từ Tây Bắc về các tỉnh phía Nam. Vì thế
đất cát dưới nền đường được dịp cuốn lên mù mịt, muốn tìm cho mình một khoảng thời gian có
không khí tương đối trong lành để đi bộ là rất hiếm.
3. Ô Nhiễm Bụi Do Hoạt Động Công Nghiệp
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Bộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Môi trường
∼12∼
Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, càng ngày càng có nhiều nhà máy,
khu công nghiệp tập trung được xây dựng và đưa vào hoạt động tạo ra một khối lượng sản phẩm
công nghiệp chiếm một tỉ trọng cao trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó, sản xuất
công nghiệp đã gây nên nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường trong đó có môi trường không khí
(bụi, CO, NO
x
, SO
2
). Nếu không có biện pháp thích đáng thì môi trường nói chung và môi trường
không khí nói riêng xung quanh các nhà máy, các khu công nghiệp tập trung sẽ đứng trước nguy
cơ bị xấu đi trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Ô nhiễm không khí do
hoạt động công nghiệp vẫn đang và sẽ là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng nhất.Lượng bụi thải từ các khu công nghiệp ở Hà Nội là 5.231 kg/ngày [4].
Các nguồn gây ô nhiễm dạng hạt của công nghiệp rất đa dạng và rất phổ biến. Các loại bụi cũng
rất đa dạng từ những loại bụi vô cơ, kích thước rất nhỏ cho đến các loại bụi có kích thước lớn. Một
số nhà máy ở Hà Nội mà nguồn ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi, nồng độ bụi trong khí thải của
một số nhà máy, xí nghiệp ở HN:
Các nhà máy chế biến gỗ
Các trạm trộn bê tông, bê tông nhựa nóng
Các nhà máy chế biến lương thực
Các nhà máy chế biến thuốc lá
Công ty Bia Hà Nội: 4.739,0 mg/m
3
Công ty Dệt 8/3: 644,5 mg/m
3
Công ty rượu bia Thăng Long: 704,3 mg/m
3
Xí nghiệp gạch ngói Văn Điển: 4.667,7 mg/m
3
Công ty diêm Thống Nhất: 2.278,3 mg/m
3
Trong khi đó, theo tiêu chuẩn VN, giới hạn tối đa nồng độ bụi trong khí thải là 600 mg/m
3
[7].
Trong 10 năm qua, bụi lơ lửng tại Hà Nội do công nghiệp và thủ công nghiệp gây ra chiếm tới
67%, ô nhiễm TSP đã xảy ra trầm trọng ở khu công nghiệp Thượng Đình: Cao su Sao Vàng, thuốc
lá Thăng Long, Bóng đèn - Phích nước Rạng Đông với đường kính khu vực ô nhiễm khoảng
1,7km và nồng độ lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 2 - 4 lần [10].
4. Ô nhiễm do hoạt động dân sinh, tiểu thủ công nghiệp
Môi trường không khí bị ảnh hưởng bởi hoạt động sinh hoạt của người dân như: khí thải từ gia
đình dùng bếp than tổ ong để đun nấu (bình quân một gia đình tiêu thụ 2kg than/ngày, tức là 50 -
60kg/tháng) cũng đóng góp một phần đáng kể trong việc làm suy giảm chất lượng môi trường
không khí của Hà Nội. Hoạt động của làng nghề (gốm Bát Tràng, Triều Khúc…), các cơ sở tiểu thủ
công nghiệp nằm rải rác khắp các ngõ xóm, khu dân cư (đặc biệt là khu vực ngoại thành) cũng gây
ra những ảnh hưởng không nhỏ. Hoạt động sinh hoạt, dịch vụ của người dân cũng thải ra một
lượng rác rất lớn, lượng rác tồn đọng lâu ngày không được thu rọn cũng gây ra ảnh hưởng đối với
môi trường không khí. Tất cả các hoạt động này gây ra những khó khăn cho việc kiểm soát và
giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí của thành phố.
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Bộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Môi trường
∼13∼
CHƯƠNG II:
CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG NGỪA, HẠN CHẾ VÀ
XỬ LÝ BỤI
I. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
1. Cải thiện cơ sở hạ tầng.
Hiện nay ở Việt Nam hệ thống cơ sở hạ tầng nhất là hệ thống giao thông đã xuống cấp nghiệm
trọng. Cần có quy hoạch cụ thể trong cải tạo cũng như xây dựng mới hệ thống này.
Tăng cường hình thức vận chuyển công cộng: xây dựng các tuyến đường riêng cho xe buýt,
khuyến khích người dân sử dụng các hình thức vận chuyển này.
Khuyến khích phát triển các phương tiện, loại hình giao thông ít gây ô nhiễm không khí. Trong
giao thông, có các giải pháp sử dụng nhiên liệu sạch, phương tiện mới; sử dụng thiết bị giảm thiểu
bụi từ ống xả; sử dụng các phương tiện chuyên dùng trong chuyên chở vật liệu xây dựng; có các
biện pháp che chắn, xử lý đối với các công trình xây dựng; có các công cụ kiểm soát ô nhiễm
Quy hoạch, lắp đặt các trạm rửa xe trên một số tuyến đường cửa ngõ thủ đô, kết hợp mạng lưới
rửa xe nhỏ lẻ trong nội thành và xe tải trước khi vào thành phố cần được rửa sạch.
2. Tăng cường hệ thống pháp luật.
Xây dựng các cơ chế và chính sách cho việc lựa trọn việc lưu hành các phương tiện giao thông
(thuế môi trường, quy định cấm xe lam, xe 3 bánh…).
Xây dựng khung pháp lý cụ thể và đủ mạnh để răn đe các hành vi gây ô nhiễm môi trường nói
chung và phát thải bụi nói riêng. Ví dụ: chuyên chở vật liệu xây dựng không che chắn hợp lý, chạy
không đúng khung giờ quy định…. Các cơ quan chức năng có thể tạm thu giữ phương tiện không
tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật chống rơi vãi trong vận chuyển và chỉ định địa điểm khắc phục
cho đến khi khắc phục xong, chủ phương tiện phải chịu hoàn toàn chi phí khắc phục.
Cần có các tổ chức giám sát, kiểm tra các công trình xây dựng, đưa ra các hình phạt thích đáng
đối với những đối tượng vi phạm. Ví dụ: Xử phạt tài chính theo mức độ gây ô nhiễm, trong trường
hợp vi phạm ở mức độ nghiêm trọng có thể đình chỉ hoạt động.
Các điểm buôn bán, khai thác VLXD, đề nghị chỉ cấp giấy phép kinh doanh cho các cơ sở, bến
bãi tập kết và bán VLXD đủ tiêu chuẩn về môi trường. Cần phải có quy hoạch không để các điểm
khai thác cát và vật liệu ven sông Hồng, khu vực nội thành. Các điểm buôn bán vật liệu rời không
để trong khu vực trung tâm từ vành đai 2 trở vào.
Các đơn vị khai thác phải chịu trách nhiệm về ATGT và VSMT tại xung quang công trường và
đường nội bộ từ điểm khai thác đến đường giao thông chính…Thành phố nên giao cho các quận,
huyện tổ chức lực lượng duy trì chống đổ trộm đất, phế thải, bảo đảm VSMT trên địa bàn mình
quản lý, lực lượng Thanh tra GTVT và Công an chỉ giữ vai trò hỗ trợ.
Ngoài ra để giải quyết tình trạng ô nhiễm một cách triệt để chúng ta cần phải có sự phối kết hợp
của nhiều bộ, ngành, cơ quan liên quan. Xây dựng và ngày một hoàn thiện hệ thống pháp luật liên
quan đến môi trường, bổ sung nhiều tiêu chuẩn liên quan đến môi trường không khí. Thành lập các
đội thanh tra môi trường trực tiếp kiểm tra đánh giá chất lượng của các cơ sở sản xuất.
3. Trong Các vấn đề về sinh hoạt và dịch vụ.
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Bộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Môi trường
∼14∼
Khuyến khích việc sử dụng hạn chế năng lượng hoá thạch và thay vào đó là sử dụng năng lượng
sạch, thân thiện với môi trường không gây ô nhiễm, ủng hộ việc sử dụng điện, ga thay thế cho các
nhiên liệu truyền thống (than, dầu, củi,…). Phát huy nhiều ý tưởng, trong việc tận dụng, xử lý rác
thải thành dầu, phân bón Và đây sẽ là một hướng hay để giải quyết vấn đề rác thải gây ô nhiễm
đối với môi trường không khí. Thực hiện chủ trương “Xanh - Sạch - Đẹp” đường làng ngõ phố
nhằm góp phần nâng cao ý thức tự giác của người dân trong công tác vệ sinh môi trường thành
phố.
Bên cạnh đó kết hợp với tuyên truyền đối với người dân thông qua băng zôn, khẩu hiệu, truyền
thanh, truyền hình và đưa vấn đề bảo vệ môi trường vào giảng dạy trong các trường học để người
dân thấy được sự cần thiết của bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, hợp tác
quốc tế về nhiều mặt (kỹ thuật, công nghệ, phương thức quản lý)… Xây dựng các mô hình lan
truyền ô nhiễm để ước tính lượng phát thải trong tương lai từ đó để đưa ra các biện pháp nhằm hạn
chế ô nhiễm.
4. Trong công nghiệp.
Tới đây, Tổng cục Môi trường sẽ tập trung quan trắc xác định những khu vực ô nhiễm trọng
điểm tại nội thành và các khu vực phát triển đô thị. Đối với ô nhiễm không khí tại các khu công
nghiệp, phải kiên quyết di dời các doanh nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi nội thành, khu dân cư; tăng
cường kiểm tra và giám sát định kỳ việc tuân thủ theo các tiêu chuẩn Việt Nam về mức độ ô nhiễm
không khí. Theo Đề án xử lý ô nhiễm môi trường, tới đây Hà Nội sẽ xây dựng mạng lưới quan trắc
không khí cho thành phố, ưu tiên thiết lập mạng lưới các trạm quan trắc cố định. Trong đó, sẽ tập
trung quan trắc xác định những khu vực ô nhiễm trọng điểm ở nội thành và các khu vực phát triển
đô thị.
Các hoạt động công nghiệp phải tuân thủ các quy định về kiểm soát ô nhiễm: tuân thủ nghiêm
ngặt các tiêu chuẩn khí thải là yêu cầu bắt buộc đối với các cơ sở công nghiệp đang hoạt động và
các cơ sở mới, cơ sở mở rộng, đặc biệt đối với các cơ sở công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm cao (ví
dụ: sản xuất vật liệu xây dựng) [1].
Giải pháp công nghệ: đây là biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí được coi là cơ bản,
vì nó cho phép hạ thấp hoặc loại trừ chất ô nhiễm không khí có hiệu quả nhất. Nội dung chủ yếu
của biện pháp này là hoàn thiện công nghệ sản xuất và áp dụng chu trình kín.Biện pháp công nghệ
bao gồm việc sử dụng những công nghệ sản xuất không có hoặc có rất ít chất thải. Nó cũng bao
gồm việc thay thế các nguyên liệu, nhiên liệu thải ra nhiều chất độc hại bằng những nguyên, nhiên
liệu không hoặc ít thải độc. Ví dụ như thay thế than đá bằng khí đốt. Nó còn bao gồm cả việc sử
dụng các phương pháp sản xuất, gia công ít sản sinh ra chất độc hơn như gia công khô nhiều bụi
bằng gia công ướt ít bụi hơn hay thay vì đốt bằng than thì đốt bằng điện Tạo ra một chu trình sản
xuất kín có tác dụng loại trừ các chất ô nhiễm không khí ngay trong quá trình sản xuất. Bằng cách
sử dụng tuần hoàn một phần hay toàn bộ các khí thải trong quy trình sản xuất, hoặc tái sử dụng
chúng cho việc sản xuất sản phẩm khác sẽ giảm bớt hoặc triệt tiêu hoàn toàn khí thải [5].
5. Một số biện pháp khác.
Cây xanh có tác dụng rất lớn trong việc hạn chế ô nhiễm không khí như thu hút bụi, lọc sạch
không khí, giảm và che chắn tiếng ồn, giảm nhiệt độ không khí. Một số loại cây xanh rất nhạy cảm
với ô nhiễm không khí, cho nên có thể dùng cây xanh làm vật chỉ thị để phát hiện ô nhiễm. Vì thế
nên trồng nhiều cây xanh trong khuôn viên và xung quanh các nhà máy, dọc các đường giao thông,
trong khu đệm giữa các khu công nghiệp, thương mại và dân cư. Tỷ lệ diện tích cây xanh trên diện
tích khu công nghiệp cần đạt từ 15 đến 20% [5].
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Bộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Môi trường
∼15∼
Nhà nước tăng cường đầu tư các hệ thống phun nước, rửa đường thường xuyên tại các điểm nút
giao thông (đường Giải Phóng, Minh Khai, nút Chùa Bộc – Tôn Thất Tùng, nút Ngã tư Sở, đường
Phạm Hùng,…), phun sương tại các cơ sở công cộng như: trường học, bệnh viện, cơ quan, xí
nghiệp…
Tăng số lượng nhân viên dọn dẹp môi trường. Có các chính sách đãi ngộ với những đối tượng
này (tăng lương, thưởng, …). Phát động phong trào phân loại rác, tái chế rác.
Triển khai, áp dụng bê tông hút bụi vào xây dựng công cộng.
Duy trì các điểm trung chuyển phế thải xây dựng tại các quận như hiện nay và các điểm này chỉ
tiếp nhận phế thải từ xe thô sơ, còn xe tải bắt buộc đổ tại các bãi tập trung của thành phố.
Quản lý chặt chẽ các đơn vị, phương tiện chuyên chở phế thải, VLXD, kiểm tra định kỳ các điều
kiện như thùng xe, nắp đậy phải đủ tiêu chuẩn mới được phép hoạt động. Bắt buộc các đơn vị có
nhu cầu chuyên chở VLXD khối lượng lớn phải đăng ký lộ trình quy định.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP LÀM SẠCH VÀ THU BỤI
1. Theo phương pháp lắng trọng lực
Các hạt bụi đều có khối lượng dưới tác dụng của trọng lực các hạt bụi có xu hướng chuyển động
từ trên xuống. Tuy nhiên đối với các hạt nhỏ ngoài tác dụng của trọng lực còn có lực chuyển động
từ dòng khí và lực ma sát từ môi trường. Trở lực phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó có kích
thước hạt bụi, do vậy sẽ ảnh hưởng đến tốc độ lắng của hạt. Vì vậy phương pháp này chỉ áp dụng
với nhũng hạt bụi có kích thước lớn.
2. Phương pháp ly tâm – xiclôn– lọc bụi theo quán tính
Khi dòng chuyển động đổi hướng hoặc chuyển độngtheo đường cong ngoài trọng lực tác dụng
lên hạt có lực quán tính, lực này lớn hơn nhiều lần so với trọng lực. Dưới ảnh hưởng của lực quán
tính hạt có xu hướng chuyển động thẳng, nghĩa là các hạt có xu hướng tách ra khỏi dòng khí. Hiện
tượng này được sử dụng trong các thiết bị lọc: xiclôn, tấm chớp…Các thiết bị này chỉ có khả năng
tách các hạt bụi có kích thước >10μm nên khi dùng để lắng hạt bụi có kích thước nhỏ sẽ không có
hiệu quả.
3. Thu bụi theo phương pháp ướt
Khi các hạt bụi tiếp xúc với bề mặt dịch thể (giọt dịch thể) các hạt bụi sẽ bám vào bề mặt đó,
dựa trên nguyên tắc đó có thể tách các hạt bụi ra khỏi dùng khí. Sẽ tiếp xúc néu lực tác dụng lên
hạt bụi hướng đến bề mặt dịch thể. Gồm lực va đập phân tử, trọng lực, lực ly tâm. Phương pháp
này chỉ thu hồi các hạt bụi >3-5μm. Các hạt bụi do quá trình thăng hoa thì lọc theo phương pháp
ẩm sẽ kém hiệu quả hơn.
4. Thu bụi trong các thiết bị lọc điện
Khí dẫn bụi sẽ được dẫn qua điện trường có điện thế cao. Dưới tác dụng của điện trường khí bị
ion hóa, các ion tạo thành bám trên bề mặt hạt bụi và tích điện cho chúng. Các hạt sau khi tích điện
được đi qua một điện trường chúng sẽ bị hút về các cực có dấu. Phương pháp này dùng để thu hồi
các hạt bụi nhỏ, kích thước bất kì.
5. Lọc bụi qua túi vải, màng vải
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Bộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Môi trường
∼16∼
Khí chứa bụi dẫn qua màng vải, bụi được giữ lại trên đó. Khi tốc độ khí không lớn có thể đạt độ
sạch cao. Lọc bụi bằng màng vải bằng điện được ứng dụng khá phổ biến trong luyện kim, hóa chất,
xây dựng. Một số trường hợp cần thu hồi bụi không dùng lọc bụi bằng túi vải mà dùng giấy
cattông, bông ,lớp vật liệu xốp hoặc các vật liệu dạng cục (cát, đá cuội, hạt cốc).
Hiệu quả làm việccủa các thiết bị lọc bụi bị giảm do tang độ phân tán hạt bụi, do vậy trong lĩnh
vực kĩ thuật lọc bụi có khuynh hướng tăng kích thước hạt bụi để tang hiệu quả lọc bụi. Một trong
số các phương pháp đóngwng tụ hơi dịch thể. Nước ngưng tũe bám trên các mầm ngưng t, phương
pháp hiệu quả lọc bụi lớn hơn [6].
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP LÀM SẠCH VÀ THU BỤI TRONG CÔNG
NGHIỆP
Các cụm công nghiệp cũ trong nội thành Hà Nội cần được cải tạo, từng bước giải quyết tình
trạng ô nhiễm môi trường. Dần dần tiến hành di rời các các nhà máy xí nghiệp ra khỏi thành phố.
Còn với các cụm công nghiệp mới được xây dựng thì cần có những quy định cụ thể về mặt môi
trường đối với các cơ sở sản xuất này cũng như cần phải đánh giá ĐTM trước, trong và sau khi dự
án công trình được xây dựng.Khuyến khích các cơ sở sử dụng máy móc, trang thiết bị và ứng dụng
các công nghệ mới thân thiện môi trường.
Quy hoạch phân loại các khu công nghiệp và phân bố không gian trên địa bàn thành phố Hà Nội
phải có ý kiến của Sở Tài Nguyên Môi Trường và Nhà Đất Hà Nội.
1. Lọc bụi thải ra từ nhà máy luyện kim.
Chiếm tỉ lệ lớn trong khí thải công nghiệp Hà Nội trong đó bụi chiếm 20%.Trong nhà máy luyện
kim, các xưởng thiêu kết, năng lượng có tỉ lệ chất độc hại thoát ra nhiều nhất. Các hại bụi khó thu
hồi là bụi thoát ra ở các xưởng thổi, lò thổi, lò Máctanh.
Lọc bụi trong xưởng thiêu kết: Bụi có trong khí thoát ra từ nhà máy thiêu kết phụ thuộc lượng
hạt nhỏ có trong phối liệu, độ ẩm phối liệu và việc chuẩn bị. Giá trị của nó dao động trong giới hạn
5-30 kg/tấn quặng thiêu kết.Lượng bụi có trong khí thường khoảng 2-6 g/m3. Nhiều nhà trong
những năm gần đây sử dụng nhiều hệ thống thiệu bị lọc bụi theo phương pháp ẩm khác nhau,
nhưng vẫn không đảm bảo làm sạch khí đến định mức vệ sinh môi trường.
2. Lọc bụi trong sản xuất kim loại màu.
2.1 Trong các nhà máy sản xuất chì
Bụi thu hồi được trong quá trình sản xuất chì chủ yếu trong quá trình thiêu kết, lò đứng và bụi
thăng hoa của sỉ. Khí ra từ nhà máy thiêu kết được làm sạch tring thiết bị lọc bụi điện thô và túi
vải, làm sạch bụi từ lò đứng có thể dùng phương pháp lọc bụi điện khô, túi vải , phương pháp ẩm.
2.2 Các nhà máy sản xuất kẽm
Khí bụi thải ra từ nhà máy sản xuất Kẽm được làm sạch chủ yếu từ lò thiêu lớp sôi, lò ống.
2.3 Các nhà máy luyện đồng
Bụi chủ yếu từ lò thiêu, lò đứng, lò điện, lò thiêu ở trạng thái lơ lửng ( ngọn lửa)…
Bụi từ lò thiêu: Lọc trong thiết bị lọc điện khô kiểu ngang nhiều tầng không cần chuẩn bị khí từ
trước.
Bụi từ lò đứng: Thu hồi bụi tịnh khí ra từ lò đứng thực hiện trong thiết bị lọc bụi điện.
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Bộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Môi trường
∼17∼
Bụi từ lò điện:Được lọc bụi thô trong xiclôn sau đó lọc tịnh trong trong thiết bị lọc điện có nhiều
sàn ngang.
Bụi từ lò thiêu trạng thái lơ lửng: khi luyện đồng ở trạng thái lơ lửng, không khí được nung đến
trước1300oC thì trong khí chứa khoảng 40 g/m3. Làm sạch bụi tinh trong thiết bị lọc điện khô kiểu
nhiều sàn ngang.Khi mẻ luyện đồng ở trạng thái lơ lửng có thổi oxy, hàm lượng bụi ra trong khí
cao khoảng 450 g/m3.Khí ra từ lò được dẫn qua nồi hơi sử dụng nhiệt sau đó đưa vào hệ thống
thiết bị lọc bụi khô và qua thiết bị lọc bụi điện kiểu đáy nhiều tầng.
2.4 Làm sạch bụi trong khí cấp từ máy quạt gió
Tăng yêu cầu bảo vệ môi trường khí quyển, tăng độ sạch không khí trong xưởng và làm giảm
tổn thất kim loại có trong bụi theo khí ra ngoài bằng cách ứng dụng các thiết bị lọc bụi có hiệu quả
cao. Phụ thuộc độ phân tán bụi mà có thể chọn kiểu thiết bị thu bụi: xiclôn, tháp rửa để thu bụi có
kích thước lớn và túi vải lọc để thu bụi có độ phân tán cao.
2.5 Lọc bụi và làm sạch khí trong quá trình sản xuất kim loại màu nhẹ và hiếm
Nhìn chung dùng những phương pháp thu bụi như trên.
3. Hệ thống lọc bụi và làm sạch khí trong công nghệ đốt rác thải.
Rác thải chứa nhiều chất độc hại được đốt trong lò thiêu, nên khí thoát ra không chỉ được dẫn
qua các thiết bị lọc bụi mà còn được làm sạch khí độc. Sau khi qua các thiết bị lọc điện được quạt
hút đẩy qua tháp rửa để làm sạch khí.
4. Sơ đồ các thiết bị lọc bụi và làm sạch khí nồi hơibitum trong nhà máy nhiệt điện tại
CHLB Đức
Khí ra từ buồng đốt bitum có lưu lượng khoảng 350 m3/s vói nhiệt độ 150oC, hàm lượng bụi
trong khí 21,5 g/m3 được dẫn vào thiết bị lọc bụi tĩnh điện để đạt hàm lượng bụi trong khí 50
mg/m3. Khí này được hút qua quạt hút và đẩy qua tháp rửa khí SO2 và thoát ra ngoài khí quyển
[6].
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Bộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Môi trường
∼18∼
KẾT LUẬN
ụi là tập hợp những hạt rất nhỏ bé tuy nhiên tác hại của chúng vô cùng to lớn cho sức
khỏe con người, kinh tế - xã hội và hệ sinh thái. Nguồn gây ra ô nhiễm bụi rất đa dạng,
chủ yếu là từ các hoạt động công nghiệp, giao thông, xây dựng. Cụ thể ở Hà Nội, tình
trạng ô nhiễm bụi đang diễn ra thường xuyên và ngày càng gia tăng gây ra sự khó chịu
cho người dân, thiệt hại đến nền kinh tế, mỹ quan đô thị. Các công trình xây dựng không được che
chắn, các tuyến đường không ngừng bị đào xới, hoạt động giao thông không quy hoạch hợp lý, các
phương tiện giao thông phục vụ xây dựng không tuân thủ các quy định che chắn, các nhà máy
công nghiệp chưa xử lý khí thải một cách hiệu quả, góp thêm vào đó là ý thức chưa tốt của người
dân đang làm cho tình trạng ô nhiễm ngày một trầm trọng và khó kiểm soát. Đã đến lúc chúng ta
cần có tiếng nói và hành động để hạn chế tinh trạng này, Nhà nước cần có những biện pháp cải
thiện cơ sở hạ tầng, tăng cường pháp luật, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm; trong
công nghiệp, nên đổi mới công nghệ, trang thiết bị; tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ
môi trường cho người dân. Đây là một việc không đơn giản, cần có sự chung tay , góp sức của Nhà
nước và toàn thể nhân dân. Hướng tới một thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến xanh – sạch – đẹp
trong tương lai không xa!
B
Do đây là lần đầu thực hiện một văn bản khoa học nên không tránh khỏi những thiếu sót, nhóm
chúng em hi vọng nhận được sự góp ý và phê bình của thầy để chúng em rút kinh nghiệm cho
những lần sau.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy!
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Bộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Môi trường
∼19∼
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo môi trường quốc gia năm 2007 – Môi trường không khí
đô thị Việt Nam, NXB Hà Nội, năm 2007.
2: Võ Thị Chính, Giáo trình điều hòa không khí, NXB Khoa học và Kỹ thuật, năm 2005.
3: Trần Ngọc Chấn, Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, Tập 1: Ô nhiễm không khí và tính khuếch
tán chất ô nhiễm, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, năm 1999.
4: Bộ tài nguyên và môi trường, Báo cáo hiện trạng môi trường năm 2009-Môi trường khu công
nghiệp Việt Nam, NXB Hà Nội, năm 2009.
5: Trịnh Thị Thanh – Trần Yêm – Đồng Kim Loan, Giáo trình công nghệ môi trường, NXB, năm
6: Hoàng Kim Cơ – Trần Hữu Uyển – Lương Đức Phẩm, Kỹ thuật môi trường, NXB, năm
7:
8:
9:
10: